Một cuộc chiến mới ở biên giới Tây Nam?
Trong bối cảnh giới lãnh đạo Việt Nam thể hiện việc xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, tình hình tranh chấp biên giới giữa Campuchia và Việt Nam bất ngờ được khuấy động từ phía Phnom Penh.
Những động thái đáng ngạc nhiên
Những việc này không những xuất phát từ phía các đảng đối lập mà cả những động thái đáng ngạc nhiên từ Thủ tướng Campuchia. Ông Hun Sen đã đề nghị mượn các bản đồ gốc của Liên Hiệp Quốc và các nước Pháp, Anh, Mỹ. Một hành động hàm ý cần xem xét lại đường biên giới mà Phnom Penh và Hà Nội đã thỏa thuận qua Hiệp định 1985 và bổ sung năm 2005. Toàn cảnh tranh chấp biên giới Tây Nam mang những ý nghĩa gì và một cuộc chiến tranh biên giới mang tính hạn chế có thể xảy ra hay không?Các học giả Việt Nam thể hiện lập luận cho rằng, Trung Quốc là kẻ dấu mặt kích động giới chính trị đối lập Campuchia, sử dụng lá bài lãnh thổ và tinh thần dân tộc để gây áp lực chính trị với Việt Nam. Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên hôm 22/7, TS Trần Công Trục nguyên Trưởng Ban Biên giới chính phủ từ Hà Nội nhận định:
Trung Quốc làm mọi cách để dùng Campuchia gây ra những bất ổn trong khu vực, cả vấn đề biển Đông mọi người đã biết rồi. Qua lịch sử phải biết chuyện Pôn Pốt đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới tàn sát nhân dân năm 1979, chính là có bàn tay của một số người trong đảng cầm quyền của Trung Quốc.“Trung Quốc làm mọi cách để dùng Campuchia gây ra những bất ổn trong khu vực, cả vấn đề biển Đông mọi người đã biết rồi. Qua lịch sử phải biết chuyện Pôn Pốt đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới tàn sát nhân dân năm 1979, chính là có bàn tay của một số người trong đảng cầm quyền của Trung Quốc. Rõ ràng chúng ta biết cả và hiện nay tôi nghĩ rằng người chống lưng cho các lực lượng đó chính là Trung Quốc.”
-TS Trần Công Trục
Không phải ngẫu nhiên mà gần 2.000 người Campuchia hôm 19/7/2015 đã từ Phnom Penh tập trung tại đường biên giới chia cắt tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An, để biểu tình với các khẩu hiệu Việt Nam cướp đất của người Campuchia. Trước đó ngày 28/6, khoảng 250 người Campuchia với sự có mặt của các chính khách đối lập thuộc đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia, đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 trên địa phận Việt Nam thuộc tỉnh Long An. Khi bị ngăn chặn những người này đã tấn công làm 7 người Việt Nam bị thương.
Theo báo chí Việt Nam đại diện chính phủ Campuchia hôm 16/7 đã cam kết với Việt Nam sẽ không để tình trạng tương tự xảy ra. Tuy nhiên họ đã không ngăn chặn việc 1.800 người di chuyển từ Phnom Penh đến sát đường biên giới Svay Rieng-Long An để biểu tình; nhà chức trách Việt Nam phải thỏa thuận để cho 100 người trong số đó được vào cột mốc 203 do Việt Nam quản lý để quan sát, miễn là những người này giữ trật tự và không được tiến sâu hơn vào lãnh thổ Việt Nam.
Câu chuyện dường như chưa dừng lại, vì đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) lại tiếp tục kêu gọi người dân nước họ tụ tập tại cột mốc biên giới với Việt Nam ở An Giang vào ngày 26/7/2015. Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia cho là một số cột mốc biên giới bị đặt lùi sâu vào lãnh thổ Campuchia.
Theo báo chí do nhà nước quản lý, ngày 23/7/2015, tại cuộc họp báo chính thức tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói rằng, Việt Nam khẳng định phân giới với Campuchia phù hợp luật quốc tế. Ông Bình lên án các hoạt động gây rối của các thành phần quá khích bên Campuchia tại khu vực biên giới hai nước.
Trước đó vào ngày 16/7 cũng trong cuộc họp báo thường lệ, Phát ngôn viên Lê Hải Bình đã bác bỏ thông tin và hình ảnh của các trang mạng xã hội về việc Việt Nam chuyển quân, khí tài quân sự và nhiều xe tăng vào miền Nam vì tình hình biên giới tây nam bị đe dọa.
Đáp câu hỏi của chúng tôi về khả năng xảy ra chiến tranh hạn chế vì vấn đề biên giới Tây Nam, TS Trần Công Trục nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ nhận định rằng, vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia liên quan đến các xung đột, những tranh chấp trên biên giới, là có bàn tay, có thế lực đang tìm cách gây ra căng thẳng. Họ muốn làm cho Việt Nam phải căng ra để đối phó với nhiều mặt trận khác nhau và họ đang làm rất mạnh mẽ. TS Trần Công Trục tiếp lời:
“Vấn đề có thể xảy ra xung đột hay không, đây chính là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Theo tôi, nếu như tình hình này không kiểm soát được và không có giải pháp thực sự có hiệu quả thì có thể có những xung đột. Bởi vì trong quan hệ hai nước đã từng có những chuyện như vậy.”
Sẽ dừng ở mức độ tranh chấp?
Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng, một nhà nghiên cứu độc lập ở Sài Gòn, người từng có thời gian là nhà phân tích thông tin tình báo nói rằng, vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia sẽ chỉ dừng ở mức độ tranh chấp. Theo lời ông, nhiều ý kiến cho là Trung Quốc đứng sau các rắc rối ở biên giới Việt Nam-Campuchia. Nhưng ông cho rằng, Trung Quốc vẫn đủ tự tin là vẫn có thể kềm chế Việt Nam mà chưa phải sử dụng lá bài quân sự. Trung Quốc có nhiều mối lợi trong quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam và mỗi năm xuất siêu tới 30 tỷ đô la. Theo lời TS Phạm Chí Dũng giới lãnh đạo Việt Nam chưa thể hiện rõ ràng vấn đề thoát Trung, mà chỉ có biểu hiện giảm bớt lệ thuộc Trung Quốc và xích lại gần Mỹ hơn, trong bối cảnh Washington xoay trục về châu Á và sẵn sàng với mọi tình huống bất ngở trên Biển Đông.
TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
Tôi không cho là có thể xảy ra một cuộc chiến tranh lớn giữa Việt Nam và Campuchia, đặc biệt tình hình Campuchia cũng đang phải đối phòng với vấn đề nội bộ của họ, tranh chấp giữa hai đảng dẫn đầu chính quyền và đảng đối lập Sam Rainsy.
-TS Phạm Chí Dũng
“Tôi không cho là có thể xảy ra một cuộc chiến tranh lớn giữa Việt Nam và Campuchia, đặc biệt tình hình Campuchia cũng đang phải đối phòng với vấn đề nội bộ của họ, tranh chấp giữa hai đảng dẫn đầu chính quyền và đảng đối lập Sam Rainsy. Nhưng ngay cả trong trường hợp xảy ra chiến tranh thực sự giữa Việt Nam và Campuchia thì tất nhiên sẽ khác rất nhiều với thời điểm 1979. Sẽ không có sự qui tụ lòng dân và lòng quân đối với cuộc chiến tranh này và Việt nam có thể gặp nhiều thất lợi trong việc tổ chức phòng ngự và phản công, chưa nói tới việc chủ động tấn công. Về lực lượng quân sự Việt Nam vẫn trội hơn hẳn Campuchia, nhưng vấn đề là tinh thần quyết tâm của bộ đội liệu có đủ lớn để có thể chống trả những đợt gây rối hoặc là tấn công ở cấp độ chiến dịch cấp sư đoàn hoặc quân đoàn của Campuchia hay không? Nếu xảy ra chiến tranh tôi không cho là phần thắng lợi sẽ nghiêng hẳn về quân đội Việt Nam như thời điểm 1979, mà sẽ là một cuộc chiến tranh biên giới giằng co và kéo dài.”
Đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia có chiều dài 1.137 km, trải dài qua lãnh thổ 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia. VnExpress ngày 22/7/2015 trích lời TS Nguyễn Thành Văn, Trưởng phòng Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhận định rằng, bản chính tấm bản đồ bonne 26 mảnh do Sở Địa dư Đông Dương phát hành từ 1927-1953, mà cố quốc vương Norodom Sihanouk đăng ký và lưu chiểu tại Liên Hiệp Quốc sẽ giúp bác bỏ luận điệu về biên giới của phe đối lập Campuchia.
Điều này có thể có tác dụng không thuận lợi như nhận định của TS Nguyễn Thành Văn, nó có thể là con dao hai lưỡi và đặt ra vấn đề xác thực của các tài liệu bản đồ mà Phnom Penh và Hà Nội sử dụng để đàm phán trong thập niên 1980. Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa qua đã xin mượn Liên Hiệp Quốc tài liệu bản đồ gốc được lưu giữ và Liên Hiệp Quốc đã đáp ứng một phần, nhưng không rõ ông Hun Sen nhận được những tài liệu nào. Về vấn đề này, trong cuộc họp báo ngày 23/7/2015 tại Hà Nội, Phát ngôn viên Lê Hải Bình cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam không có bình luận gì về động thái này của phía Campuchia.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Trần Công Trục nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ nhận định:
“Hiện nay có một số người Campuchia, một số chính khách cũng như dư luận Campuchia nói rằng là, nếu dựa vào bản đồ đó thì vấn đề phân giới cắm mốc và các thỏa thuận của hai bên có những sự không đúng. Nó có câu chuyện thế này, khi mà xem xét 26 bản đồ gốc đó thì có một số của hai bên đưa ra không phải là bản gốc. Thứ hai là có một số dường như bị cạo sửa, điều này cần lưu ý. Về nguyên tắc đã thông qua bản đồ thì không ai có thể chối bỏ được, nói như vậy vì chính Campuchia chính vua Sihanouk đã gởi lên Liên Hiệp Quốc để xin đăng ký lưu chiểu 26 tấm bản đồ phân định đường biên giới với Việt Nam. Vấn đề quan trọng khi xem xét nó là xem xét các tấm bản đồ đó có bị thay đổi cạo sửa hay không.
Tôi cho rằng phía Campuchia hiện nay đã có sự nhìn nhận về chuyện đưa ra các bản đồ mà dường như đã bị cạo sửa, mà hai bên đã phát hiện ra. Họ dùng chuyện đó để nói rằng vấn đề giải quyết đường biên giới giữa hai bên có sự bất công, không công bằng giữa Việt Nam và Campuchia.”
Có những thông tin cho rằng, Thủ tướng Hun Sen mượn lại tài liệu bản đồ Bonne lưu chiểu tại Liên Hiệp Quốc và các tài liệu bản đồ của Anh, Pháp, Mỹ, là do phía Campuchia giờ đây muốn chứng minh có sự sai lệch giữa tài liệu bản đồ mà hai nước dùng làm cơ sở đàm phán, trước khi ký kết các Hiệp định 1983, 1985, 2005 và bản đồ gốc.
Tranh chấp biên giới Việt-Nam Campuchia hy vọng sẽ dừng lại ở những vụ ẩu đả xô xát giữa người dân hai bên, không tiến xa hơn nữa, giữa khi Việt Nam vẫn đang ngậm đắng nuốt cay với người bạn láng giềng phương Bắc.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/vietnam-s-south-west-border-dispute-nn-07242015075748.html
Việt Nam: ‘An ninh biên giới rất quan trọng’
- 2 giờ trước
Bộ trưởng Công an Việt Nam nói diễn biến gần đây ở các tuyến biên giới luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Ông Trần Đại Quang đưa ra thông điệp này tại một hội nghị về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế xã hội cho ba vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ được tổ chức tại Cần Thơ vào hôm 22/07.Bộ trưởng Quang được báo điện tử của bộ này dẫn lời nói rằng ông "đã có những đề xuất quan trọng, trong đó có việc đẩy nhanh việc phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia.”
“An ninh biên giới, đối ngoại biên giới là những vấn đề rất quan trọng. Diễn biến gần đây ở các tuyến biên giới luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm...
“…Tiếp tục đề nghị phía bạn tăng cường tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ làm rõ tinh thần hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước. Tập trung phát hiện, bóc gỡ các đối tượng Fulro hoạt động chống phá nước ta…"
Báo điện tử của bộ này mô tả điều họ gọi là đặc biệt trước những “luận điệu thù địch về vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia”, Bộ trưởng Trần Đại Quang nói "lực lượng Công an sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện và cung cấp thông tin chính thống cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Đại sứ quán các nước tìm hiểu về các khu vực này để hiểu rõ vấn đề."
Vào hôm 20/07, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tiếp Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia Đại tướng Vong Veasna tại Hà Nội.
Cuộc họp được tiến hành trong bối cảnh đã có một số căng thẳng tại khu giáp ranh giữa tỉnh Long An của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia thuộc khu vực đường biên hai nước trong tháng này.
Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7 để biểu thị điều được mô tả là "Việt Nam vi phạm đất đai của Campuchia".
Hôm 28/6 chính tại đây đã có xô xát giữa một nhóm nhà hoạt động Campuchia do dân biểu Real Camerin dẫn đầu với người dân Việt Nam làm gần 20 người bị thương.
Campuchia đang chuyển quan hệ từ liên minh truyền thống bè bạn với Việt Nam sang với Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Việt Nam vào tuần trước bác bỏ tin đồn trên mạng nói Việt Nam đưa vũ khí, khí tài vào miền nam vì căng thẳng biên giới với Campuchia.
Trong khi đó trang tin chính thức của Bộ Thông tin – Truyền thông Việt Nam, nói “sẽ không có chuyện cả hai quốc gia phải sử dụng đến các biện pháp quân sự để xử lý”
Tiến sỹ Vannarith Chheang, người Campuchia hiện giảng dạy ở Đại học Leeds, Anh Quốc, nói với BBC rằng nguyên nhân gốc rễ của tranh chấp biên giới và những căng thẳng trên đường biên giới Việt Nam - Campuchia "chủ yếu là do sự thiếu minh bạch trong đàm phán biên giới giữa hai chính phủ."
Ông Chheang cũng nói thêm rằng việc tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia đã làm cho Campuchia cảm thấy tự tin hơn và đẩy cao sức mạnh mặc cả, thương lượng của Campuchia với Việt Nam.
“Campuchia đang chuyển quan hệ từ liên minh truyền thống bè bạn với Việt Nam sang với Trung Quốc,” ông nói thêm.
VIỆT NAM ĐANG CHUẨN BỊ SẴN SÀNG CHO MỌI TÌNH HUỐNG?
Nhiều người suy luận đây là diễn tập, tôi cũng cầu mong như vậy vì nếu chiến tranh xảy ra, dân khổ là điều chắc chắn. Tuy nhiên kết hợp với việc thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ, nền kinh tế khủng hoảng không lối thoát và việc dân chúng ở Trung Quốc bất mãn cao độ. Chúng ta không nên loại trừ khả năng chính quyền Trung Cộng gây chiến để giải tỏa áp lực từ dân chúng trong nước, thu hút sự chú ý của dân chúng sang chiến tranh, dân sẽ mau chóng quên đi bất mãn chế độ cầm quyền (!?).
Đang chuyển quân về Đà Nẵng, sáng 14/7 /2015.
Ảnh này chụp ở đèo Hải Vân đang chuyển vô Đà Nẵng, mà thằng bạn mình chụp./. Theo facebook Son Dang.
Ga Văn Xá lúc 6h30 sáng 13/7/2015 trên đường về Đà Nẵng. Theo facebook Nguyễn Đăng Thành
Điều đặc biệt trước đó, ngày 3/7 anh BTH xác nhận bạn anh và các công nhân đường sắt đang phải đóng mới khá nhiều các toa tàu đặc biệt dùng để chở xe tăng, khí tài quân sự.
Ngày 8/7, các hình đó được đăng lên fb thì ngày hôm nay thấy nó được sử dụng cho xe lửa.
Có vẻ như Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng, không thể để cho bất cứ tình huống bất ngờ ngoài dự tính nào xảy ra.
Tại Sài Gòn, vào trưa ngày 14/7/2015, facebook N.N cũng đã phổ biến bức ảnh cho thấy xe thiết giáp M113 và pháo đã di chuyển từ Gò Vấp chạy qua đường Phạm Văn Đồng theo hướng về quân khu 7.
Hàng loạt các động thái quân sự diễn ra dồn dập đúng vào thời điểm lực lượng quân đội CSVN vẫn đang thiếu vắng người đứng đầu do bộ trưởng Phùng Quang Thanh “sang Pháp chữa bệnh”.
Tổng hợp trên FB và Internet
Theo Tin tức hàng ngày
———————
Cũng có ý kiến cho rằng việc vận chuyển khí tài quân sự có liên quan đến tình hình căng thẳng tại khu vực biện giới Tây Nam.
Bắt đầu từ hôm 8/7/2015, Campuchia đã cử bộ trưởng quốc phòng Tea Banh cùng phái đoàn hùng hậu 23 tướng lãnh sang Bắc Kinh trong 5 ngày. Hành động này diễn ra giữa lúc phái đoàn cấp cao Việt Nam và Campuchia đang tiến hành một cuộc họp kín về vấn đề biên giới.
Trung Cộng vốn là nhà tài trợ kinh tế và quân sự lớn nhất của Campuchia.
Tại Bắc Kinh, bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh đã gặp người đồng nhiệm phía Trung Cộng là Thường Vạn Toàn, hai bên cam kết cải thiện hợp tác quân sự và nhấn mạnh ‘hỗ trợ các lợi ích cốt lõi của nhau’.
Chưa đầy một tuần sau, lại có tin uỷ viên bộ chính trị Trung Cộng Trương Cao Lệ đến Việt Nam với ý đồ chống lưng cho phe thân Tàu trước thời điểm diễn ra đại hội đảng lần thứ 12.
Các dữ kiện trên cho thấy Trung Cộng đã không giấu diếm thủ đoạn châm ngòi cho một cuộc xung đột tại biên giới Tây Nam, qua đó dễ bề thò bàn tay lông lá nhằm răn đe và thao túng bộ chính trị VN.
https://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Biên giới Việt-Cam và trò bẩn của Trung Cộng
Nhật Phong (Danlambao) - Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông lề đảng được huy động toàn lực để đính chính thông tin sức khỏe Phùng đại tướng, sử dụng đủ hình thức giật tít, câu like từ vụ thảm sát ở Bình Phước. Trong khi đó, báo đảng vẫn im lặng về việc giàn khoan HD981 tiến sâu trong vùng chồng lấn ở vịnh Bắc Bộ, tin biên giới Tây Nam, Việt Nam - Campuchia gần như bị lãng quên.
Sau cái bắt tay giữa ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư đảng Cộng sản VN và Tổng thống Mỹ B.Obama tại phòng Bầu Dục hôm 7.7 thì tại các các cột mốc tại biên giới Việt-Cam đã liên tục xảy ra các vụ gây rối của Campuchia với quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
Ảnh DLB
23h ngày 12/7, khoảng 100 người Campuchia tiến sát đến khu vực biên giới ở huyện Tịnh Biên (An Giang). Trong đó, một nhóm 5 người tiến hành đập phá cộc mốc ở thị trấn Tịnh Biên nhưng nhanh chóng bị nhân dân và lực lượng chức năng Việt Nam kịp thời ngăn cản và xua đuổi.
Cửa khẩu Tịnh Biên (ảnh DLB)
Cột mốc bị đập hôm ngày 12/7 (Ảnh DLB)
Cũng trong ngày này, một số gia đình người Việt gốc Campuchia sống trong các sóc (làng) tiến hành di chuyển về phía biên giới Campuchia đến hôm sau thì quay trở lại.
Ngày 14/7, có bốn nhóm nhỏ trên 10 người di chuyển áp sát đường biên tại An Giang ở các vị trí khác nhau như: xã Ba Chúc (Tri Tôn), xã An Phú, xã Nhơn Hưng (thị trấn Tịnh Biên). Các nhóm người này vẫy cờ Campuchia, la hét nhưng không đi qua phần biên giới Việt Nam.
Đỉnh điểm là ngày 19/7, gần 2000 người theo lời kêu gọi của các nghị viên Đảng Cứu Nguy Dân Tộc (CNRP) di chuyển về khu vực biên giới ở huyện Mộc Hóa, Long An để "giám sát biên giới". Tuy nhiên, tình hình đã được phía nhà chức trách Campuchia kiểm soát. Đám đông đã giải tán vì trời mưa to.
Những gia đình sống dọc tuyến đường biên giới ở An Giang như: tỉnh lộ 955A, tỉnh lộ 55A được động viên chuẩn bị sẵn sàng gậy, chông để ngăn chặn người Campuchia gây rối, đập phá cột mốc.
Theo một số người dân Campuchia sang buôn bán và làm việc ở cửa khẩu Tịnh Biên thì họ được kêu gọi đi đòi đất tại biên giới với lời hứa sẽ được cho tiền.
Bên kia biên giới, nơi hàng ngàn lô đất được Trung Cộng thuê dài hạn với nhân công và chủ trang trại đều là người Trung Quốc.
Hiên nay, tuyến đường biên giới Việt-Cam cũng như các vị trí cột mốc đang được canh phòng nghiêm ngặt bởi lực lượng chức năng Việt Nam và Campuchia.
Có thể thấy, ngoài việc gây rối trên vịnh Bắc Bộ, tấn công cướp bóc ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, hiện nay Trung Cộng đang ra sức kích động tay chân tại Campuchia để buộc Việt Nam phải có sự lựa chọn trong tình thế hiện nay.
Việc sử dụng đảng đối lập CNRP gây hấn ở khu vực biên giới Tây Nam khiến nhiều người nhớ tới bài học năm 1979, khi Việt Nam đã phải lãng phí rất nhiều sinh mạng của người dân mình để bảo vệ lãnh thổ sau trò giật dây từ Bắc Kinh.
22/07/2015
Bài tin liên quan:
Thứ Tư, ngày 15 tháng 7 năm 2015
Bộ đội VN đang chuyển quân đến miền Trung hay Tây Nam?
Bộ đội VN đang chuyển quân đến miền Trung hay Tây Nam?
VIỆT NAM ĐANG CHUẨN BỊ SẴN SÀNG CHO MỌI TÌNH HUỐNG?
Nhiều người suy luận đây là diễn tập, tôi cũng cầu mong như vậy vì nếu chiến tranh xảy ra, dân khổ là điều chắc chắn. Tuy nhiên kết hợp với việc thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ, nền kinh tế khủng hoảng không lối thoát và việc dân chúng ở Trung Quốc bất mãn cao độ. Chúng ta không nên loại trừ khả năng chính quyền Trung Cộng gây chiến để giải tỏa áp lực từ dân chúng trong nước, thu hút sự chú ý của dân chúng sang chiến tranh, dân sẽ mau chóng quên đi bất mãn chế độ cầm quyền (!?).
Đang chuyển quân về Đà Nẵng, sáng 14/7 /2015.
Ảnh này chụp ở đèo Hải Vân đang chuyển vô Đà Nẵng, mà thằng bạn mình chụp./. Theo facebook Son Dang
Ga Văn Xá lúc 6h30 sáng 13/7/2015 trên đường về Đà Nẵng. Theo facebook Nguyễn Đăng Thành
Điều đặc biệt trước đó, ngày 3/7 anh BTH xác nhận bạn anh và các công nhân đường sắt đang phải đóng mới khá nhiều các toa tàu đặc biệt dùng để chở xe tăng, khí tài quân sự.
Ngày 8/7, các hình đó được đăng lên fb thì ngày hôm nay thấy nó được sử dụng cho xe lửa.
Có vẻ như Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng, không thể để cho bất cứ tình huống bất ngờ ngoài dự tính nào xảy ra.
Tại Sài Gòn, vào trưa ngày 14/7/2015, facebook N.N cũng đã phổ biến bức ảnh cho thấy xe thiết giáp M113 và pháo đã di chuyển từ Gò Vấp chạy qua đường Phạm Văn Đồng theo hướng về quân khu 7.
Hàng loạt các động thái quân sự diễn ra dồn dập đúng vào thời điểm lực lượng quân đội CSVN vẫn đang thiếu vắng người đứng đầu do bộ trưởng Phùng Quang Thanh "sang Pháp chữa bệnh".
Tổng hợp trên FB và Internet
Theo Tin tức hàng ngày
Hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào Nam
Xe thiết giáp đang được vận chuyển qua đèo Hải Vân, hướng vào Đà Nẵng (Ảnh: Facebook) |
Hoàng Trần (Danlambao) - Sáng ngày 14/7/2015, mạng xã hội xôn xao với các bức ảnh ghi lại cảnh hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào miền Nam trên những chuyến tàu lửa nối dài dằng dặc.
Vận chuyển ồ ạt
Bức ảnh trên facebook H.P. cho thấy tất cả các khí tài quân sự được phủ kín một lớp bạt bên ngoài đang vượt qua đèo Hải Vân, hướng về Đà Nẵng.
Có tin nói rằng, từ ngày 13/7/2015, công tác vận chuyển đã được tiến hành một cách gấp rút và ồ ạt.
Trước đó 1 tuần, trang facebook B.T.H cũng chia sẻ một status cho biết: “Tối qua ngồi chơi với mấy ông công nhân đường sắt, được biết công nhân đang làm tăng ca tăng giờ sửa toa tàu hàng thành toa chở xe tăng”.
Ảnh chụp lúc trưa ngày 14/7/2015 tại Sài Gòn (Facebook)
Tại Sài Gòn, vào trưa ngày 14/7/2015, facebook N.N cũng đã phổ biến bức ảnh cho thấy xe thiết giáp M113 và pháo đã di chuyển từ Gò Vấp chạy qua đường Phạm Văn Đồng theo hướng về quân khu 7.
Hàng loạt các động thái quân sự diễn ra dồn dập đúng vào thời điểm lực lượng quân đội CSVN vẫn đang thiếu vắng người đứng đầu do bộ trưởng Phùng Quang Thanh "sang Pháp chữa bệnh".
Các diễn biến gần đây cũng cho thấy bộ quốc phòng CSVN đang chuẩn bị có những thay đổi quan trọng về mặt nhân sự.
Bàn tay Trung Cộng
Có ý kiến cho rằng việc vận chuyển khí tài quân sự có liên quan đến tình hình căng thẳng tại khu vực biện giới Tây Nam.
Bắt đầu từ hôm 8/7/2015, Campuchia đã cử bộ trưởng quốc phòng Tea Banh cùng phái đoàn hùng hậu 23 tướng lãnh sang Bắc Kinh trong 5 ngày. Hành động này diễn ra giữa lúc phái đoàn cấp cao Việt Nam và Campuchia đang tiến hành một cuộc họp kín về vấn đề biên giới.
Trung Cộng vốn là nhà tài trợ kinh tế và quân sự lớn nhất của Campuchia.
Ảnh chụp lúc 6:40' sáng 13/7/2015 tại ga Văn Xá, Huế (Facebook)
Tại Bắc Kinh, bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh đã gặp người đồng nhiệm phía Trung Cộng là Thường Vạn Toàn, hai bên cam kết cải thiện hợp tác quân sự và nhấn mạnh ‘hỗ trợ các lợi ích cốt lõi của nhau’.
Chưa đầy một tuần sau, lại có tin uỷ viên bộ chính trị Trung Cộng Trương Cao Lệ đến Việt Nam với ý đồ chống lưng cho phe thân Tàu trước thời điểm diễn ra đại hội đảng lần thứ 12.
Các dữ kiện trên cho thấy Trung Cộng đã không giấu giếm thủ đoạn châm ngòi cho một cuộc xung đột tại biên giới Tây Nam, qua đó dễ bề thò bàn tay lông lá nhằm răn đe và thao túng bộ chính trị CSVN.
Hậu quả từ ‘món nợ’ Thành Đô đang ngày càng hiện hữu. Đảng CSVN đã lộ rõ bộ mặt phản quốc hại dân, giới chóp bu ngày càng trở nên lủng củng, cắn xé lẫn nhau.
Rõ ràng, chế độ CSVN đang bước vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Cùng với những thay đổi thời cuộc, đây là thời điểm thích hợp để người dân chúng ta phải nỗ lực hơn để đặt dấu chấm hết cho ngày cáo chung của chế độ CS.
http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/2874441.html?z=0&zp=1
Căng thẳng tại biên giới VN - Campuchia
20 tháng 7 2015 Cập nhật lúc 21:42 ICT
Khoảng 2.000 người Campuchia do các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập dẫn dắt đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07/150720_vietnam_cambodia_border_row
Nam Nguyên: Thưa TS Việt Nam và Campuchia đã phân định đương biên giới theo hiệp định 1985 và trên cơ sở bản đồ Bonne do chính Quốc vương Norodom Sihanouk bảo lưu tại LHQ. Khúc mắc chính trong vấn đề biên giới giữa hai nước hiện nay là gì?
TS Trần Công Trục: Như các bạn đã biết Việt nam và Campuchia đã trải qua một quá trình giải quyết biên giới và lãnh thổ của hai nước, bắt đầu khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị lật đổ, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập. Vấn đề đầu tiên hai bên thỏa thuận được một hiệp ước về nguyên tắc, là dùng đường biên giới thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne của sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 làm cơ sở pháp lý, để hai bên dựa vào đó mà giải quyết vấn đề hoạch định biên giới và sau đó là vấn đề phân định biên giới cắm mốc, để giải quyết các tồn đọng về vấn đề biên giới giữa hai nước.
Vấn đề ở đây tại sao hiện nay có một số người Campuchia, một số chính khách cũng như dư luận Campuchia nói rằng là, nếu dựa vào bản đồ đó thì vấn đề phân giới cắm mốc và các thỏa thuận của hai bên có những sự không đúng. Nó có câu chuyện thế này, khi mà xem xét 26 bản đồ gốc đó thì có một số của hai bên đưa ra không phải là bản gốc. Thứ hai là có một số dường như bị cạo sửa, điều này cần lưu ý. Về nguyên tắc đã thông qua bản đồ thì không ai có thể chối bỏ được, nói như vậy vì chính Campuchia chính vua Sihanouk đã gởi lên Liên Hiệp Quốc để xin đăng ký lưu chiểu 26 tấm bản đồ phân định đường biên giới với Việt Nam. Vấn đề quan trọng khi xem xét nó là xem xét các tấm bản đồ đó có bị thay đổi cạo sửa hay không.
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, Thủ tướng Hun Sen mượn các bản đồ bảo lưu tại LHQ thì điều này có gây quan ngại cho VN hay không, ngoài bản đồ Bonne còn các bản đồ nào khác từ thời pháp thuộc hay các triều đình VN mà khác với bản đồ Bonne hay không và họ có thể dựa trên các bản đồ khác hay không.
TS Trần Công Trục: Các bạn nên nhớ rằng phía Việt Nam và Campuchia đồng thuận đường biên giới thể hiện trên 26 mảnh bản đồ gốc do Pháp xuất bản chứ ngoài ra không có thứ bàn đồ nào khác. Khi đã thống nhất lựa chọn 26 tấm bản đồ gốc không có cạo sửa, thì các chuyên gia kỹ thuật bản đồ của hai bên phải chuyển đổi đường biên giới trên bản đồ Bonne đó sang một loại bản đồ địa hình, mà hai bên thống nhất và dùng làm bản đồ kèm theo hiệp ước hoạch định, là bản đồ UTM của Mỹ sản xuất. Đây là cả một vấn đề kỹ thuật. Các chuyên gia kỹ thuật bản đồ từ hệ qui chiếu bản đồ Bonne khác với hệ qui chiếu UTM của Mỹ, bây gờ chuyển sang toàn bộ được mô tả theo bản đồ UTM của Mỹ và kèm theo hiệp ước hoạch định biên giới mà hai bên ký kết vào năm 1985.
Trên cơ sở hiệp định ký kết theo đúng thủ tục pháp lý, đường biên giới được mô tả trên hiệp ước đó cũng như bản đồ UTM của Mỹ được chuyển đổi từ bản đồ Bonne của Pháp sang. Đó là cơ sở pháp lý duy nhất để hai bên triển khai công tác phân giới cắm mốc và nếu như xem xét đối chiếu người ta phải dùng bản đồ UTM của Mỹ đã được chuyển từ bản đồ Bonne sang đấy để mà xem các vị trí các bên cắm mốc đúng hay sai, chứ không thể dùng bản đồ Bonne để tính toán được nữa. Tôi xin nói về mặt kỹ thuật nếu mà không nhất quán thì sẽ tạo ra ngộ nhận, đây hoàn toàn là vấn đề kỹ thuật.
Nam Nguyên: Thưa, trên báo chí Việt Nam mấy ngày hôm nay Có những ý kiến về khả năng có bên thứ ba kích động vấn đề tranh chấp biên giới Việt Nam-Campuchia, đặc biệt báo chí hôm nay đưa tin Campuchia thắt chặt liên minh quân sự với Trung Quốc. Tiến sĩ nhận định gì?
Tất nhiên đàng sau tất cả những cái đó, tôi nghĩ rằng và tôi hoàn toàn chia sẻ với nhiều ý kiến và thông tin đã nói, là đã có người chống lưng cho các chính khách của các đảng phái đối lập về mặt chính trị, để dùng vấn đề biên giới kích động gây ra mất uy tín cho đảng cầm quyền chính phủ Campuchia và đồng thời chia rẽ mối quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Campuchia, đó chính là Trung Quốc.
Trung Quốc là bên đã có những hoạt động ráo riết trong việc giúp đỡ cho các chính khách các đảng đối lập như là Sam Rainsy. Các bạn nhớ rằng, Sam Rainsy đã từng tuyên bố Trung Quốc là tương lai của nhân loại, là người mà Campuchia có thể hoàn toàn tin tưởng. Bây giờ họ làm rất nhiều việc chúng ta đã biết rồi, không phải dấu diếm nữa người ta đã hỗ trợ về mặt ngoại giao, về mặt quốc phòng, kinh tế.
Họ làm mọi cách để dùng Campuchia gây ra những bất ổn trong khu vực, cả vấn đề biển Đông mọi người đã biết rồi. Cho nên là qua lịch sử phải biết chuyện Pôn Pốt đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới tàn sát nhân dân năm 1979, chính là có bàn tay của một số người trong đảng cầm quyền của Trung Quốc. Rõ ràng chúng ta biết cả và hiện nay tôi nghĩ rằng người chống lưng cho các lực lượng đó chính là Trung Quốc.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Trần Công Trục đã trả lời phỏng vấn. Tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia gần đây rất căng thẳng và dễ trở thành xung đột. Liên Hiệp Quốc đã đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cung cấp một phần thông tin về bản đồ phân định biên giới với Việt Nam. Nguyên do nào khiến Phnompenh khuấy động vấn đề biên giới, mặc dù hai bên đã có các Hiệp định phân định biên giới năm 1983, năm 1985 và Hiệp ước bổ sung 2005. Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ hiện sống và làm việc ở Hà Nội về vấn đề này.
Trung Quốc giật dây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia?
Nam Nguyên: Thưa TS Việt Nam và Campuchia đã phân định đương biên giới theo hiệp định 1985 và trên cơ sở bản đồ Bonne do chính Quốc vương Norodom Sihanouk bảo lưu tại LHQ. Khúc mắc chính trong vấn đề biên giới giữa hai nước hiện nay là gì?
TS Trần Công Trục: Như các bạn đã biết Việt nam và Campuchia đã trải qua một quá trình giải quyết biên giới và lãnh thổ của hai nước, bắt đầu khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị lật đổ, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập. Vấn đề đầu tiên hai bên thỏa thuận được một hiệp ước về nguyên tắc, là dùng đường biên giới thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne của sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 làm cơ sở pháp lý, để hai bên dựa vào đó mà giải quyết vấn đề hoạch định biên giới và sau đó là vấn đề phân định biên giới cắm mốc, để giải quyết các tồn đọng về vấn đề biên giới giữa hai nước.
Vấn đề ở đây tại sao hiện nay có một số người Campuchia, một số chính khách cũng như dư luận Campuchia nói rằng là, nếu dựa vào bản đồ đó thì vấn đề phân giới cắm mốc và các thỏa thuận của hai bên có những sự không đúng. Nó có câu chuyện thế này, khi mà xem xét 26 bản đồ gốc đó thì có một số của hai bên đưa ra không phải là bản gốc. Thứ hai là có một số dường như bị cạo sửa, điều này cần lưu ý. Về nguyên tắc đã thông qua bản đồ thì không ai có thể chối bỏ được, nói như vậy vì chính Campuchia chính vua Sihanouk đã gởi lên Liên Hiệp Quốc để xin đăng ký lưu chiểu 26 tấm bản đồ phân định đường biên giới với Việt Nam. Vấn đề quan trọng khi xem xét nó là xem xét các tấm bản đồ đó có bị thay đổi cạo sửa hay không.
Về nguyên tắc đã thông qua bản đồ thì không ai có thể chối bỏ được, nói như vậy vì chính Campuchia chính vua Sihanouk đã gởi lên Liên Hiệp Quốc để xin đăng ký lưu chiểu 26 tấm bản đồ phân định đường biên giới với Việt NamTôi cho rằng phía Campuchia hiện nay đã có sự nhìn nhận về chuyện đưa ra các bản đồ mà dường như đã bị cạo sửa, mà hai bên đã phát hiện ra. Họ dùng chuyện đó để nói rằng vấn đề giải quyết đường biên giới giữa hai bên có sự bất công, không công bằng giữa Việt Nam và Campuchia. Tôi muốn nói thêm về xử lý các bản đồ là như vậy.TS Trần Công Trục
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, Thủ tướng Hun Sen mượn các bản đồ bảo lưu tại LHQ thì điều này có gây quan ngại cho VN hay không, ngoài bản đồ Bonne còn các bản đồ nào khác từ thời pháp thuộc hay các triều đình VN mà khác với bản đồ Bonne hay không và họ có thể dựa trên các bản đồ khác hay không.
TS Trần Công Trục: Các bạn nên nhớ rằng phía Việt Nam và Campuchia đồng thuận đường biên giới thể hiện trên 26 mảnh bản đồ gốc do Pháp xuất bản chứ ngoài ra không có thứ bàn đồ nào khác. Khi đã thống nhất lựa chọn 26 tấm bản đồ gốc không có cạo sửa, thì các chuyên gia kỹ thuật bản đồ của hai bên phải chuyển đổi đường biên giới trên bản đồ Bonne đó sang một loại bản đồ địa hình, mà hai bên thống nhất và dùng làm bản đồ kèm theo hiệp ước hoạch định, là bản đồ UTM của Mỹ sản xuất. Đây là cả một vấn đề kỹ thuật. Các chuyên gia kỹ thuật bản đồ từ hệ qui chiếu bản đồ Bonne khác với hệ qui chiếu UTM của Mỹ, bây gờ chuyển sang toàn bộ được mô tả theo bản đồ UTM của Mỹ và kèm theo hiệp ước hoạch định biên giới mà hai bên ký kết vào năm 1985.
Trên cơ sở hiệp định ký kết theo đúng thủ tục pháp lý, đường biên giới được mô tả trên hiệp ước đó cũng như bản đồ UTM của Mỹ được chuyển đổi từ bản đồ Bonne của Pháp sang. Đó là cơ sở pháp lý duy nhất để hai bên triển khai công tác phân giới cắm mốc và nếu như xem xét đối chiếu người ta phải dùng bản đồ UTM của Mỹ đã được chuyển từ bản đồ Bonne sang đấy để mà xem các vị trí các bên cắm mốc đúng hay sai, chứ không thể dùng bản đồ Bonne để tính toán được nữa. Tôi xin nói về mặt kỹ thuật nếu mà không nhất quán thì sẽ tạo ra ngộ nhận, đây hoàn toàn là vấn đề kỹ thuật.
Nam Nguyên: Thưa, trên báo chí Việt Nam mấy ngày hôm nay Có những ý kiến về khả năng có bên thứ ba kích động vấn đề tranh chấp biên giới Việt Nam-Campuchia, đặc biệt báo chí hôm nay đưa tin Campuchia thắt chặt liên minh quân sự với Trung Quốc. Tiến sĩ nhận định gì?
Tôi hoàn toàn chia sẻ với nhiều ý kiến và thông tin đã nói, là đã có người chống lưng cho các chính khách của các đảng phái đối lập về mặt chính trị, để dùng vấn đề biên giới kích động gây ra mất uy tín cho đảng cầm quyền chính phủ Campuchia và đồng thời chia rẽ mối quan hệ láng giềng giữa VN và Campuchia, đó chính là TQTS Trần Công Trục: Rõ ràng đây là một thông tin mà tôi cho là hoàn toàn chuẩn xác, bởi vì câu chuyện ở Campuchia đang dựa vào thực tế những vấn đề biên giới, vấn đề dân tộc để hạ uy tín đảng cầm quyền hiện nay của Campuchia, trong việc tranh giành ghế cho mình tại Quốc hội trong kỳ bầu cử sắp tới. Một trong những lý do để có thể tranh thủ lá phiếu của người dân Campuchia chính là vấn đề biên giới. Họ đưa ra những thông tin mập mờ người dân bình thường không biết, không hiểu rõ các vấn đề như vậy thì họ có thể bị kích động, để nói rằng trong vấn đề đàm phán bây giờ chính phủ Campuchia có nhu nhược hay là làm không đúng làm sai. Nếu các bạn theo dõi những phát biểu của Thủ tướng Hun Sen hoặc phát biểu của những người đàm phán biên giới người ta đã nói rất rõ rồi.TS Trần Công Trục
Tất nhiên đàng sau tất cả những cái đó, tôi nghĩ rằng và tôi hoàn toàn chia sẻ với nhiều ý kiến và thông tin đã nói, là đã có người chống lưng cho các chính khách của các đảng phái đối lập về mặt chính trị, để dùng vấn đề biên giới kích động gây ra mất uy tín cho đảng cầm quyền chính phủ Campuchia và đồng thời chia rẽ mối quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Campuchia, đó chính là Trung Quốc.
Trung Quốc là bên đã có những hoạt động ráo riết trong việc giúp đỡ cho các chính khách các đảng đối lập như là Sam Rainsy. Các bạn nhớ rằng, Sam Rainsy đã từng tuyên bố Trung Quốc là tương lai của nhân loại, là người mà Campuchia có thể hoàn toàn tin tưởng. Bây giờ họ làm rất nhiều việc chúng ta đã biết rồi, không phải dấu diếm nữa người ta đã hỗ trợ về mặt ngoại giao, về mặt quốc phòng, kinh tế.
Họ làm mọi cách để dùng Campuchia gây ra những bất ổn trong khu vực, cả vấn đề biển Đông mọi người đã biết rồi. Cho nên là qua lịch sử phải biết chuyện Pôn Pốt đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới tàn sát nhân dân năm 1979, chính là có bàn tay của một số người trong đảng cầm quyền của Trung Quốc. Rõ ràng chúng ta biết cả và hiện nay tôi nghĩ rằng người chống lưng cho các lực lượng đó chính là Trung Quốc.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Trần Công Trục đã trả lời phỏng vấn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét