[Anh hùng xa lộ]
Như chúng ta đã biết, báo chí Cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Trong cuộc sống, báo chí đã phát huy vai trò xung kích, thể hiện rõ chức năng giám sát của nhân dân. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả. Hoạt động của báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, trong quá trình hội nhập quốc tế và thời đại bùng nổ thông tin đang phát triển như vũ bão.
Trước những yêu cầu mới, báo chí Cách mạng Việt Nam luôn kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí luôn đi tiên phong trong việc phát hiện và thúc đẩy các nhân tố mới, góp phần phanh phui các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, đẩy lùi cái xấu trong xã hội, đóng góp công sức không nhỏ vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó, ngòi bút của nhà báo phải gắn liền với đạo đức nghề nghiệp, thể hiện đầy đủ khả năng đổi mới, tiếp cận và cập nhật đời sống. Cái tâm của người làm báo là tính chiến đấu, hướng dẫn cổ vũ dư luận rộng rãi ủng hộ bảo vệ cái tích cực, đẩy lùi tiêu cực, góp phần đem lại công bằng cho xã hội. Vì vậy, để ngòi bút sắc bén được phát huy tốt, rất cần cái tâm của nhà báo. Đó là mong mỏi của người dân trong cả nước.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, một số nhà báo đã lợi dụng các vấn đề nhạy cảm, tiêu cực của đời sống xã hội để đăng tải các bài viết nhằm mục đích câu View, đi ngược lại cái tâm của người làm báo. Điển hình như: Vụ án mạng kinh hoàng xảy ra rạng sáng ngày 7/7/2015 tại tỉnh Bình Phước đang trở thành tâm điểm dư luận báo chí trong những ngày qua. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một khối lượng thông tin khổng lồ của các tờ báo đã được đăng tải trên các trang mạng Internet, mạng xã hội. Nhưng điều đáng nói ở đây là các thông tin này chỉ mang tính chất phỏng đoán để kích thích sự tò mò của người đọc và chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng. Đến lỗi thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng phải đau lòng thốt lên rằng:
“Dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp, tôi không chấp nhận. Vụ án mạng xảy ra ở Bình Phước là nỗi đau của gia đình nạn nhân, nỗi đau của xã hội, đó là tội ác tày trời khiến dư luận bàng hoàng đau xót. Tại sao báo chí, nhất là các báo điện tử và mạng xã hội lại đi khai thác từng chi tiết để thoả mãn trí tò mò của độc giả, câu khách? Tôi khẳng định đó là những thông tin không chính thống, gây hỗn loạn thông tin, hoang mang dư luận và mang tính chất lá cải”
Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn đề nghị báo chí không khai thác nỗi đau vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại tỉnh Bình Phước
Cá biệt, trong quá trình đăng tải thông tin, một số báo điện tử đã thể hiện sự vô trách nhiệm trong việc kiểm duyệt thông tin trước khi đăng tải trên mạng, gây hậu quả nghiêm trọng, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch, các đối tượng phản động xuyên tạc, vu cáo,… Như việc báo Soha.vn và baomoi.com đã đăng tải bài viết với tiêu đề giật gân: “Đại tướng Trần Đại Quang chỉ đạo vụ thảm sát 6 người ở Bình Dương". Đây là một điều không thể chấp nhận được. Nó thể hiện sự thiếu trách nhiệm của người làm báo, của ban biên tập trong việc quyết định cái gì nên đưa lên trang báo, cái gì không, cái gì đưa lên có tác dụng tốt đối với xã hội ...cái gì có lợi cho cộng đồng thì hãy nên làm.
Sự thiếu trách nhiệm của Ban biên tập Báo điện tử Soha.vn khi đăng tải thông tin về vụ án mạng xảy ra tại tỉnh Bình Phước ngày 7/7/2015
Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong quá trình hành nghề báo, một số nhà báo đang có xu hướng thực dụng, chạy theo lợi ích cá nhân, đi ngược lại cái tâm của người làm báo, gây ảnh hưởng xấu đến quần chúng nhân dân. Thiết nghĩ, trong cuộc sống hiện nay, nhà báo nên thận trọng hơn trong cách đăng tải các bài viết, cách tiếp cận vấn đề sao cho vừa đảm bảo truyền tải thông tin, vừa đảm bảo cái tâm của người làm báo. Có như vậy, báo chí mới xứng đáng đóng vai trò tiên phong trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa, phát triển xã hội văn minh, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét