.
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
Kính bạch chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước,
Thưa quí liệt vị,
Phật Đản là ngày trọng đại hằng năm nhắc nhở Phật giáo đồ khắp năm châu Nhớ Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả và hùng tráng mà Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni phát nguyện gần ba nghìn năm trước.
Đạo Phật truyền vào nước ta đã trên hai nghìn năm, là truyền vào tinh thần phục vụ chúng sinh, trải xuống đất nước con đường ngộ nhập Phật tri kiến. Bất cứ ở đâu, thời đại nào, năm tháng sống của người con Phật là nhịp đập thời gian của từng hơi thở chuyển hoá bản thệ độ sinh ấy.
Với truyền thống này mà người Phật tử cùng với nhân dân nước Việt đóng góp đắp xây văn hiến, dựng nước và giữ nước thông qua hàng trăm cuộc kháng chiến suốt mười thế kỷ đầu Bắc thuộc, để dựng lên một Quốc gia Đại Việt tự chủ tự cường vào thời Lý.
Dân tộc Việt Nam thực hành đạo Phật vì đạo Phật là chìa khoá mở ra một thế giới an lạc, hạnh phúc, với lòng bao dung, khoan hoà, và từ bi vô hạn, mở ra một xã hội người, với sự tôn trọng, bảo vệ con người trong sự chia sẻ đồng đều từ vật chất tới giác ngộ. Trên quan điểm con người tự do, có văn hiến, Dân tộc và Phật giáo đã hợp thành thể thống nhất cho sự bảo vệ và cứu độ con người.
Thế nhưng lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào nơi lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa gốc Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa sai và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con người Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt có thân người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt từ bốn mươi năm vẫn chưa có hoà bình và thống nhất trong lòng người. Bao lâu một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người làm cứu cánh, thì dân tộc còn điêu linh, đất nước còn nô lệ.
Cho nên, ngày có hàng trăm triệu người trên thế giới tổ chức Đại lễ Phật Đản, người Phật tử Việt Nam trong hay ngoài nước hãy lắng lòng Nhớ Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả của Đức Bổn Sư, để biến mình thành lực lượng HOÁ GIẢI.
Hoá Giải để nâng cao phẩm giá con người và tự chủ dân tộc làm nền tảng cho sự phục hồi nhân cách và văn hoá, hầu đối phó với mọi cuộc xâm lăng, từ lãnh thổ tới tư tưởng, đang làm tha hoá nhân tâm suốt sáu mươi năm qua.
Xin chư liệt vị hãy tăng trưởng tín tâm, kiên trì giới hạnh, lấy tinh thần Lục hoà dẹp phá những lục đục gây từ vô minh và vị ngã, để xây dựng Đạo pháp và quê hương.
Trong giây phút thiêng liêng của ngày Đại lễ, xin chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni, cùng toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước, hãy dành một phút mặc niệm cho các vị Thánh Tử Đạo, và những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền Dân tộc, xiển dương Đạo pháp.
Không lúc nào bằng lúc này, sự đoàn kết vị tha của Tăng, Ni, Phật tử sẽ có yếu tố quyết định cho công cuộc Hoá Giải cứu khổ trừ nguy.
Nam Mô Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tu Viện Long Quang, Phương Tứ Hạ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
Kính Bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa liệt Quí Vị.
Lại một mùa sen nở, một mùa Phật Đản lại về. Ánh sáng chân lý xuất hiện, cõi kham nhẫn được giải thoát, thế giới Ta Bà được tắm gội trong chơn lý giác ngộ của Thế Tôn đã qua trên 2550 năm.
Nhưng cũng trên 2550 năm ấy, vì nghiệp lực của chúng sanh, bao nhiêu chủ thuyết phi nhân ra đời, bao nhiêu cuồng vọng ý thức hệ đã đưa tất cả nhân loại vào hoang tàn đổ nát cả tinh thần lẫn vật chất trong đó hệ lụy lớn nhất là Dân Tộc Việt Nam, nhưng Đạo Phật vẫn là suối nguồn từ bi và trí tuệ, xoa dịu mọi đau khổ cho chúng sanh muôn loài trên trên cõi đời ô trược.
Trên tinh thần đó, Bản Thông Điệp Phật Đản năm nay Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã minh định :
“Lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào nơi lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa gốc Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa sai và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con người Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt có thân người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt từ 40 năm qua vẫn chưa có hòa bình và thống nhất trong lòng người. Bao lâu một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người là cứu cánh, thì Dân Tộc còn điêu linh, Đất Nước còn nô lệ”.
Thực hiện lời dạy của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống một cách tích cực nhất, Viện Hóa Đạo kính xin trùng tuyên sự chỉ đạo của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thượng Như hạ Đạt trong các Mùa Phật Đản đã qua nhưng giá trị đang còn mãi với thời cuộc nhiễu nhương như lời Sư Tử Hống của bậc Long Tượng GHPGVNTN vừa khuất tịch :
“Khâm tuân Thông Điệp Phật Đản của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, nhân ngày Phật Đản, Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khẩn thiết kêu gọi lãnh đạo các Quốc gia trên thế giới, các Quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhất là Nhà NướcViệt Nam hãy lấy tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng của Đạo Phật làm vũ khí tối thượng để giải quyết các tranh chấp đang đưa nhân loại vào một cuộc chiến tương tàn và đưa Dân Tộc Việt Nam thành nạn nhân của một chế độ độc tài toàn trị và và đang từ từ đi vào con đường nô lệ Bắc Phương.
“Cũng trên thực tế đó, Viện Hóa Đạo khẩn thiết kêu gọi Phật Tử các giới nêu cao tinh thần Lục Độ mà Thiền Tổ Khương Tăng Hội đã xiển dương để các thế hệ Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Nguyên Thiều, Liễu Quán tương tục đứng lên cùng Dân Tộc giữ nước, dựng văn. Và hôm nay các Đức Tăng Thống Đệ Tam, Đệ Tứ, và Đệ Ngũ đang lãnh đạo người Phật Tử nêu cao tinh thần vô úy, giải phóng tự kỷ và tịnh hóa nhân gian tiếp bước đưa Dân Tộc bước lên đường Văn Hiến như một khẳng định của Trí Tuệ, Từ Bi và Bình Đẳng trước hiện tình của đất nước. Thời cuộc có thịnh có suy nhưng Đạo Phật chưa bao giờ có thăng trầm trong đại nguyện cứu khổ, đó là đưa con người đến bờ Tự Do và Giãi Thoát.
“Và để đưa con người đến bờ Tự Do và Giải Thoát, chúng ta hãy bước vào tinh thần Vô Úy như là bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng Dân Tộc mà người con Phật đã phát nguyện : Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập.
“Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã nói : “Đạo Pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, Dân Tộc không thể hạnh phúc nơi áp bức, đói nghèo”.
Muốn hoàn mãn Đại Nguyện nêu trên, người Phật Tử hãy nêu cao tinh thần Thượng Báo Tứ Trọng Ân mà Đức Thế Tôn đã dạy, hãy ý thứcrằng :
1/.Đối với ân đức của Tam Bảo, người Phật Tử phải tinh tấn tu học trong tinh thần tự giác và giác tha để đưa Chánh Pháp vào thế gian nhằm loại trừ chủ nghĩa ngoại lai, độc tài toàn trị, đã gieo rắc điêu linh khốn khổ lên 90 triệu người dân Việt trên ba phần tư thế kỷ cho đến hôm nay.
2/.Đối với ân đức của Cha Mẹ, người Phật Tử phải phát huy tinh thần Phật Hóa Gia Đình nhằm xây dựng một thế hệ tương lai đang đứng trên bờ diệt vong của đạo đức và luân lý do chủ nghĩa duy vật cố tình nhấn chìm truyền thống của tổ tiên.
3/.Đối với ân đức Quốc Gia Dân Tộc, người Phật Tử phải tích cực phát huy tinh thần vô úy, noi gương các bậc tiền nhân … để dấn thân vào việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, tài nguyên Quốc Gia, bảo vệ các quyền căn bản của con người, nhất là những người đang bị tù đày vì đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ, bảo vệ những người dân oan đang chịu cảnh lầm than vì chủ nghĩa phi nhân mà trong đó Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta cũng là một tập thể Dân Oan khốc liệt nhất.
4/.Đối với vạn loại chúng sanh, người Phật Tử phải thể hiện mối tương quan tương duyên trong đời sống, phát huy Ngũ Giới, cương quyết bảo vệ tài nguyên, môi trường mà những kẻ cầm quyền đang bán đứng cho ngoại bang để trục lợi và làm giàu cho đảng phái thống trị, bỏ mặc sự khổ đau của chúng sanh.
Kính thưa Chư Liệt Vị :
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa An Cư Kiết Hạ, là duyên lành để Chư Tăng trưởng dưỡng thân tâm, nâng cao Giới Định Tuệ xứng đáng là Trưởng Tử Như Lai trong đại nguyện hoằng Pháp lợi sinh.
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa hoan hỷ của giới Tại Gia, thể hiện tâm thành cúng dường Chánh Pháp qua công cuộc hộ trì Chư Tăng hoàn thành sứ mạng trong các giới trường thanh tịnh.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Để tương tục mạng mạch GHPGVNTN, Viện Hóa Đạo quyết định như sau :
1/. Tại Trung Ương Giáo Hội :
- Lễ Đài Chính được tôn trí tại Văn Phòng Viện Hóa Đạo (Tu Viện Long Quang, thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên-Huế);
- Lễ Khai Kinh sẽ cử hành vào lúc 14 giờ ngày 08 tháng 4 năm Ất Mùi (25.5.2015 );
- Lễ đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài Thánh Tử Đạo vào lúc 16 giờ cùng ngày.
- Đại Lễ Phật Đản chính thức sẽ cử hành lúc 08 giờ ngày 15 tháng 4 năm Ất Mùi (01.6.2015) tại Lễ Đài Chính.
Viện Hóa Đạo thành kính cung Thỉnh Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và Đồng bào Phật Tử các giới tham dự đông đủ.
2/. Tại Văn Phòng II Viện Hóa Đạo :
- Thượng Tọa Chủ Tich Văn Phòng II tùy nghi chỉ đạo các Giáo Hội địa phương thực hiện Đại Lễ Phật Đản theo tinh thần Thông Điệp Phật Đản của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.
- Văn Phòng II tích cực vận động Phật Tử các giới đóng góp hằng tâm hằng sản để tổ chức cứu trợ khẩn cấp đến đồng bào, và nhân dân Nepal đã chịu quá đổi đau thương vì thảm họa kinh hoàng nêu trên.
3/. Tại Tổng Vụ Truyền Thông và Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế :
Viện Hóa Đạo ủy nhiệm GS Phát Ngôn Nhân Viện Hóa Đạo nhân danh Trung Ương GHPGVNTN gởi lời chia buồn đến Chính Phủ và Nhân Dân Nepal nhất là những nạn nhân của vụ thảm họa vừa qua.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Mùa Phật Đản năm nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta cảm nhận năng lượng Từ Bi của Đức Bổn Sư hóa giải mọi đau thương trước sự ra đi đột ngột của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, thượng Như hạ Đạt, sự cảm thương tột cùng với với nạn nhân động đất Nepal nơi đã lưu giữ bước chân Thế Tôn qua 2550 lịch sử. Nhưng chúng ta cũng vô cùng tự hào là quê hương của Đức Phật cách tâm chấn động đất chỉ 145 cây số nhưng tất cả đều bình yên vô sự. Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Ngài Đản Sinh vẫn uy nghi như chưa hề có cuộc động đất kinh hoàng xẩy ra. Những thắng tích còn lại của Thành Ca Tỳ La Vệ vẫn êm đềm soi mình xuống hồ Puskarini như thuở Thế Tôn còn tại thế.
NAM MÔ LÂM TỲ NI VIÊN, VÔ ƯU THỌ HẠ
BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN TĂNG THỐNG |
Phật lịch 2559 | Số 02/TT/GC |
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2559
của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước,
Thưa quí liệt vị,
Phật Đản là ngày trọng đại hằng năm nhắc nhở Phật giáo đồ khắp năm châu Nhớ Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả và hùng tráng mà Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni phát nguyện gần ba nghìn năm trước.
Đạo Phật truyền vào nước ta đã trên hai nghìn năm, là truyền vào tinh thần phục vụ chúng sinh, trải xuống đất nước con đường ngộ nhập Phật tri kiến. Bất cứ ở đâu, thời đại nào, năm tháng sống của người con Phật là nhịp đập thời gian của từng hơi thở chuyển hoá bản thệ độ sinh ấy.
Với truyền thống này mà người Phật tử cùng với nhân dân nước Việt đóng góp đắp xây văn hiến, dựng nước và giữ nước thông qua hàng trăm cuộc kháng chiến suốt mười thế kỷ đầu Bắc thuộc, để dựng lên một Quốc gia Đại Việt tự chủ tự cường vào thời Lý.
Phật Đản năm 1964 tại Saigon |
Dân tộc Việt Nam thực hành đạo Phật vì đạo Phật là chìa khoá mở ra một thế giới an lạc, hạnh phúc, với lòng bao dung, khoan hoà, và từ bi vô hạn, mở ra một xã hội người, với sự tôn trọng, bảo vệ con người trong sự chia sẻ đồng đều từ vật chất tới giác ngộ. Trên quan điểm con người tự do, có văn hiến, Dân tộc và Phật giáo đã hợp thành thể thống nhất cho sự bảo vệ và cứu độ con người.
Thế nhưng lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào nơi lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa gốc Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa sai và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con người Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt có thân người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt từ bốn mươi năm vẫn chưa có hoà bình và thống nhất trong lòng người. Bao lâu một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người làm cứu cánh, thì dân tộc còn điêu linh, đất nước còn nô lệ.
Cho nên, ngày có hàng trăm triệu người trên thế giới tổ chức Đại lễ Phật Đản, người Phật tử Việt Nam trong hay ngoài nước hãy lắng lòng Nhớ Phật, nhớ lại bản thệ độ sinh cao cả của Đức Bổn Sư, để biến mình thành lực lượng HOÁ GIẢI.
Hoá Giải để nâng cao phẩm giá con người và tự chủ dân tộc làm nền tảng cho sự phục hồi nhân cách và văn hoá, hầu đối phó với mọi cuộc xâm lăng, từ lãnh thổ tới tư tưởng, đang làm tha hoá nhân tâm suốt sáu mươi năm qua.
Xin chư liệt vị hãy tăng trưởng tín tâm, kiên trì giới hạnh, lấy tinh thần Lục hoà dẹp phá những lục đục gây từ vô minh và vị ngã, để xây dựng Đạo pháp và quê hương.
Trong giây phút thiêng liêng của ngày Đại lễ, xin chư tôn Giáo phẩm, Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni, cùng toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước, hãy dành một phút mặc niệm cho các vị Thánh Tử Đạo, và những ai đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền Dân tộc, xiển dương Đạo pháp.
Không lúc nào bằng lúc này, sự đoàn kết vị tha của Tăng, Ni, Phật tử sẽ có yếu tố quyết định cho công cuộc Hoá Giải cứu khổ trừ nguy.
Nam Mô Trung Thiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thanh Minh Thiền Viện, Saigon Ngày Phật Đản
Đệ Ngũ Tăng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Đệ Ngũ Tăng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HOÁ ĐẠO |
Phật lịch 2559 | Số 41/VHĐ/TB |
THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN
Phật Lịch 2559 – 2015
------------------------------------
QUYỀN VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Phật Lịch 2559 – 2015
------------------------------------
QUYỀN VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Kính gởi :
- Chư Tôn Hòa Thượng,
- Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni
- Đồng bào Phật Tử trong và ngoài nước.
- Chư Tôn Hòa Thượng,
- Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni
- Đồng bào Phật Tử trong và ngoài nước.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính Bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa liệt Quí Vị.
Lại một mùa sen nở, một mùa Phật Đản lại về. Ánh sáng chân lý xuất hiện, cõi kham nhẫn được giải thoát, thế giới Ta Bà được tắm gội trong chơn lý giác ngộ của Thế Tôn đã qua trên 2550 năm.
Nhưng cũng trên 2550 năm ấy, vì nghiệp lực của chúng sanh, bao nhiêu chủ thuyết phi nhân ra đời, bao nhiêu cuồng vọng ý thức hệ đã đưa tất cả nhân loại vào hoang tàn đổ nát cả tinh thần lẫn vật chất trong đó hệ lụy lớn nhất là Dân Tộc Việt Nam, nhưng Đạo Phật vẫn là suối nguồn từ bi và trí tuệ, xoa dịu mọi đau khổ cho chúng sanh muôn loài trên trên cõi đời ô trược.
Trên tinh thần đó, Bản Thông Điệp Phật Đản năm nay Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã minh định :
“Lịch sử càng đi tới, thì con người Việt càng bị thụt lùi vào nơi lăng nhục, khổ đau, áp bức do những chính quyền vọng ngoại xa lìa gốc Việt gây ra. Sáu mươi năm qua, liên tục trong cuộc chiến tranh thừa sai và tranh chấp ý thức hệ là thời đại điển hình cho sự vùi dập con người Việt xuống đáy tầng khổ nhục không lối thoát, làm cho người Việt có thân người nhưng không được làm người. Vì đó mà chiến tranh chấm dứt từ 40 năm qua vẫn chưa có hòa bình và thống nhất trong lòng người. Bao lâu một chính quyền lấy con người làm phương tiện, chưa xem con người là cứu cánh, thì Dân Tộc còn điêu linh, Đất Nước còn nô lệ”.
Thực hiện lời dạy của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống một cách tích cực nhất, Viện Hóa Đạo kính xin trùng tuyên sự chỉ đạo của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thượng Như hạ Đạt trong các Mùa Phật Đản đã qua nhưng giá trị đang còn mãi với thời cuộc nhiễu nhương như lời Sư Tử Hống của bậc Long Tượng GHPGVNTN vừa khuất tịch :
“Khâm tuân Thông Điệp Phật Đản của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, nhân ngày Phật Đản, Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khẩn thiết kêu gọi lãnh đạo các Quốc gia trên thế giới, các Quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhất là Nhà NướcViệt Nam hãy lấy tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng của Đạo Phật làm vũ khí tối thượng để giải quyết các tranh chấp đang đưa nhân loại vào một cuộc chiến tương tàn và đưa Dân Tộc Việt Nam thành nạn nhân của một chế độ độc tài toàn trị và và đang từ từ đi vào con đường nô lệ Bắc Phương.
“Cũng trên thực tế đó, Viện Hóa Đạo khẩn thiết kêu gọi Phật Tử các giới nêu cao tinh thần Lục Độ mà Thiền Tổ Khương Tăng Hội đã xiển dương để các thế hệ Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Nguyên Thiều, Liễu Quán tương tục đứng lên cùng Dân Tộc giữ nước, dựng văn. Và hôm nay các Đức Tăng Thống Đệ Tam, Đệ Tứ, và Đệ Ngũ đang lãnh đạo người Phật Tử nêu cao tinh thần vô úy, giải phóng tự kỷ và tịnh hóa nhân gian tiếp bước đưa Dân Tộc bước lên đường Văn Hiến như một khẳng định của Trí Tuệ, Từ Bi và Bình Đẳng trước hiện tình của đất nước. Thời cuộc có thịnh có suy nhưng Đạo Phật chưa bao giờ có thăng trầm trong đại nguyện cứu khổ, đó là đưa con người đến bờ Tự Do và Giãi Thoát.
“Và để đưa con người đến bờ Tự Do và Giải Thoát, chúng ta hãy bước vào tinh thần Vô Úy như là bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng Dân Tộc mà người con Phật đã phát nguyện : Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập.
“Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã nói : “Đạo Pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, Dân Tộc không thể hạnh phúc nơi áp bức, đói nghèo”.
Muốn hoàn mãn Đại Nguyện nêu trên, người Phật Tử hãy nêu cao tinh thần Thượng Báo Tứ Trọng Ân mà Đức Thế Tôn đã dạy, hãy ý thứcrằng :
1/.Đối với ân đức của Tam Bảo, người Phật Tử phải tinh tấn tu học trong tinh thần tự giác và giác tha để đưa Chánh Pháp vào thế gian nhằm loại trừ chủ nghĩa ngoại lai, độc tài toàn trị, đã gieo rắc điêu linh khốn khổ lên 90 triệu người dân Việt trên ba phần tư thế kỷ cho đến hôm nay.
2/.Đối với ân đức của Cha Mẹ, người Phật Tử phải phát huy tinh thần Phật Hóa Gia Đình nhằm xây dựng một thế hệ tương lai đang đứng trên bờ diệt vong của đạo đức và luân lý do chủ nghĩa duy vật cố tình nhấn chìm truyền thống của tổ tiên.
3/.Đối với ân đức Quốc Gia Dân Tộc, người Phật Tử phải tích cực phát huy tinh thần vô úy, noi gương các bậc tiền nhân … để dấn thân vào việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, tài nguyên Quốc Gia, bảo vệ các quyền căn bản của con người, nhất là những người đang bị tù đày vì đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ, bảo vệ những người dân oan đang chịu cảnh lầm than vì chủ nghĩa phi nhân mà trong đó Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta cũng là một tập thể Dân Oan khốc liệt nhất.
4/.Đối với vạn loại chúng sanh, người Phật Tử phải thể hiện mối tương quan tương duyên trong đời sống, phát huy Ngũ Giới, cương quyết bảo vệ tài nguyên, môi trường mà những kẻ cầm quyền đang bán đứng cho ngoại bang để trục lợi và làm giàu cho đảng phái thống trị, bỏ mặc sự khổ đau của chúng sanh.
Kính thưa Chư Liệt Vị :
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa An Cư Kiết Hạ, là duyên lành để Chư Tăng trưởng dưỡng thân tâm, nâng cao Giới Định Tuệ xứng đáng là Trưởng Tử Như Lai trong đại nguyện hoằng Pháp lợi sinh.
Đón mừng Phật Đản cũng là bước khởi đầu cho một mùa hoan hỷ của giới Tại Gia, thể hiện tâm thành cúng dường Chánh Pháp qua công cuộc hộ trì Chư Tăng hoàn thành sứ mạng trong các giới trường thanh tịnh.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Để tương tục mạng mạch GHPGVNTN, Viện Hóa Đạo quyết định như sau :
1/. Tại Trung Ương Giáo Hội :
- Lễ Đài Chính được tôn trí tại Văn Phòng Viện Hóa Đạo (Tu Viện Long Quang, thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên-Huế);
- Lễ Khai Kinh sẽ cử hành vào lúc 14 giờ ngày 08 tháng 4 năm Ất Mùi (25.5.2015 );
- Lễ đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài Thánh Tử Đạo vào lúc 16 giờ cùng ngày.
- Đại Lễ Phật Đản chính thức sẽ cử hành lúc 08 giờ ngày 15 tháng 4 năm Ất Mùi (01.6.2015) tại Lễ Đài Chính.
Viện Hóa Đạo thành kính cung Thỉnh Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và Đồng bào Phật Tử các giới tham dự đông đủ.
2/. Tại Văn Phòng II Viện Hóa Đạo :
- Thượng Tọa Chủ Tich Văn Phòng II tùy nghi chỉ đạo các Giáo Hội địa phương thực hiện Đại Lễ Phật Đản theo tinh thần Thông Điệp Phật Đản của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.
- Văn Phòng II tích cực vận động Phật Tử các giới đóng góp hằng tâm hằng sản để tổ chức cứu trợ khẩn cấp đến đồng bào, và nhân dân Nepal đã chịu quá đổi đau thương vì thảm họa kinh hoàng nêu trên.
3/. Tại Tổng Vụ Truyền Thông và Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế :
Viện Hóa Đạo ủy nhiệm GS Phát Ngôn Nhân Viện Hóa Đạo nhân danh Trung Ương GHPGVNTN gởi lời chia buồn đến Chính Phủ và Nhân Dân Nepal nhất là những nạn nhân của vụ thảm họa vừa qua.
Kính bạch Chư Tôn Túc
Kính thưa Quí Liệt Vị
Mùa Phật Đản năm nay, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta cảm nhận năng lượng Từ Bi của Đức Bổn Sư hóa giải mọi đau thương trước sự ra đi đột ngột của Cố Đại Lão Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, thượng Như hạ Đạt, sự cảm thương tột cùng với với nạn nhân động đất Nepal nơi đã lưu giữ bước chân Thế Tôn qua 2550 lịch sử. Nhưng chúng ta cũng vô cùng tự hào là quê hương của Đức Phật cách tâm chấn động đất chỉ 145 cây số nhưng tất cả đều bình yên vô sự. Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Ngài Đản Sinh vẫn uy nghi như chưa hề có cuộc động đất kinh hoàng xẩy ra. Những thắng tích còn lại của Thành Ca Tỳ La Vệ vẫn êm đềm soi mình xuống hồ Puskarini như thuở Thế Tôn còn tại thế.
NAM MÔ LÂM TỲ NI VIÊN, VÔ ƯU THỌ HẠ
BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Tu Viện Long Quang, mùa Phật Đản Phật Lịch 2559
Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa Môn THÍCH THANH QUANG
Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa Môn THÍCH THANH QUANG
Bản sao :
- Thành kính ngưỡng trình Đức Đệ Ngũ Tăng Thống kính thẩm tường
- Thành kính trình Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện kính tường
- Kính gởi Thượng Tọa Chủ Tịch VPII Viện Hóa Đạo tri tường
- Kính gởi GS Giám Đốc PTTPGQT tri tường và kính phổ biến
- Bản lưu./.
- Thành kính ngưỡng trình Đức Đệ Ngũ Tăng Thống kính thẩm tường
- Thành kính trình Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện kính tường
- Kính gởi Thượng Tọa Chủ Tịch VPII Viện Hóa Đạo tri tường
- Kính gởi GS Giám Đốc PTTPGQT tri tường và kính phổ biến
- Bản lưu./.
Bản tin Đại Lễ Khánh Đản Chùa Phật Quang-Văn Phòng II Viện Hóa Đạo-GHPGVNTN tại chùa Phật Quang, California
05.29.2015-05.31.2015
Phái doàn đến Cali một ngày tràn đầy ánh nắng với cái mát dịu cuối Xuân nên rất dễ chịu và thoải mái. Hơn nữa vừa rời vùng mưa gió lụt lội Houston kéo dài cả tuần qua, về dự Đại lễ Phật Đản tại ngôi chùa chung của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, chùa Phật Quang, vừa tạo mãi năm 2014 tại thành phố biển Huntington Beach. Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội, ngôi chùa do công sức và nhiệt tâm của hàng ngàn Phật tử khắp nơi có lòng và thương Giáo Hội, đóng góp tịnh tài cùng cho vay không lời để Giáo Hội có một cơ sở không thuộc chủ quyền của một người mà của Giáo Hội.
Đến chùa vào trưa Thứ Sáu 29.5.2015 để trao ba thùng nguyệt san Đồng Hành do Văn Phòng II Viện Hóa Đạo phát hành số ra mắt vào dịp lễ Khánh Đản và cũng ngắm dung nhan “chùa tôi” trong giấc mơ đã thành hiện thực.
Thứ Bảy 30.5.2015 là một ngày có nhiều sinh hoạt kéo dài từ 8.00 sáng đến 10.00 giờ đêm. Sau bữa ăn điểm tâm tạo tình thân giữa những Phật tử đến từ khắp nơi, tất cả tháp tùng phái đoàn do chư Tăng hướng dẫn đi thăm tượng đài Đức Trần Hưng Đạo, tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ và tượng đài Thuyền Nhân. Mỗi nơi đều có cử hành lễ cầu nguyện để tưởng nhớ sự hy sinh cao quý của bậc tiền nhân, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh đã hy sinh cho lý tưởng tự do cùng đồng bào bỏ thân xác trong rừng sâu, trên biển cả trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do, không chấp nhận chế độ Cộng sản. Đây là một sinh hoạt của Giáo Hội biểu tỏ lòng tri ân đến những người đã khuất, hy sinh mạng sống bảo vệ sự tự do cho chính nghĩa của Cộng Đồng người Việt tị nạn Cộng sản tại hải ngoại.
Trở về chùa sau bữa cơm trưa , lúc 3 giờ chiều là lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Liên đoàn cựu Huynh Trưởng và Đoàn sinh thuộc GHPGVNTN. Trong dịp này cũng là lễ ra mắt đoàn CHT chùa Phật Quang vừa thành lập.
Đến 8 giờ tối là buổi hội thảo về truyền thông gồm chương trình truyền hình , phát thanh và nguyệt san Đồng Hành với mục đích giới thiệu ba phương tiện thông tin đại chúng của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đang thực hiện và cũng để cho Phật tử biết về sự tốn kém tài chánh, cần sự tiếp tay của mọi người.
Chủ nhật 31.5.2015 là ngày cử hành chính thức Đại lễ Khánh Đản, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, quyền Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo cùng Chư Tôn Giáo Phẩm VPII VHD-GHPGVNTN. 10giơ30 chư Tôn Giáo Phẩm Tăng Ni quang lâm lễ đài ngoài trời, cùng cắt bánh sinh nhật mừng ngày Đức Từ Phụ chào đời 2639 năm.
Tiếp theo sau là lễ Trai Tăng có phụ diễn những nhạc phẩm về lễ Phật Đản do Phật tử đóng góp. 11giờ Chư Tăng quang lâm chánh diện cử hành nghi lễ Phật Đản với những tiết mục:
Giới thiệu Chư Tôn Giáo Phẩm và Tăng Ni-Thượng Tọa Trí Tịnh
-Nghi thức chào Quốc kỳ Việt, Mỹ, Đạo kỳ Phật Giáo, Phút Từ Bi Quán-Võ Ý
-Đạo từ khai mạc của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo-Thượng Tọa Quyền Chủ Tịch VPII VHĐ
-Tuyên đọc Thông Điệp Khánh Đản của Đức Tăng Thống Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ-Hòa Thượng Huyền Việt
-Nghi thức Khánh Đản (có nhạc lễ Trầm Hương Đốt)-Chư Tăng Ni
-Giới thiệu quan khách và chào mừng các phái đoàn đến từ phương xa-Võ ý
-Thuyết trình về hiện tình GHPGVNTN và nhân quyền Việt Nam-Thượng Tọa quyền Chủ Tịch VPIIVHD và
Luật Sư Đỗ Thái Nhiên.
-Lời cảm tạ- Sư bà Nguyên Thanh
-Giới thiệu nhân sự phụ trách Truyền Hình, Truyền Thanh và Nguyệt San Đồng Hành
-Sau cùng là nghi thức lễ Mộc Dục (tắm Phật)
-Phật tử dùng cơm chay do ban Trai Soạn chùa Phật Quang khoản đãi có sự tiếp tay của các chị ban Trai Soạn Chùa Pháp Luân đến từ Houston, Texas.
Phật tử khắp nơi vân tập về dự đại lễ dường như không còn chỗ trong chánh điện cũng như ngoài sân chùa, kẻ đứng người ngồi không dưới 600, một con số ngoài dự đoán của BTC.
Buổi Đại lễ Phật Đản năm đầu tiên tại chùa Phật Quang, “chùa tôi” ngôi chùa chung của GHPGVNTN-VPII Viện Hóa Đạo, hoàn mãn lúc 2 giờ chiều trong niềm hoan hỉ vô tận của của chư Tăng Ni cùng người con Phật hiện diện trong buổi lễ cũng như Phật tử khắp nơi có lòng với Giáo Hội. Đại lễ Khánh Đản cử hành năm đầu tiên tại chùa Phật Quang để đánh dấu Giáo Hội đang trải qua một giai đoạn mới, một đường lối sinh hoạt mới với sự nhập cuộc tiếp tay của nhiều thành phần Cư Sĩ tại gia có khả năng chuyên môn thích hợp với sự phát triển Giáo Hội dưới sự lãnh đạo tối cao của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ và ở hải ngoại với sự lèo lái của Thượng Tọa Thích Giác Đẳng Quyền Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo kiêm chủ tịch Hội Đồng diều hành GHPGVNTN hải ngoại tại Hoa Kỳ.
Xin hẹn gặp lại ở Đại học hè tháng 8 ở chùa Pháp Luân, Houston Texas và Đại hội khoáng đại tháng 10 ở chùa An Lạc, San Jose California.
Đây là link cho audio Đại lễ Khánh Đản chùa Phật Quang gồm hai phần 1 và 2.
Phần 1
-Giới thiệu chư Tôn Giáo Phẩm và thành viên VPII VHĐ
-Đạo từ khai mạc của Thượng Tọa Quyền Chủ Tịch VPIIVHĐ
-Tuyên đọc Thông Bạch Phật Đản của Đức Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
Down load giữ nghe lại
Nghe trực tiếp
Phần 2
-Đại diện văn phòng giám sát viên Michelle Reele, ông Lộc Trần trao tặng bằng tưởng lục
-Chi Huệ ngâm thơ 1 phần
-Thuyết trình hiện tình GHPGVNTN và nhân quyền VN
-Sư bà nguyên Thanh tỏ lời
cảm tạ
Down load giữ nghe lại
http://kiwi6.com/file/1bl2v24l0x
Nghe trực tiếp
http://k003.kiwi6.com/hotlink/1bl2v24l0x/DL_Khanh_Dan_chua_Phat_Quang_phan_2-31.5.2015.mp3
Tuệ Thành Nguyễn Cương
-Đại diện văn phòng giám sát viên Michelle Reele, ông Lộc Trần trao tặng bằng tưởng lục
-Chi Huệ ngâm thơ 1 phần
-Thuyết trình hiện tình GHPGVNTN và nhân quyền VN
-Sư bà nguyên Thanh tỏ lời
cảm tạ
Down load giữ nghe lại
http://kiwi6.com/file/1bl2v24l0x
Nghe trực tiếp
http://k003.kiwi6.com/hotlink/1bl2v24l0x/DL_Khanh_Dan_chua_Phat_Quang_phan_2-31.5.2015.mp3
Tuệ Thành Nguyễn Cương
CÁC CHÙA VIỆT Ở TIỂU BANG CALIFORNIA, HOA KỲ
ĐÓN MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN PL. 2559
Tin và ảnh: Võ Văn Tường
Đại lễ Phật Đản hằng năm là ngày lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm. Tiểu bang California, nơi có người Mỹ gốc Việt sinh sống nhiều nhất tại châu Mỹ, nơi có hằng trăm ngôi chùa Việt được thành lập từ Nam ra Bắc trong 40 năm qua. Các chùa đều long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản trong sự thành kính, trong niềm hân hoan của hằng trăm ngàn Phật tử và đồng hương.
Đại lễ được các chùa chọn tổ chức vào các ngày thứ bảy, chủ nhật từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 2015, với nội dung tổng quát như sau:
- Chư Phật tử tề tựu
- Thuyết giảng: Ý nghĩa Phật Đản
- Chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm
- Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự.
- Lễ chính thức: Chào cờ - Phút nhập Từ bi quán - Dâng hoa cúng Phật - Nghi thức lễ Phật Đản.
- Ban Đạo từ
- Lễ tắm Phật
- Cúng dường trai tăng
- Cúng thí thực cô hồn
- Văn nghệ
- Cảm tạ của Ban tổ chức
- Phật tử dùng cơm chay thân mật
Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh Đại lễ Phật Đản tại 5 ngôi chùa mà chúng tôi có duyên đến dự Đại lễ Phật Đản năm nay:
Đạo tràng Thôn Yên, thành phố Gilroy, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 16 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Tịnh Từ.
Chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 23 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Sakya Trí Tuệ.
Chùa Quang Thiện, thành phố Ontario, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 24 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Minh Dung.
Niệm Phật Đường Fremont, thành phố Fremont, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 30 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Thái Siêu.
Chùa Phổ Từ, thành phố Hayward, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 31 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Từ Lực.
ĐÓN MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN PL. 2559
Tin và ảnh: Võ Văn Tường
Đại lễ Phật Đản hằng năm là ngày lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm. Tiểu bang California, nơi có người Mỹ gốc Việt sinh sống nhiều nhất tại châu Mỹ, nơi có hằng trăm ngôi chùa Việt được thành lập từ Nam ra Bắc trong 40 năm qua. Các chùa đều long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản trong sự thành kính, trong niềm hân hoan của hằng trăm ngàn Phật tử và đồng hương.
Đại lễ được các chùa chọn tổ chức vào các ngày thứ bảy, chủ nhật từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 2015, với nội dung tổng quát như sau:
- Chư Phật tử tề tựu
- Thuyết giảng: Ý nghĩa Phật Đản
- Chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm
- Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự.
- Lễ chính thức: Chào cờ - Phút nhập Từ bi quán - Dâng hoa cúng Phật - Nghi thức lễ Phật Đản.
- Ban Đạo từ
- Lễ tắm Phật
- Cúng dường trai tăng
- Cúng thí thực cô hồn
- Văn nghệ
- Cảm tạ của Ban tổ chức
- Phật tử dùng cơm chay thân mật
Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh Đại lễ Phật Đản tại 5 ngôi chùa mà chúng tôi có duyên đến dự Đại lễ Phật Đản năm nay:
Đạo tràng Thôn Yên, thành phố Gilroy, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 16 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Tịnh Từ.
Chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 23 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Sakya Trí Tuệ.
Chùa Quang Thiện, thành phố Ontario, miền Nam California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 24 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Minh Dung.
Niệm Phật Đường Fremont, thành phố Fremont, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 30 tháng 5 năm 2015. Viện chủ: Hòa thượng Thích Thái Siêu.
Chùa Phổ Từ, thành phố Hayward, miền Bắc California, tổ chức Đại lễ Phật Đản vào ngày 31 tháng 5 năm 2015. Trụ trì: Thượng tọa Thích Từ Lực.
Ngày Vesak 2015 tại Trung tâm Hội nghị LHQ - Bangkok
9 giờ sáng nay, 30-5-2015, ngày làm việc thứ 3 của Đại lễ Vesak
Liên Hiệp Quốc lần thứ XII đã diễn ra trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc (Bangkok, Thái Lan). Tham dự hội nghị gồm có hơn 2.000 đại biểu chính thức từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đến dự Hội nghị còn có các vị khách mời đặc biệt: ông Shun-ichi Murata, Phó Chánh Thư ký UNESCAP; ông Gwang- Jo Kim, Giám đốc UNESCO tại Thái Lan; ông Suwaphan Tanyuvardhana, đại diện Văn phòng Chính phủ Thái Lan; đại diện các tổ chức quốc tế và nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo từ nhiều quốc gia khác.
Các vị lãnh đạo chính trị, tôn giáo trên hàng ghế danh dự tại buổi làm việc sáng nay
Từ 8 giờ sáng, toàn thể khách mời và đại biểu đã có mặt tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc (Bangkok). Sau khi làm thủ tục đăng ký và hoàn tất các khâu kiểm tra an ninh nghiêm ngặt, đoàn đại biểu tiến vào hội trường chính vào lúc 8g30.
Trước khi đi vào chương trình chính thức, đại diên các truyền thống Phật giáo đã tụng kinh cầu gia bị, nguyện cầu hòa bình thế giới, đồng thời dành phút mặc niệm cho nạn nhân trong trận động đất vừa qua tại Nepal.
Đoàn Việt Nam tham dự Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc tại Trung tâm Hội nghị LHQ tại Bangkok
HT.Thích Thiện Pháp, Trưởng Phái đoàn PG VN tham dự Đại lễ
HT.Thích Thiện Tâm tại buổi làm việc sáng nay, 30-5
Đại diện Phật giáo Đại thừa tụng kinh cầu gia bị
Buổi lễ chính thức bắt đầu bằng diễn văn chào mừng của Phó Chánh thư ký UNESCAP, ông Shun-ichi Murata. Bản thân là một Phật tử, ông bày tỏ niềm vinh dự lớn lao khi hai lần được tham dự Đại lễ Vesak với tư cách là đại diện cho Liên Hiệp Quốc. Ông nhấn mạnh, Phật giáo và nhân sinh luôn luôn hòa hợp, tuy hai mà không khác. Trong thời đại hiện nay, mối liên hệ mật thiết ấy cần được nhân rộng ra vì lợi ích của toàn nhân loại. Ông cũng gởi lời chúc sức khỏe đến toàn thể đại biểu và cầu chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Trước đó, Hòa thượng GS.TS.Phra Brahpundit, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ XII, điều phối chính chương trình Hội nghị sáng nay, đã nhắc lại ý nghĩa lớn lao của Ngày Vesak LHQ đối với Phật tử nói riêng và toàn thể thế giới nói chung.
Hòa thượng GS.TS.Phra Brahpundit, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ XII
Thông điệp chào mừng của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon do ông Shun-ichi Murata đại diện đọc, trong đó có đoạn: “Tinh thần của Đại lễ Vesak có thể giúp cổ vũ và khuyến khích một trách nhiệm toàn cầu về những thách thức của thời đại chúng ta ngày nay. Vì thế trong năm 2015 này, Liên Hiệp Quốc đã thực hiện những thay đổi hài hòa của một loạt những mục tiêu phát triển vững bền và đồng thuận mới mang ý nghĩa quan trọng về biến đổi khí hậu.
Chúng ta cần thực hiện thật tốt những lời dạy của Đức Phật rằng cuộc sống và môi trường là những yếu tố căn bản. Và sự quán chiếu của Đức Thế Tôn về ý niệm mọi người đều có mối tương quan lẫn nhau nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của sự thống nhất như một của cộng đồng nhân loại để diễn giải những xung đột dựa trên các giá trị phổ quát”.
Thông điệp chúc mừng của bà Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova được ông Gwang- Jo Kim, Giám đốc UNESCO tại Thái Lan đại diện tuyên đọc. Trong bài phát biểu nhân ngày Vesak LHQ này, bà muốn nêu bật lên tầm quan trọng của những lời dạy và tuệ giác của Đức Phật để xây dựng và gìn giữ hòa bình thế giới dựa trên nên tảng của tôn trọng và bình đẳng nhân cách.
Bà nói rằng rất tự hào khi là một Phật tử thuần thành, những lời dạy của Đức Phật đã giúp ích rất nhiều không những cho bản thân bà mà còn áp dụng trong nguyên tắc làm việc của mình. Bà nhắc lại lời Đức Phật: “Tất cả đều do tâm mà ra. Tâm là nhân, hiện thực là quả” - lời dạy ấy đã vang vọng đâu đó trong hiến pháp UNESCO được viết cách đây hơn 70 năm: “Kể từ khi chiến tranh bắt đầu trong tâm trí của con người, từ đó cũng trong tâm trí con người đã hình thành tư tưởng đấu tranh vì hòa bình”.
Bài phát biểu của ông Suwaphan Tanyuvardhana, đại diện Văn phòng Chính phủ Thái Lan khẳng định giáo lý mà Đức Phật đã để lại hơn 25 thế kỷ qua vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Giáo lý ấy là giáo lý bất bạo động, giáo lý của tình thương hướng con người đến một thế giới hòa hợp, không chiến tranh, không hận thù. Giáo lý ấy là giáo lý của tuệ giác, của chánh niệm hướng con người đến cuộc sống thánh thiện, giải thoát. Do đó, Phật giáo là một lối sống mà trong đó con người có thể tự hoàn thiện bản thân bằng chính năng lực và nỗ lực của mình.
Trong bài thuyết trình của mình về đề tài: “Nghĩa vụ Hoàng gia của Công chúa Maha Chakri Siridhorn trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60”, ông Suphachai Chearavanont đã trình bày sơ lược cuộc đời, phẩm hạnh cùng những công đức to lớn của công chúa đối với nhân dân Thái. Đặc biệt hơn, công chúa luôn thành tâm ủng hộ Phật giáo và tích cực trong các công tác Phật sự nước nhà.
Ông Gwang- Jo Kim, Giám đốc UNESCO tại Thái Lan
Ông Suwaphan Tanyuvardhana, đại diện Văn phòng Chính phủ Thái Lan phát biểu
Đại biểu lắng nghe phát biểu
Gởi đến chúc mừng Đại lễ còn có thông điệp của Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-o-cha. Đại diện cho toàn thể nhân dân Thái Lan, ông bày tỏ niềm vinh dự là nước chủ nhà đăng cai tổ chức sự kiện trọng đại này với sự góp mặt của các đại biểu Phật tử đến từ khắp nơi trên thế giới cùng về đây để kỷ niệm ngày lễ Vesak. Đối với người dân Thái Lan, sự kiện này đặc biệt hơn nữa khi còn là dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của Công chúa Maha Chakri Sirindorn với sự ủng hộ của Chính phủ Hoàng gia Thái Lan, Tăng già Thái Lan cũng như sự góp mặt của hơn 5.000 học giả Phật giáo đến từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tiếp theo chương trình buổi sáng là thông điệp của lãnh đạo chính trị, tôn giáo của các quốc gia và vùng lãnh thổ do đại diện các phái đoàn gởi đến chúc mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2015, gồm có ông Nandimitra Ekanayaka, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Sri Lanka; bà Nang Shwe Hmone, phu nhân Phó Chủ tịch Myanmar; HT.Kakuhan Enami, Chủ tịch ITRI (Nhật Bản) và nhiều vị lãnh đạo khác. Phiên làm việc buổi sáng kết thúc vào lúc 11g cùng ngày.
Đại biểu tham dự
Toàn cảnh Hội nghị
Phiên làm việc buổi chiều tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc tại Bangkok sẽ bao gồm phiên họp tổng thể lần cuối, thông cáo Tuyên bố Bangkok, chương trình bế mạc.
Cuối cùng, trong khuôn khổ chương trình là buổi thắp nến cầu nguyện hòa bình thế giới tại Công viên Phật giáo Buddhamonthon.
Brazil:
Tổng thống ban hành ngày Phật đản là Quốc lễ
Nữ Tổng thống Brazil là Dilma Rosseff đã ban Pháp lệnh số 12.623/2015 cho văn bản ký vào ngày 09/05/2012. Theo đó, vào tháng 05 Tây lịch hàng năm, trọn trong tháng này, chọn ngày Chủ nhật để cử hành Đại lễ Phật đản, theo Nghị định là Quốc lễ.
Nghi thức tắm Phật trong lễ Phật đản 2015 tại Brasil
Tâm điểm của lễ mừng Phật đản trên khắp thế giới là nghi thức tắm Phật.
Đất nước Brasil có dân số hiện nay khoảng 200 triệu. Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil theo cuộc điều tra của IBGE như sau:
PUBLIC "-//W3C//DTD HTML 4.01//EN" "http://www.w3.org/TR/html4/strict.dtd"
Được biết, ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của đức Phật, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp Quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi.
Sự chọn lựa này được sự đồng thuận của đại diện các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có quốc giáo không phải là Phật giáo; sự kiện lựa chọn cũng không căn cứ vào khối lượng tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào trên toàn thế giới.
Vesak là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hiệp gồm 3 kỷ niệm là Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn. Vesak là tiếng Sinhala của Tích Lan có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali.
Canada: Chương trình văn hóa Phật chào mừng ngày Phật đản PL.2559
Ngày 24/05/2015 tại Mississauga Celebration Square, Toronto, đã diễn ra Lễ Phật đản lần thứ 2639, PL.2559, với chương trình diễu hành thỉnh Phật, tắm Phật, cầu nguyện chúc phúc cát tường, biểu diễn văn hóa văn nghệ, triển lãm văn hóa nghệ thuật, khuếch trương Đại lễ Phật đản năm 2015, cho thấy thực lực của Phật giáo đồ, Chính phủ phải quan tâm đến cộng đồng Phật giáo tại bổn quốc.
Đệ tam niên được tổ chức Lễ Khánh chúc Phật đản, có tổng cộng 27 cơ sở tự viện Phật giáo trong khu vực Greater Toronto, Canada, hơn ba nghìn tín chúng tham dự Đại lễ trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.
Phía lãnh đạo Chính phủ có sự hiện diện của ông Jason Kenney, Bộ trưởng Quốc phòng và Đa Văn hoá Canada,; bà Bonnie Crombie, Thị trưởng thành phố Mississauga; ông Victor Oh,Thượng nghị sĩ Canada; ông Wladylaw Lizon, thành viên của Quốc hội Canada; ông Bob Delaney, Phó Nghị viện kiêm Bộ trưởng Bộ Năng lượng Canada, và các chức sắc tôn giáo, khách quý đến tham dự Đại lễ.
Hội trường bên cạnh tòa nhà chọc trời của Thành phố Mississauga, gần trung tâm mua sắm Square One nơi tụ hội mua bán, nhiều người biết đến Phật giáo qua chùa West End, Phật giáo Sri Lanka, Phật Quang Chính Giác tự, Toronto. . . Đặc biệt Chư tôn đức Tăng già các tự viện đã phát động phật tử khoảng 200 người, tất cả đều mặc trang phục truyền thống của mỗi quốc gia, tay cầm cờ Phật giáo, đội múa Sư tử, trang nghiêm đức Phật sơ sinh để lên kiệu, bốn người khiêng hòa cùng tiết tấu âm nhạc du dương, cùng đoàn người đi diễu hành quanh đường phố. Đoàn diễu hành Đại lễ Phật đản được sự chú ý ngưỡng mộ và tham gia của du khách qua đường.
Bà Bonnie Crombie, Thị trưởng thành phố Mississauga bày tỏ sự quan tâm và hỗ trợ cho tổ chức Đại lễ thành công tốt đẹp.
Ông Jason Kenney, đánh giá cao Phật giáo, Chính phủ Canada tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, các cộng đồng Phật giáo Phật giáo ngày nay cùng nhau Kính mừng ngày Phật đản sinh, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo và sự hài hòa của tôn giáo.
Đại diện 27 cơ sở tự viện Phật giáo các nước Phật giáo Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Bangladesh, Nhật Bản và Tây Tạng được bố trí xung quanh quảng trường, trưng bày văn hóa Phẩm Phật giáo, tranh tượng Phật Bồ tát, Kinh sách, DVD, ảnh nghệ thuật Phật giáo, đạo phục, đồ trang sức. . . để phật tử các quốc gia đều có thể giao lưu văn hóa Phật giáo, học hỏi lẫn nhau, còn để nâng cao nhận thức và hiểu biết chung về cộng đồng Phật giáo thế giới.
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật trên sân khấu, đoàn thanh thiếu niên Chùa Phật Quang Sơn, Toronto biểu diễn bốn tiết trống cổ, đoàn Phật giáo Sri Lanka, Bangladesh, hai Quốc gia cùng biểu diễn Phật giáo Thánh ca, đoàn Phật giáo Campuchia, Myanmar và Thái Lan biểu diễn đoản kịch Phật giáo cố sự và Vũ điệu truyền thống, đoàn Phật giáo Việt Nam biểu diễn Khúc ca Phật giáo, đoàn Phật giáo Nhật Bản, Tây Tạng biểu diễn Vũ ca truyền thống, đoàn Phật giáo Trung Quốc biểu diễn xướng lễ Nhạc Phật giáo, Trung Tây nhạc kết hợp diễn tấu Phật khúc, tổng cộng 17 tiết mục diễn xuất.
Màn trình diễn các tiết mục phong phú đa dạng, cùng hòa nhịp điệu Pháp hỷ, Kính mừng ngày Phật Đản sinh và như thưởng thức văn hóa đa nguyên và đầy màu sắc huyền diệu, ấn tượng khó quên.
Giáo sư Tiến sĩ Bhante Saranapala, Pháp sư Vĩnh Cố, Trụ trì Phật Quang Sơn, Toronto, Canada, Pháp sư Kiến Tông, Trụ trì Chính Giác Tự, thay mặt BTC cảm ơn những mạnh thường quân đã hỗ trợ cho buổi lễ thành công tốt đẹp và quan khách cùng chung vui trong ngày Đại lễ Phật đản.
Po Duolun, Toronto)On Sunday, May 31, 2015 11:48 PM, Huong Giang Nguyet wrote:
Hàng nghìn người rước Phật ở Huế
Các tăng ni, Phật tử cùng tham dự nghi lễ rước Phật kéo dài gần 4 km qua nhiều tuyến đường của thành phố Huế trong mùa Phật đản.
Đúng 17h chiều 31/5 (tức 14 tháng Tư âm lịch), Ban tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559 tại Huế đã cử hành nghi lễ rước Phật từ chùa Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP Huế, Thừa Thiên - Huế) lên tổ đình Từ Đàm.
Nghi thức tắm Phật diễn ra trong không khí nghiêm trang. Nghi lễ truyền thống của văn hóa Phật giáo này được kế thừa liên tục từ năm 1957 đến nay.
17h30, đoàn rước bắt đầu khởi hành từ chùa Diệu Đế. Dẫn đầu đoàn rước là ba chư tăng cầm lư trầm và 2 bình hoa, tiếp sau là đoàn dâng hoa, đoàn lễ nhạc, kiệu cung nghinh kim thân Phật Tổ… băng qua cầu Gia Hội, chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, đường Lê Lợi, Điện Biên Phủ đến chùa Từ Đàm. Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết lễ rước Phật mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, đạo pháp tường tồn và chúng sinh an lạc.
Lễ rước Phật năm nay có sự tham gia của gần 10.000 tăng ni, phật tử, học sinh, sinh viên… đến từ các địa phương trong tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngoài lễ rước Phật truyền thống, mùa Phật đản năm nay tại Huế còn có chương trình diễu hành xe hoa trên các tuyến phố nội đô và thị xã, huyện lân cận.
24 đoàn với hàng nghìn phật tử cầm cờ tổ quốc, cờ phật giáo, hoa… nối đuôi nhau thành hàng dài băng qua cầu Gia Hội. 18h30, đoàn rước bắt đầu đi qua cầu Trường Tiền hướng về đường Lê Lợi (TP Huế).
Hàng nghìn người dân cùng du khách đã xếp hàng dọc các tuyến phố mà đoàn rước đi qua để theo dõi và thể hiện lòng thành kính.
"Lần đầu tiên đến Huế trong mùa Phật đản và cũng là lần đầu tiên được xem tận mắt nghi thức rước Phật, thật đẹp và uy nghiêm", anh Nguyễn Thanh Sơn, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ.
Tham gia lễ rước còn còn các phật tử nhỏ tuổi trên tay cầm đèn hoa đăng.
Gần 20h tối, đoàn rước kết thúc hành trình ở tổ đình chùa Từ Đàm (đường Phan Bội Châu, TP Huế) để chuẩn bị cho các nghi lễ tiếp theo trong mùa Phật đản năm nay tại Huế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét