“ĐẠI GIA” G7 TUYÊN BỐ VỀ BIỂN ĐÔNG, “GÁI ĐĨ” TRUNG QUỐC NÓNG MẶT

[Hà Sơn Ca]

Không nằm ngoài dự đoán và quy luật vốn có của vấn đề, những điều phi lý và phi pháp đang diễn ra trên bình diện Thế giới đã được Hội nghị thượng đỉnh G7 đưa vào thảo luận. Trong các vấn đề nóng và phi lý hết sức hiện nay đó thì có vấn đề “gái đĩ” Trung Quốc đang ngày càng ráo riết thực hiện những hành hành động phi pháp và phi lý trên biển Đông. Việc đất nước này hết lần này đến lần khác có những hành động gây hấn đến vô lý, rồi lại ùn ùn kéo những nguyên vật liệu ra Biển Đông để tiến hành xây đắp, xây đắp cái gọi là “phòng thủ” và vì lý do “cứu nạn”, vì mục đích “hòa bình”. Vâng chính những điều đó, Trung Quốc mới là những người đang gây ra. Đang phá vỡ đi hiện trạng hòa bình Thế giới, đang “gây nạn” trên Biển Đông và đang “khiến mọi nước xung quanh phải e ngại và phòng thủ”. 

Thay mặt “gái đĩ”, Hồng Lỗi tìm cách ngụy biện rằng hành động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc là để nước này “thực hiện các nghĩa vụ quốc tế".

Ngày 9.6.2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tỏ ra “nóng mặt” và lớn tiếng chỉ trích những tuyên bố của các lãnh đạo G7 liên quan đến những căng thẳng hiện nay trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

Thử hỏi là không căng thẳng, không dãy nảy sao được khi mà tiếp tục có người nói về những gì mình sai trái và phi pháp đến trắng trợn.

Trong phiên bế mạc hội nghị diễn ra tại Đức hôm thứ Hai, lãnh đạo G7 gồm các nước Đức, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý đã bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở hai vùng biển trên và kêu gọi các quốc gia liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế. Bản tuyên bố của các lãnh đạo G7 nhấn mạnh: “Chúng tôi kịch liệt phản đối việc sử dụng vũ lực, đe dọa hay áp bức cũng như bất cứ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như hoạt động xây đảo nhân tạo quy mô lớn”. Dụng ý là nhắm đến “gái đĩ” Trung Quốc. Kẻ đã, đang sai mà còn lộng ngôn. , kẻ đang có những hoạt động cải tạo, bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp với quy mô lớn trên Biển Đông.



Các lãnh đạo G7 bày tỏ mối quan ngại về hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Ảnh minh họa

Trong khi các tàu hút cát của Trung Quốc vẫn đang miệt mài bồi lấp hơn 800 hecta đảo nhân tạo ở Biển Đông, Hồng Lỗi vẫn ngụy biện rằng Bắc Kinh “sẽ là nước đầu tiên phản đối bất cứ hành vi nào đe dọa tự do hàng hải” trong khu vực. Vâng, phản đối cái điều mà bản thân đang vi phạm trắng trợn, cộng đồng quốc tế sao có thể để cho yên.

Hồng Lỗi cũng không quên lặp lại điệp khúc “già mồm” rằng Trung Quốc “có chủ quyền” đối với nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát cũng như quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi

Hồng Lỗi cho rằng hành động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc là để nước này “thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, chẳng hạn như tìm kiếm cứu nạn trên biển, và việc quân sự hóa các đảo này về bản chất chỉ là phòng thủ”. Lên chính mảnh đất của nhà khác để xây cái gọi là “tìm kiếm cứu nạn” và “phòng thủ” như thế này thì chỉ có kẻ thần kinh mới làm vậy mà thôi. Và Trung Quốc đang thể hiện sự thần kinh thái quá trên con đường ngoại giao của mình.

Bất chấp những hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc trên Biển Đông, chẳng hạn như trường hợp xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia gần đây, Hồng Lỗi vẫn cho rằng Trung Quốc đã “thể hiện sự kiềm chế để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”, đồng thời lớn tiếng đe dọa rằng “Trung Quốc sẵn sàng đáp trả” bất cứ hành vi nào mà họ cho là “xâm phạm chủ quyền” (phi lý, phi pháp) của họ trên Biển Đông. Đang có kiểu con đỉa phải vôi, khi mà nó đi đốt người và hút máu thì không sao, người ta bôi vôi vào cho thì dãy lên oan ức lắm.

Việc G7 can thiệp vào vấn đề Biển Đông là một bước đi đã tính toán trước và cần thiết, bởi họ không thể khoanh tay đứng ngoài trước những gì quá phi lý đang diễn ra.


Trung Quốc đang ráo riết xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông

Nguồn Dân Việt

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét