[Anh hùng xa lộ]
Trong thời gian qua, sau một thời gian im hơi lặng tiếng, Lê Công Định đã quay trở lại trên mạng xã hội. Và cũng như mọi khi, Lê Công Định đã có những phát ngôn gây sốc để một lần nữa khẳng định biệt danh của hắn là “đã khôn còn tỏ ra nguy hiểm”. Điển hình như: Lê Công Định có những lời nhận xét phiến diện về việc soạn thảo Bách khoa Toàn thư Việt Nam. Cụ thể là:
“Với nguyên tắc cơ bản là phải đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc soạn thảo Bách khoa Toàn thư Việt Nam, khỏi chờ đến sản phẩm ra đời, người ta hẳn thừa biết mớ sách đó sẽ chứa đựng thứ gì bên trong. Đến giờ này đầu óc vẫn còn đầy sạn của thứ chủ nghĩa và tư tưởng ấy thì mơ mộng viển vông đến công cuộc đúc kết và quảng bá tri thức Việt Nam làm chi cho tốn thời gian và tiền bạc của xã hội? Chỉ riêng việc giao cho một quan chức chính phủ đứng đầu cái hội đồng chỉ đạo biên soạn đó, cũng đủ thấy công việc và sản phẩm biên soạn sẽ mang hàm lượng khoa học bao nhiêu. Ở các nước văn minh, công việc nghiêm túc và danh dự này sẽ do một viện sĩ hàn lâm viện đầy uy tín khoa học đảm đương.”
Mới chỉ đọc qua thôi, tôi không hiểu sao Lê Công Định có thể tốt nghiệp được Thạc sỹ luật học tại Mỹ. Bởi lẽ những gì hắn viết ra thể hiện sự thiếu hiểu biết đến mức khó tin của một người đã từng được Mỹ công nhận là một thạc sỹ luật học.
- Thứ nhất, Lê Công Định phủ nhận Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng cuốn bách khoa thư. Đây là một điều hết sức buồn cười bởi vì Lê Công Định là một kẻ đã từng vào tù ra tội, đã bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh thì hắn lấy tư cách gì để đại diện cho các nhà khoa học nhận xét về việc biên soạn bách khoa thư Việt Nam. Hơn nữa, đây là cuốn bách khoa tri thức của Việt Nam, không phải của Mỹ, cũng chẳng phải của quốc gia tư bản nào khác. Vậy thì chẳng có gì khó hiểu khi Bách khoa toàn thư Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nền tảng tư tưởng đã được khẳng định trong Hiến pháp, cương lĩnh xây dựng đất nước quy định và được người dân Việt Nam chấp nhận cả. Người dân Việt Nam chúng tôi không ý kiến gì thì thôi, cớ sao một kẻ phản quốc như Lê Công Định lại không hiểu hoặc cố tình không hiêu, tỏ ra là kẻ quá nguy hiểm như vậy?
- Thứ hai, Lê Công Định cho rằng: Việc giao cho một quan chức chính phủ đứng đầu cái hội đồng chỉ đạo biên soạn đó, cũng đủ thấy công việc và sản phẩm biên soạn sẽ mang hàm lượng khoa học bao nhiêu. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh những gì Lê Công Định nói là sai lầm và không có căn cứ:
+ Ở các nước phương Tây, nhiều tác giả thời cổ đại đã cố gắng tập hợp lại toàn bộ kiến thức của nhân loại. Trong đó, nhà học giả Aristote (384-322 TCN) đã từng biên soạn diễn giải một cách toàn diện các khái niệm “công cụ luận”, “vật lí học”, “hình học”, “luân lí học”... trong nền học vấn đương thời để phục vụ cho công việc giảng dạy ở Aten. Là người tiến hành sự phân loại khoa học đầu tiên, ông phân chia khoa học thành khoa học lí thuyết (toán học, khoa học tự nhiên), khoa học thực hành (luân lí học, chính trị học, kinh tế học, chiến lược học, tu từ học) và khoa học sáng tạo (khoa học nghệ thuật), đồng thời coi logic học là công cụ của tất cả các khoa học. Ông được tôn xưng là “cha đẻ của bách khoa toàn thư”. Điều đó chứng minh bách khoa toàn thư có thể chỉ cần một học giả biên soạn, tổng hợp ra chứ chưa nói gì nó được sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước, của đích thân Phó Thủ tướng một nước với sự giúp sức của đông đảo đội ngũ các nhà khao học đầu ngành. Điều đó nói lên vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cuốn Bách khoa toàn thư Việt Nam đối với đời sống xã hội.
+ Ngoài ra, Hội đồng biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam dự kiến thành lập 35 Ban biên soạn chuyên ngành với đội ngũ nòng cốt gồm khoảng 2.000 nhà khoa học thuộc tất cả các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật, xã hội và nhân văn, đối ngoại, quốc phòng, an ninh,.. Trong đó, Hội đồng biên soạn sẽ họp phân công trách nhiệm rất rõ của mỗi người đảm nhận từng lĩnh vực. Và đấy chính là cơ sở để quy tụ các nhà khoa học, các chuyên gia khác nữa theo các nhóm vấn đề và các chuyên ngành khoa học. Mỗi nhà khoa học có thể đảm nhận một vài mục từ thôi, để đảm bảo tính chất cơ bản, cốt lõi, sâu sắc của những điều được nêu ở trong Bách khoa toàn thư. Điều này sẽ giúp huy động đông đảo đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành trong việc hoàn thành cuốn bách khoa toàn thư một cách nhanh nhất, thể hiện những tri thức về đất nước, dân tộc và con người Việt Nam.
Như vậy, sau một thời gian nghỉ dài, Lê Công Định vẫn không có những suy nghĩ thông minh. Hắn không đủ tư cách để phát ngôn chứ đừng nói rằng hắn được quyền nhận xét với tư cách là một nhà khoa học. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, các nhà khoa học nên nghiên cứu, đánh giá để có thể cho ra đời cuốn bách khoa thư Việt Nam đúng như sự mong mỏi của người dân, thể hiện truyền thống mấy nghìn năm văn hiến của dân tộc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét