Cụ thể như ở dưới (chép về của VnEx).
---
Chủ nhật, 22/2/2015 | 22:24 GMT+7
Dân Ném Thượng sẽ chém lợn ở sân đình
Phó ban tổ chức lễ hội Chém lợn (Bắc Ninh) Nguyễn Đình Lợi cho biết, công tác chuẩn bị cho hội làng đã hoàn tất. Năm nay, người Ném Thượng sẽ thực hiện nghi thức truyền thống chém lợn ở sân đình.
Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Đình Lợi (61 tuổi), Hội trưởng Hội người cao tuổi làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh), Phó ban tổ chức lễ hội Chém lợn cho biết, chiều 22/2 (mùng 4 Tết), buổi tổng duyệt trước lễ hội đã diễn ra tốt đẹp. Mọi công tác chuẩn bị cho hội làng đều hoàn tất. Đồ thờ cúng được chuyển ra ngoại tự. Hai cây đao dùng để chém lợn đã sẵn sàng cho công việc làm cỗ ngọc tế thánh.
"Năm nay, người Ném Thượng sẽ thực hiện nghi thức truyền thống là chém lợn ở sân đình", Phó ban tổ chức lễ hội Chém lợn khẳng định. Sau cuộc họp với lãnh đạo thành phố Bắc Ninh chưa đi đến thống nhất về tổ chức nghi thức chém lợn, ngày 13/2, trưởng các dòng họ trong làng Ném Thượng đã họp bàn với nhau. Tại đây, hơn 20 đại diện cho nhân dân trong làng thống nhất sẽ giữ nghi thức truyền thống của cha ông là chém lợn ở sân đình.
"Các cụ nói, lễ hội là việc của làng và nghi thức chém lợn không vi phạm pháp luật nên phải để dân làng tự quyết. Chúng tôi muốn giữ bản sắc của cha ông", Hội trưởng hội người cao tuổi làng Ném Thượng nói.
Lễ hội Chém lợn làng Ném Thượng (Bắc Ninh). |
Lễ hội chém lợn năm nay sẽ được tổ chức quy mô, hoành tráng hơn bởi theo Phó ban tổ chức, dân làng đã dự tính sẽ có nhiều du khách, báo giới tới tham dự.
Sáng 23/2 (mùng 5 Tết) sẽ khai mạc lễ hội Chém lợn với các hoạt động hát quan họ, thi nấu xôi... Chiều cùng ngày, hai ông Ỉn được rước từ nhà nuôi về đình để mùng 6 Tết nghi thức rước quanh làng, qua nơi tướng Đoàn Thượng chém lợn khao quân sẽ long trọng diễn ra. Đúng giờ Ngọ, hai thủ đao sẽ khai đao giữa sân đình và làm cỗ ngọc tế thánh theo nghi thức truyền thống.
Ngày 27/1, tổ chức Động vật châu Á gửi thư ngỏ kêu gọi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, và Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định chấm dứt lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng. Đề xuất này gây làn sóng tranh luận. Các nhà văn hoá thì cho rằng không nên áp đặt quan điểm phương Tây cho tín ngưỡng dân tộc. "Tục chém lợn là để cầu may mắn, nó vượt qua cả khái niệm dã man hay không dã man", PGS Trần Lâm Biền khẳng định. TS dân tộc học Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lào Cai) cũng cho rằng, văn hoá là phải có bản sắc riêng và giá trị của nó nằm ở các câu chuyện, nguồn gốc của phong tục, khiến người xem phải hứng thú tìm hiểu.
Trao đổi với VnExpress ngày 6/2, người phát ngôn Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Phạm Đình Tân nhấn mạnh: "Bộ không bao giờ ủng hộ các lễ hội mang tính tàn bạo, hủ tục lạc hậu" và không nên bảo thủ giữ lễ hội Chém lợn.
Quỳnh Trang
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dan-nem-thuong-se-chem-lon-o-san-dinh-3149584.html
---
Bổ sung 4 (24/2/2015):
"Chúng tôi thất vọng về việc hành xử của ban tổ chức lễ chém lợn"
H.Đan - H.Sơn | 25/02/2015 07:28
Ông Thanh bày tỏ sự thất vọng khi trước đó đã có rất nhiều ý kiến phản đối nhưng ban tổ chức lễ hội vẫn tiến hành nghi lễ chém lợn đầy phản cảm này.
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra nhưng đúng giờ Ngọ ngày 6 tháng Giêng (tức 24/2), nghi lễ chém lợn vẫn được dân làng tổ chức tại đình làng Ném Thượng (Bắc Ninh).
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật châu Á cho biết, trong trưa 24/2, ông cùng một số cán bộ của Tổ chức đã trực tiếp về và chứng kiến nghi lễ chém lợn đầy phản cảm này.
"Thực sự, chúng tôi cảm thấy thất vọng về cách hành xử của ban tổ chức lễ hội chém lợn. Bởi vì sau khi thông tin của chúng tôi được đưa ra, qua điều tra ở cộng đồng mạng đã có tới 79% phản đối nghi lễ chém lợn này.
Tuy nhiên, ban tổ chức vẫn tiếp tục tổ chức lễ hội với nghi lễ này.
Ở đây, rõ ràng mọi người chưa thực sự tôn trọng trẻ em cũng như chưa thực sự tôn trọng cộng đồng mình đang sinh sống cùng...", ông Thanh chia sẻ.
Không ít bố mẹ vẫn cho con mình đến theo dõi nghi lễ chém lợn diễn ra vào trưa mùng 6 tháng Giêng.
Ông Thanh cũng nhấn mạnh, việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man.
BÀI LIÊN QUAN
Đặc biệt là trẻ em - đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, lễ hội này còn gây ra sự chịu đựng, nỗi đau đớn không cần thiết cho động vật.
Cũng theo ông Thanh, người dân làng Ném Thượng vẫn dùng nét văn hóa, truyền thống làm "bình phong" khi tổ chức nghi lễ chém lợn.
"Nhưng một lễ hội văn hóa là dịp để nhiều người, nhiều thế hệ tham gia thay vì giới hạn. Vì vậy, địa phương nên chắt lọc chương trình mang tính văn minh và nhân đạo để truyền bá truyền thống tốt đẹp.
Liệu rằng việc giết những con vật theo một cách thức dã man để khởi đầu cho một năm mới có nên được tiếp tục?
Thêm vào đó, người Việt Nam từ xa xưa tới nay luôn có truyền thống vị tha, nhân đạo và đó là truyền thống đẹp cần được phát huy.
Nhưng lễ hội lại sử dụng động vật như những công cụ, thay vì tôn trọng chúng như những sinh mệnh sống biết cảm nhận sự đau đớn và có khả năng nhận biết sự chịu đựng này.
Điều đó đang làm phai mờ đi truyền thống tốt đẹp đó của người Việt Nam", ông Thanh bày tỏ.
Ông Thanh cũng nhìn nhận, việc thay đổi nhận thức, quan điểm của người dân về nghi lễ chém lợn này đã được Tổ chức Động vật châu Á xác định là rất khó khăn.
Đặc biệt hơn khi đó là những suy nghĩ ăn sâu vào thế hệ hoặc thời gian với người đi trước.
"Ông Ỉn" được diễu đi quanh làng trước khi đưa về đình làng thực hiện nghi lễ khai đao.
"Tuy nhiên cho dù thế này, Tổ chức Động vật châu Á cũng kịch liệt phản đối hành động chém lợn này bởi những tác động tiêu cực của nó với vấn đề phúc lợi của động vật và toàn xã hội.
Cho nên, trong năm nay, Tổ chức chúng tôi sẽ thực hiện các chương trình giáo dục, nâng cao nhậc thức cộng đồng.
Chúng tôi sẽ thu xếp thời gian để tới làm việc với ban tổ chức lễ hội, lãnh đạo thôn Ném Thượng để họ nhận thấy được những tác động tiêu cực.
Từ đó, đưa ra một phương án hợp lý và nhân văn hơn. Bên cạnh đó, đối với đối tượng học sinh tiểu học ở đây, chúng tôi cũng dự định đưa ra những chương trình phối hợp giáo dục về sau này", ông Thanh nhấn mạnh.
"Việt Nam nên sớm có luật bảo vệ động vật"
Ông Thanh cũng cho biết thêm, thực tế hiện nay ở nhiều nước đã có luật về phúc lợi động vật, bảo vệ động vật nhưng ở Việt Nam lại chưa có luật như vậy.
Vị này kiến nghị: "Từ khi Tổ chức Động vật châu Á đưa ra ý kiến phản đối lễ hội chém lợn đã nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình của cộng đồng xã hội về việc cần sớm chấm dứt.
Tuy nhiên, việc ban tổ chức của làng Ném Thượng vẫn tiến hành nghi lễ chém lợn thì đó là một cộng đồng nhỏ lẻ.
Ở đây, do Việt Nam chưa có luật nào để đưa ra nhằm bảo vệ động vật thì việc tiếp diễn lễ hội Ném Thượng là điều đương nhiên và cũng chưa thể kêu gọi người dân dựa trên quy phạm nào.
Đã đến lúc, chúng ta cần xây dựng một luật đầy đủ về bảo vệ động vật".
Liên quan đến các lễ hội đâm trâu, chọi trâu... được tổ chức ở nhiều địa phương và sau màn chọi những con vật này sẽ được xẻ thịt, ông Thanh cũng nhấn mạnh, Tổ chức Động vật châu Á phản đối tất cả mọi hành động man rợ, phản cảm đối xử với động vật.
http://soha.vn/xa-hoi/chung-toi-that-vong-ve-viec-hanh-xu-cua-ban-to-chuc-le-chem-lon-20150225004039248.htm
Lễ chém lợn công khai giữa sân đình
Thứ ba, 24/2/2015 | 16:06 GMT+7
Sáng 24/2 (mùng 6 Tết), lễ chém lợn ở làng Ném Thượng diễn ra công khai giữa sân đình, bất chấp những tranh cãi, sức ép từ dư luận.
http://soha.vn/xa-hoi/hai-thu-dao-da-chem-ong-in-dung-gio-chinh-ngo-20150224100746883.htm
Hai thủ đao đã chém ông Ỉn đúng giờ chính Ngọ
Thành Chung - Hải Sơn | 24/02/2015 13:00
Phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ từ đình làng Ném Thượng (P.Khắc Niệm, TP Bắc Ninh) cho biết, đúng giờ chính Ngọ (12h trưa), hai đao thủ đã tiến hành chém lợn theo nghi lễ truyền thống.
- "Ông thủ đao" đầu tiên trong lễ chém lợn ở Bắc Ninh lên tiếng
- Lễ hội chém lợn: Vì sao người dân lại thích nhúng tiền vào máu?
- Không khuyến khích lễ hội “man rợ” như lễ hội chém lợn
Xung quanh lễ hội chém lợn vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều. Mời quý độc giả bày tỏ quan điểm của mình và gửi về Tòa soạn theo địa chỉ btv@soha.vn. Những ý kiến đặc sắc sẽ được chúng tôi đăng tải.
Vào sáng nay 24/2 (tức ngày 6 Tết Âm lịch), lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh đã diễn ra với các nghi thức truyền thống. Dưới đây là diễn biến sự kiện đang gây tranh cãi trong dư luận xã hội, được phóng viên Trí Thức Trẻ phản ánh từ hiện trường.
12h15 phút: Hai ông thủ đao được tặng cờ lưu niệm. Bên trong đình, hai chiếc đao vừa chém ông Ỉn được đặt trang trọng.
Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi hai thủ đao chém lợn xong, một số người đã quệt tiền vào máu lợn để lấy may.
Cảnh làm thịt, chia thịt lợn sau nghi lễ.
Dọn dẹp sân đình và phần tiết lợn.
12h00 phút: Chính thức "khai đao" ông Ỉn. Hai đao thủ đã cùng chém nhiều nhát vào ông Ỉn theo nghi lễ.
11h58 phút: Hai ông thủ đao vào làm lễ xin đao.
Bổ sung 3 (24/2/2015):
http://soha.vn/xa-hoi/hai-thu-dao-vao-lam-le-chuan-bi-khai-dao-ong-in-20150224100746883.htm
Hai thủ đao vào làm lễ, chuẩn bị "khai đao" ông Ỉn
Thành Chung - Hải Sơn | 24/02/2015 10:08
Theo nghi lễ được tổ chức hàng năm, nghi thức chém lợn sẽ được thực hiện vào đúng giờ Ngọ.
- "Ông thủ đao" đầu tiên trong lễ chém lợn ở Bắc Ninh lên tiếng
- Lễ hội chém lợn: Vì sao người dân lại thích nhúng tiền vào máu?
- Không khuyến khích lễ hội “man rợ” như lễ hội chém lợn
Đang tiếp tục cập nhật...
Vào sáng nay 24/2 (tức ngày 6 Tết Âm lịch), lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh đã diễn ra với các nghi thức truyền thống.
11h58 phút: Hai ông thủ đao vào làm lễ xin đao.
11h53 phút: Nghi thức trống lệnh phất cờ được tiến hành.
11h46 phút: Ban tổ chức mời trưởng ban và hai gia đình vào làm lễ hoàn rước. Thủ đao và tướng cờ vào nội đình làm lễ.
11h38 phút: Ông Ỉn đã về đến đình, người dân cũng kéo đến chật kín xung quanh để xem nghi lễ "khai đao".
Lúc 11h30 phút, theo ghi nhận của chúng tôi, hàng nghìn người đã tập trung về khu vực đình chờ đón đoàn rước trở về để thực hiện nghi lễ chém lợn.
Quanh khu vực thực hiện nghi lễ ở sân đình, ban tổ chức đã cho lập hàng rào sắt để đảm bảo an toàn.
GS TRẦN LÂM BIỀN
Tục đâm trâu, chém lợn tồn tại đến giờ bởi nó có ý nghĩa quan trọng về tinh thần và tín ngưỡng đối với cộng đồng bản địa. Và, khi chủ nhân của những nghi thức ấy thấy nó vẫn còn có sự hợp lý, thì chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để cùng suy nghĩ, chứ đừng vội tự cho mình cái quyền phán xét gọn lỏn bằng hai chữ “dã man” một cách võ đoán. (Theo Thể thao & Văn hóa)
Nơi sẽ "khai đao" ông Ỉn.
Khu vực đình làng việc chuẩn bị cho nghi lễ chém lợn đã hoàn tất.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Hân, 67 tuổi (nguyên trưởng thôn Ném Thượng giai đoạn 1996 - 2000) bày tỏ: "Việc tổ chức chém lợn của chúng tôi chỉ diễn ra trong khu vực này và là nét truyền thống của quê hương nên dân làng năm nay sẽ thực hiện theo đúng nếp xưa các cụ để lại. Mong mọi người hiểu rõ".
Ông Nguyễn Văn Bản, 66 tuổi cho biết, năm 2013, 2014 do nhiều ý kiến khác nhau nên việc chém được chuyển sang cứa.
Năm 2015, dựa trên lòng dân, nét văn hóa cổ truyền của quê hương nên các cụ quyết tâm sẽ giữ nét cổ xưa các cụ truyền lại là chém lợn.
Theo ông Bản, hai ông Ỉn năm nay được tuyển chọn rất kỹ và do các gia đình sinh năm 1966 nuôi trong làng.
Việc tuyển chọn gia đình nuôi các ông Ỉn này cũng rất kỹ càng, vợ chồng phải còn đầy đủ, hòa thuận, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật.
Các ông Ỉn khi chọn đều phải có trọng lượng khoảng 25kg.
Bắt đầu chọn gia đình nuôi từ tháng 7 và sau khi các cụ quyết sẽ tiến hành nuôi từ tháng 8.
Ông Trần Văn Hân, 67 tuổi, nguyên trưởng thôn Ném Thượng giai đoạn 1996 - 2000, thành viên trong hội bô lão cho hay, dù có nhiều ý kiến được đưa ra nhưng năm nay, các cụ quyết định sẽ giữ nguyên nghi lễ truyền thống chém lợn ở sân đình.
Người dân trong làng mang đồ ăn, thức uống đến mời đoàn phục vụ lễ rước...
Ông Trần Văn Hân, 67 tuổi, nguyên trưởng thôn Ném Thượng giai đoạn 1996 - 2000 cho biết, nghi lễ chém lợn của làng Ném Thượng đã có từ hàng trăm năm nay.
Đây là nghi lễ nhằm tưởng nhớ công lao của tướng quân Lý Đoàn Thượng (thời nhà Lý).
Sau khi đưa quân về vùng núi Ngoạn Sơn gặp 1 con lợn rừng đã hô quân bắt và chém để lấy thịt khao quân. Và từ đó có tục chém lợn.
Bổ sung 2 (23/2/2015):
Dân Ném Thượng vẫn khai đao chém lợn
Trong lễ hội năm 2015, dân làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành nghi thức chém lợn giữa sân đình.
Sáng ngày 23/2 (tức mùng 5 tháng Giêng âm lịch), cụ Nguyễn Đình Lợi chi hội trưởng chi hội người cao tuổi khu phố Thượng, thành viên trong Ban thường trực lễ hội chém lợn Ném Thượng cho biết, trong lễ hội làng Ném Thượng năm nay, sẽ vẫn giữ nguyên nghi thức “khai đao chém ông ỉn” ở giữa sân đình.
Cụ Lợi cho biết, lễ hội năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày 5, 6 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 23, 24/2) với đầy đủ các nghi thức truyền thống từ xưa đến nay. Trong đó, nghi thức quan trọng nhất là “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình vẫn được giữ nguyên như cũ.
Ảnh: Animals Asia cung cấp |
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho công tác tổ chức lễ hội. Lễ hội làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành bình thường như cũ. Nghi thức chém lợn là tục lệ của địa phương nên năm nay chúng tôi vẫn sẽ làm” - cụ Nguyễn Đình Lợi khẳng định.
Trước đó, sau khi tổ chức động vật châu Á (Animals Asia) ra thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt lễ hội làng Ném Thượng, Bắc Ninh thì Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh có văn bản kiến nghị đổi tên lễ hội “chém lợn” thành “rước lợn” và kêu gọi người dân địa phương chuyển nghi thức chém lợn giữa sân đình sang nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh sau sân đình.
Tuy nhiên vào đầu tháng 2/2015, hơn 100 cụ bô lão ở khu phố Thượng (Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng. Trong cuộc họp, hầu hết các ý kiến bô lão và người dân địa phương đều không đồng tình với việc đổi tên “chém lợn” thành “rước lợn” và kiên quyết giữ nghi thức “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình.
http://kienthuc.net.vn/doc-30s/dan-nem-thuong-van-khai-dao-chem-lon-458398.html
Bổ sung 1 (23/2/2015):
"Chúng tôi kịch liệt phản đối lễ hội chém lợn ở sân đình"
Hoàng Đan | 23/02/2015 12:00
Đại diện tổ chức Động vật châu Á khẳng định, dù chưa thể ngày một ngày hai thay đổi suy nghĩ của dân làng Ném Thượng nhưng hành động chém lợn ở sân đình cần chấm dứt ngay.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ phúc lợi động vật, tổ chức Động vật châu Á cho hay, đã nắm được thông tin về việc dân làng Ném Thượng (Bắc Ninh) sẽ tổ chức chém lợn ở sân đình vào ngày 6 tháng Giêng.
"Chúng tôi đã nắm được thông tin về việc năm nay dân làng Ném Thượng vẫn sẽ tổ chức chém lợn và đã chuẩn bị cho vấn đề này.
AA cũng xác định, dù chưa thể ngày một, ngày hai thay đổi suy nghĩ của dân làng. "Nhưng chúng tôi kịch liệt phản đối lễ hội chém lợn ở sân đình. Nghi lễ này cần phải chấm dứt ngay", ông Thanh nói.
Cũng theo ông Thanh, năm nay, tổ chức AA sẽ tiếp tục cử các cán bộ xuống trực tiếp theo dõi lễ hội và từ đó, có những hành động cụ thể hơn để tuyên truyền, đề nghị cấm dứt nghi lễ chém lợn này.
Hình ảnh trong lễ hội chém lợn làng Ném Thượng do Tổ chức động vật châu Á cung cấp.
Ông Thanh cũng nhấn mạnh, tổ chức Động vật châu Á, phản đối lễ chém lợn bởi những tác động tiêu cực của nó với vấn đề phúc lợi của động vật và toàn xã hội.
"Ngoài ra, một lễ hội văn hóa là dịp để nhiều người, nhiều thế hệ tham gia thay vì giới hạn. Vì vậy địa phương nên chắt lọc chương trình mang tính văn minh và nhân đạo để truyền bá truyền thống tốt đẹp", ông Thanh bày tỏ.
Đồng thời, ông Thanh chia sẻ thêm, việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man.
Đặc biệt là trẻ em - đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, lễ hội này còn gây ra sự chịu đựng, nỗi đau đớn không cần thiết cho động vật.
"Việc tiếp diễn lễ hội này gửi đi một thông điệp rằng động vật chỉ được coi như những đồ vật không đáng được tôn trọng.
Và liệu rằng việc giết những con vật theo một cách thức dã man để khởi đầu cho một năm mới có nên được tiếp tục?", ông Thanh chia sẻ thêm.
Ông Thanh khẳng định, người Việt Nam từ xa xưa tới nay luôn có truyền thống vị tha, nhân đạo và đó là truyền thống đẹp cần được phát huy.
Những lễ hội sử dụng động vật như những công cụ, thay vì tôn trọng chúng như những sinh mệnh sống biết cảm nhận sự đau đớn và có khả năng nhận biết sự chịu đựng này - đang làm phai mờ đi truyền thống tốt đẹp đó của người Việt Nam.
Tổ chức động vật châu Á phản đối tất cả những lễ hội tàn bạo sử dụng động vật và lễ chém lợn là một trong những lễ hội tàn bạo nhất hiện có.
Sẽ vẫn tổ chức chém lợn?
Trước đó, theo đại diện Hội người cao tuổi làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh) cho biết, chiều 22/2 (mùng 4 Tết), buổi tổng duyệt trước lễ hội đã diễn ra tốt đẹp.
Mọi công tác chuẩn bị cho hội làng đều hoàn tất. Đồ thờ cúng được chuyển ra ngoại tự. Hai cây đao dùng để chém lợn đã sẵn sàng cho công việc làm cỗ ngọc tế thánh.
Vị này cũng cho hay, sau cuộc họp với lãnh đạo thành phố Bắc Ninh chưa đi đến thống nhất về tổ chức nghi thức chém lợn, ngày 13/2, trưởng các dòng họ trong làng Ném Thượng đã họp bàn với nhau.
Tại đây, hơn 20 đại diện cho nhân dân trong làng thống nhất sẽ giữ nghi thức truyền thống của cha ông là chém lợn ở sân đình.
Ngày 30-1-2015, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh kiến nghị đổi tên lễ hội “Chém lợn” ở làng Ném Thượng thành lễ hội “Rước lợn”.
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Ngày mai, các cụ làng Ném quyết định vẫn chém
- May mà thành hoàng chỉ chém lợn, chứ không phải chém sơn dương
- Sau dị bản của thần tích thành hoàng (tướng quân hay tướng cướp), là thương đến Cụ Ỉn ở trời Tây
- Chém lợn ở Bắc Ninh : thành hoàng là tướng cướp, hay là tướng quân ?
- Học giả McCarthy góp bàn về lễ hội chém lợn : đó là chém cha loài người !
- Chém lợn ở Bắc Ninh làm sáng rõ hơn một quan điểm đã phát biểu từ 2011 và 2012
0 nhận xét:
Đăng nhận xét