Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (Bài 3)
Vị thế địa chính trị lẫn quân sự của Việt Nam ở Biển Đông.
Tôi xin nhắc lại là tháng 1.2014, Moscow thông báo được chính quyền CSVN cho phép và sẽ dùng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến lược tầm xa TU 95 có thể mang bom nguyên tử để thuận tiện dọc ngang mà do thám, kiểm soát cả vùng biển Hoa Nam (Biển Đông) và biển Hoa Đông. Ngay sau đó ngày 11.3.2014 Đại tướng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương Vincent K. Brooks yêu cầu CSVN chấm dứt sự kiện trên. Đáp trả lại yêu cầu của Hoa Kỳ đối với CSVN, ngày 15.3.2014 Bộ Quốc Phòng Nga nêu lên sự khó hiểu và tỏ ra rất khó chịu về việc Hoa Kỳ yêu cầu CSVN không cho máy bay chiến lược TU 95 dùng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu.
Cũng trong thời gian này sau khi Nga manh động cưỡng chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga và trượt dài trên đất nước Ukraine. Tức thì Nga bị Hoa Kỳ, Liên Âu và NATO bao vây gây áp lực, trừng phạt và buộc Nga phải ngồi vào bàn hội nhị 4 bên tại Geneve-Thụy Sĩ. Thế là trong màn đêm bí mật ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cấp kỳ bay qua Bắc Kinh gặp chủ tịch Tập Cận Bình thống nhất lập nên một phương án chống lại Hoa Kỳ trong chương trình chuyển trục về Châu Á-TBD mà cụ thể trước mắt là Biển Đông và biển Hoa Đông rồi sau đó diễn ra cuộc tập trận hải quân chung Nga-Tàu với qui mô lớn, vũ khí hiện đại, khí tài dồi dào dưới sự quang lãm của Putin-Tập cận Bình tại Thượng Hải như đã nêu rõ trong bài trước.
Trong những ngày tháng này ngoại trưởng Nga đóng vai trò là một con thoi năng động. Một sự kiện đáng lưu ý là cả Nga và Trung cộng đều quan ngại là CSVN sẽ bị sức ép mạnh mẽ của Hoa Kỳ mà ngã về phía Cờ Hoa thì sẽ vô cùng khó khăn cho liên minh ma quỷ Tập-Pu thực hiện tham vọng ở Biển Đông. Do đó sau khi hội đàm với Tập cận Bình ở Bắc Kinh, ngay trong đêm 15.4.2014 S.Lavrov cấp tốc bay sang Hà Nội gặp Tổng Trọng và sáng ngày 16.4 là họp với Chủ Tịch Trương Tấn Sang, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, Bộ trưởng QP Phùng quang Thanh và Bộ trưởng ngoại giao Phạm bình Minh. Cũng ngay trong đêm 15.4.2014 đường dây nóng Hà Nội-Bắc kinh được nối. Trong thời gian chớp nhoáng này cả Moscow và Bắc Kinh đã lôi kéo Hà Nội vào trục “Ác” để đối kháng lại Hoa Kỳ trong mặt trận Biển Đông và cũng trong buổi đi đêm này Nga được phép dùng hải cảng Cam Ranh để tiếp tế nhiên liệu cho đàn chim sắt chiến lược tầm xa TU 95 có thể mang bom nguyên tử như đã nói ở phần trên. Hoàn thành sứ mệnh S.Lavrov bay ngay về Thụy Sĩ để kịp vào bàn hội nghị 4 bên cùng với các ngoại trưởng Hoa Kỳ-Liên Âu và Ukraine ngày 17.5.2014 để thống nhất về thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine mà sau đó Nga nuốt lời. Cũng chính vì thái độ, hành vi này mà Nga bị Quốc Tế trừng phạt, tẩy chay trên nhiều phương diện và cô lập mà các nguyên thủ Quốc Gia trên thế giới từ chối, lánh mặt không tham dự lễ kỷ niêm 70 năm chiến thắng phát xít ngày 9.5 và diễu binh ở Quảng Trường Đỏ vừa qua mà Moscow đã mời là một minh chứng. Từ sự cô đơn này mà hai bàn tay Nga-Tàu càng siết chặc hơn và cũng chính từ đó áng mây phủ trên đầu cộng sản Ba Đình mỗi ngày thêm u ám nặng nề. Nhưng cũng từ sự kiện trên cho ta thấy tầm quan trọng của VN trong lĩnh vực địa chính trị lẫn quân sự trong bàn cờ Đông Hải.
Tình thế bước vào những tháng ngày sôi động.
Cộng sản với bản chất thay lòng và tráo trở… kể cả điện Kremli thời hậu CS nhưng cái “màu đỏ” vẫn tồn tại ở thịt da và hình ảnh “bình mới, rượu cũ” vẫn hiện diện ở xứ sở Bạch Dương. Riêng về Tàu cộng và Việt cộng thì mỗi ngày cái “chất thải” trong đầu của hai đảng càng nhân lên. Tệ hại hơn là giữa 2 đảng cùng chung ý thức hệ, tuy bề mặt thì luôn nêu cao tình hữu nghị khắng khít láng giềng đệ huynh, kiên định lập trường vì CNXH… tô đậm mối tình hữu hảo… nhưng cái mộng bá quyền, tham lam của Đại Hán luôn chực chờ nuốt chửng bề tôi bất cứ lúc nào có thể. Ngược lại tập đoàn cộng sản Ba Đình cũng gian manh không kém, với máu hai lòng trong thân thể “gái đĩ” “gió lá cành chim” mà trong lịch sử đã chứng minh bằng cú tát của Đặng tiểu Bình năm 1979 và những trận đòn tiếp theo sau. Ngay chính trong nội tình đảng CS Ba Đình cũng đôi dòng nước ngược, phe cánh bằng mặt nhưng chẳng bằng lòng và những cuộc thanh trừng, đâm lén, chém lút hèn hạ tiểu nhân luôn xảy ra không dứt. Chính vì thế mà chỉ sau không tới một tuần trăng thì:
Ngày 2.5.2014 Tàu cộng bất ngờ vươn vòi bạch tuột HD 981 cắm vào lãnh hải của VN một cách ngang ngược, hung hăng với đội ngũ, lực lượng sẵn sàng cho một trận hải chiến quy mô và trên thực tế qua hơn 2 tháng xâm lược Tàu cộng cũng đã gây ra cho CSVN nhiều tổn thất về tài sản, tinh thần lẫn danh dự trên chính trường Quốc Tế hết sức trầm trọng mặc dù chính Nguyễn phú Trọng và một số lớn trong BCT lẫn T.Ư đảng CSVN luôn nghiêng về Trung Nam Hải. Tuy động thái đưa giàn khoan HD 981 vào tác nghiệp ngay trên lãnh hải, thềm lục địa VN chỉ là một bài test phản ứng của Hoa Kỳ đồng thời lái tầm nhìn mọi người về hướng đó mà vô tình quên đi những hành động manh nha của Tc ở Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của VN mà Tc đã cưỡng chiếm mà tôi đã nói rõ ở bài trước đồng thời nó cũng là một cú tát vào mặt cộng sản Ba Đình bởi không ai rõ bằng Tc về thái độ đu dây của CS Hà Nội khi nhận ra vị thế ở Biển Đông, Tc chưa phải là bá chủ cho nên CS VN có ý đem lòng nọ kia… dựa vào Mỹ hòng cứu vãn cho tình thế mai sau. Thế là Trung Nam Hải ra lệnh cho Nguyễn phú Trọng “Bắc Phương lĩnh chỉ”.
Bắc Kinh phó hội.
Không phải ngẫu nhiên mà tổng Trọng phó hội Bắc Kinh trong những ngày cuối của thượng tuần tháng 4/2015 này. Vì rằng:
Trước hết là độ nhiệt của nồi nước Biển Đông mà người “chủ hỏa” là Tập cận Bình đã thổi lửa quá tầm soát khiến cho độ sôi đi trước thời gian hợp lý đã làm phá vỡ chính sách “luộc ếch” mà từ trước Trung Nam Hải đã thực hiện với các nước láng giềng và cả 4 chư hầu trên nền cờ Đại Hán. Và rằng lời dạy “thao quang dưỡng hối 韜 光 養 晦” của Đặng quân sư đã không còn hữu dụng mà Bắc Kinh không còn phải ẩn mình chờ thời mà cần phải “tỏa sáng” vươn tới đích nắm cờ đầu trên chính trường lẫn thương trường thế giới với ý thức Biển Đông là “lợi ích cốt lõi Quốc Gia” (điểm này tôi sẽ nói rõ hơn ở phần phụ lục) và rằng khống chế được Biển Đông là nắm được “kim lệnh bài” sắp xếp trật tư thế giới cho nên Bắc Kinh ra sức bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của VN đồng thời xây dựng phi pháp các phi trường, các căn cứ quân sự và nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho quân sự lẫn dân sự trá hình ngõ hầu đáp ứng cho cuộc vạn lý trường chinh trên biển trong thời gian sắp đến. Bởi lẽ Biển Đông có vị thế tối quan trong trong bức tranh địa chính trị toàn cầu cũng giống như ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Mỹ đã thống trị, khống chế được vùng Caribbean mở rộng (Greater Caribbean) và trở thành siêu cường số 1 thế giới. Tuy nhiên bối cảnh hiện tại thì các hàng không mẫu hạm cùng đoàn chiến hạm, soái hạm kình ngư của Mỹ đã an vị theo hải đồ chiến thuật từ những năm đầu thế kỷ 20 trải dài từ Đại Tây Dương qua bắc Thái Bình Dương xuyên suốt Ấn Độ Dương giáp mũi Hảo Vọng. Đồng thời đàn… đàn chim sắt tàng hình, chiến đấu tối tân xuất phát từ các hàng không mẫu hạm mà đảo lượn ngày đêm trên các đại dương như những đàn ó biển, những đàn dơi thần săn mồi trong đêm tối… Nếu ngày nay mà Bắc Kinh ví mình ở Biển Đông như Mỹ ở vùng Greater Caribbean của những năm trong thế kỷ 19-20 là một ảo tưởng và “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập cận Bình đã bị phá sản bởi hàng rào Mc Namara trên biển do Mỹ và các đồng minh đã giăng ra từ sau thế chiến thứ 2. Nếu trong trận thế Biển Đông mà cán cờ Đại Hán bị cuồng phong cuốn gãy thì ở cõi ngàn xanh linh hồn của Đặng tiểu Bình khó mà siêu thoát!
Thứ hai là đại hội lần thứ 12 của đảng CSVN đã cận kề, vấn đề nhân sự cho khóa mới cùng các chính sách quyết định cho sự tồn vong của đảng CSVN từ trước giờ đều được đưa ra từ Trung Nam Hải. Với nội tình của CS Ba Đình trong thời gian mấy năm gần đây rối như canh hẹ. Chưa bao giờ trong BCT T.Ư đảng có cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như những lúc này. Chưa bao giờ trong lịch sử đảng CSVN mà BCT đưa ra một đề nghị mà BCH T.Ư bác bỏ như vụ xin kỷ luật Đ/C X ở hội nghị T.Ư 6! Hay vụ Nguyễn bá Thanh, Vương đình Huệ bị gạt ra khỏi danh sách bổ sung vào BCT trong khi 2 vị này được sự đề cử, chống lưng trực tiếp của đương kiêm TBT??? Và vừa qua là TBT Nguyễn phú Trọng rơi xuống hạng thứ 8 trong bảng đánh giá tín nhiệm? cùng những pha đột tử một cách khó hiểu, đáng ngờ của các vị lãnh đạo cấp cao ở trung ương cùng nhiều tướng lĩnh công an và quân đội liên tiếp xảy ra. Và nhất là những đại án tham nhũng, những hình ảnh, tài liệu “đen” của chính bản thân và gia đình của các UVBCT được khui ra một cách công khai và rõ ràng trên báo chí cùng các trang mạng xã hội. Cái viễn cảnh cáo chung của đảng CSVN hiện rõ hơn bao giờ hết! Thảo nào cựu TBT đảng CSVN Lê khả Phiêu (gốc chỉ là tên lính chân chì) đã chân thành một lần nói thật rằng “đảng đang tồn tại trong suy thoái…”!
Hơn thế nữa trong những tháng ngày sắp giã từ gác trọ (về hưu) tổng Trọng cũng muốn xin được hưởng đặc ân từ Bắc Kinh mà xây dựng đội ngũ tay chân kế thừa hòng tạo cơ ngơi cho cõi đi về một hậu cứ nguy nga bền chắc… không như Lê đức Thọ thì ít ra cũng như đứa con hoang vô đạo họ Nông. Và Tổng Lú vô cùng lo âu rằng: "thời thế hôm nay không là vàng son như thuở các vị tiền nhiệm, mặc dù các vị chỉ là những tay hoạn lợn, cạo mủ cao su hay chỉ là tên lính chân chì… chứ không như mình dù hèn cũng thể… trong lưng có lận tấm bằng TS xây dựng đảng…" mà mỉa mai thay đảng đang ở buổi hoàng hôn, như cảnh chợ chiều chạng vạng…
Một lý do cốt lõi cho chuyến về chầu Thiên triều lần này là:
Chuyến Mỹ du sắp tới của Nguyễn phú Trọng đã được Washington và Hà Nội lên kế hoạch. Cũng giống như hai năm về trước Trương tấn Sang trước khi diện kiến TT Hoa Kỳ. B.Obama là phải qua nhận chỉ của Bắc Kinh để những lời ăn tiếng nói phát ra phải được Trung Nam Hải lập trình từ trước. Tuy nhiên chuyến Mỹ du lần này của “Lú đại nhân” mang nhiều nỗi niềm gấp bội Trương tấn Sang. Ngã về Tây mịt mùng khói tỏa, Nghiêng về Đông mây trắng phủ lưng đồi… giữa ngã ba đường Tổng Lú biết về đâu? Như cảnh ngày xưa xuôi Nam rẽ Bắc 61 năm về trước, đứng giữa giang đầu giới tuyến mà nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã cất lên rằng: "…Chiều mưa biên giới anh đi về đâu??? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu! Kìa rừng chiều âm u rét mướt, chờ người về vui trong giá buốt, người về bơ vơ…"
Nhận định diễn biến về chuyến chầu Nhà Trắng của Nguyễn Phú Trọng tôi sẽ dành riêng cho bài 4 tiếp sau. Kính.
Còn tiếp…
Ngày 2.7.2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét