HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU CÂY – CÁC BẠN Ở ĐÂU LÚC NÀY

[Con đường phía trước]

Hôm nay, sự kiện trở nên nóng nhất, được người dân Hà Nội cũng như người dân cả nước quan tâm đó là những thiệt hại nặng nề về người và của sau cơn giông lốc “kỳ lạ” ngày 13/06/2015. Tràn ngập trên các trang báo mạng, trên facebook là hình ảnh xe cộ bị gió bão quật ngã, những ngôi nhà bị tốc mái,… và phổ biến nhất chính là hình ảnh của những cây xanh ở hai bên đường đổ gục trên đường, đổ vào xe cộ, nhà dân,… gây những thiệt hại không nhỏ về người và của. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trận giông bão hôm qua đã gây hậu quả nặng nề: 2 người chết, 5 người bị thương, gần 140 nhà tốc mái, hơn 1000 cây đổ, hàng chục ôtô bị hư hại, nhiều sự cố gây mất điện trên diện rộng. Trong số 2 người thiệt mạng, có một người là nữ sinh viên Trường Đại học Công nghệ Hà Nội bị cây xanh đổ đè lên người khi đang đi xe đạp điện tại đoạn số nhà 110 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Người còn lại là một người đàn ông  hơn 60 tuổi đi xe máy bị cây đè ở ngã tư Nguyễn Du - Quang Trung. Ngay sau sự cố, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, huy động hơn 600 cán bộ chiến sỹ giải tỏa các khu vực bị sự cố có liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân; cây xanh gãy đổ chắn đường giao thông, sự cố liên quan đến đường điện, cấp thoát nước…


Cây xanh đổ la liệt, Hà Nội tan hoang sau bão

Như vậy, có thể thấy thủ phạm của những thiệt hại không nhỏ về người và của trong cơn giông bão vừa qua bắt nguồn từ những cây xanh như cây xà cừ, cây phượng vĩ, cây bằng lăng – những loài cây được trồng phổ biến trên đường phố Hà Nội hiện nay. Thực sự, từ lâu, các chuyên gia, các nhà khoa học khuyến cáo về việc trồng các loại trên các tuyến đường ở Hà Nội. Bởi lẽ đặc điểm của các cây này rễ chùm, ăn nông, lan trên mặt đất, cành giòn, dễ gãy cho nên khi rễ bị tổn hại, gặp mưa bão rất dễ đổ gục. Đặc biệt, cây xà cừ có gốc và rễ quá lớn, tán rất nặng, nên chúng cần phải có không gian để phát triển. Nhưng ở Hà Nội hiện nay, không gian vỉa hè quá hẹp, nhà cửa san sát ngay bên cạnh cây xanh, nên hiện tượng khu vực bao quanh những cây xà cừ cổ thụ trường bị nứt nẻ, bong tróc. Chính vì lẽ đó, những cây xà cừ có nguy cơ mất an toàn, phải được chặt để thay thế loại cây khác phù hợp hơn. Hầu như năm nào ở Hà Nội cũng xảy ra tình trạng cây xà cừ bị đổ gục trong mưa bão, gây thiệt hại về người và của, mà điển hình là những thiệt hại trong cơn giông bão vừa qua. Chính GS.TS Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư kí Hội các ngành sinh học Việt Nam, đã khẳng định rằng: “Hiện nay, phần lớn trong thành phố trồng cây xà cừ, đây là một loại cây có rễ chùm rất dễ đổ khi có gió to, bão lớn”, và “cần phải di chuyển toàn bộ xà cừ ra khỏi thành phố Hà Nội”.

Từ đây, nhìn nhận lại thời gian trước, có thể thấy chủ trương thay thế cây xanh, mà chủ yếu là cây xà cừ bằng loại cây khác phù hợp hơn của thành phố Hà Nội là chủ trương đúng đắn, thể hiện cái nhìn chiến lược của những người lãnh đạo. Tuy nhiên, việc triển khai đề án này đã gặp phải làn sóng phản đối dữ dội của dư luận. Có sự phản đối này là lỗi ở một phần đơn vị tổ chức thực hiện, mà trực tiếp ở đây là Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội và một số cơ quan liên quan không thông tin kịp thời tới người dân cũng như mắc phải một số sai phạm trong quá trình thực hiện chủ trương, chưa tham khảo ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cộng đồng dân cư nơi chịu tác động ảnh hưởng,…  Sự bức xúc đó chủ yếu xuất phát từ tình yêu đối với những vẻ đẹp của Thủ đô “ngàn năm văn hiến” và ý thức trách nhiệm đối với việc giữ gìn môi trường sống, đối với các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Trên thực tế, những bức xúc đó đã được Lãnh đạo UBND TP Hà Nội và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan lắng nghe với tinh thần và thái độ “cầu thị”.

Tuy nhiên, sự phản đối dữ dội này cũng bắt nguồn từ sự kích động, “giật dây” của các đối tượng “cơ hội”, “phản động” từ các tổ chức như: “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội tù nhân lương tâm”, “Hội anh em dân chủ”, “NoU FC”, các thành viên của Việt Tân(như Trần Thị Nga, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Lân Thắng). Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, sự thiếu phổ biến thông tin của các cơ quan chức năng, bọn chúng đứng dưới cái mác của “hội những người yêu cây”, “yêu màu xanh của Hà Nội”, ra sức kích động nhân dân phản đối chủ trương thay thế cây xanh của thành phố. Chúng hô hào sinh viên, người dân thủ đô tuần hành quanh Hồ Gươm và các khu vực tại quận Hoàn Kiếm để biểu tình, gây sức ép với chính quyền. Với luận điệu bao biện rằng “chủ trương thay thế cây xanh chỉ là cách để vơ vét tiền của nhân dân”; “tại sao phải thay thế khi các cây vẫn còn xanh tốt, khỏe mạnh”, rồi là “chặt cây là giết chết môi trường sống của con người”, khiến  một số người dân không rõ thông tin chính xác bị dụ dỗ, tham gia tuần hành với chúng


Biểu tình phản đối chặt cây xanh ở Hà Nội

Để rồi, sau trận mưa bão vừa qua, hơn 1300 cây xanh – những cây mà “Hội những người yêu cây” ra sức bảo vệ đổ xuống đồng loạt, gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhân dân thành phố. Mà nhìn lại, hầu như toàn các cây khỏe mạnh, xanh tốt, những cái cây mà nhóm người này cho rằng an toàn, chẳng cần thay thế hay chặt bỏ. Chẳng biết, những người mà trước đây nhiệt tình tham gia phản đối việc thay thế cây xanh có nguy cơ đổ gãy trên các đường của thành phố có thực sự cảm thấy một chút ăn năn, hối lỗi về hành động của mình, có thấy một phần trách nhiệm về hành động của mình khi những hậu quả này xảy ra, đặc biệt là trước sự đau thương, mất mát của gia đình những người xấu số. Tôi tự hỏi, “Hội những người yêu cây xanh”, hội “tree hugs”, hay hội gì gì đi nữa, vốn luôn tự nhận mình là những người yêu cây, trong những ngày qua đã có trách nhiệm gì với nhân dân thành phố, sau những thiệt hại mà “những người bạn” cây của họ gây ra cho thành phố, có hô hào nhau tham gia giúp đỡ người dân thành phố khắc phục hậu quả,… Hay chỉ là những con người ích kỷ, đang nằm đắp chăn xem thời sự, check facebook về những cái cây đẹp, hồi tưởng lại khoảng ký ức “hào hùng” trong thời gian hô hào mọi người phản đối chặt cây. Có lẽ, giờ đây chỉ có những đồng chí bộ đội, công an, công nhân môi trường là vất vả nhất, thức xuyên đêm để cưa cây, giải tỏa cho đường phố thông suốt, giúp nhân dân dựng lại nhà cửa, khắc phục hậu quả nặng nề của cơn giông chiều qua.


Cảnh sát giao thông thức trắng đêm phân luồng giao thông sau cơn giông

Có lẽ những thiệt hại này sẽ nhỏ hơn rất nhiều nếu chủ trương đúng đắn của thành phố được thực hiện nghiêm chỉnh, hiệu quả.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét