[Tọa Sơn]
Trong khi chúng ta đang xôn xao về cách dạy sử và cách học sử làm sao để các em học sinh không nhầm lẫn giữa Nguyễn Huệ - Quang Trung là hai anh em, hai bố con, bạn cùng chiến đấu hay đơn thuần chỉ là hai ông vua thì tôi bất chợt đọc được một bài viết xuyên tạc lịch sử khiến tôi lo lắng. Nếu như phóng sự vừa rồi của VTV chỉ phản ánh một hệ quả trong cách dạy lịch sử của nền giáo dục nước ta hiện nay thì tôi không biết rằng với sự xuyên tạc của bọn phản động mà tiếp cận được với các em học sinh thì hậu quả sẽ như thế nào.
Bài viết đó được đăng trên trang FB Nhật ký yêu nước (NKYN) một trang mà thực chất là trang trá hình của bọn bán nước. Nếu ai đó trong chúng ta có chút hiểu biết về lịch sử, có ít nhiều kiến thức xã hội và hiều biết về đám bậu xậu thì chỉ lướt chuột qua bài viết mà nhếch môi cười khinh bỉ nhưng cái Tọa Sơn tôi lo là những em học sinh, hay ai đó đang muốn tìm hiểu mà mò nhầm nguồn thì thôi rồi. Dù bài viết chắc chỉ dài hơn một trang A4 tý nhưng nó đã xoáy vào, xuyên tạc đến một loạt hình tượng anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như Lê Văn Tám, Phạm Tuân, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Trỗi.
Thực sự đây là bài không mới của lũ rận chủ, lũ vong ân phản quốc, một lũ người thua mà vẫn muốn làm vua. Chúng muốn thông qua những lập luận mập mờ, nửa đúng nửa sai, nửa có thực mà nửa là giả để đánh lừa người đọc, để người đọc vừa cảm giác đúng với lịch sử nhưng thực chất là suy nghĩ của họ đã bị hướng lái sang chiều hướng không tốt. Và chính đây là sự nguy hại nhất về những bài viết kiểu như này của đám rận chủ.
Đúng là để chứng minh một sự kiện lịch sử, làm rõ ý nghĩa của nó thì thật là khó khăn và vất vả nhưng để xuyên tạc lịch sử thì thật dễ dàng. Bài viết trên NKYN cứ thế mà nói vu vơ, vu vơ đến một cách vô lý mà đâu cần phải đưa ra bất kỳ một dẫn chứng nào chứng minh. Để thấy được điều này, chúng ta sẽ thử tìm hiểu qua bài viết chứ tôi không muốn các bạn bị ảnh hưởng các luận điệu xuyên tạc này.
Hình tượng anh hùng thiếu niên trẻ tuổi Lê Văn Tám bị cái đám này mỉa mai như một công cụ tuyên truyền, về sự ảo tưởng của nhà cách mạng Trần Huy Liệu. Thực sự những lời chúng nói được căn cứ trên lời nói của GS Phan Huy Lê nhưng hình tượng Lê Văn Tám có thật hay không vẫn còn là một điều đang tranh luận. Duy chỉ có một điều rằng, nếu hình tượng có được dựng lên thật thì nhà cách mạng Trần Huy Liệu cũng đã dựa trên sự chiến đấu anh hùng của không ít thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp lúc bấy giờ. Hình tượng người thiếu niên Lê Văn Tám đã trở thành tấm gương cho một lớp người ra đi kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm. Cũng nhờ hình tượng đó, mà ý chí một dân tộc anh hùng càng được tiếp sức hơn, thế nên có một đám người bán nước chạy ra hải ngoại bỗng dưng căm tức gấp nhiều lần về một hình tượng mờ ảo mà đại diện cho phía thiếu niên cộng sản lại thành công rực rỡ đến vậy. Âu đó cũng là nét tính cách bình thường của một con người nhất là của những kẻ bại trận mà vong quốc.
Phải đến khi bài viết xuyên tạc anh hùng Phạm Tuân tôi mới thực sự buồn cười về sự ngây ngô đến dại khờ của bài viết. Không có chất liệu gì để xuyên tạc, bài viết xuyên tạc loanh quanh đến dại khờ. Tên tác giả đó cho rằng chúng ta đã dựng lên hình ảnh một Phạm Tuân xông pha, bắn rụng B52 để có được một suất bay lên vũ trụ cho vẻ vang. Ô, thử hỏi nếu Việt Nam có vẽ lên thì phía Mỹ bên kia không phản bác ngay vì họ không có thông tin máy bay B52 bị rụng vì Mig 21 à. Bên cạnh đó, chiến công chẳng lẽ phía Việt Nam lại chuẩn bị kỹ lưỡng để dựng sự kiện từ năm 1972 để tận đến năm 1980 mới bay vào vũ trụ à. Một sự ngu xuẩn đến cùng cực mà.
Anh hùng Nguyễn Thành Trung bị chúng bêu rếu là phản lại chúng chạy sang phía ta, tuy nhiên phía ta lại sợ nên sau đó ở nhiệm vụ ném bom Tân Sơn Nhất, Nguyễn Thành Trung chỉ lái một máy bay không đạn, không bom dẫn đầu phi đội A 37. Thực sự tôi không biết được chi tiết này có thật hay không, nhưng có điều chắc chắn thì trong mắt chúng ta lúc bấy giờ, anh hùng Nguyễn Thành Trung mới là một người phía bên kia sang đầu hàng. Nên chuyện cẩn tắc vô áy náy là chuyện thường. Việc xác định chính xác danh tính một nhà tình báo viên không phải đơn giản vì họ hoạt động theo nguyên tắc bí mật, đơn tuyến. Tuy nhiên, đến năm 1994, danh tính của anh hùng Nguyễn Thành Trung được làm rõ, và với những sự cống hiến, Nguyễn Thành Trung đã nhận được danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Căm giận nhất chính là việc trang NKYN này xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Sự hả hê xuyên tạc của chúng còn được thể hiện khi trích lại phần xuyên tạc làm thành một status mới trên trang. Chúng vu cho anh không phải là chiến sĩ cộng sản, mà là thành viên đảng Đại Việt có tư tưởng chống Cộng. Không biết ở Việt Nam lúc bấy còn bao nhiêu ông đảng viên đảng Đại Việt không lên tiếng nếu phía Việt cộng vơ anh trỗi vào mình mà đến tận bây giờ chúng nó phải lên tiếng nói thay. Không phải cộng sản mà những người du kích Venezuela phải bắt một trung tá Mỹ để đổi người. Rồi chúng như một kẻ điên hả hê khi đem đoạn phim thực tế ra so sánh với thơ Tố Hữu. Văn thơ luôn hình tượng hóa nhân vật trong khi chúng lại có hiện thực hóa. Ai đọc cũng phải mỉm cười vì không những dốt kiến thức lịch sử, xã hội mà đám này còn dốt cả văn hay có chăng chúng giỏi văn vật.
Hàng ngày trên mạng Internet nói chung, và mạng xã hội Facebook nói riêng có hàng triệu thông tin trong đó không ít thông tin xuyên tạc lịch sử nhằm hạ bệ các hình tượng chiến đấu anh hùng của dân tộc Việt Nam. Có thể ngày hôm nay các bạn chưa biết nhiều về lịch sử thì mai kia các bạn có cơ hội tìm hiểu dần nhưng nếu bạn có một cái nhìn sai lệch thì điều đó thực rất khó điều chỉnh lại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét