[Anh hùng xa lộ]
Trong thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng như: BBC, RFA, RFI,… đã đồng loạt đăng tải các bài viết bình luận về vấn đề quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam. Tuy nhiên, một sự thật đáng buồn và không thể chấp nhận được là các trang báo lá cải này đã đăng tải các thông tin sai sự thật, kích động quần chúng nhân dân biểu tình, gây rối an ninh trật tự, chống đối lại chính quyền. Cá biệt như: Đài RFI đã đăng tải thông tin thể hiện sự thiếu hiểu biết về pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự. Và một điều quan trọng hơn nữa là nó đã chứng minh cho bạn đọc trong và ngoài nước thấy thương hiệu không thể trối cãi của RFI: “đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm!”
Trong bài viết “Chính quyền Việt Nam phủ nhận xe máy xúc cán người ở Hải Dương” đăng tải ngày 11/7/2015 có đoạn: “Quyền sở hữu đất đai là vấn đề gây nhiều bất bình ở Việt Nam. Theo luật pháp hiện hành, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và người dân chỉ có quyền sử dụng mà quyền này cũng không được xác định rõ ràng. Đây chính là nguồn gốc gây ra nhiều xung đột giữa người dân và chính quyền các địa phương”.
Điều này trái với Điều 53, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam. Trong đó, Điều 53 đã khẳng định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Vậy mà chẳng hiểu sao báo mạng RFI nghĩ như thế nào mà có thể ăn không nói có, xuyên tạc Hiến pháp của một nước. Đây là một điều rất buồn cười vì nó thể hiện những sai lầm cơ bản của người làm báo.
Báo RFI đăng tải thông tin sai sự thật về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam
Ngoài ra, tại Điều 5 - Luật đất đai ngày 26/11/2003 cũng quy định:
“Điều 5. Sở hữu đất đai
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:
a) Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi chung là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất);
b) Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;
c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
d) Định giá đất.
3. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau:
a) Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
b) Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
c) Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
4. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”.
Hội nghị góp ý dự thảo Luật đất đai ngày 29/3/2013 tại Hà Nội
Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay đã bảo đảm cho người sử dụng đất đai, chủ yếu là nông dân có các quyền cần thiết như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, được bồi thường, được lựa chọn hình thức sử dụng đất, quyền sử dụng đất lâu dài, quyền cải tạo, bồi bổ đất đai để khai thác có hiệu quả cho cuộc sống…Chế định này cũng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là nguồn lực quan trọng để phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hiểu rõ vấn đề này sẽ là cơ sở để chúng ta hiểu rõ các quy định pháp luật về quyền sở hữu đất đai, không bị các thế lực thù địch, bọn phản động lợi dụng, kích động để chống phá Đảng, Nhà nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét