Một bài khảo cứu của học giả người Việt hiện sống ở Pháp. Cụ đã chỉ ra một điểm thú vị: trò bịt mắt bắt dê thật ra rất mới, chỉ có từ thời Tây sau 1858, chứ trước đó, giáo lí Khổng Mạnh nơi sân đình và sau lũy tre chưa cho phép trò này được diễn.
Nhiều cái ta cứ đinh ninh là "cổ truyền" ấy, thật ra là mới được làm ra. Năm mới, nói chuyện làm ra cái mới.
Chép nguyên xi về từ trang Tạp chí Sông Hương.
---
Bịt mắt bắt dê
20:45 | 17/02/2015
NGUYỄN DƯ
Hầu như ai cũng biết trò chơi Bịt mắt bắt dê. Nhưng chơi như thế nào thì… còn tùy. Ta có nhiều trò chơi Bịt mắt bắt dê khác nhau! Ông bắt dê, bà bắt vế… tùy lệ làng cho phép hay không!
"Bịt mắt bắt dê" - Tranh dân gian Đông Hồ - Ảnh: internet
Bịt mắt bắt dê là một trong “bách hí” của hội làng, được Phan Kế Bính cho biết cách chơi của những năm đầu thế kỉ 20 như sau:
Người ta sửa soạn một bãi đất rộng, chung quanh bắc gióng cho dê khỏi chạy ra ngoài. Trong thả độ dăm bảy con dê. Ai vào bắt dê phải bịt mắt cho kỹ. Bắt được con dê nào thì thưởng luôn con dê ấy(1).
Từ xưa, giải thưởng của hội làng khắp nơi thường chỉ là quan tiền, gói trà hay vuông lụa, treo trên ngọn sào. Bây giờ làng thưởng luôn con dê cho ai bắt được. Không biết có được mấy làng có đủ tiền để muadăm bảy con dê làm giải thưởng?
Gần đây, nhóm Phan Thanh Hiền nói là Bịt mắt bắt dê được chơi tại hội làng Đồng Kỵ, Phú Mẫn (Yên Phong). Chơi cách khác:
Người ta sửa soạn sân rồi thả một con dê, cho một cặp trai gái bịt mắt, mặc áo tơi, đeo lục lạc, đi bắt dê. Dê cũng được mặc áo tơi, đeo lục lạc như người. Lúc chơi, người dê khó phân biệt. Trai gái lần mò, sờ soạng, ôm nhau sướng như… được dê. Người xem càng khoái chí. Vỗ tay, hò hét.
Bịt mắt bắt dê của làng Đồng Kỵ có thể nhiều người cùng đồng loạt vào sân để bắt dê(2).
Hội làng Đồng Quan có:
(…)
Bắt dê, bắt vịt, leo cầu
Lại đây anh kể trước sau mọi trò (…)(3).
Không biết Bắt dê có phải là Bịt mắt bắt dê không?
Trừ hai hội làng của Phan Kế Bính và Phan Thanh Hiền, không nghe nói lễ hội truyền thống(4) hay hội hè đình đám(5) nào khác (kể cả của làng Đồng Kỵ!) chơi trò Bịt mắt bắt dê.
Thật ra, Bịt mắt bắt dê của Phan Thanh Hiền chỉ là mô tả lại tấm tranh dân gian Băng mắt bắt dê (được khắc in vào khoảng năm 1930) của Maurice Durand(6). Theo Durand thì Băng mắt bắt dê của Việt Nam làcolin-maillard của Pháp.
Trò chơi colin-maillard chọn một người, bịt mắt lại, cho đi bắt những người đứng vây tròn xung quanh. Bắt được người nào và nói đúng tên người đó là thắng cuộc. Đến lượt người bị bắt phải bịt mắt đi bắt người khác. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy.
Có người lại quả quyết rằng Bịt mắt bắt dê là trò chơi của hội tây.
Hà Nội thời bị thực dân Pháp cai trị…
- Mỗi năm, ngày 14 tháng 7 nó mở hội “chính trung” để vui chơi, bày ra những trò nhục nhã. Nào, đào nhiều hố trong một khoảng đất, thả dê vào, rồi bịt mắt người ta cho vào đuổi, đó là trò bịt mắt bắt dê. Tròliếm chảo nó để đồng hào vào lòng chảo đầy nhọ nồi, ai liếm được hào thì lấy. Trò leo cột mỡ, trò chọc nồi(7).
Rất có thể Bịt mắt bắt dê đã được chơi lần đầu tiên tại hội tây Nam Định:
- Nhân dịp lễ quốc khánh Pháp 14 tháng 7 năm 1884, tổng đốc Nam Định bắt tất cả mọi nhà phải treo cờ Pháp. Nhà nào không treo sẽ bị phạt 50 quan tiền! Để làm gương, tổng đốc treo trước cửa nhà mình một lá cờ An Nam và hai lá cờ Pháp “bảo hộ” hai bên.
Khắp tỉnh Nam Định, phố xá nhà cửa đâu đâu cũng phấp phới cờ Pháp. Cảnh tượng “vui” như Hội Tâycủa Nguyễn Khuyến.
Kìa hột thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo…
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải
Thằng bé lom khom nghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo…
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
(Nguyễn Khuyến, Hội tây)
Đúng 7 giờ sáng, trong thành bắn 21 phát súng cà nông báo hiệu ngày hội bắt đầu. Tổng đốc cho tổ chức nhiều trò chơi: chọi gà, chọi trâu, chọi cá, đánh đu, leo cột mỡ, múa rối, hát chèo, bịt mắt bắt dê, bắt lợn dưới ao, bơi trải, tôm cá, xóc đĩa…
Buổi chiều, quan công sứ chiêu đãi. Ăn uống tại ngôi chùa lớn và đẹp nhất Nam Định… Tiệc tùng xong, quan Tây “nhắn nhủ” quan ta. Sau màn “ăn nói”, các quan ngồi xem con gái múa hát…
Bịt mắt bắt dê chơi tại Nam Định được bác sĩ Hocquard mô tả chi tiết:
Sân chơi Bịt mắt bắt dê là một mảnh đất hình tròn, rộng khoảng 7, 8 mét. Xung quanh rào tre. Giữa sân dựng một cây sào, trên ngọn treo 4 quan tiền thưởng (tiền thưởng không bằng một phần mười tiền phạt vì tội không treo cờ Pháp!). Sân chơi được đào hố, cắm cọc, đổ nước cho lầy lội. Người ta thả một con dê vào sân, cho một người bịt mắt vào bắt. Người chơi lần mò, vấp ngã, gây cười cho đám đứng xem. Ai nắm bắt được sừng dê thì thắng giải(9).
Theo Đào Duy Anh thì Bịt mắt bắt dê là một trò chơi của trẻ con. Tiếc rằng Đào Duy Anh không cho biết chơi ra sao(9).
Tranh Hàng Trống Lục hợp đồng Xuân vẽ cảnh ông bố ngồi uống trà ngoài hiên, xem đám con chơi Bịt mắt bắt dê ngoài sân. Đám trẻ chơi bằng dê thật. Sân chơi không có hàng rào. Đám trẻ con này bạo quá!
Còn nhớ Hà Nội thời 1950, lũ quỷ sứ chơi Bịt mắt bắt dê trên hè phố Lê Lợi. Một đứa bị bịt mắt đuổi bắt cả bọn đang reo hò tứ phía. Loạn xì ngầu.
Vô tình bọn trẻ đã nhắm mắt bắt chước người lớn gọi trò chơi là Bịt mắt bắt dê. Đúng ra phải gọi là…colin-maillard 100%.
Bịt mắt bắt dê là trò chơi của cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi nơi chơi một cách, thì khó có thể là một trò chơi “dân gian, cổ truyền” được.
Xin bàn thêm…
Mời các bạn cùng xem tranh Băng mắt bắt dê của Durand. Tên tranh đáng chú ý.
Có hai cách đọc chữ Băng:
1) Durand đọc theo chữ hán là băng (băng giá).
Nhưng Băng (chữ Hán) không đúng với nội dung của tranh. Vậy Băng phải được hiểu theo nghĩa khác. Hiểu theo nghĩa tiếng Pháp… của người Việt!
- Băng (bande) là một dải bằng vải hay nhựa dùng để che đậy, hay dán dính đồ vật. Học trò dùng băng keo để dán giấy. Thợ điện dùng băng nhựa để quấn che chỗ nối giây điện…
- Băng (pansement) là bọc kín, che kín. Bác sĩ băng bó vết thương.
Người Pháp còn đưa vào nước ta nhiều băng khác. Cụ lớn cắt băng (ruban) khánh thành nhà băng(banque)! Băng đảng (bande) xã hội đen tụ tập quanh mấy ghế băng (banc) trong công viên…
Chỉ có người Pháp mới biết băng mắt (bander les yeux) chơi colin-maillard. Cái tên Băng mắt bắt dêchứng tỏ rằng đây là một trò chơi của Pháp.
2) Chữ băng đọc nôm là bưng (hay bâng).
Bưng nghĩa là bịt (mắt), là che, là phủ bọc cho kín. Trời tối như bưng, bưng miệng cười khúc khích, bưng bít sự thực. Bưng mắt bắt chim (tục ngữ). “Nghĩ đà bưng kín miệng bình” (Kiều).
Trò chơi tên là Bưng mắt bắt dê. Về sau trở thành Bịt mắt bắt dê. Tên trò chơi chưa cố định vì trò chơi còn mới. Không phải trò chơi cổ truyền.
Sách Biên khảo về người Bắc kì (1908) của Gustave Dumoutier có đoạn:
- Người ta được thấy lại nhiều trò chơi của trẻ con Âu châu tại An Nam. Ca hát, đuổi bắt, dàn trận, đánh đu, đi trốn, nhảy xà, bắt dê, thả diều, lò cò, đánh khăng, đá cầu, chơi bi (bi được thay bằng hòn cuội) v.v.
Colin-maillard được (người An Nam) gọi là trò chơi bắt dê: người chơi đứng thành vòng tròn, người đi bắt dê bị bịt mắt, đứng giữa. Bắt được người nào và gọi đúng tên thì thắng cuộc(10).
Dumoutier công nhận rằng Bắt dê chính là Colin-maillard.
Ngoài ra, Bịt mắt bắt dê còn có vài điểm đặc biệt, đáng chú ý:
1- Xã hội phong kiến ngày xưa quan niệm Nam nữ thụ thụ bất thân. Đàn ông đàn bà đưa nhau cái gì và nhận cái gì của nhau, không được lấy tay mà trao cho nhau.
Trước thời Pháp thuộc, không thể có chuyện “đồi phong bại tục”, cho trai gái lần mò nhau giữa thanh thiên bạch nhật, làm trò cười cho đám đông.
2- Xã hội phong kiến trọng chữ hiếu: Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã. Mình mẩy tóc da, cha mẹ sinh ra, chớ nên hủy hoại, là hiếu trước tiên vậy.
Trai gái giả mù để vui chơi là vô luân, bất hiếu.
3- Cho dê mặc áo tơi như người, cho người đeo lục lạc như dê. Lẫn lộn người với súc vật. Tôn ti trật tự của phong kiến không cho phép “hài” như vậy.
Bịt mắt bắt dê không phù hợp với luân lí, đạo đức của phong kiến. Làng nào dám “chơi”, dám coi thường “Khổng, Mạnh” như vậy?
Nói tóm lại, Bịt mắt bắt dê không phải là trò chơi “truyền thống” của ta.
Tranh Oger (1909) có tấm vẽ một người đàn ông chơi bắt chạch trong chum. Đồng thời tranh Oger lại có tấm tranh Tết Du xuân vẽ một cặp trai gái quàng vai nhau cùng bắt chạch. Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc đang thay đổi. Bên cạnh cái cũ, có cái mới.
Sau lũy tre xanh, hội hè cũng rục rịch đổi mới. Có làng “cải tiến” trò chơi cổ truyền. Có làng cho trò chơi của Pháp “nhập tịch”.
Hội làng của Phan Kế Bính có leo cột (mât de cocagne), bịt mắt bắt dê (colin-maillard), nhảy bị (course en sac). Làng này là… “làng tây”.
Ối dào! Làng nào chả là làng!
Lyon, Tết Ất Mùi 2015
N.D
(SH312/02-15)
Người ta sửa soạn một bãi đất rộng, chung quanh bắc gióng cho dê khỏi chạy ra ngoài. Trong thả độ dăm bảy con dê. Ai vào bắt dê phải bịt mắt cho kỹ. Bắt được con dê nào thì thưởng luôn con dê ấy(1).
Từ xưa, giải thưởng của hội làng khắp nơi thường chỉ là quan tiền, gói trà hay vuông lụa, treo trên ngọn sào. Bây giờ làng thưởng luôn con dê cho ai bắt được. Không biết có được mấy làng có đủ tiền để muadăm bảy con dê làm giải thưởng?
Gần đây, nhóm Phan Thanh Hiền nói là Bịt mắt bắt dê được chơi tại hội làng Đồng Kỵ, Phú Mẫn (Yên Phong). Chơi cách khác:
Người ta sửa soạn sân rồi thả một con dê, cho một cặp trai gái bịt mắt, mặc áo tơi, đeo lục lạc, đi bắt dê. Dê cũng được mặc áo tơi, đeo lục lạc như người. Lúc chơi, người dê khó phân biệt. Trai gái lần mò, sờ soạng, ôm nhau sướng như… được dê. Người xem càng khoái chí. Vỗ tay, hò hét.
Bịt mắt bắt dê của làng Đồng Kỵ có thể nhiều người cùng đồng loạt vào sân để bắt dê(2).
Hội làng Đồng Quan có:
(…)
Bắt dê, bắt vịt, leo cầu
Lại đây anh kể trước sau mọi trò (…)(3).
Không biết Bắt dê có phải là Bịt mắt bắt dê không?
Trừ hai hội làng của Phan Kế Bính và Phan Thanh Hiền, không nghe nói lễ hội truyền thống(4) hay hội hè đình đám(5) nào khác (kể cả của làng Đồng Kỵ!) chơi trò Bịt mắt bắt dê.
Thật ra, Bịt mắt bắt dê của Phan Thanh Hiền chỉ là mô tả lại tấm tranh dân gian Băng mắt bắt dê (được khắc in vào khoảng năm 1930) của Maurice Durand(6). Theo Durand thì Băng mắt bắt dê của Việt Nam làcolin-maillard của Pháp.
Trò chơi colin-maillard chọn một người, bịt mắt lại, cho đi bắt những người đứng vây tròn xung quanh. Bắt được người nào và nói đúng tên người đó là thắng cuộc. Đến lượt người bị bắt phải bịt mắt đi bắt người khác. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy.
Có người lại quả quyết rằng Bịt mắt bắt dê là trò chơi của hội tây.
Hà Nội thời bị thực dân Pháp cai trị…
- Mỗi năm, ngày 14 tháng 7 nó mở hội “chính trung” để vui chơi, bày ra những trò nhục nhã. Nào, đào nhiều hố trong một khoảng đất, thả dê vào, rồi bịt mắt người ta cho vào đuổi, đó là trò bịt mắt bắt dê. Tròliếm chảo nó để đồng hào vào lòng chảo đầy nhọ nồi, ai liếm được hào thì lấy. Trò leo cột mỡ, trò chọc nồi(7).
Rất có thể Bịt mắt bắt dê đã được chơi lần đầu tiên tại hội tây Nam Định:
- Nhân dịp lễ quốc khánh Pháp 14 tháng 7 năm 1884, tổng đốc Nam Định bắt tất cả mọi nhà phải treo cờ Pháp. Nhà nào không treo sẽ bị phạt 50 quan tiền! Để làm gương, tổng đốc treo trước cửa nhà mình một lá cờ An Nam và hai lá cờ Pháp “bảo hộ” hai bên.
Khắp tỉnh Nam Định, phố xá nhà cửa đâu đâu cũng phấp phới cờ Pháp. Cảnh tượng “vui” như Hội Tâycủa Nguyễn Khuyến.
Kìa hột thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo…
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải
Thằng bé lom khom nghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo…
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
(Nguyễn Khuyến, Hội tây)
Đúng 7 giờ sáng, trong thành bắn 21 phát súng cà nông báo hiệu ngày hội bắt đầu. Tổng đốc cho tổ chức nhiều trò chơi: chọi gà, chọi trâu, chọi cá, đánh đu, leo cột mỡ, múa rối, hát chèo, bịt mắt bắt dê, bắt lợn dưới ao, bơi trải, tôm cá, xóc đĩa…
Buổi chiều, quan công sứ chiêu đãi. Ăn uống tại ngôi chùa lớn và đẹp nhất Nam Định… Tiệc tùng xong, quan Tây “nhắn nhủ” quan ta. Sau màn “ăn nói”, các quan ngồi xem con gái múa hát…
Bịt mắt bắt dê chơi tại Nam Định được bác sĩ Hocquard mô tả chi tiết:
Sân chơi Bịt mắt bắt dê là một mảnh đất hình tròn, rộng khoảng 7, 8 mét. Xung quanh rào tre. Giữa sân dựng một cây sào, trên ngọn treo 4 quan tiền thưởng (tiền thưởng không bằng một phần mười tiền phạt vì tội không treo cờ Pháp!). Sân chơi được đào hố, cắm cọc, đổ nước cho lầy lội. Người ta thả một con dê vào sân, cho một người bịt mắt vào bắt. Người chơi lần mò, vấp ngã, gây cười cho đám đứng xem. Ai nắm bắt được sừng dê thì thắng giải(9).
Theo Đào Duy Anh thì Bịt mắt bắt dê là một trò chơi của trẻ con. Tiếc rằng Đào Duy Anh không cho biết chơi ra sao(9).
Tranh Hàng Trống Lục hợp đồng Xuân vẽ cảnh ông bố ngồi uống trà ngoài hiên, xem đám con chơi Bịt mắt bắt dê ngoài sân. Đám trẻ chơi bằng dê thật. Sân chơi không có hàng rào. Đám trẻ con này bạo quá!
Còn nhớ Hà Nội thời 1950, lũ quỷ sứ chơi Bịt mắt bắt dê trên hè phố Lê Lợi. Một đứa bị bịt mắt đuổi bắt cả bọn đang reo hò tứ phía. Loạn xì ngầu.
Vô tình bọn trẻ đã nhắm mắt bắt chước người lớn gọi trò chơi là Bịt mắt bắt dê. Đúng ra phải gọi là…colin-maillard 100%.
Bịt mắt bắt dê là trò chơi của cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi nơi chơi một cách, thì khó có thể là một trò chơi “dân gian, cổ truyền” được.
Xin bàn thêm…
Mời các bạn cùng xem tranh Băng mắt bắt dê của Durand. Tên tranh đáng chú ý.
Có hai cách đọc chữ Băng:
1) Durand đọc theo chữ hán là băng (băng giá).
Nhưng Băng (chữ Hán) không đúng với nội dung của tranh. Vậy Băng phải được hiểu theo nghĩa khác. Hiểu theo nghĩa tiếng Pháp… của người Việt!
- Băng (bande) là một dải bằng vải hay nhựa dùng để che đậy, hay dán dính đồ vật. Học trò dùng băng keo để dán giấy. Thợ điện dùng băng nhựa để quấn che chỗ nối giây điện…
- Băng (pansement) là bọc kín, che kín. Bác sĩ băng bó vết thương.
Người Pháp còn đưa vào nước ta nhiều băng khác. Cụ lớn cắt băng (ruban) khánh thành nhà băng(banque)! Băng đảng (bande) xã hội đen tụ tập quanh mấy ghế băng (banc) trong công viên…
Chỉ có người Pháp mới biết băng mắt (bander les yeux) chơi colin-maillard. Cái tên Băng mắt bắt dêchứng tỏ rằng đây là một trò chơi của Pháp.
2) Chữ băng đọc nôm là bưng (hay bâng).
Bưng nghĩa là bịt (mắt), là che, là phủ bọc cho kín. Trời tối như bưng, bưng miệng cười khúc khích, bưng bít sự thực. Bưng mắt bắt chim (tục ngữ). “Nghĩ đà bưng kín miệng bình” (Kiều).
Trò chơi tên là Bưng mắt bắt dê. Về sau trở thành Bịt mắt bắt dê. Tên trò chơi chưa cố định vì trò chơi còn mới. Không phải trò chơi cổ truyền.
Sách Biên khảo về người Bắc kì (1908) của Gustave Dumoutier có đoạn:
- Người ta được thấy lại nhiều trò chơi của trẻ con Âu châu tại An Nam. Ca hát, đuổi bắt, dàn trận, đánh đu, đi trốn, nhảy xà, bắt dê, thả diều, lò cò, đánh khăng, đá cầu, chơi bi (bi được thay bằng hòn cuội) v.v.
Colin-maillard được (người An Nam) gọi là trò chơi bắt dê: người chơi đứng thành vòng tròn, người đi bắt dê bị bịt mắt, đứng giữa. Bắt được người nào và gọi đúng tên thì thắng cuộc(10).
Dumoutier công nhận rằng Bắt dê chính là Colin-maillard.
Ngoài ra, Bịt mắt bắt dê còn có vài điểm đặc biệt, đáng chú ý:
1- Xã hội phong kiến ngày xưa quan niệm Nam nữ thụ thụ bất thân. Đàn ông đàn bà đưa nhau cái gì và nhận cái gì của nhau, không được lấy tay mà trao cho nhau.
Trước thời Pháp thuộc, không thể có chuyện “đồi phong bại tục”, cho trai gái lần mò nhau giữa thanh thiên bạch nhật, làm trò cười cho đám đông.
2- Xã hội phong kiến trọng chữ hiếu: Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã. Mình mẩy tóc da, cha mẹ sinh ra, chớ nên hủy hoại, là hiếu trước tiên vậy.
Trai gái giả mù để vui chơi là vô luân, bất hiếu.
3- Cho dê mặc áo tơi như người, cho người đeo lục lạc như dê. Lẫn lộn người với súc vật. Tôn ti trật tự của phong kiến không cho phép “hài” như vậy.
Bịt mắt bắt dê không phù hợp với luân lí, đạo đức của phong kiến. Làng nào dám “chơi”, dám coi thường “Khổng, Mạnh” như vậy?
Nói tóm lại, Bịt mắt bắt dê không phải là trò chơi “truyền thống” của ta.
Tranh Oger (1909) có tấm vẽ một người đàn ông chơi bắt chạch trong chum. Đồng thời tranh Oger lại có tấm tranh Tết Du xuân vẽ một cặp trai gái quàng vai nhau cùng bắt chạch. Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc đang thay đổi. Bên cạnh cái cũ, có cái mới.
Sau lũy tre xanh, hội hè cũng rục rịch đổi mới. Có làng “cải tiến” trò chơi cổ truyền. Có làng cho trò chơi của Pháp “nhập tịch”.
Hội làng của Phan Kế Bính có leo cột (mât de cocagne), bịt mắt bắt dê (colin-maillard), nhảy bị (course en sac). Làng này là… “làng tây”.
Ối dào! Làng nào chả là làng!
Lyon, Tết Ất Mùi 2015
N.D
(SH312/02-15)
------------
(1) Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục (1915), Tổng Hợp Đồng Tháp, 1990, tr. 108.
(2) Phan Thanh Hiền, Trần Mạnh Tiến, Huy Trang, Nguyễn Khánh Trâm, Trò chơi dân gian Việt Nam, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 1990, tr. 51.
(3) Bùi Văn Cường, Phương ngôn, tục ngữ, ca dao, KHXH, 1987, tr. 79.
(4) Thạch Phương, Lê Trung Vũ, 60 Lễ hội truyền thống Việt Nam, KHXH, 1995.
(5) Toan Ánh, Hội hè đình đám, tập 1 (1970), tập 2 (1984).
(6) Maurice Durand, Imagerie populaire vietnamienne, EFEO, 1960, tr. 47.
(7) Hoàng Đạo Thúy, Thăng Long Đông Đô Hà Nội, Hội Văn Nghệ Hà Nội, 1971, tr. 83.
(8) Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, tr. 290-300.
(9) Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Bốn Phương, 1961, tr. 181.
(10) Gustave Dumoutier, Essais sur les tonkinois, Imp. d’Extrême-Orient, 1908, tr. 52.
(1) Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục (1915), Tổng Hợp Đồng Tháp, 1990, tr. 108.
(2) Phan Thanh Hiền, Trần Mạnh Tiến, Huy Trang, Nguyễn Khánh Trâm, Trò chơi dân gian Việt Nam, Nxb. TP Hồ Chí Minh, 1990, tr. 51.
(3) Bùi Văn Cường, Phương ngôn, tục ngữ, ca dao, KHXH, 1987, tr. 79.
(4) Thạch Phương, Lê Trung Vũ, 60 Lễ hội truyền thống Việt Nam, KHXH, 1995.
(5) Toan Ánh, Hội hè đình đám, tập 1 (1970), tập 2 (1984).
(6) Maurice Durand, Imagerie populaire vietnamienne, EFEO, 1960, tr. 47.
(7) Hoàng Đạo Thúy, Thăng Long Đông Đô Hà Nội, Hội Văn Nghệ Hà Nội, 1971, tr. 83.
(8) Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, tr. 290-300.
(9) Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Bốn Phương, 1961, tr. 181.
(10) Gustave Dumoutier, Essais sur les tonkinois, Imp. d’Extrême-Orient, 1908, tr. 52.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét