Mỹ sắp đưa 52 chiến hạm tới châu Á Thái Bình Dương
Lầu 5 Góc coi Trung Quốc nguy hiểm hơn cả tổ chức khủng bố IS và 52 chiến hạm tối tân của hạm đội đã sẵn sàng triển khai đến khu vực.
Tin tức từ Reuters cho hay, theo đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, việc hải quân nước này gia tăng tập trận và hiện diện trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, chủ yếu là để đáp ứng lại các mối đe dọa từ Trung Quốc.
Theo đô đốc Scott Swift, ngay cả khi mà lực lượng quân đội Mỹ không thực sự hiện diện lâu dài trên Biển Đông, thì Washington vẫn có thể đáp ứng được tất cả các cuộc xung đột có thể phát sinh trong khu vực.

Theo đô đốc Scott Swift, ngay cả khi mà lực lượng quân đội Mỹ không thực sự hiện diện lâu dài trên Biển Đông, thì Washington vẫn có thể đáp ứng được tất cả các cuộc xung đột có thể phát sinh trong khu vực.
Tàu sân bay Nimitz của Mỹ.
"Tôi rất hài lòng với các nguồn lực mà chúng tôi đang có cho Hạm đội Thái Bình Dương", ông Swift nói thêm "chúng tôi sẵn sàng để đối phó với bất cứ mối nguy hiểm nào mà Tổng thống yêu cầu".
Là một tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng của thế giới, mỗi năm có đến 5.000 tỉ USD hàng hóa được vận chuyển qua khu vực này. Căng thẳng trong vực chủ yếu là do Trung Quốc đã cố tình vẽ ra cái gọi là "đường lưỡi bò" mà chiếm hết 80% diện tích toàn bộ Biển Đông.
Ông Swift nhấn mạnh rằng, Lầu Năm Góc coi Trung Quốc "nguy hiểm hơn các mối đe dọa khác", và sắp tới sẽ có tới 52 chiếc tàu chiến hiện đại của Mỹ được triển khai đến khu vực để đối phó với mối nguy hại này.
Thời gian gần đây, Mỹ tăng cường sự hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã đưa thêm 1.200 lính đặc nhiệm cùng một lượng lớn vũ khí hiện đại tới châu Á – Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực.
Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra trong chuyến thăm 10 ngày tới các nước châu Á – Thái Bình Dương và tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 14 diễn ra ở Singapore. Ông Carter khẳng định khu vực châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong lợi ích của nước Mỹ và nhấn mạnh Washington quyết tâm tạo bầu không khí tin tưởng, giải quyết các tranh chấp chủ quyền cũng như đảm bảo an ninh, ổn định trong khu vực.
Hồi cuối tháng Tư, trước chuyến thăm tới châu Á – Thái Bình Dương, phát biểu tại Đại học Stanford, Bộ trưởng Carter cho biết Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, Mỹ cần duy trì sự hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương "bởi điều này sẽ giúp nhiều nước trong khu vực yên tâm" do Mỹ đã duy trì an ninh ở đây suốt 70 năm.
Trong chiến lược quân sự mới nhất được Mỹ công bố hồi tháng Hai, Washington nhấn mạnh Mỹ đã, đang và sẽ là một quốc gia ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, Washington vẫn duy trì chính sách đa dạng hóa quan hệ với các nước châu Á đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương. Trong những năm qua, Mỹ đã chủ động thắt chặt mối quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines cũng như tìm kiếm quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Theo Sina Military, rõ ràng, Trung Quốc là đối thủ lớn nhất cạnh tranh quyền kiểm soát khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Mỹ dù Washington đang theo đuổi thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh vì lợi ích đôi bên. Do đó, Washington cần chuẩn bị phương án giải quyết bất đồng giữa hai nước thông qua con đường hòa bình và ngoại giao cũng như sẵn sàng trước khả năng xảy ra một cuộc xung đột bất ngờ.
Lực lượng quân sự chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương là Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ. Phạm vi hoạt động của đơn vị này mở rộng từ Alaska, Bắc Cực, Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Nói cách khác, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ hoạt động tại 36 quốc gia và lãnh thổ với 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân và chiếm hơn 50% dân số thế giới.
Cùng với lực lượng binh sĩ Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Alaska, Hawaii, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ kiểm soát hơn 106.000 lính ở châu Á - Thái Bình Dương, cùng hơn 300 máy bay và trực thăng và 5 hạm đội hải quân.
Thanh Ngọc
(BaoMoi)
(BaoMoi)
Mỹ kêu gọi chống tham vọng thâu tóm biển Đông của Trung Quốc
Và giới hạn đỏ để ngăn chặn
Trong 2 tuần qua, tình hình biển Đông ngày càng có những diễn biến phức tạp, nhất là khi tòa án trọng tài biển tại The Hague (Hà Lan) tổ chức 2 phiên điều trần về vụ kiện với sự tham gia của đại diện Philippines.
Về phía Trung Quốc, một mặt từ chối tham gia vụ kiện, bác bỏ vai trò của tòa án trọng tài biển trong việc phân xử vụ kiện, nước này vẫn tìm mọi cách kêu gọi Philippines đàm phán song phương nhưng bị từ chối. Ngay trước thềm phiên điều trần thứ 1, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã đưa tin về việc nước này bổ sung một con tàu nửa nổi nửa chìm vào hạm đội hải quân để tăng cường sự hiện diện ở biển Đông. Con tàu mang số hiệu 868 này có thể được dùng để vận chuyển những con tàu nhỏ hơn hoặc đóng vai trò như một trạm nổi tạm thời để sửa chữa những con tàu hải quân bị hư hỏng. Đồng thời, các hoạt động xây, lấn đảo vẫn tiếp diễn với mức độ và quy mô ngày càng nhanh, mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ sự quan ngại này và không ít lần đưa ra các thông điệp cứng rắn và thúc giục Trung Quốc hành động thiện chí để giảm bớt căng thẳng. Nhưng tình hình có vẻ không mấy khả quan.
Chính vì thế mà trong một bài viết được đăng tải hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ Dennis Blair và cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Huntsman đã cho rằng, Mỹ phải thực hiện 2 mục tiêu: thứ nhất là bảo vệ tự do đi lại trên biển Đông và thứ 2 là ngăn chặn Trung Quốc thông qua đe dọa về quân sự, kinh tế…
Theo hai cựu quan chức này, cần phải vạch rõ giới hạn rõ ràng đối với việc Trung Quốc thông qua “đe dọa, uy hiếp hoặc tấn công xâm chiếm” để bành trướng lãnh thổ và ngăn cản năng lực tự do hoạt động đầy đủ của các nước ở biển Đông
Huyền Chi(BaoMoi)
Tư lệnh Hải quân Nhật : Nhật Bản có thể tuần tra Biển Đông
Tư lệnh Hải quân Nhật Bản, đô đốc Katsutoshi Kawano (phải) và chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật BảnReuters
Hãng tin Reuters ngày 17/07/2015 dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano cho rằng Trung Quốc sẽ ngày càng quyết đoán hơn tại Biển Đông, do đó trong tương lai Nhật Bản có thể tiến hành các hoạt động tuần tra và giám sát tại vùng biển này.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, Đô đốc Kawano cho biết có đề cập đến việc tuần tra Biển Đông, kể cả các hoạt động chống tàu ngầm. Nhưng theo quan điểm của Nhật, đây chỉ là một khả năng trong tương lai, tùy theo diễn biến thực tế. Trước đó ông Kawano đã gặp gỡ đồng nhiệm Mỹ, tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu liên quân Hoa Kỳ và thảo luận việc tiến hành các phương hướng quốc phòng song phương đã được đôi bên nhất trí năm 2015.
Các yêu sách của Trung Quốc và việc Bắc Kinh nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa, gây căng thẳng tại Biển Đông - tuyến đường hàng hải huyết mạch trong vùng, đã khiến Tokyo và Washington phải lên tiếng chỉ trích. Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, và tranh chấp với Tokyo tại Biển Hoa Đông. Đô đốc Katsutoshi Kawano cho rằng Trung Quốc sẽ còn cứng rắn hơn, và tìm cách mở rộng phạm vi xâm lấn. Ông nói : « Tôi cảm thấy xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai, khi Trung Quốc đi xa hơn chuỗi đảo ở Thái Bình Dương. Do đó nếu có chuyện gì xảy ra, tôi tin rằng tình hình sẽ còn tệ hại hơn ».
Bắc Kinh đã tăng cao chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây, và nhắm đến việc phát triển một lực lượng hải quân có thể bảo vệ các lợi ích ngày càng tăng của nền kinh tế thứ nhì thế giới. Việc tiếp tục các hành động xác quyết chủ quyền đã gây lo ngại cho các nước láng giềng, dù Trung Quốc nói rằng không có ý định thù địch. Đô đốc Kawano cho biết thêm, số vụ phi cơ Nhật xuất kích để ngăn trở máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận trong năm 2014 tương đương với thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây.
Phát biểu của Tư lệnh Hải quân Nhật Bản được đưa ra sau khi Thủ tướng Shinzo Abe xúc tiến dự luật quốc phòng, được Hạ viện thông qua hôm 16/07/2015. Với dự luật này, lần đầu tiên kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, Tokyo có thể gởi quân đi chiến đấu ở nước ngoài. Tuy vấp phải những phản đối, nhưng ông Kawano nói ông tin rằng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản rồi sẽ chinh phục được dư luận.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150717-nb-bd-qp/
Các yêu sách của Trung Quốc và việc Bắc Kinh nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa, gây căng thẳng tại Biển Đông - tuyến đường hàng hải huyết mạch trong vùng, đã khiến Tokyo và Washington phải lên tiếng chỉ trích. Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, và tranh chấp với Tokyo tại Biển Hoa Đông. Đô đốc Katsutoshi Kawano cho rằng Trung Quốc sẽ còn cứng rắn hơn, và tìm cách mở rộng phạm vi xâm lấn. Ông nói : « Tôi cảm thấy xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai, khi Trung Quốc đi xa hơn chuỗi đảo ở Thái Bình Dương. Do đó nếu có chuyện gì xảy ra, tôi tin rằng tình hình sẽ còn tệ hại hơn ».
Bắc Kinh đã tăng cao chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây, và nhắm đến việc phát triển một lực lượng hải quân có thể bảo vệ các lợi ích ngày càng tăng của nền kinh tế thứ nhì thế giới. Việc tiếp tục các hành động xác quyết chủ quyền đã gây lo ngại cho các nước láng giềng, dù Trung Quốc nói rằng không có ý định thù địch. Đô đốc Kawano cho biết thêm, số vụ phi cơ Nhật xuất kích để ngăn trở máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận trong năm 2014 tương đương với thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây.
Phát biểu của Tư lệnh Hải quân Nhật Bản được đưa ra sau khi Thủ tướng Shinzo Abe xúc tiến dự luật quốc phòng, được Hạ viện thông qua hôm 16/07/2015. Với dự luật này, lần đầu tiên kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, Tokyo có thể gởi quân đi chiến đấu ở nước ngoài. Tuy vấp phải những phản đối, nhưng ông Kawano nói ông tin rằng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản rồi sẽ chinh phục được dư luận.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150717-nb-bd-qp/
Mỹ sẵn sàng ứng phó với tình huống bất ngờ ở Biển Đông
Chỉ huy mới của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ khẳng định các lực lượng của Washington được trang bị tốt và sẵn sàng ứng phó mọi tình huống ở Biển Đông.

Chỉ huy mới của Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift trả lời báo chí Philippines ngày 17/7. Ảnh: AP
Tướng Scott Swift cho biết Hải quân Mỹ có thể sẽ triển khai thêm 4 tàu tác chiến ven bờ ở Biển Đông. Ngoài ra, tân chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương hé lộ ông “rất quan tâm” đến việc liên kết các bài tập chiến đấu thường niên giữa Hải quân Mỹ với các quốc gia đồng minh riêng rẽ thành cuộc tập trận đa quốc gia, nhiều khả năng bao gồm Nhật Bản.
Khi được hỏi quân đội Mỹ chuẩn bị lực lượng ở Biển Đông như thế nào, tướng Swift nhấn mạnh với một nhóm nhà báo ở Manila, Philippines rằng ông “rất hài lòng với các nguồn lực” của Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời trấn an: “Chúng tôi sẵn sàng và chuẩn bị để đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào theo lệnh của tổng thống”.
Tân chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định Washington không đứng về bên nào nhưng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm bảo đảm tự do hàng hải trong các vùng biển tranh chấp cũng như những nơi khác.
Để minh chứng cho cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng minh khi khó khăn, tướng Swift nhắc lại việc quân đội Mỹ giúp Philippines sau sự tàn phá của cơn bão Haiyan năm 2013.
Hiện chưa rõ Trung Quốc định làm gì với những đảo nhân tạo ở Biển Đông nhưng theo tướng Swift, điều đó sẽ không cản trở hoạt động quân sự của Mỹ tại vùng biển này.
Theo kết quả của một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 14-7, Việt Nam và Philippines là những quốc gia có số người quan tâm nhiều nhất đến các tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Cụ thể, ở Việt Nam có 60% số người được hỏi đáp rằng “rất quan tâm” đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, trong khi con số này tại Philippines là 56%.
Đối với Nhật Bản, quốc gia bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, 52% người tham gia tỏ ra “rất quan tâm” đến vấn đề chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Tỉ lệ này ở Mỹ là 30% và ở Úc là 17%.
Trước đó, cuộc thăm dò do Viện Dư luận xã hội (Philippines) công bố ngày 8-7 cho thấy niềm tin của người Philippines vào Trung Quốc xuống mức thấp chưa từng thấy.
H.Bình (Theo AP, Rappler)
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-san-sang-ung-pho-voi-tinh-huong-bat-ngo-o-bien-dong-20150717162139808.htm
Mỹ 'sẵn sàng phản ứng nhanh' ở Biển Đông
- 18 tháng 7 2015
Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm 17/7 tuyên bố quân đội nước này được trang bị tốt và sẵn sàng phản ứng trước bất cứ tình huống bất ngờ nào trên Biển Đông.
Đô đốc Scoot Swift, người mới nhậm chức Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng Năm, có phát biểu trên trong cuộc gặp với một nhóm các nhà báo tại thủ đô Manila, Philippines, hãng thông tấn AP đưa tin.Ông cho biết Hải quân Hoa Kỳ có thể triển khai nhiều hơn bốn tàu chiến ven bờ mà nước này đã cam kết đưa đến khu vực.
Ông cũng tỏ ý muốn mở rộng các cuộc tập trận thường niên giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong khu vực thành một cuộc tập trận đa quốc gia.
Cuộc tập trận này có thể có sự tham gia của Nhật Bản, ông nói thêm.
Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ sẵn sàng dành bao nhiêu nguồn lực cho Biển Đông, Đô đốc Swift nói ông hiểu sự lo ngại từ phía các đồng minh.
"Nguyên nhân khiến các nước tiếp tục đặt câu hỏi về cam kết lâu dài cũng như dự định của Hạm đội Thánh Bình Dương cho thấy tâm lý bất an trong khu vực", ông nói.
"Ngay cả khi chúng tôi triển khai toàn bộ Hải quân Hoa Kỳ đến khu vực, tôi nghĩ người ta vẫn sẽ hỏi "các ông có thể tăng cường thêm hay không?"
Tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei đã kéo dài nhiều năm qua, gây ra quan ngại về xung đột vũ trang trên Biển Đông.
Căng thẳng đã lên cao từ hồi năm ngoái, sau khi Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo trên bảy bãi cạn mà nước này đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.
Đáp lại những lo ngại này, Đô đốc Swift nói ông "rất hài lòng với những nguồn lực mà tôi đang nắm trong tay với tư cách là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương".
"Chúng tôi sẵn sàng đáp trả bất cứ tình huống bất ngờ nào".
"Lập trường của Hoa Kỳ rất rõ ràng. Chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng vũ lực hay chiến thuật ép buộc".
Không thay đổi hoạt động
Hải quân Hoa Kỳ đã đưa chiến hạm USS Fort Worth đến đóng tại Singapore.Đây là một trong bốn tàu chiến hiện đại mà giới chức Hoa Kỳ đã cam kết triển khai để giám sát tình hình ở Biển Đông cũng như các khu vực khác.
Tôi rất hài lòng với những nguồn lực mà tôi đang nắm trong tay với tư cách là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. Chúng tôi sẵn sàng đáp trả bất cứ tình huống bất ngờ nào
Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, có trụ sở đặt tại Trân Châu Cảng, Hawaii, được xem là hạm đội lớn nhất thế giới.
Hạm đội này bao gồm 200 chiến hạm và tàu ngầm, gần 1.100 phi cơ và hơn 140.000 thủy thủ cũng như nhân viên dân sự.
Tuy nhiên hạm đội này cũng hoạt động trong một khu vực rộng lớn, chiếm gần nửa bề mặt Trái đất, nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới.
"Tôi không thể ở tất cả mọi nơi cùng một lúc," ông Swift được hãng AP dẫn lời, nói.
Ông đã khen ngợi nỗ lực của Philippines trong việc tiến hành các cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng chiến đấu với các đồng mình của Hoa Kỳ như Nhật Bản.
Trung Quốc đã lên án các cuộc tập trận này, dù quân đội Nhật Bản nói các hoạt động này không diễn ra trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Đô đốc Swift khẳng định các đảo nhân tạo của Trung Quốc vẫn nằm trong khu vực tranh chấp và sẽ không làm cản trợ các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực này
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150718_us_ready_contigency_scs.
Tư lệnh Hoa Kỳ bay tuần tra ở Biển Đông
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo.
Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương.
Chiếc Poseidon được cho là có nhiều khả năng chiến đấu trong đó có chống tàu ngầm cũng như tham gia các chuyến do thám và tình báo.
Hãng tin Hoa Kỳ AP dẫn lời Đại úy Hải quân Charlie Brown, sỹ quan đối ngoại bay cùng chuyến với ông Swift, nói qua điện thoại rằng vị đô đốc "hài lòng với khả năng của chiếc Poseidon."
Tuy nhiên ông Brown không cho biết thêm các chi tiết khác về chuyến bay chẳng hạn như máy bay có đi qua vùng lãnh hải tranh chấp mà Trung Quốc đang có các công trình xây dựng.
Sau đó ông cũng tới Hàn Quốc và sẽ thăm Nhật Bản trước khi trở về trụ sở của Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii.
AP nói Bộ trưởng Quốc phòng Philippine, ông Voltaire Gazmin, đã hoan nghênh hành động của vị đô đốc và nói nó cho thấy cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trước đó ông Swift nói Hoa Kỳ không ngả về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng tiếp tục có các hành động đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển tranh chấp và ở những nơi khác.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150719_us_south_china_sea
0 nhận xét:
Đăng nhận xét