[Anh hùng xa lộ]
Ngày 22-4-2015, dự luật S-219 đã chính thức được Canada công nhận. Dự luật S-219 do thượng nghị sĩ gốc Việt Ngô Thanh Hải - thuộc Đảng Bảo thủ Canada đại diện cho tỉnh bang Ontario, giới thiệu ra Thượng viện năm 2014. Luật S-219 đề nghị công nhận ngày 30-4 là ngày kỷ niệm dòng người di cư Việt Nam tới Canada và việc Canada tiếp nhận họ.
Khi được Thượng viện Canada thông qua vào tháng 12-2014, dự luật này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Không chỉ từ phía Việt Nam, Hội đồng Thương mại Canada - Việt Nam cũng đã gửi thư tới Ủy ban Nhân quyền Thượng viện Canada nói rằng dự luật sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ ngoại giao với Việt Nam, làm chia rẽ cộng đồng người Canada gốc Việt, do đó tác động tiêu cực tới thương mại, đầu tư giữa hai nước. Tuy nhiên, vào ngày 22-4-2015 vừa qua, nó đã chính thức được Quốc hội Canada thông qua.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Ngô Thanh Hải cho rằng: “Dự luật này không liên hệ gì đến chính phủ cộng sản Việt Nam cả. Hai triệu người bỏ nước ra đi, 250.000 người chết trên biển, 300.000 người được Canada đón nhận, đó là những thức tế không thể nào chối cãi được”. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy dự luật này chỉ phản ánh quan điểm của chưa tới 4% người Canada gốc Việt (2 triệu/ tổng số 50 triệu người dân vào năm 1975). Dự luật này sẽ thúc đẩy cái nhìn của quá khứ, sự hận thù, sự tiêu cực, dẫn tới sự phớt lờ những con người của thế hệ tương lai. Ngay chính như lãnh đạo đảng Tự do trong Thượng viện, thượng nghị sĩ James Cowan đã đặt ra câu hỏi làm thế nào mà Chính phủ Canada có thể phê chuẩn một dự luật gây tranh cãi như vậy trong lúc muốn tăng cường quan hệ kinh tế với châu Á, trong đó có Việt Nam?
Ngay sau khi Canada thông qua Dự luật S-219, ngày 24-4-2015, Bộ Ngoại giao đã triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về việc Canada thông qua đạo luật S-219 về cái gọi là "Hành trình đến tự do". Đồng thời, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: “S-219 là một đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, trong đó có nhân dân Canada ủng hộ; khẳng định: "Việt Nam kiên quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này".
Khi được Thượng viện Canada thông qua vào tháng 12-2014, dự luật này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Không chỉ từ phía Việt Nam, Hội đồng Thương mại Canada - Việt Nam cũng đã gửi thư tới Ủy ban Nhân quyền Thượng viện Canada nói rằng dự luật sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ ngoại giao với Việt Nam, làm chia rẽ cộng đồng người Canada gốc Việt, do đó tác động tiêu cực tới thương mại, đầu tư giữa hai nước. Tuy nhiên, vào ngày 22-4-2015 vừa qua, nó đã chính thức được Quốc hội Canada thông qua.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Ngô Thanh Hải cho rằng: “Dự luật này không liên hệ gì đến chính phủ cộng sản Việt Nam cả. Hai triệu người bỏ nước ra đi, 250.000 người chết trên biển, 300.000 người được Canada đón nhận, đó là những thức tế không thể nào chối cãi được”. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy dự luật này chỉ phản ánh quan điểm của chưa tới 4% người Canada gốc Việt (2 triệu/ tổng số 50 triệu người dân vào năm 1975). Dự luật này sẽ thúc đẩy cái nhìn của quá khứ, sự hận thù, sự tiêu cực, dẫn tới sự phớt lờ những con người của thế hệ tương lai. Ngay chính như lãnh đạo đảng Tự do trong Thượng viện, thượng nghị sĩ James Cowan đã đặt ra câu hỏi làm thế nào mà Chính phủ Canada có thể phê chuẩn một dự luật gây tranh cãi như vậy trong lúc muốn tăng cường quan hệ kinh tế với châu Á, trong đó có Việt Nam?
Ngay sau khi Canada thông qua Dự luật S-219, ngày 24-4-2015, Bộ Ngoại giao đã triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về việc Canada thông qua đạo luật S-219 về cái gọi là "Hành trình đến tự do". Đồng thời, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: “S-219 là một đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, trong đó có nhân dân Canada ủng hộ; khẳng định: "Việt Nam kiên quyết phản đối việc Canada thông qua đạo luật này".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
Như vậy, Dự luật S-219 có ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ Việt Nam- Canada, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada. Vì vậy, có thể thấy đây là một Dự luật đi ngược lại với lợi ích của đại đa số người dân Việt Nam và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Canada trong mắt bạn bè thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét