Chuyện cây báo ứng có thể thấy ở tất cả các nền văn hóa, từ đông sang tây. Làm rầm rầm, rầm rầm, như đang thấy, thì việc báo ứng là nhãn tiền.
Thay vì bảng câu hỏi (như của bác Châu), hay thư ngỏ (như của bác Tuấn), cũng như bao nhiêu lời than tiếng đề nghị của muôn vạn người, tôi thấy cần nhắc đến đến chuyện cây báo ứng.
Mạng cây cũng như là mạng người. Gần 7.000 cây, là như gần 7.000 mạng người đó.
Dưới là lưu một ít bài và tin.
---
1.
19/03/2015 03:00 GMT+7
19/03/2015 03:00 GMT+7
Hà Nội đã chặt hạ xong cây trên một số đường
- Các tuyến phố Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Thì Nhậm… là những tuyến phố nằm trong danh mục có cây phải chặt hạ, cắt bỏ do không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và không đúng chủng loại. Theo khảo sát của VietNamNet, việc chặt hạ đã hoàn tất.
Cây muồng trên đường Lê Duẩn đang được chặt hạ vào sáng 18/3. |
Trong những ngày giữa tháng 3, các đơn vị được giao nhiệm vụ chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn… theo khảo sát, đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành phần việc của mình.
Những cây bị chặt chặt hạ, gồm có cây muồng, xà cừ, dâu da, phượng, chẹo, bông gòn, si… lên đến con số 451 cây, thuộc 12 tuyến phố của 04 quận nội thành.
Nhiều tuyến phố nằm trong danh sách có cây bị chặt hạ, lực lượng làm nhiệm vụ đã "khai tử" xong những cây... thiếu may mắn. |
Số cây trồng mới thay thế gồm các loại cây chẹo, bằng lăng, long não, giáng hương, sấu, lát hoa, vàng anh…
Các đơn vị thực hiện bao gồm 08 đơn vị xã hội hóa: Cty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội; Công viên Thống Nhất; Cơ điện công trình; Đầu tư và Phát triển nông nghiệp; Dịch vụ Nhà ở và khu đô thị; Cty Cổ phần Môi trường cây xanh đô thị VPT; Cty CP Bình Minh Thăng Long; Cty CP cây cảnh Nam Điền.
12 tuyến phố trực thuộc 4 quận nội thành có 451 cây xanh bị chặt hạ, và sẽ trồng mới thay thế 519 cây mới. |
Theo khảo sát của PV VietNamNet ngày 18/3, trên một số tuyến đường như Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Thì Nhậm…, những cây nằm trong danh sách đã bị chặt hạ.
Phần lớn thân, cành của những cây bị chặt bỏ đã được chuyển đi nơi khác. Hiện trường còn lại là phần gốc chưa được bứng hết, hoặc đã được lấp đất tạm bợ, có khoanh đánh dấu.
Cây muỗng ở đầu phố Lê Duẩn (sát với Công viên Thống Nhất) bị chặt hạ khiến nhiều người đi đường tò mò. |
Hàng sao đen cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc trên phố Lò Đúc. |
Tuyến phố Lò Đúc hiện tại chưa có dấu hiệu của việc đốn hạ những cây nằm trong danh mục chặt hạ. Con phố này nổi tiếng với hàng cây sao đen lên đến hàng trăm cây, được đánh số, có đường kính một người ôm, cao vài chục mét và thẳng tắp.
Với các tiêu chí cây cong, vênh, bị sâu, nghiêng hay do… không đúng chủng loại thì sẽ bị chặt hạ, nhiều người dân thắc mắc về việc, nhiều cây khỏe mạnh, gốc vững, không hề có biểu hiện sâu bệnh nhưng vẫn có tên trong danh sách. Cây trồng thay thế có nhiều cây vẫn cùng chủng loại, giống loài của cây bị chặt bỏ.
Cùng với việc phân công nhiệm vụ thi hành cho các đơn vị tham gia, Sở Xây dựng Hà Nội cũng chỉ đạo Ban Duy tu tôn tạo (trực thuộc Sở Xây dựng) có trách nhiệm giám sát, phối hợp với các đơn vị tham gia đề án cải tạo cây xanh trên địa bàn Thủ đô.
Kiên Trung
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/226298/ha-noi-da-chat-ha-xong-cay-tren-mot-so-duong.html
19/03/2015 16:56 GMT+7
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/226585/chu-tich-hn--khong-co-chuyen--kiem-chac--tu-viec-chat-6-700-cay.html
18/03/2015 13:37 GMT+7
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/226193/dinh-chat-6-700-cay-xanh--ha-noi-da-khao-sat-ra-sao-.html
19/03/2015 16:56 GMT+7
Chủ tịch HN: Không có chuyện “kiếm chác” từ việc chặt 6.700 cây
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, đã thay thế khoảng 500 cây ở 9 tuyến phố. Phần lớn số cây này bị sâu mọt, già cỗi, cong nghiêng, không đúng chủng loại... Cây mới do doanh nghiệp đóng góp chứ không có “lợi ích cá nhân” trong việc này.
Không có lợi ích cá nhân!
Ngày 19/3, tại buổi họp tập thể UBND TP Hà Nội, Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo dành phần lớn thời gian nói về đề xuất của Sở Xây dựng cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện từ năm 2015-2017, dự tính kinh phí xấp xỉ 60 tỷ đồng.
Hà Nội đã thay thế được 500 cây trên 9 tuyến phố |
Lý giải trước tập thể UBND TP Hà Nội về đề xuất thay thế 6.700 cây, ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết, đây là số cây sâu mục, già cỗi, cong nghiêng ảnh hưởng tới giao thông. Trong số đó cũng có nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị được các Tổ chuyên gia gồm có Ban Dự án duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật của Công ty Công viên cây xanh, của UBND các quận khảo sát và báo cáo.
Theo ông Dục, số cây trên sẽ từng bước được thay thế bằng những cây phù hợp với quy hoạch đô thị, môi trường sinh thái. Kinh phí để thực hiện thay thế số cây trên được áp dụng theo hình thức xã hội hóa. Do thành phố không bố trí ngân sách nên quá trình thay thế các cây không đảm bảo sẽ phụ thuộc vào các đơn vị xã hội.
Ông Dục cho biết, hiện nay đơn vị chức năng đã thay thế được khoảng 500 cây ở 9 tuyến phố. Trong số các cây được thay thế có nhiều cây to, lượng gỗ sẽ được Công ty Công viên cây xanh thu hồi sau đó tổ chức bán đấu giá thu vào ngân sách. “Các đơn vị tham gia xã hội hóa sẽ đóng góp cây xanh, như vậy thì làm gì có lợi ích cá nhân trong việc này”, ông Lê Văn Dục khẳng định.
Chủ trương đúng, được nhiều đơn vị ủng hộ!
Kết luận buổi họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã trực tiếp phê bình các đơn vị triển khai kế hoạch trên với lý do thông tin quá kém, không rõ ràng, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dẫn đến việc người dân không hiểu hết vấn đề.
Xà cừ là một trong những loài cây bị chặt hạ nhiều nhất trong những ngày gần đây |
Theo ông Thảo, do việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu rằng thành phố có cả một “đề án, chiến dịch” chặt hạ hơn 6.000 cây xanh. Không làm rõ được đề án đó chỉ thay thế những cây sâu mọt, già cỗi, không đúng chủng loại, cong nghiêng.
Ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định, chủ trương thay thế các cây sâu mọt, già cỗi, không đúng chủng loại… là chủ trương đúng đắn, được rất nhiều đơn vị ủng hộ. Quá trình thay thế cây hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá chặt hạ cây để “kiếm chác” hay có “nhóm lợi ích”.
“Các đơn vị, doanh nghiệp, tư nhân ủng hộ và đóng góp những cây rất có giá trị, đúng chủng loại theo quy hoạch thay thế. Ngân sách không phải bố trí một đồng nào cho việc thay thế cây xanh này”, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo nói thêm.
Đề cập đến cơ sở pháp lý, ông Thảo cho biết, việc thay thế cây xanh có cơ sở là quy hoạch chuyên ngành về hệ thống công viên và cây xanh được HĐND thành phố thông qua. Trong quy hoạch chuyên ngành đó chỉ rõ lộ trình thay thế tất cả cây sâu mục, già cỗi, cong nghiêng, không đảm bảo an toàn giao thông. Theo ông Thảo, thực tế thì những cây nguy hiểm như vậy đã từng đổ gãy gây tai nạn chết người.
Một mặt làm rõ những vấn đề dư luận còn băn khoăn, ông Thảo cũng cho biết, thành phố sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp đúng đắn. “Chủ trương này không vì lợi ích của một cá nhân nào, mà dựa trên cơ sở cái gì có lợi cho dân thì làm. Những ý kiến nào đóng góp đúng thành phố sẵn sàng tiếp thu, khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp thực tế”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói rõ quan điểm.
(Theo Quang Phong/Dân trí)
18/03/2015 13:37 GMT+7
Định chặt 6.700 cây xanh, Hà Nội đã khảo sát ra sao?
- Theo đề án cải tạo, thay thế đối với cây xanh nội đô Hà Nội, tỉ lệ cây xanh trong đô thị còn thấp, có chỗ không có hoặc chưa đạt mật độ 50 cây/1km. Thế nhưng, Sở Xây dựng vẫn kiến nghị TP chặt hạ, thay thế 6.700 cây.
Hơn 10 triệu đồng chi phí cho một cây xanh
Theo đề án cải tạo thay thế cây xanh của Sở Xây dựng trình TP, năm 2015 này Hà Nội sẽ thay thế, trồng lại hơn 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố, với nguồn kinh phí thực hiện hơn 73 tỷ đồng.
Nhiều cây xanh nội đô Hà Nội thời gian qua đã phải "hy sinh" vì các dự án công cộng. |
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tỉ lệ cây xanh trong đô thị còn thấp, có chỗ không có hoặc đạt dưới 50 cây/1km.
Theo khảo sát của Sở Xây dựng, cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài, trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Số lượng cây trồng khoảng 50.000 cây với chủ yếu như xà cừ 5.000 cây, muồng 5.500 cây, bằng lăng 5.500 cây, phượng 3.800 cây, sữa 3.800 cây, bàng 2.800 cây, chẹo 2.000 cây, sấu 2.200 cây...
Các loài cây trên là cây xanh truyền thống của Hà Nội, trong đó xà cừ là loài được trồng nhiều ở các tuyến phố cổ, phố cũ với ưu điểm là cây cao, tán rộng.
Chặt cây trên đường phố Hà Nội. |
Qua công tác khảo sát trên 190 tuyến phố cải tạo, thay thế cây xanh đô thị của 10 quận, theo Sở Xây dựng thì có hơn 29 nghìn cây xanh đường phố, trong đó còn nhiều loài cây không thuộc chủng loại cây đô thị (cây cấm trồng) như dâu da, vông, dướng, trứng cá, bông gòn...
Một số cây đô thị trong quá trình sinh trưởng phát triển bị các tác động khách quan làm cho cây cong, xấu, nghiêng gây cản trở giao thông, không đảm bảo cảnh quan đô thị, một số cây chết, sâu mục không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão...
Sở Xây dựng cho rằng, các cây này cần được chặt hạ và trồng thay thế bằng loài cây chủ đạo của tuyến phố. Qua đó, trong năm 2015 này Hà Nội sẽ thay thế 4.500 cây không đúng chủng loại (cây cấm trồng) trên 190 tuyến phố.
Bên cạnh đó còn có khoảng 2.200 cây cong, nghiêng, nguy hiểm, cây cong xấu, cản trở giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị cần thay thế.
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ thực hiện đồng thời công tác thay thế, dịch chuyển, chặt hạ, trồng mới cây, bó vỉa gốc cây, trồng cây cảnh dưới gốc... Ngoài ra đơn vị được giao nhiệm vụ cũng sẽ khảo sát toàn bộ hệ thống cây bóng mát trên các tuyến đường phố còn lại của 10 quận nội thành để đánh mã số quản lý.
Khối lượng dự kiến thực hiện như sau: 45.738 cây/470 tuyến phố/10 quận.
Để thực hiện thay thế, trồng lại hơn 6.700 cây xanh các loại này, Sở Xây dựng đề xuất xin TP nguồn kinh phí thực hiện giai đoạn 2014-2015 là 73,38 tỷ đồng, được huy động từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế.
Nếu được phê duyệt, kinh phí dành cho một cây xanh ở Thủ đô lên đến con số gần 11 triệu đồng/cây.
Không thuyết phục!
Đề án cải tạo cây xanh các quận nội đô ngay lập tức đã làm nóng dư luận. Rất nhiều ý kiến cho rằng, nếu thực hiện, đây sẽ là cuộc “cách mạng cây xanh” quy mô lớn đầu tiên được triển khai của Hà Nội.
Tuy nhiên, nếu cùng một lúc “xử” số lượng cây xanh lớn như vậy, lý do đưa ra chỉ vì “cây không đúng chủng loại” là chưa thuyết phục.
Với người dân Thủ đô, nhiều con phố, nhiều hàng cây đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương của mình - Ảnh: Internet |
Một người dân sống tại phố Ngô Thì Nhậm – một trong các tuyến phố có chủ trương cải tạo, thay thế cây xanh thời điểm hiện tại, cho biết:“Một cây xanh phải 10 năm mới có thể khai thác giá trị của nó là bóng mát. Nếu thay thế một loạt, thì có thể đồng nghĩa với việc 10 năm sắp tới, Hà Nội sẽ thiếu cây xanh”.
“Hàng năm đến mùa mưa bão, các cơ quan chủ quản cho người đi tỉa cành, chặt cành là việc làm thường xuyên, cần thiết, vừa bảo đảm an toàn tính mạng cho người, vừa bảo đảm cả sự an toàn cho cây. Tôi đọc báo biết được thông tin, sẽ chặt hàng loạt cây vì không đúng chủng loại, điều này khiến tôi rất thắc mắc, vì thế nào là cây đúng chủng loại?” - một người khác nói.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, cán bộ nghỉ hưu (trú tại phường Phương Liên, quận Đống Đa) đưa ý kiến: “Nếu như có việc cây không đúng chủng loại thì ngay từ đầu trước khi trồng, cơ quan chủ quản cần thông tin với người dân để chúng tôi biết mà tránh trồng những cây không đúng trong danh mục. Hơn hết, việc trồng cây ở các tuyến phố không phải ai muốn trồng cũng được trồng, hay ai muốn chặt cái cây trước cửa nhà mình cũng được chặt. Họ đi khảo sát, quan sát bằng mắt thường rồi nói cây này cong, vênh, nghiêng, sâu, mọt…, rồi cho vào danh sách chặt cây. Rất vội vàng và rất ẩu” – ông Mỹ bức xúc.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đưa quan điểm đồng thuận với mục đích đốn hạ những cây không đảm bảo chất lượng, ở các vị trí ngã ba, ngã tư đường giao thông đe dọa đến an toàn tính mạng của người dân.
“Nhiều ngã ba, ngã tư cột đèn giao thông ngay dưới gốc cây cổ thụ. Mỗi lần dừng xe đợi đèn đỏ, tôi cứ nơm nớp lo vì lỡ chẳng may, một cành cây nào rơi xuống thì nhiều người sẽ bị ảnh hưởng. Tôi đồng ý là chặt hạ những cây không đảm bảo để đường thông hè thoáng, nhưng làm có chọn lọc, và nên làm theo hướng chặt tỉa chứ đừng đốn hạ, thay thế hang loạt cây của cả một tuyến phố” – anh Nguyễn Anh Minh, quận Cầu Giấy cho hay.
Kiên Trung
2.
Thứ năm, 19/3/2015 | 14:58 GMT+7
"Việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu rằng thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh", Nguyễn Thế Thảo Chủ tịch Hà Nội phát biểu.
Thứ năm, 19/3/2015 | 14:58 GMT+7
Chủ tịch Hà Nội: 'Không hề có chiến dịch chặt hạ 6.700 cây xanh'
"Việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu rằng thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh", Nguyễn Thế Thảo Chủ tịch Hà Nội phát biểu.
Sáng 19/3, tại phiên họp thường kỳ của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo đã phê bình các đơn vị triển khai công tác chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố vì công tác thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu.
"Chủ trương đề án chặt hạ, thay thế cây xanh, thông tin kém đến mức cả những người làm công tác truyền thông, cho đến người dân không hiểu hết về đề án", ông Thảo nói.
Những cây xanh trên phố Nguyễn Chí Thanh được chặt hạ phục vụ dự án mở rộng nút giao Trung Hòa. Ảnh: Quý Đoàn. |
Chủ tịch Hà Nội cho rằng, việc thông tin không đẩy đủ khiến người dân hiểu rằng thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Trong khi thực tế đó là kế hoạch từng bước thay thế những cây cỗi, cây đã già, sâu mọt, cong nghiêng, không đúng chủng loại...
"Việc thực hiện thay thế các cây này là chủ trương đúng đắn, được rất nhiều đơn vị ủng hộ; hoàn toàn không phải vụ đấu thầu, đấu đá chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích. Các đơn vị, doanh nghiệp, tư nhân ủng hộ và đóng góp những cây rất có giá trị, đúng chủng loại thay thế. Ngân sách không phải bố trí một đồng nào cho việc này", ông Thảo nhấn mạnh.
Cũng theo lãnh đạo thành phố, việc thay thế cây xanh có cơ sở pháp lý là quy hoạch chuyên ngành về hệ thống công viên và cây xanh được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua, trong đó có lộ trình thay thế tất cả cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng không đảm bảo an toàn giao thông. Trên thực tế đã có việc cây đổ gãy gây tai nạn chết người.
6.700 cây xanh sẽ được thay thế là số cây "già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng tới giao thông, cây chết và gần chết". Ảnh: Quý Đoàn. |
Liên quan những ý kiến chưa đồng thuận, Chủ tịch Hà Nội cho hay thành phố sẽ tiếp thu những ý kiến đúng, nhưng cái gì có lợi cho người dân thì thành phố sẽ làm không vì một lợi ích cá nhân nào.
Báo cáo lãnh đạo thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục nêu, 6.700 cây xanh sẽ được thay thế là số cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng tới giao thông, cây chết và gần chết cũng như nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị được các Tổ chuyên gia gồm Ban Dự án duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật của Công ty Công viên cây xanh, của UBND các quận khảo sát và báo cáo. Số lượng cây không đảm bảo nói trên sẽ từng bước được thay thế bằng những cây phù hợp quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng, việc thay thế cây sẽ được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Doanh nghiệp đã ủng hộ thay thế cây tại 9 tuyến phố, trung bình mỗi đơn vị tham gia đóng góp cây cho một tuyến phố. Số cây đã và đang thực hiện thay thế vào khoảng hơn 500. Số còn lại phụ thuộc vào từng doanh nghiệp tài trợ.
"Những cây to, lượng gỗ lớn sẽ được thu hồi và tổ chức bán đấu giá, nộp ngân sách. Các đơn vị tham gia xã hội hóa sẽ đóng góp cây xanh, như vậy thì làm gì có lợi ích cá nhân trong việc này", ông Dục khẳng định.
Trước đó, khi Hà Nội đưa thông tin về việc sẽ chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh ở thành phố, nhiều người dân đã lên tiếng phản đối.
Võ Hải
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chu-tich-ha-noi-khong-he-co-chien-dich-chat-ha-6-700-cay-xanh-3159586.html
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chu-tich-ha-noi-khong-he-co-chien-dich-chat-ha-6-700-cay-xanh-3159586.html
3.
Thứ hai, 26/1/2015 | 12:03 GMT+7
Cùng với việc chặt hạ cây xanh phục vụ thi công hai tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông, Thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch chặt hạ, thay thế hơn 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố.
Thứ hai, 26/1/2015 | 12:03 GMT+7
Hà Nội thay thế 6.700 cây xanh trên phố
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố đã được UBND thành phố thông qua. Theo đó, hàng nghìn cây xanh tại 10 quận không đúng chủng loại cây xanh đô thị (cây cấm trồng), cây cong, xấu, ảnh hưởng mỹ quan, giao thông... sẽ bị chặt hạ, thay thế.
Khảo sát gần 200 tuyến phố của 10 quận với hơn 29.600 cây xanh thì nhiều loài không thuộc chủng loại cây đô thị như dâu da, vông, dướng, trứng cá, bông gòn... Ngoài ra, một số cây trong quá trình sinh trưởng phát triển bị tác động khách quan làm cho cây cong, xấu, nghiêng gây cản trở giao thông, không đảm bảo cảnh quan, một số cây chết, sâu mục không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Từ kết quả khảo sát, Sở Xây dựng đã đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cho hay, xà cừ không phải là cây xanh đô thị, thành phố Hà Nội sẽ dần chặt hạ thay thế loại cây này. Ảnh: Võ Hải. |
Sau khi chặt hạ, đơn vị chức năng sẽ bổ sung cây vào những chỗ có điều kiện trồng cây xanh tại các hè phố có mặt cắt ngang hơn 2 m; đặt chậu hoa, trồng cây cảnh, cây mảng lá màu, hoa, cỏ trong các hố trồng cây và các vị trí có vỉa hè hẹp từ 2 m trở xuống; bó vỉa gốc cây theo kích cỡ quy định, trồng cây cảnh dưới gốc cây. Hoàn trả vỉa hè những vị trí vỉa to hơn so với kích thước và đường kính gốc cây; Tiếp tục thực hiện đánh mã số cây trên toàn thành phố làm cơ sở xây dựng phần mềm quản lý hệ thống cây xanh bóng mát.
Theo Sở Xây dựng, để hoàn thành cơ bản Đề án cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường trên địa bàn 10 quận nội thành đến năm 2015, nhu cầu vốn là hơn 73 tỷ đồng (cho các việc như khảo sát, chặt, trồng cây thay thế, bó vỉa, hoàn trả vỉa hè). Nguồn vốn được huy động từ nguồn ngân sách Thành phố.
Cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Lượng cây trồng khoảng 50.000 cây với các loại chủ yếu như xà cừ, muồng, bằng lăng, phượng, sấu... Các loài cây trên có thể coi là cây xanh truyền thống của Hà Nội. Trong đó xà cừ là loài được trồng nhiều ở các tuyến phố cổ, phố cũ với ưu điểm là cây cao, tán rộng. Tuy nhiên nhược điểm của loại cây này là rễ chùm bám đất nông, ăn nổi, gây hư hại cho các công trình ngầm và vỉa hè, dễ bị đổ khi gặp mưa bão.
Cây nguy hiểm là cây hoặc một phần của cây có khả năng gãy đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện, tài sản, công trình, cây bị sâu bệnh có khả năng gây bệnh trên diện rộng. Cây không thuộc chủng loại cây đô thị, cây cấm trồng: Cây có độc tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người hoặc có các tác hại đến môi trường (dễ gãy đổ khi gặp mưa bão, có nhiều gai, quả gây ô nhiễm, rễ phát triển ngang, nổi gây hư hại đến các công trình xây dựng). |
Võ Hải
4.
Thứ năm, 22/1/2015 | 17:47 GMT+7
Thứ năm, 22/1/2015 | 17:47 GMT+7
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tuyến đường sắt trên cao và người tham gia giao thông, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết từ nay đến 15/2 sẽ chặt hạ toàn bộ cây cổ thụ trên tuyến đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) - Trần Phú (quận Hà Đông).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét