LẠI NÓI LÁO

[Con đường phía trước]

    Từ trước đến nay, lực lượng công an Việt Nam luôn là đối tượng bị các tổ chức “rận chủ” ở trong và ngoài nước tập trung huy động tối đa nguồn nhân lực để bôi nhọ, hạ uy tín hình ảnh trong con mắt nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Bằng nhiều thủ đoạn thâm độc khác nhau như: vu cáo, xuyên tạc, dựng chuyện,… các đối tượng này luôn tìm mọi cơ hội để xây dựng một hình ảnh công an Việt Nam với rất nhiều gam màu tối: tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, bóc lột nhân dân,… đồng thời phủ nhận những chiến công to lớn của lực lượng công an trong công cuộc bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân nhằm mục đích hạ uy tín, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với lực lượng công an, từ đó quy kết bản chất chế độ, kích động nhân dân chống phá Đảng, Nhà nước.
 

    Điển hình, trong mấy ngày gần đây, trong khi báo chí và nhân dân trong nước liên tục ca ngợi những chiến công của lực lượng công an trong việc điều tra, làm sáng tỏ nhanh chóng vụ án thảm sát sáu người trong một gia đình ở Bình Phước, các trang báo mạng của “rận chủ” ở trong và ngoài nước hoàn toàn “lờ tịt” đi vụ việc này, mà thay vào đó, các đối tượng này lại hướng lái câu chuyện theo một hướng khác nhằm mục đích bôi xấu lực lượng công an, mà rõ ràng nhất là bài viết “Ngành công an điều tra vụ án giết người phân biệt đối xử giàu nghèo” trong đó, so sánh công tác điều tra  của 2 vụ án thảm sát ở Bình Dương và Nghệ An. Dựa trên những căn cứ rất vớ vấn rằng “thảm án ở Bình Phước thì vừa xẩy ra đã có bộ công an vào cuộc, báo chí thì ầm ầm đưa tin” trong khi ở Nghệ An “báo chí đưa tin hời hợt về thảm án ở Nghệ An, rồi lực lượng công an huyện điều tra hơn chục ngày trong lặng lẽ”, rồi chúng đưa ra một kết luận hết sức vớ vấn rằng “Có lẽ mạng người ở Nghệ An bị giết là gia đình nghèo, vì vậy họ bị xã hội đối xử gần như là không thèm quan tâm của hầu hết báo đài và do đó, dư luận xã hội cũng trôi mau”. Vậy sự thực là như thế nào?

CÓ PHẢI LỰC LƯỢNG CÔNG AN ĐIỀU TRA HỜI HỢT VỤ THẢM SÁT Ở NGHỆ AN?

    Như báo chí đã đưa tin, ngày 02/7/2015 trong lúc đi đánh cá vực khe Cát Tả, thuộc địa bàn bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, người dân phát hiện thi thể anh Lô Văn Thọ (30 tuổi) bà Viêng Thị Dương (mẹ anh Thọ 70 tuổi), chị Lê Thị Yến (25 tuổi, vợ anh Thọ) và con anh Thọ (mới 8 tháng tuổi) nằm chết cạnh bờ suối. Kiểm tra trên người các nạn nhân phát hiện nhiều vết thương.
    Sự việc nhanh chóng được báo cáo lên Đồn Biên phòng Tam Hợp cùng chính quyền địa phương và công an huyện Tương Dương. Kết quả khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường đã khẳng định cả 4 người trong gia đình anh Lô Văn Thọ bị giết, trên thi thể của cả 4 nạn nhân có nhiều vết chém. 

    Ngay sau khi phát hiện vụ án, Giám đốc công an tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ cùng công an các huyện Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp,… ưu tiên tối đa nhân lực phối hợp với bộ đội biên phòng Nghệ An để điều tra bằng được vụ thảm sát kinh hoàng xảy ra. Rất nhiều điều tra viên kỳ cựu, có kinh nghiệm trong việc đánh án nóng được bổ sung cho Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) trực tiếp hiện trường của vụ án.

    Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, Bộ Công an đã trực tiếp chỉ đạo công tác điều tra vụ án, cử một đoàn cán bộ gồm những điều tra viên cao cấp của Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45) về Nghệ An phối hợp với lực lượng công an Nghệ An điều tra vụ án, truy tìm hung thủ trong thời gian sớm nhất. Như vậy, rõ ràng có thể thấy, giống như các vụ án đặc biệt nghiêm trọng khác đã xảy ra, mà điển hình là vụ án ở Bình Phước thời gian qua, Bộ Công an luôn chỉ đạo sát sao, huy động tối đa các lực lượng nghiệp vụ để nhanh chóng điều tra, làm sáng tỏ vụ án, chứ hoàn toàn không có việc phân biệt đối xử trong công tác điều tra như sự xuyên tạc, vu cáo mà bọn “rận chủ” rêu rao trên các trang mạng xã hội.
 
LẠI NÓI LÁO

Lực lượng công an dốc toàn lực điều tra vụ án thảm sát ở Nghệ An

    Vậy, vụ thảm sát ở Nghệ An chưa tìm ra được hung thủ nhanh như trong vụ án ở Bình Phước. Vấn đề này xuất phát từ đặc điểm, dấu vết của mỗi vụ án có sự khác nhau. Vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước ngày 07/07/2015 xảy ra ở một khu vực đông dân cư, vụ án được phát hiện chỉ 3 – 4 tiếng sau khi hung thủ gây án, do vậy công tác bảo vệ hiện trường tương đối tốt. Quá trình điều tra vụ án, cơ quan thu được những chứng cứ về vật chất thu giữ qua khám nghiệm là rất rõ ràng, thậm chí là những chứng cứ thu được đủ cơ sở giám định rõ ràng về AND của hung thủ gây án. Ngoài ra, lực lượng công an còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân nên chỉ vài ngày sau khi vụ án xảy, CQĐT đã bắt được 2 hung thủ của vụ án. Trong khi đó, trong vụ thảm sát ở Nghệ An, lực lượng công an đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình phá án: theo kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy thời điểm phát hiện sự việc, các nạn nhân đã tử vong từ khoảng 1 tuần trước đó, do vậy, manh mối để lại hiện trường rất ít; địa điểm xảy ra vụ án ở miền núi, trong vùng sâu vùng xa, gần giáp với biên giới Việt Lào, dân cư thưa thớt nên công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, đến nay cơ quan điều tra vẫn chưa tìm ra được hung thủ vụ án.

LIỆU BÁO CHÍ, DƯ LUẬN CÓ DỬNG DƯNG VỚI VỤ ÁN THẢM SÁT Ở NGHỆ AN?

    Nếu so sánh về lượng tin tức, các bài viết trên phương tiện truyền thông đại chúng, có thể thấy vụ án ở Bình Phước có lượng bài viết rất lớn với những thông tin chi tiết, cụ thể hơn. Tồn tại vấn đề này bởi lẽ vụ án ở Bình Phước xảy ra ngay ở giữa khu trung tâm dân cư đông đúc, mức độ man rợ, kinh hoàng của vụ án rất lớn khi 6 người trong một gia đình bị giết theo những cách rất dã man gây kinh động cho nhân dân trong vùng cũng như nhân dân cả nước. Mặt khác, do hung thủ để lại nhiều dấu vết nên cơ quan điều tra nhanh chóng điều tra ra thủ phạm, làm sáng tỏ vụ án nên lượng thông tin dĩ nhiên là nhiều hơn so với các vụ án khác từ trước đến nay. Tuy nhiên, nói như thế không phải vụ án thảm sát ở Nghệ An không được báo chí và dư luận quan tâm. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên Google, chúng ta có thể thấy hàng trăm bài viết, phóng sự về vụ án này thể hiện sự quan tâm của các cơ quan thông tin đại chúng và dư luận tới vụ án này. Tuy nhiên, do vụ án đang trong quá trình điều tra, cơ quan công an không thể tiết lộ những thông tin nghiệp vụ đã thu thập được, địa điểm vụ án ở vùng xa xôi, hẻo lánh (phóng viên báo Pháp luật phải đi bộ 6 km mới tới hiện trường vụ án) nên thông tin về vụ án không đa dạng, nhiều chiều như trong vụ án ở Bình Phước.

  
    Có thể thấy, các anh “rận chủ” đang tìm mọi cách để bôi nhọ, hạ thấp chiến công của lực lượng công an – những con người đang ngày đêm chịu đựng hi sinh để bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, những con người “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi”. Tuy nhiên, ông cha ta có câu “Trăm năm bia đá cũng mòn – Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, nhân dân Việt Nam sẽ luôn tin tưởng lực lượng công an, mãi khắc sâu những chiến công của lực lượng công an – Vì nước quên thân, vì dân quên mình.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét