[Anh hùng xa lộ]
Hiện nay, khóa họp lần thứ 61 của Uỷ ban Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ gọi là Uỷ ban CEDAW của Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại Điện Quốc Liên, Genève từ ngày 6 đến ngày 24 tháng7. Trong đó, khóa họp này sẽ tiến hành thảo luận các vấn đề về quyền phụ nữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong khóa họp này một số tổ chức, hội nhóm phản động đã xuyên tạc, vu cáo về thực trạng về quyền phụ nữ ở Việt Nam như: “Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam”, “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”, “Diễn đàn Tự do của người Khmer Krom”, và “Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom”,... Chúng cho rằng Việt Nam đang đàn áp, bắt bớ tùy tiện những phụ nữ đang đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền. Đây là một điều hết sức buồn cười bởi vì ai cũng phải công nhận rằng thực tế không có chuyện một người không phạm tội mà bị bắt giam. Để giúp các bạn hiểu rõ và có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thực trạng quyền phụ nữ ở Việt Nam.
Thứ nhất, Quyền của phụ nữ ở Việt Nam không chỉ được Nhà nước công nhận mà nó còn được thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp luật mà cao nhất là Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 9 - Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”. Sau đó, Hiến pháp 1959 đã tiếp tục khẳng định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình’’. Như vậy so với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh vực mà người phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới. Quyền bình đẳng nam nữ được thể hiện trên 5 lĩnh vực từ xã hội đến gia đình bao hàm tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự ghi nhận, trân trọng và đảm bảo của toàn xã hội đối với vai trò của phụ nữ.
Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã cụ thể các quyền này trong các quy định. Trong đó, Hiến pháp mới 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có cả quyền của phụ nữ. Theo đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Hơn nữa, Điều 26 Hiến pháp nhấn mạnh: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ 11
Thứ hai, quyền phụ nữ được thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp luật khác nhau như: Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Cư trú, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Quốc tịch...Trong đó, bình đẳng giới được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội, một đất nước, nó vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. Quyền phụ nữ, quyền bình đẳng giới là một nội dung cơ bản của quyền con người, thể hiện giá trị nhân văn cao cả, đồng thời là những giá trị chính trị, pháp quyền đáng trân trọng, không thể thiếu được trong đời sống của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam cũng vậy, bình đẳng giới được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội, một đất nước, nó vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. Quyền phụ nữ, quyền bình đẳng giới là một nội dung cơ bản của quyền con người, thể hiện giá trị nhân văn cao cả, đồng thời là những giá trị chính trị, pháp quyền đáng trân trọng. Từ Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) đến các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2013, bình đẳng nam, nữ luôn là một nguyên tắc hiến định xuyên suốt trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của Việt Nam.
Thứ ba, một số tổ chức, hội nhóm trong bản phúc trình cho rằng Việt Nam đang bắt giam vô cớ những phụ nữ hoạt động vì dân chủ, nhân quyền. Đây là một điều không thể chấp nhận được, trái với những gì đang diễn ra ở nước ta. Thực tế, Nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn quan tâm đến các vấn đề dân chủ, nhân quyền và tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền con người trong đó có cả phụ nữ. Tuy nhiên, Việt Nam hay bất kì quốc gia nào khác cũng không cho phép phụ nữ lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tín ngưỡng, tôn giáo…để tuyên truyền kích động quần chúng nhân dân chống Nhà nước, vi phạm pháp luật.
Trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy một loạt các đối tượng là phụ nữ lợi dụng các vấn đề này để chống phá Nhà nước như: Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Nguyễn Thúy Nga, Phạm Thanh Nghiên,…Các đối tượng này đã vi phạm pháp luật Việt Nam, chống phá chính quyền nhân dân – điều mà không một quốc gia nào có thể cho phép. Vậy tôi xin hỏi đám rận chủ, RFA, BBC thì việc bắt giữ các đối tượng này là nên hay không nên? Nếu nói hành vi của các Ả là chống chính quyền nhân dân thì ngay cả đến Mỹ-một quốc gia luôn tự cho mình là “thừa” dân chủ, nhân quyền cũng không thể chấp nhận được chứ đừng nói là Việt Nam. Nguy hiểm hơn, một số đối tượng này được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, bọn phản động nên ngày càng điên cuồng chống phá, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Đây là một điều mà Uỷ ban Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ của Liên Hợp Quốc nên có cái nhìn khác quan và chính xác để đánh giá đúng về thực trạng quyền phụ nữ ở Việt Nam.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Tạ Phong Tần phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”
Như vậy, trong suốt quá trình cách mạng, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới. Điều này không chỉ thể hiện trên các văn bản giấy tờ mà trên thực tế, phụ nữ ngày càng bình đẳng và được tham gia giải quyết các công việc của đời sống xã hội. Đây là một điều không thể trối cãi được và được mọi người dân trong cả nước công nhận.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét