Tóm tắt như sau:
"Chủ trì giao ban, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay Hà Nội có khoảng 900 cộng tác viên dư luận. Ông Long cho biết thông tin này đã được ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết tại một hội nghị tổng kết của ngành Tuyên giáo năm 2013.
Giải thích thêm về lực lượng “cộng tác viên dư luận”, ông Long cho biết đây là lực lượng cộng tác viên gồm nhiều tầng lớp, thành phần, như cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, học sinh... tại các địa bàn quận, huyện nắm bắt các thông tin “người dân bàn cái gì, quan tâm cái gì” rồi tập hợp, thông tin lại cho hệ thống tuyên giáo.
Các thông tin này sau đó sẽ được ngành Tuyên giáo tổng hợp báo cáo lãnh đạo thành phố để nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh các chính sách xã hội.
"Hôm nay các đồng chí nói chúng tôi mới biết có việc mặc áo logo như vậy. Tôi xin khẳng định lực lượng cộng tác viên dư luận chỉ ngồi nghe nắm bắt dư luận thông tin chứ hoàn toàn không xuống đường”, ông Long khẳng định."Ở dưới là tin toàn văn.
---
(TNO) Công an Hà Nội đang xác minh về lực lượng “dư luận viên” tự phát. Đây là thông tin được thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội cho biết tại cuộc giao ban của Thành ủy Hà Nội chiều nay 17.3.
Theo thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, các lực lượng được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự đã tôn trọng việc thể hiện lòng yêu nước của người dân sáng 14.3 - Ảnh: Tr.Sơn |
Trả lời câu hỏi của phóng viên Thanh Niên Online về việc một số thanh niên mặc áo phông màu đỏ trên có logo mô phỏng biểu trưng của ngành công an với dòng chữ “DLV - Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc” xuất hiện tại khu vực Hồ Gươm ngày 14.3.2015, tướng Chung khẳng định đây là lực lượng tự phát.
Trước đó, vào ngày 14.3.2015, một bộ phận người dân đã tổ chức tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Trường Sa (14.3.1988).
Tại sự kiện này có xuất hiện một nhóm “dư luận viên” với trang phục như đã nêu trên. Nhóm thanh niên này đã có tranh cãi, xô đẩy với một số người tham gia tưởng niệm.
“Công an Hà Nội là lực lượng chủ công được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thủ đô. Chúng tôi luôn tôn trọng các hoạt động của người dân có lòng yêu nước đối với các sự kiện của đất nước, đặc biệt các sự kiện liên quan bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các sự kiện tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ - những người đã bảo vệ chủ quyền thiêng liêng đất nước”, tướng Chung khẳng định.
Giám đốc Công an Hà Nội cũng xác nhận việc ngày 14.3.2015, một số người dân yêu nước đã tham gia đặt lẵng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh tại khu vực Hồ Gươm. “Công an Hà Nội và các lực lượng được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự đã tôn trọng việc thể hiện lòng yêu nước của người dân trong sáng 14.3”, ông Chung nói.
Theo ông Chung, trong buổi sáng ngày 14.3 ông đã có mặt trực tiếp chỉ đạo lực lượng công an bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực Hồ Gươm.
“Ngay bản thân tôi là người trực tiếp quan sát tôi cũng đã yêu cầu các lực lượng đó giải tán, sau khi chúng tôi tuyên truyền, những thanh niên này đã tản đi. Tôi xin khẳng định đây không phải lực lượng do Thành ủy, Ban Tuyên giáo hay Công an tổ chức. Việc họ đem áo có hình logo, Công an Hà Nội sẽ xác minh và công bố với báo chí trong lần giao ban tới”, ông Chung khẳng định.
Chủ trì giao ban, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay Hà Nội có khoảng 900 cộng tác viên dư luận. Ông Long cho biết thông tin này đã được ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết tại một hội nghị tổng kết của ngành Tuyên giáo năm 2013.
Giải thích thêm về lực lượng “cộng tác viên dư luận”, ông Long cho biết đây là lực lượng cộng tác viên gồm nhiều tầng lớp, thành phần, như cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, học sinh... tại các địa bàn quận, huyện nắm bắt các thông tin “người dân bàn cái gì, quan tâm cái gì” rồi tập hợp, thông tin lại cho hệ thống tuyên giáo.
Các thông tin này sau đó sẽ được ngành Tuyên giáo tổng hợp báo cáo lãnh đạo thành phố để nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh các chính sách xã hội.
"Hôm nay các đồng chí nói chúng tôi mới biết có việc mặc áo logo như vậy. Tôi xin khẳng định lực lượng cộng tác viên dư luận chỉ ngồi nghe nắm bắt dư luận thông tin chứ hoàn toàn không xuống đường”, ông Long khẳng định.
Trường Sơn
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/cong-an-ha-noi-dang-xac-minh-ve-luc-luong-du-luan-vien-tu-phat-542332.html
---
Xác minh nhóm người ngăn cản việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma
17/03/2015 19:51
(NLĐO)- Giám đốc Công an TP Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết đang xác minh nhóm người mặc áo in dòng chữ "DLV" ngăn cản người dân đặt hoa tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử (Hà Nội) sáng 14-3.
Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung
Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 17-3, Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã trả lời câu hỏi liên quan đến một nhóm thanh niên mặc áo đỏ in dòng chữ "DLV - Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc" có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử (Hà Nội) vào sáng 14-3 khi một số người dân tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh khibảo vệ chủ quyền đất nước. Ngày 14-3 là ngày kỷ niệm 27 năm sự kiện Gạc Ma (14-3-1988), khi 64 anh hùng đã hy sinh để bảo vệ đảo Gạc Ma thuộcquần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV)
Thiếu tướng Chung cho biết Công an Hà Nội là lực lượng chủ công được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thủ đô, luôn tôn trọng các hoạt động của người dân có lòng yêu nước đối với các sự kiện của đất nước, đặc biệt các sự kiện liên quan bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các sự kiện tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ - những người đã bảo vệ chủ quyền thiêng liêng đất nước.
Tướng Chung cũng xác nhận việc ngày 14-3 vừa qua có một số người dân yêu nước đã tham gia đặt lẵng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh tại khu vực Hồ Gươm. “Công an Hà Nội và các lực lượng được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự đã tôn trọng việc thể hiện lòng yêu nước của người dân trong sáng 14-3” - tướng Chung khẳng định.
Còn với lực lượng mặc áo có in dòng chữ “DLV - Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc”có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử, Thiếu tướng Chung khẳng định đây là lực lượng tự phát, không thuộc Công an Hà Nội hay Thành ủy Hà Nội. Cũng theo người đứng đầu lực lượng công an Hà Nội, trong buổi sáng ngày 14-3, ông đã có mặt trực tiếp chỉ đạo lực lượng công an bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực Hồ Gươm.
“Tôi cũng đã yêu cầu các lực lượng đó giải tán và sau khi chúng tôi tuyên truyền, những thanh niên này đã tản đi. Việc họ đem áo có hình logo, Công an Hà Nội sẽ xác minh và công bố với báo chí trong lần giao ban tới” - tướng Chung thông tin.
Liên quan đến phát ngôn của Trưởng ban tuyên giáo Hồ Quang Lợi trước đó về việc "Hà Nội có hơn 900 dư luận viên", Phó trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long giải thích đây là lực lượng cộng tác viên gồm nhiều tầng lớp, thành phần, như: Cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, sinh viên... tại các địa bàn quận, huyện để nắm bắt các thông tin dư luận xã hội đang quan tâm vấn đề gì. Các thông tin này sau đó sẽ được ngành Tuyên giáo tổng hợp báo cáo lãnh đạo TP để nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh các chính sách xã hội. Ông Long cũng khẳng định lực lượng này không bao giờ xuống đường.
Tin - ảnh: Thùy Dương
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/xac-minh-nhom-nguoi-ngan-can-viec-tuong-niem-liet-si-gac-ma-20150317185436191.htm
---
Bổ sung 1 (18/3/2015): Bài đã xuất hiện từ năm 2013 trên Lao Động. Đường link do hehe chỉ dẫn ở bình luận của entry này.
Phát biểu tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc 2012 diễn ra sáng nay (9.12) tại Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đã dùng từ “tuần hành, biểu tình liên quan đến biển Đông” với số lượng lên tới "hàng chục cuộc" ở Hà Nội.
Theo ông Lợi, Hà Nội là địa bàn chống phá của các đối tượng. Trong nước, các nhóm đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng lòng yêu nước của quần chúng nhân dân đối với các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông, sự bức xúc trong đền bù giải tỏa đất đai đã kích động nhân dân tổ chức hàng chục cuộc tuần hành biểu tình, gây những hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự phát triển chung của đất nước.
Về các biện pháp tuyên giáo - theo ông Lợi, thành phố đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên Internet. Đến nay, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng.
Thành phố cũng đã tổ chức đối thoại, thuyết phục với tác giả cuốn "Không thể một lúc đi trên 2 con đường”. Qua đó, tác giả nhận ra sai lầm, cam kết không in, hứa thu hồi những gì đã phát tán.
7 kinh nghiệm - cũng là bài học được ông Lợi rút ra. Trong đó, báo chí, truyền thông cần đưa tin chính xác, kịp thời sẽ ngăn chặn kẻ xấu kích động nhân dân. Chủ động đối thoại trong các vụ việc liên quan đến tư tưởng, đường lối, không để họ đối đầu với chính quyền. Tổ chức các lực lượng quần chúng tham gia đấu tranh.
---
Bổ sung 1 (18/3/2015): Bài đã xuất hiện từ năm 2013 trên Lao Động. Đường link do hehe chỉ dẫn ở bình luận của entry này.
Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet
(LĐO) ĐÀO TUẤNÔng Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - nêu kinh nghiệm "Tổ chức nhóm chuyên gia" đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Ông Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet |
Phát biểu tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc 2012 diễn ra sáng nay (9.12) tại Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đã dùng từ “tuần hành, biểu tình liên quan đến biển Đông” với số lượng lên tới "hàng chục cuộc" ở Hà Nội.
Theo ông Lợi, Hà Nội là địa bàn chống phá của các đối tượng. Trong nước, các nhóm đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng lòng yêu nước của quần chúng nhân dân đối với các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông, sự bức xúc trong đền bù giải tỏa đất đai đã kích động nhân dân tổ chức hàng chục cuộc tuần hành biểu tình, gây những hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự phát triển chung của đất nước.
Về các biện pháp tuyên giáo - theo ông Lợi, thành phố đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên Internet. Đến nay, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng.
Thành phố cũng đã tổ chức đối thoại, thuyết phục với tác giả cuốn "Không thể một lúc đi trên 2 con đường”. Qua đó, tác giả nhận ra sai lầm, cam kết không in, hứa thu hồi những gì đã phát tán.
7 kinh nghiệm - cũng là bài học được ông Lợi rút ra. Trong đó, báo chí, truyền thông cần đưa tin chính xác, kịp thời sẽ ngăn chặn kẻ xấu kích động nhân dân. Chủ động đối thoại trong các vụ việc liên quan đến tư tưởng, đường lối, không để họ đối đầu với chính quyền. Tổ chức các lực lượng quần chúng tham gia đấu tranh.
http://laodong.com.vn/chinh-tri/to-chuc-nhom-chuyen-gia-but-chien-tren-internet-98582.bld
0 nhận xét:
Đăng nhận xét