Đó là ý của nhà kinh tế học Trần Đình Thiên. Ông nói: định nghĩa đúng, không sai, nhưng rất chung chung. Chỉ là nguyên lí chung chung, hay là tuyên bố, đã được tua đi tua lại. "Định hướng" là thế nào ?
Nhà kinh tế học Lưu Bích Hồ: rất tù mù. Hiện vẫn tù mù.
Cả hai ông đều thống nhất đây là khái niệm cơ bản cho phát triển, nhưng hiện vẫn rất tù mù, chung chung. Có khi trở thành vật cản trên con đường phát triển.
Cả hai ông đều thống nhất đây là khái niệm cơ bản cho phát triển, nhưng hiện vẫn rất tù mù, chung chung. Có khi trở thành vật cản trên con đường phát triển.
Toàn văn ở dưới. Là thảo luận bắt đầu từ phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cụ thể thì thủ tướng đã nói như sau:
"Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu rằng: “Kinh tế thị trường là thế nào? Định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Phải nói cụ thể chứ không thể chung chung mãi được.”
Từ đây trở xuống là của VNN.
"Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu rằng: “Kinh tế thị trường là thế nào? Định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Phải nói cụ thể chứ không thể chung chung mãi được.”
Từ đây trở xuống là của VNN.
---
01/04/2015 01:00 GMT+7
01/04/2015 01:00 GMT+7
“Chỗ cần nhà nước thì không thấy đâu”
– Các chuyên gia kinh tế hàng đầu VN thừa nhận thực tế suốt gần 30 năm đổi mới, đã có nhiều cuộc thảo luận, nghiên cứu về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng câu trả lời vẫn chưa rõ ràng.
VietNamNet giới thiệu phần 1 cuộc bàn tròn với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư và TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN.
30 năm vẫn chưa rõ
Nhà báo Việt Lâm: Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu rằng: “Kinh tế thị trường là thế nào? Định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Phải nói cụ thể chứ không thể chung chung mãi được.” Ban Kinh tế Trung ương cũng đang bắt đầu lấy ý kiến thảo luận để đưa định nghĩa về kinh tế thị trường định hướng XHCN vào văn kiện Đại hội Đảng sắp tới. Những động thái này nói lên điều gì?
TS. Lưu Bích Hồ: Thủ tướng là một người lãnh đạo có tư duy đổi mới rất rõ. Từ khi xây dựng Chiến lược 2011-2020 do Thủ tướng chủ trì đã thể hiện nhiều quan điểm đổi mới trong phát triển đất nước, đăc biệt là về phát triển kinh tế thị trường, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và mở rộng dân chủ xã hội. Những thông điệp đầu năm đều thể hiện tinh thần đó.
Năm nay, Thủ tướng không có thông điệp đầu năm, nên tôi nghĩ những phát biểu trong phiên họp tháng 2/2015 chính là một dạng thông điệp cho năm nay, tập trung vào những vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm và Chính phủ tập trung chỉ đạo để tháo gỡ những hạn chế, trở ngại trong việc thực hiện các nhiệm vụ của năm 2015, đặc biệt là đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, cũng là một bước chuẩn bị quan trọng tiến đến ĐH XII của Đảng. Thủ tướng cũng đã từng khẳng định, động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh và “đây là lúc” chúng ta cần có thêm động lực. Quan điểm mới này rất có thể sẽ là chìa khóa để giải quyết những vấn đề lớn đòi hỏi tư duy đột phá và tầm nhìn xa, để từ đó đưa đất nước tiến nhanh vào giai đoạn phát triển mới.
Đương nhiên, khi đề cập những vấn đề lớn như thế này, cần có cách tiếp cận từ những tư duy lý luận và quan điểm chung, bao trùm; đồng thời phải làm sáng tỏ từ những vấn đề rất cụ thể đang đặt ra trong cuộc sống, trong thực tiễn chỉ đạo điều hành của Chính phủ, từ đó trở lại làm rõ hơn và khẳng định những quan điểm cơ bản. Cách nêu vấn đề của Thủ tướng rất có ý nghĩa và có sức thuyết phục trong tiến trình đổi mới, cải cách và phát triển của đất nước.
TS. Trần Đình Thiên: Tôi thì nhìn nhận phát biểu của Thủ tướng ở hai khía cạnh.
Thứ nhất, Thủ tướng là người điều hành, người thực thi cơ chế, triển khai các chính sách, phân bổ các nguồn lực, tổ chức phân phối, nói cách khác là người vận hành trong nền kinh tế thực. Khi mà Thủ tướng đã nói như vậy tức là những nguyên tắc, nguyên lý về kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta hay nói lâu nay đã không đủ cho việc điều hành mà cần phải cụ thể. Điều này cũng gắn với thực tế là quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế khởi động mấy năm nay đang rất vất vả vì động chạm đến những vấn đề mang tính nguyên lý, đường lối. Bởi vậy, khi người điều hành nền kinh tế này phải nói như vậy, trong bối cảnh mà đất nước đang đòi hỏi phải có những xoay chuyển căn bản để đối mặt với hội nhập thì tôi tin rằng phát biểu đó xuất phát từ một sự đúc kết, chiêm nghiệm sâu sắc.
Thứ hai, trong sự phát triển của một quốc gia thì đường lối đóng vai trò quan trọng nhất. Không có đường lối thì dẫn dân tộc đi đâu? Tại sao phải có Đảng? Bởi vì Đảng là người đưa ra đường lối. Mà muốn một đường lối dẫn được dân tộc đi thì nó phải đúng nhưng cũng phải rõ ràng và cụ thể. Tất nhiên, chúng ta chọn cái gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN là một đường lối. Nhưng cho đến bây giờ sau 30 năm, chúng ta vẫn thấy là nó chưa đủ cụ thể.
Tôi và anh Hồ đều là những người làm nghiên cứu. Có một câu chuyện thế này. Cứ 5 năm lại có một hoặc nhiều chương trình nghiên cứu nhà nước. Trong những chương trình ấy, thường có một vài đề tài để trả lời cho câu hỏi thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cứ cho là ít nhất có 25 năm, tức là 5 đợt làm chương trình thì có thể hình dung đã có bao nhiêu đề tài nghiên cứu phải trả lời: thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đến đợt này vẫn còn trả lời tiếp. Thậm chí, còn nhiều đề tài khác không có tên ấy nhưng cũng để trả lời câu hỏi đó. Như thế nghĩa là chúng ta đã rất cố gắng để đi tìm một định nghĩa thực sự làm chúng ta thấy tin tưởng và hài lòng. Nhưng thực tế là đến bây giờ chúng ta vẫn chưa rõ, vẫn cứ phải đi tìm câu trả lời. Trên tinh thần đó, tôi cho rằng cách đặt vấn đề của Thủ tướng gợi ra một phương pháp luận để giải quyết vấn đề này một cách thực tiễn.
Vướng trần về nguyên tắc, tư tưởng?
Việt Lâm: Tại sao quá trình đi tìm câu trả lời cho rõ ràng, cụ thể lại mất nhiều thời gian đến thế?
TS Trần Đình Thiên: Nhận thức là một quá trình nhưng như vậy quả thật là quá chậm. Chúng ta phải đặt vấn đề là nếu 30 năm mà chưa trả lời đầy đủ được một vấn đề về đường lối cơ bản thì chúng ta cần phải xem lại nó khiếm khuyết ở chỗ nào, phương pháp luận có vấn đề gì không. Phải chăng chúng ta bị hạn chế bởi cách tiếp cận nguyên lý, trừu tượng? Phải chăng chúng ta còn có ngại ngùng?
Thế còn cụ thể như thế nào? Xưa nay ta hay nhắc đến những câu nguyên lý chung: kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những ý đó rất hay, nhưng lại chung chung. Rồi những tuyên bố như kinh tế nhà nước là chủ đạo, các thành phần kinh tế khác đóng vai trò quan trọng, bảo đảm công khai, minh bạch. Những định nghĩa này mới dừng ở tuyên bố, chứ chưa đủ cụ thể để tạo ra một cơ chế hành động.
Vấn đề thứ hai là giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN, hai yếu tố vốn là đối lập, vốn là loại bỏ nhau trong quan niệm cổ truyền về chủ nghĩa xã hội hay là về kinh tế thị trường trong học thuyết chính thống. Câu hỏi này phải được trả lời một cách minh bạch và triệt để, chứ không thể né tránh mãi. Lúc trước chúng ta lý luận rằng hai mệnh đề này loại trừ nhau. Bây giờ, chúng ta lại khẳng định có thể kết hợp được với nhau. Như thế là không triệt để về mặt lý thuyết, lý luận nên những vấn đề giải quyết về mặt thực tế cứ bị vướng víu.
Hoặc ngay cả từ “định hướng” cũng gây ra nhiều tranh cãi. Định hướng là như thế nào? TQ thì định danh nền kinh tế của họ là kinh tế thị trường XHCN. VN thì thêm từ định hướng vào. Thực chất, các nước đều có vô số mô hình kinh tế thị trường chứ không phải riêng VN mới có mô hình đặc thù. Vấn đề là các nước khác đều chuyển thành những cơ chế, thiết chế cụ thể để hành động. Do vậy, cách tiếp cận của Thủ tướng là một hướng mở có tính đột phá về tư duy.
Chúng ta đã mất gần 30 năm thảo luận, tranh luận gay gắt đủ cả về mô hình phát triển, nhưng dường như vẫn hiện diện đâu đó cái gọi là “trần về nguyên tắc, về tư tưởng”. Nay có một cách tiếp cận khác xuất phát từ thực tiễn, xuất phát từ tư duy xử lý vấn đề. Hi vọng cách tiếp cận mới này sẽ khởi đầu cho một cuộc thảo luận thực chất.
TS Lưu Bích Hồ: Tôi muốn bổ sung thêm một chút. “Cái trần” mà anh Thiên vừa nói là gì? Tôi thì hiểu đó là một khung lý thuyết, học thuyết cũ mà chúng ta kế thừa bao nhiêu năm nay. Bây giờ, Đảng đã đặt ra yêu cầu phải đột phá, phải đổi mới về tư duy. Tôi nghĩ ở đây có hai cách tiếp cận quan trọng: một là thực tiễn, hai là cụ thể. Chân lý là cụ thể chứ không thể chung chung được. Chúng ta phải làm sao nếu như chứng minh được thì nó là đột phá cả cái trần.
Chỗ cần nhà nước thì không thấy nhà nước đâu!
Việt Lâm: Vừa rồi hai vị khách mời đều nhắc đến sự vênh nhau giữa lý luận và thực tiễn. Tôi nhớ có câu nói rằng “lý thuyết thì màu xám mà cây đời thì mãi mãi xanh tươi”. Thực tiễn thì vận động, biến đổi hàng ngày. Qua quan sát của các vị khách mời thì sự chung chung, thiếu cụ thể trong định nghĩa về mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN như vừa qua đã gây ra những hệ lụy gì?
TS. Lưu Bích Hồ: Sự mù mờ/chưa rõ ràng về kinh tế thị trường định hướng XHCN thể hiện ở cả hai mặt: kinh tế thị trường và định hướng XHCN. Về kinh tế thị trường, chúng ta chưa thật thấu suốt việc phải tuân thủ những nguyên tắc và quy luật phổ quát của kinh tế thị trường trong chính sách và vận hành mà bất cứ một mô hình cụ thể nào cũng phải áp dụng như là quy luật cung cầu, cạnh tranh minh bạch, lấy sở hữu tư nhân làm nền tảng. Chính vì thế, dù đã nói là phải thị trường hóa nhưng nhà nước vẫn can thiệp quá nhiều về mặt hành chính vào giá cả, thị trường.
Về định hướng XHCN, chúng ta chưa thật rõ về khái niệm cụ thể và cách làm thế nào để thực hiện có hiệu quả trên thực tế mà không trái với những nguyên tắc, quy luật phổ quát của kinh tế thị trường.
Sự lúng túng, tù mù này là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chúng ta chưa phát huy được những ưu việt, lợi thế của kinh tế thị trường để huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả, để tăng sức cạnh tranh, để hội nhập quốc tế có hiệu quả cao…Hệ quả là sự phát triển kinh tế của đất nước còn chậm so với yêu cầu và khả năng của ta, còn bị tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa 10 năm gần đây nền kinh tế còn rơi vào tình trạng bất ổn và suy giảm nặng nề. Đây đều do thể chế kinh tế thị trường chưa được xây dựng và vận hành tốt cùng với quản lý có những sai lầm thiếu sót không phù hợp với chuẩn tắc, yêu cầu của kinh tế thị trường.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, một trong những chuyên gia nổi tiếng vì những phát biểu sắc sảo, thẳng thắn. Ảnh: Lê Anh Dũng |
TS. Trần Đình Thiên: Tôi đồng ý với ý kiến của anh Hồ. Tôi cho rằng, sự mù mờ ở đây là cách hiểu về kinh tế thị trường. Trước kia, chúng ta mới chỉ hiểu về kinh tế thị trường, còn thực tiễn nó vận hành như thế nào thì còn khá mơ hồ. Tất nhiên, thực tiễn cũng có. Ví dụ như sau giải phóng, kinh tế thị trường vốn rất phát triển từ phía nam đã âm thầm lan dần ra bắc theo mạch vận động ngầm của người dân trong bối cảnh cấm đoán, “ngăn sông cấm chợ”.
Nhưng ngược lại, lúc đó cũng có một luồng quan điểm về CNXH đóng đinh về mặt nguyên lý trong nhận thức chúng ta là gắn với kế hoạch hóa tập trung, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể mà về bản chất là công hữu. Luồng tư duy này tràn vào nam theo con đường quốc doanh hóa.
Hai làn sóng ngược chiều này trên thực tế đã xung đột nhau dữ dội và càng chứng tỏ cho chúng ta thấy CNXH và kinh tế thị trường không thể tương dung được, đến mức chúng ta phải đổi mới. Luận đề đổi mới là chấp nhận kinh tế thị trường.
Nhưng câu chuyện ở đây là về cơ sở lịch sử xã hội, cơ sở tư tưởng, cả cơ sở gọi là tình cảm. Chủ nghĩa xã hội có những giá trị mà chúng ta nghĩ là rất tốt cần được giữ lại. Có lẽ công thức kết hợp đơn giản như vậy bởi vì chúng ta tin vào sức mạnh nhà nước. Đây chính là chỗ cần phải kiểm điểm lại. Bởi lẽ, nhà nước chấp nhận kinh tế thị trường nhưng vì nghĩ mình rất mạnh nên cũng có nhiều hành vi ngăn cản thị trường. Tôi nhớ trong một nghiên cứu công bố năm 2000 của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc về VN tiến tới năm 2020 có nhận định rằng ở VN chỗ nào cần nhà nước thì không thấy nhà nước, chỗ nào cần thị trường thì không thấy thị trường.
Tư nhân chết thì DN nhà nước cũng lao đao
Việt Lâm:Ông có thể ví dụ cụ thể về nghịch lý: chỗ nào cần nhà nước thì không thấy nhà nước, chỗ nào cần thị trường thì không thấy thị trường không?
TS Trần Đình Thiên: Lấy ngay ví dụ là việc điều hành giá cả là việc của thị trường nhưng nhà nước lại dính vào quá nhiều. Thủ tướng đã nhiều lần khẳng định quyết tâm để giá cả do thị trường quyết định, nhưng trên thực tế việc chuyển này còn rất vất vả. Nhiều loại giá cơ bản nhất hiện nay vẫn không do thị trường quyết định.
Do đường lối không rõ ràng nên không thể biến thành những thái độ, chính sách cụ thể đối với các lực lượng và cơ chế kinh tế. Chúng ta vẫn khẳng định kinh tế nhà nước, mà ở đây bị hiểu là doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, trong khi nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường là các thành phần kinh tế phải bình đẳng và cạnh tranh với nhau một cách sòng phẳng.
Rõ ràng, giữa cái chủ đạo và thị trường cạnh tranh bình đẳng không tương thích với nhau, nhưng cơ chế nào để xử lý bất cập này thì chưa có bởi chúng ta vẫn chưa giải thích rõ định hướng XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường là như thế nào, có quan hệ thế nào với kinh tế thị trường? Quan hệ kiềm chế hay thúc đẩy?
Nhiều lần tôi cũng từng nói, khi mà chúng ta không rõ về định hướng XHCN thì trong nhiều trường hợp, nó trở thành lực cản hơn là lực đẩy. Bởi đã có định hướng thì có chệch hướng. Nói thẳng ra, trong tâm trí chúng ta, thị trường dù mang lại điều tốt nhưng vẫn có cái gì đó đáng lo ngại rằng chệch hướng XHCN sang hướng thị trường. Định hướng thế nào không rõ, nhưng nghe dọa chệch hướng là ngại, không dám làm nữa.
Nói tóm lại, câu chuyện ở đây là chúng ta đã chọn thị trường là định đề đổi mới và mang lại thành tựu nhưng thiện chí đối với nó không phải là mạnh mẽ lắm. Hệ thống giá cả là một ví dụ như tôi phân tích ở trên. Hoặc chúng ta nói là ủng hộ kinh tế tư nhân, nhưng trong thực tế, kinh tế tư nhân vẫn bị phân biệt đối xử nặng nề. Bằng chứng là mấy năm vừa rồi, khu vực tư nhân chết rất nhiều.
Chúng ta quên mất một thực tế là khi ta ưu ái kinh tế nhà nước thì vô hình chung khu vực DNNN cũng yếu đi rất nhiều. Bởi vì nguyên lý cơ bản của thị trường là các chủ thể kinh tế đều bình đẳng nhưng vị thế có thể khác nhau. Nghĩa là tôi với ông về mặt tư cách pháp lý thì bình đẳng nhưng vị thế khách nhau, mỗi ông một chức năng. Giống như tay với chân đều quan trọng nhưng chức năng khác nhau. Nhưng ta lại không phân biệt rõ giữa tư thế và vị thế, mà đánh đồng rằng ông DNNN phải hơn ông tư nhân nên được hưởng ưu ái hơn. Nhưng kết cục thì ông tư nhân chết cũng khiến ông DN nhà nước lao đao.
Đấy là một ví dụ sinh động để nói rằng từ một khái niệm cơ bản trong phát triển đã không cụ thể rõ ràng sẽ kéo theo đằng sau khái niệm ấy một chuỗi quan niệm khác sai lầm, gây ra những hệ lụy phát triển. Bây giờ, theo cách tiếp cận của người đứng đầu Chính phủ là lấy thị trường làm trụ để xem xét vấn đề định hướng như thế nào, để tiến đến mục đích của kinh tế thị trường. Tôi cho rằng đây là cách tiếp cận đúng.
Nhà báo Việt Lâm, TS Lưu Bích Hồ và TS Trần Đình Thiên tại bàn tròn. Ảnh: Lê Anh Dũng |
TS. Lưu Bích Hồ: Tôi muốn bổ sung một ý rất quan trọng mà chúng ta chưa đề cập tới. Khi nói đến kinh tế thị trường thì luôn luôn phải nói tới quan hệ giữa thị trường và nhà nước. Cả thế giới đã xác định rõ chức năng quan trọng nhất của thị trường là vai trò quyết định sự phân bổ nguồn lực. Nhưng vì chúng ta không làm rõ được điều đó nên nhà nước cứ lấn vào chức năng của thị trường. Nhiều năm nay nhà nước không chỉ phân bổ nguồn lực công mà còn sang phân bổ luôn nguồn lực của các thành phần khác.
TS. Trần Đình Thiên: Khi giá cả do nhà nước quyết định thì đấy chính là cách phân bổ nguồn lực do nhà nước quyết định. Bởi vậy, chưa nói đâu xa, chuyển hệ thống giá cho thị trường là mấu chốt cơ bản.
TS. Lưu Bích Hồ: Hơn nữa, nhà nước ôm vào rất nhiều nguồn vốn để đầu tư công, trong khi lẽ ra ông chỉ nên đầu tư ít thôi, để các thành phần kinh tế khác người ta tự làm. Mãi đến vừa rồi chúng ta mới gút được chuyện sửa luật đầu tư công, thu hẹp bớt vai trò nhà nước, để dành đất cho thị trường. Tôi thấy hiện nay, tâm điểm của cải cách thể chế chính là thừa nhận vai trò của thị trường trong phân bổ nguồn lực. Nhà nước phải rút ra để làm việc khác chứ không thể như anh Thiên nói là cứ đi làm cái không đáng làm, trong khi cái đáng làm thì không làm. Hậu quả rõ ràng là hiệu quả nền kinh tế rất thấp. Thậm chí từ đó còn nảy sinh bao chuyện tham nhũng, tiêu cực. Đây là một sự trả giá rất lớn.
- VietNamNet
(còn nữa)
http://vietnamnet.vn/vn/ban-tron-truc-tuyen/229617/-cho-can-nha-nuoc-thi-khong-thay-dau-.html
---
02/04/2015 02:00 GMT+7
http://vietnamnet.vn/vn/ban-tron-truc-tuyen/229936/noi-so-mang-ten--chech-huong-.html
03/04/2015 09:15 GMT+7
Việc đáng làm không làm
TS Lưu Bích Hồ: Tôi muốn nhấn mạnh ý mà Việt Lâm có đặt ra là vai trò quản trị của nhà nước. Thị trường thì cứ để vận hành đầy đủ, nhưng nhà nước phải quản trị để thị trường thực hiện đúng chức năng của nó.
Tôi lấy ví dụ lúa gạo ở ĐBSCL. Nông dân bán lúa với giá rẻ nhưng đến tay người tiêu dùng là giá cao. Ăn chênh lệch giá đến 2/3 là các khâu trung gian bao gồm các DNNN, các hiệp hội lương thực rồi cả các DN nước ngoài. Từ sản xuất đến khâu thu gom và cung ứng không hình thành được chuỗi mà bị chặt khúc ra. Vậy thì vai trò của nhà nước ở đâu. Tôi thấy các sở nông nghiệp không mấy quan tâm. Trung tâm VEPR của TS Nguyễn Đức Thành đã tổ chức các cuộc điều tra, đưa ra những số liệu đáng tin cậy cho thấy người nông dân thiệt thòi như thế nào. Thủ tướng yêu cầu thu nhập thực tế của người nông dân phải đạt 30% sau khi trừ đi mọi chi phí, nhưng điều tra cho thấy người nông dân chỉ được tối đa 20% thôi. Năm nào chúng ta cũng lặp lại chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa mà không đi sâu thảo luận tổ chức chuỗi ra làm sao, vai trò nhà nước như thế nào.
Khi nói đến thị trường thì không thể bỏ qua hay làm nhẹ vai trò của nhà nước được. Nhưng vấn đề là nhà nước phải thiết kế được luật chơi tốt và quản trị hiệu quả luật chơi đó thì mọi chuyện mới yên ổn. Còn nếu cứ như hiện nay, luật chơi chưa đủ, hay có luật chơi nhưng không quản trị được thì đó không phải là nền kinh tế thị trường mà chúng ta mong muốn.
TS Trần Đình Thiên: Cuộc bàn luận của chúng ta nãy giờ thiếu mất một vế, đó là hội nhập. Mặc dù VN mới thoát khỏi vị thế một nước lạc hậu sang nước thu nhập trung bình thấp nhưng ta đang hội nhập với mức độ cam kết cực kỳ cao (đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP). Chúng ta tham gia vào cuộc chơi có mức độ tự do hoá cao độ, với những đòi hỏi khắt khe nhất về tiêu chuẩn, thể chế, với những ràng buộc thể chế của thế giới ở trình độ cao nhất. Nói cách khác, ta còn đang lúng túng với những vấn đề về cấu trúc thị trường của chính mình mà lại chấp nhận tham gia cuộc chơi toàn cầu hoá, tự do hoá ở mức cao nhất.
Vậy thì kinh tế thị trường của chúng ta sẽ là kiểu gì? Định hướng XHCN của ta phải là một hệ thống hiện đại, đáp ứng được nhu cầu hội nhập ở đẳng cấp cao nhất, giúp cho nền kinh tế linh hoạt nhất và hỗ trợ doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn nhất.
Mặt khác của vấn đề là luật chơi của thế giới như WTO, TPP, các hiệp định thương mại tự do…đã quy định chúng ta phải chơi như thế nào. Nói cách khác, chúng ta sẽ buộc phải chấp nhận một cách tự giác và tuân thủ hệ thống thể chế của thế giới chứ không phải ta muốn chọn thế nào thì chọn. Ông muốn hay không thì ông vẫn phải chơi đúng luật ấy, tức là chỉ có cách chấp nhận kinh tế thị trường ở đẳng cấp cao nhất. Còn ông muốn gọi kinh tế thị trường bản sắc VN hay định hướng XHCN thì bản chất vẫn phải là kinh tế thị trường đẳng cấp cao.
Trong khi đó, nhìn lại ta thì như anh Lưu Bích Hồ nhắc đến chỉ số ICOR đã đủ rùng mình rồi, chứ chưa nhắc đến những chỉ số khác như lương, năng suất lao động (ICOR là chỉ số đo hiệu quả nền kinh tế, ICOR càng cao, hiệu quả càng thấp. ICOR của VN khoảng 5-6 trong khi các nước khu vực khoảng 2-3). Cho nên, nếu chúng ta không giải quyết được vế thứ hai của trò chơi là cạnh tranh và hội nhập tốt thì số phận của nền kinh tế thị trường sẽ bi đát.
http://vietnamnet.vn/vn/ban-tron-truc-tuyen/230186/-luc-nao-cung-so-buong-ra-la-chech-huong-.html
---
02/04/2015 02:00 GMT+7
Nỗi sợ mang tên "chệch hướng"
- Khi định hướng XHCN không được giải thích rõ, người ta ngại ngần, không dám làm vì sợ bị quy chụp là "chệch hướng" - TS Trần Đình Thiên lý giải.
Mời bạn đọc theo dõi tiếp phần 2 bàn tròn về kinh tế thị trường định hướng XHCN với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ts Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Chậm vì chờ đồng thuận rồi mới làm
Nhà báo Việt Lâm:Trung Quốc có kinh tế thị trường XHCN còn VN có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chúng ta đều hiểu đó là những mô hình mang đặc thù lịch sử và khi đó phải chấp nhận vừa đi vừa dò đường. Nhưng tôi vẫn băn khoăn vì sao quá trình đó kéo dài đến 30 năm, với bao nhiêu cuộc bàn thảo, hay nghiên cứu. Chắc chắn trong hệ thống có nhiều nhà hoạch định chính sách có tư duy đổi mới. Họ nhận ra những ràng buộc về mặt nguyên lý gây ra những hệ lụy như thế nào đến sự phát triển của đất nước. Vậy tại sao chưa có ai dám đột phá cái trần về nguyên tắc như TS Trần Đình Thiên vừa đề cập?
TS. Lưu Bích Hồ: Nói thật, đây là vấn đề phức tạp cần có sự mổ xẻ. Những gì chúng ta đang thảo luận ngày hôm nay không phải từ 15 - 20 năm trước chúng ta không nghĩ tới. Có nhiều chuyên gia trong và ngoài nước từng đề xuất rồi. Ví dụ như trong cuốn Theo hướng rồng bay của Harvard viết cách đây 20 năm, họ đã phân tích và kiến nghị tất cả những vấn đề mà hôm nay chúng ta đang tiếp nhận. Tuy nhiên, có lẽ 20 năm trước chúng ta chưa thể tiếp nhận được vì chưa có trải nghiệm. Cho nên, học phí mà chúng ta phải trả vừa qua chính là sự trải nghiệm.Trả lời sát hơn vào câu hỏi của nhà báo: vì sao không thể có được bứt phá nhanh hơn? Tôi nghĩ có nhiều yếu tố nhưng tôi muốn nhấn mạnh hai điểm. Thứ nhất, các chuyên gia, những người tham mưu còn chưa đủ mạnh dạn để mổ xẻ vấn đề và thuyết phục lãnh đạo. Chúng ta vẫn còn dừng ở rất nhiều đề tài nghiên cứu có tính chất lý thuyết chứ chưa làm được những cuộc tổng kết, đúc kết từ thực tiễn để chứng minh.
Yếu tố thứ hai quan trọng hơn là vì chúng ta muốn có sự đồng thuận trong lãnh đạo trong khi sự thống nhất ấy ở nước ta hơi chậm. Lẽ ra, sự đồng thuận có thể xuất hiện sớm hơn nhưng vì cơ chế lãnh đạo tập thể nên nếu còn ý kiến chưa thống nhất, mà chúng ta hay gọi là “chưa chín” thì chúng ta chưa làm.
Trong khi đó, đổi mới thường bắt đầu từ đề xuất của một thiểu số. Không thể chờ đợi đa số đồng thuận rồi mới làm. Như công cuộc Đổi mới cách đây 30 năm của chúng ta xuất phát từ những cuộc “xé rào” ở Vĩnh Phúc, Hải Phòng rồi lan tỏa dần ra. Trong chuyến thăm VN vừa rồi, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair có đúc kết rằng một cuộc cải cách mà không có nhiều người phản đối thì đó là một cuộc cải cách tồi. Bởi cải cách là động chạm đến tư duy cũ của mình, đến lợi ích hiện tại của mình. Đó là một bài học. Hi vọng rằng chúng ta sẽ thấm thía bài học này để không lặp lại sai lầm nữa.
Vùng tranh tối tranh sáng
TS Trần Đình Thiên: Tôi nghĩ hầu như tất cả đều có một niềm tin chắc chắn rằng không thể nào quay lại hệ thống CNXH kiểu cũ nữa. Đảng cũng đã khẳng định đổi mới sang nền kinh tế thị trường là đúng, không có cớ gì để quay lại nữa.
Tuy nhiên, vấn đề của VN là chúng ta đang ở trong vùng tranh tối tranh sáng, như khuyến cáo của cuốn Theo hướng rồng bay mà anh Lưu Bích Hồ vừa nhắc đến. Nói cách khác, chúng ta đã lựa chọn con đường này rồi, không trở lại được nữa nhưng vẫn đi một cách lọ mọ nên hậu quả rất nghiêm trọng vì khi thế giới đang chuyển động tốc độ nhanh. Nói một cách hình ảnh là mình đã quyết định bước ra khỏi vùng tối, không thể trở lại nhưng cũng không dám chọn hẳn vùng sáng mà bước ra. Thành ra ta cứ ở quá lâu trong vùng tranh tối tranh sáng trong cách tiếp cận đến sự phát triển của thị trường.
Hơn nữa, có một điểm mâu thuẫn ở đây là tinh thần hội nhập của VN rất mạnh trong khi những điều kiện để gia nhập vào nền kinh tế thị trường thực sự thì chúng ta lại làm rất yếu. Chúng ta mở cửa ngay từ khi đổi mới, từ bình thường hóa quan hệ với ASEAN – mở một nút quan trọng với hệ thống thị trường thế giới, rồi sau đó bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ký kết Hiệp định thương mại song phương BTA. Ta cũng quyết tâm vào WTO nên đàm phán rất tích cực. Tuy nhiên, sự vênh nhau giữa tinh thần hội nhập và hệ thống nền tảng để hội nhập khiến cho nền kinh tế tuy có đi lên nhưng tốc độ giảm xuống và nhiều bất ổn hơn.
Đến giờ, chúng ta tiếp tục quyết liệt hội nhập, thậm chí ở đẳng cấp cao nhưng vẫn tồn tại một mâu thuẫn nào đó trong cách tiếp cận thị trường. Một mặt, nó là cản trở nhưng mặt khác cũng cho thấy nếu gỡ được nút thắt này thì VN sẽ bứt lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu không gỡ được cái trần về tư tưởng thì có thể khiến cho quá trình giải quyết những trói buộc về cơ chế chính sách để tạo ra những kích thích tốt cho nền kinh tế trong nước bị lệch sang phía nước ngoài trong khi những lực lượng trong nước không được hưởng. Vì sao lại như vậy? Bởi vì khu vực đầu tư nước ngoài đã phát triển tốt trong khi khu vực nội địa, từ kinh tế nhà nước tới tư nhân vẫn còn chật vật do rào cản thể chế. Thể chế thị trường của họ tốt hơn, còn thể chế thị trường của ta vừa yếu kém, lại vừa chịu nhiều trói buộc. Nhà nước đang cố tháo gỡ, nhưng vì đã buộc chặt rồi nên quá trình gỡ sẽ chậm.
Anh Hồ nhắc đến ý kiến rất hay của ông Tony Blair: cải cách ở đâu cũng thế thôi, càng nhiều phản đối thì chứng tỏ cải cách càng có chất lượng. Tôi hiểu cách nhìn của ông Tony Blair có 2 ý: Một là, cải cách là đổi mới, là vượt qua những khuôn khổ thể chế cũ, kể cả luật pháp để mở ra cái mới. Bởi thế, nó thường xung đột với cái cũ, xung đột với đa số những con người, những lợi ích của hệ thống cũ để lại, xung đột với thói quen cũ. Điều này là bình thường. Tư tưởng đổi mới càng mạnh thì mức độ xung đột càng gay gắt. Đấy là thước đó để tạo niềm tin. Còn nếu đổi mới mà không xung đột với ai thì không có gì đổi mới cả.
Hai là, ông có tư tưởng đổi mới mà gặp chống đối mạnh thì phải sợ chứ. Nên ông phải tập luyện võ nghệ mà chiến đấu. Tức là, nếu ông muốn chương trình cải cách của ông thực hiện được thì chương trình đấy phải được thiết kế rất tốt để thuyết phục những lực lượng phản đối hoặc là những người không phản đối nhưng người ta chưa hiểu. Theo nghĩa đó, càng vấp phải phản đối thì thiết kế chương trình càng phải tốt.
Còn vì sao không ai dám đột phá cái trần tư tưởng ấy? Anh Hồ lý giải là do giới nghiên cứu khoa học, hay giới gọi là tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo chưa đủ mạnh dạn. Tôi đồng ý với nhận xét này. Nói chung, trong xã hội ta đa số còn thiếu can đảm để mà vượt qua cái cũ, thậm chí “nước đến chân mới nhảy”. Nói một cách thẳng thắn, nhiều khi mình cảm thấy mình hơi hèn khi nhìn thấy vấn đề mà không đủ can đảm nói ra.
Khi khái niệm “định hướng XHCN” chưa được giải thích rõ, khi đụng đến cuộc sống hàng ngày của con người, dễ bị dịch sang từ “chệch hướng”. Hậu quả là người ta chùn lại, ngại ngần không dám nói, dám làm. Chuyện ấy cũng là bình thường. Cho nên, cách đặt vấn đề để có sự can đảm như vậy chính là tuyên ngôn đầu tiên phải rõ ràng: thế nào là định hướng XHCN. Khi có nội hàm rõ ràng rồi thì không còn sợ cái gọi là “chệch hướng” nữa. Cả dân tộc này có lẽ không kém đến mức không hiểu định nghĩa định hướng XHCN trong khuôn khổ chấp nhận kinh tế thị trường là như thế nào. Nó là ủng hộ thị trường chứ không phải cản trở thị trường. Tôi tin rằng cách tiếp cận mới này của Thủ tướng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng tại điểm chuyển của nền kinh tế.
TS Trần Đình Thiên và TS Lưu Bích Hồ. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN
Việt Lâm:Các ông là những chuyên gia thường xuyên được Chính phủ tham vấn. Nếu được tham khảo ý kiến về vấn đề này thì các ông sẽ đưa ra định nghĩa thế nào về kinh tế thị trường XHCN?
TS Lưu Bích Hồ: Chúng ta đã có nhiều nhà trí thức mạnh dạn phát biểu ý kiến về vấn đề này rồi. Vừa qua, tôi được mời tham dự thảo luận của Hội đồng lý luận TƯ. Các đồng chí cũng đã giới thiệu Dự thảo văn kiện ĐH XII đang lấy ý kiến từ các chi bộ cơ sở. Tôi thấy dự thảo đã đưa ra được những câu chữ khá chỉnh trang về định nghĩa kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng vẫn còn dài quá. Định nghĩa chung mất 2/3 trang còn riêng cho 5 năm tới mất thêm 1/3 trang nữa.
Hôm ấy, mọi người đều đóng góp ý kiến và rất thiết tha là không nên nêu quá cụ thể để không bị ràng buộc bởi những vấn đề còn phải được thực tiễn khảo nghiệm, trong đó có vấn đề nổi lên cần được xem xét là chế độ sở hữu và vai trò của các thành phần kinh tế. Chúng tôi đề nghị nêu nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu là đủ. Bởi nguyên tắc phổ quát của kinh tế thị trường là lấy kinh tế tư nhân là nền tảng. Chúng ta chưa đến mức thừa nhận như vậy mà muốn đi mô hình riêng, nên vẫn giữ kinh tế nhà nước là chủ đạo. Nhưng thực tiễn vừa qua đã chứng minh kinh tế nhà nước chưa hoàn thành được vai trò chủ đạo, hiệu quả hoạt động thấp.
Chưa kể, kinh tế nhà nước bao gồm cả ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, tài nguyên thiên nhiên, các kết cấu hạ tầng của nhà nước đầu tư trong khi các khu vực còn lại chỉ nhắc đến doanh nghiệp. Như thế là không tương thích. Đương nhiên, chúng ta có lý do để giữ DNNN nhưng vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, bình đẳng với nhau.
Khi đàm phán với các định chế quốc tế, người ta không quan tâm ông có bao nhiêu DNNN. Người ta cũng không quan tâm kinh tế nhà nước là chủ đạo hay không. Người ta chỉ yêu cầu ông công khai minh bạch và bình đẳng. Có vậy thôi.
Theo tôi, những vấn đề còn chưa sáng tỏ thì chưa cần vội vàng đưa vào. Không phải vì không có cái đó mà mất định hướng, mất đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bởi vì đặc điểm chính của kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo tôi là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Kinh tế thị trường phát triển là để đem lại hạnh phúc cho con người, là sự bình đẳng hơn cho con người và sự tiến bộ của xã hội. Tôi cũng mạnh dạn nói thêm rằng không phải chỉ có định hướng XHCN ở nước ta mới đặt ra như vậy mà các nền kinh tế thị trường phát triển khác như kinh tế thị trường xã hội ở Đức hay nền kinh tế thị trường xã hội phúc lợi ở Bắc Âu cũng đã đặt ra như thế. Thậm chí họ còn làm tốt hơn chúng ta bởi vì họ đã đạt đến trình độ phát triển cao hơn chúng ta nhiều. Nói cách khác, về cơ bản, kinh tế thị trường định hướng XHCN không có gì khác các nền kinh tế thị trường khác.
TS Trần Đình Thiên: Chúng ta hay sính dùng chữ nghĩa hay ho nhưng điều quan trọng là nội hàm. Tôi ủng hộ cách tiếp cận của anh Hồ.
Cách đặt vấn đề của tôi là cái tên chỉ là cái tên mà thôi. Nội hàm của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta nói tới như là phần tốt đẹp nhất mà loài người hướng tới chỉ có mấy về này thôi: một là, mở rộng cơ hội cho con người; hai là, giúp con người tăng cường năng lực để chuyển hóa cơ hội thành lợi ích và ba là làm sao xã hội giúp con người nhận được sự phân phối công bằng. Công bằng ở đây có hai vế: công bằng về cơ hội và công bằng về lợi ích, không có công bằng về cơ hội thì không thể có công bằng lợi ích. Chiếu lý tưởng của chúng ta vào kinh tế thị trường định hướng XHCN thì tôi hình dung: cho đến bây giờ, chính chúng ta cũng thừa nhận chuyển sang kinh tế thị trường là phương thức tốt nhất để mở rộng cơ hội, cũng là cách tốt nhất để phân phối cơ hội.
Câu chuyện ở đây là thị trường là cạnh tranh, mà cạnh tranh sẽ giúp nâng cao năng lực và cũng tạo ra sự công bằng về cơ hội. Ông có năng lực cao thì ông có nhiều cơ hội hơn. Nhưng xét về góc độ nhân văn thì không phải cái gì cũng công bằng do điều kiện, năng lực của mỗi cá nhân khác nhau. Do đó mới cần đến những thiết chế xã hội và sự can dự của nhà nước, nhằm đảm bảo tính mục đích tối cao chúng ta muốn đạt đến. Ta gọi đấy là chủ nghĩa xã hội còn các nước khác gọi là kinh tế thị trường xã hội.
TS Lưu Bích Hồ: Tôi nghĩ có thể chúng ta chỉ cần gọi là kinh tế thị trường xã hội là đủ vì có khi thêm chữ chủ nghĩa vào lại trở nên nặng nề và phức tạp.
Nhà nước phải là lực lượng thúc đẩy thị trường
TS Trần Đình Thiên: Trở lại câu hỏi định nghĩa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tôi muốn nhấn mạnh thêm hai ý. Một là: những gì là nguyên tắc cơ bản của thị trường thì phải tuyên bố rõ và thừa nhận. Ví dụ như: thừa nhận sở hữu tư nhân chứ không phải chỉ có nhà nước, đảm bảo cơ chế cạnh tranh bình đẳng. Ở đây, bình đẳng là công bằng về các điều kiện để tham gia cạnh tranh, thể hiện qua cơ chế giá cả. Giá cả phải do thị trường quyết định. Nhà nước cũng có thể tham gia vào quá trình định giá nhưng với tư cách là một lực lượng thị trường chứ không phải tư cách áp đặt. Tóm lại, cơ chế thị trường là: cạnh tranh, tự do giá cả và quyền sở hữu. Nếu đã thừa nhận như vậy mà viết những luận đề làm méo mó ba nguyên tắc cơ bản ấy thì kinh tế thị trường sẽ trở thành một trò cười.
Tôi muốn nhấn mạnh bình đẳng ở đây là bình đẳng về tư cách, tư thế, còn chức năng của các thành phần kinh tế có thể khác biệt. Nhưng ở ta lại không bình đẳng về tư thế. DNNN được hưởng nhiều ưu đãi mà có khi nhiều ông nhà nước cũng không thích cái ưu quyền ấy. Bởi gắn với ưu quyền thì ông cũng phải gánh đủ thứ trách nhiệm.
Trong công thức cạnh tranh bình đẳng như ta vẫn nói, nhưng kinh tế nhá nước lại được gán cho vai trò chủ đạo, còn về kinh tế tư nhân thì mãi sau này chúng ta mới dám rón rén thêm vào mấy chữ “kinh tế tư nhân là động lực quan trọng”. Chỉ thế thôi mà là một nỗ lực ghê gớm của giới lý luận và phải được nhiều nhà lãnh đạo cấp cao ủng hộ mới đưa vào được. Những nguyên lý cơ bản của thị trường mà phải khó khăn đến thế mới được chấp nhận thì làm sao được.
TS Lưu Bích Hồ. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Về vai trò của nhà nước là bảo vệ quyền tài sản. Đó chính là chủ nghĩa xã hội. Ông phải đảm bảo cho cạnh tranh bình đẳng chứ không phải lại làm cho môi trường cạnh tranh không bình đẳng.
Thứ ba, thị trường là một lực lượng phân phối của cải làm ra lượt đầu nhưng nhà nước là lực lượng duy nhất có quyền lực phân phối lại để tạo ra sự bình đẳng thật sự, hỗ trợ người già, người nghèo, phòng ngừa rủi ro. Đây cũng là quan điểm được hoan nghênh gần đây của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh mà Thủ tướng cũng vừa khẳng định lại trong phiên họp Chính phủ, tức là tính mục đích cuối cùng là đảm bảo bình đẳng ở khâu phân phối lại.
Tóm lại, phải có một cách tiếp cận rõ ràng, một định nghĩa mang tính thực chất. Quan trọng hơn cả là thấu suốt nguyên tắc: Nhà nước phải là lực lượng thúc đẩy thị trường chứ không phải cứ canh cho thị trường không làm loạn. Thị trường càng tốt thì nhà nước quản lý càng dễ, càng ít phải định hướng.
- VietNamNet
03/04/2015 09:15 GMT+7
"Lúc nào cũng sợ buông ra là chệch hướng"
- Nếu VN cứ đi theo vết cũ, chờ đợi ý kiến đồng thuận rồi mới dám làm thì quá trình cải cách tiếp tục chậm chạp. Trong khi, nền kinh tế đã đi đến điểm chuyển, không cho phép ta lẩn tránh, trì hoãn được nữa - TS Lưu Bích Hồ và TS Trần Đình Thiên nhận định.
VietNamNet giới thiệu kỳ cuối bàn tròn về kinh tế thị trường định hướng XHCN với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư và TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN.
Nhà nước ôm hết mới an tâm
Nhà báo Việt Lâm: Ngay trong phiên họp thường kỳ Chính phủ, một số thành viên Chính phủ đã nêu ra lo ngại “chệch hướng” khi bàn về chủ trương xã hội hóa y tế, giáo dục…Nghĩa là ngay các nhà hoạch định chính sách ở cương vị người đứng đầu ngành như vậy mà vẫn còn sợ chệch hướng.
TS Trần Đình Thiên: Dùng từ xã hội hóa là không chuẩn về mặt khoa học. Ngày xưa, xã hội hóa có nghĩa là nhà nước công hữu hóa tài sản của tư nhân thành tài sản chung của xã hội. Bây giờ, ta lại dùng từ xã hội hóa để chỉ những việc nhà nước không làm được nên phải huy động nhân dân góp vốn vào. Hai quá trình này ngược nhau mà dùng chung một khái niệm là không công bằng. Chệch hay với không chệch hướng chính là ở chỗ đó.
TS. Lưu Bích Hồ: Tôi không hiểu tại sao có những đồng chí vẫn còn lo chuyện chệch hướng như Thủ tướng nói bệnh viện có tính chất cổ phần, công ty, trường học phải tự chủ. Theo tôi hiểu chắc là các vị đó lo ngại nhà nước mà buông ra thì tư nhân khống chế, tư nhân khống chế thì không đảm bảo được lợi ích cho quảng đại nhân dân. Suy nghĩ đó cũng có phần nào chính đáng nhưng các vị không hiểu rằng nhà nước không thể ôm lấy để lo tất cả được. Ông phải huy động lực lượng xã hội tham gia đầu tư, cung cấp dịch vụ công. Trong khi đó, nhà nước vẫn phải quản trị bằng cách dung công cụ chính sách để điều tiết, phân phối công bằng, hợp lý. Cách làm như vậy nhiều nước đã thực hiện, ví dụ như các nước Bắc Âu, Đức…chứ chúng ta không phải là người đầu tiên. Ví dụ như các nước Bắc Âu, Đức là những nước có chế độ phúc lợi xã hội rất tốt.
Mấy năm gần đây, Nghị định 25 của Chính phủ về tự chủ của các trường đại học và các đơn vị sự nghiệp công đã triển khai được một bước rất quan trọng. Nhờ vậy, khoa học công nghệ và giáo dục mới sát với thực tiễn hơn. Nếu nhà nước cứ bao cấp hết thì vừa không thể đủ nguồn lực, vừa thiếu hiệu quả, thậm chí lãng phí, tiêu cực.
Rõ rang, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Phải mổ xẻ tất cả những vấn đề đó ra theo tiêu chuẩn cao nhất là hiệu quả. Đã là kinh tế thị trường thì phải có hiệu quả. Hai là, phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Thực ra, trong giai đoạn này, khi chúng ta chưa thực sự có kinh tế thị trường hoàn chỉnh thì vai trò của nhà nước lại rất quan trọng. Song không phải ông cứ đi đầu tư, cứ ôm vào thì ông mới quan trọng mà là ông phải điều hành quản trị nền kinh tế làm sao để nó phát triển tốt, phân bổ nguồn lực hiệu quả, phân phối công bằng, mang lại lợi ích cho đại đa số nhân dân. Việc ấy chúng ta làm còn chật vật, mệt mỏi lắm. Vậy mà ta cứ lo lao vào xây cầu, làm đường trong khi những việc ấy có thể huy động được nguồn lực của người dân.
TS Trần Đình Thiên: Dùng từ xã hội hóa là không chuẩn về mặt khoa học. Ngày xưa, xã hội hóa có nghĩa là nhà nước công hữu hóa tài sản của tư nhân thành tài sản chung của xã hội. Bây giờ, ta lại dùng từ xã hội hóa để chỉ những việc nhà nước không làm được nên phải huy động nhân dân góp vốn vào. Hai quá trình này ngược nhau mà dùng chung một khái niệm là không công bằng. Chệch hay với không chệch hướng chính là ở chỗ đó.
TS. Lưu Bích Hồ: Tôi không hiểu tại sao có những đồng chí vẫn còn lo chuyện chệch hướng như Thủ tướng nói bệnh viện có tính chất cổ phần, công ty, trường học phải tự chủ. Theo tôi hiểu chắc là các vị đó lo ngại nhà nước mà buông ra thì tư nhân khống chế, tư nhân khống chế thì không đảm bảo được lợi ích cho quảng đại nhân dân. Suy nghĩ đó cũng có phần nào chính đáng nhưng các vị không hiểu rằng nhà nước không thể ôm lấy để lo tất cả được. Ông phải huy động lực lượng xã hội tham gia đầu tư, cung cấp dịch vụ công. Trong khi đó, nhà nước vẫn phải quản trị bằng cách dung công cụ chính sách để điều tiết, phân phối công bằng, hợp lý. Cách làm như vậy nhiều nước đã thực hiện, ví dụ như các nước Bắc Âu, Đức…chứ chúng ta không phải là người đầu tiên. Ví dụ như các nước Bắc Âu, Đức là những nước có chế độ phúc lợi xã hội rất tốt.
Mấy năm gần đây, Nghị định 25 của Chính phủ về tự chủ của các trường đại học và các đơn vị sự nghiệp công đã triển khai được một bước rất quan trọng. Nhờ vậy, khoa học công nghệ và giáo dục mới sát với thực tiễn hơn. Nếu nhà nước cứ bao cấp hết thì vừa không thể đủ nguồn lực, vừa thiếu hiệu quả, thậm chí lãng phí, tiêu cực.
Rõ rang, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Phải mổ xẻ tất cả những vấn đề đó ra theo tiêu chuẩn cao nhất là hiệu quả. Đã là kinh tế thị trường thì phải có hiệu quả. Hai là, phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Thực ra, trong giai đoạn này, khi chúng ta chưa thực sự có kinh tế thị trường hoàn chỉnh thì vai trò của nhà nước lại rất quan trọng. Song không phải ông cứ đi đầu tư, cứ ôm vào thì ông mới quan trọng mà là ông phải điều hành quản trị nền kinh tế làm sao để nó phát triển tốt, phân bổ nguồn lực hiệu quả, phân phối công bằng, mang lại lợi ích cho đại đa số nhân dân. Việc ấy chúng ta làm còn chật vật, mệt mỏi lắm. Vậy mà ta cứ lo lao vào xây cầu, làm đường trong khi những việc ấy có thể huy động được nguồn lực của người dân.
TS Lưu Bích Hồ. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Việc đáng làm không làm
Việt Lâm:Nhưng muốn quản trị tốt thì phải thiết kế được luật chơi tốt đúng không?
TS Trần Đình Thiên: Nhận xét của anh Hồ rất xác đáng rằng nhiều người sợ nhà nước buông ra là chết. Thực ra là phân công đúng người đúng việc. Ông nhà nước phải nắm lấy việc của nhà nước, còn việc đầu tư phát triển là của giới kinh doanh, kể cả DNNN.
Nếu bệnh viện hoạt động theo nguyên tắc thị trường với tư cách là một doanh nghiệp xã hội, nhà nước có thể không cần đầu tư cái bệnh viện ấy nữa. Nhà nước buông đầu tư ra nhưng vẫn quản trị với tư cách là quản lý nhà nước điều hành một lực lượng cung ứng dịch vụ xã hội, chứ không phải để cho anh tự tung tự tác.
Vấn đề là xưa nay nhà nước không làm đúng việc của mình. Đầu tư phát triển không phải việc của mình thì cứ xông vào đấy. Chẳng hạn cạnh tranh thị trường mà cứ nhảy xổ vào điều hành giá cả. Kết cục ông càng làm càng rối. Trong khi việc của ông là căn cứ thị trường để đưa ra luật chơi và giám sát luật chơi: ai đầu cơ, lạm dụng chức quyền thì xử lý mạnh tay. Thế nhưng, việc đáng làm lại không làm.
Câu chuyện ở đây là giữa thị trường và nhà nước: việc ai nấy làm, đúng người đúng việc thì hệ thống chạy tốt. Nhà nước ta rất sợ buông ra thì thị trường làm khổ dân, nhất là cách nhìn về thương lái còn méo mó. Ngay cả báo chí hay phê phán thương lái đầu cơ, hành hạ nông dân. Cách nghĩ như vậy không đúng. Cứ để họ vận hành theo nguyên tắc thị trường. Nếu làm sai nguyên tắc thì nhà nước xông vào.
Thẳng thắn mà nói thì năm vừa rồi, cung cách tư duy quản lý nhà nước đã có những bước xoay chuyển tốt, có tính thị trường cao hơn. Chúng ta đã làm được vài việc cụ thể. Mặc dù những việc này chưa có tác động xoay chuyển căn bản, nhưng báo hiệu sự xoay chuyển. Chẳng hạn như tư duy về luật DN đã đi theo hướng mở ra cho dân, tức là tư duy chọn cho chọn bỏ, trừ những lĩnh vực nhà nước ghi rõ không được làm.
Hay là cách tiếp cận đầu tư công. Trước kia một dự án được cho một cục tiền, ví dụ 1000 tỷ nhưng không biết bao giờ mới có 1000 tỷ. Thành ra cứ đề ra 10 năm, mỗi năm rót cho 100 tỷ, không có cam kết gì cả. Kết cục năm nào cũng phải đi xin, năm thì 20 tỷ, năm thì 50 tỷ, dẫn tới công trình chưa làm xong đã hỏng mất rồi. Bây giờ, bỏ cơ chế xin-cho bằng thao tác vô cùng đơn giản: ông cứ tìm được cam kết về vốn theo lộ trình thì tôi sẽ cho phép ông làm và tôi là người giám sát lộ trình. Nếu ông làm sai là chết với tôi! Thế là câu chuyện thay đổi hẳn. Cách tiếp cận này là cách tiếp cận cam kết trách nhiệm, mà kinh tế thị trường quan trọng nhất là những hợp đồng, giao kèo như thế.
Tương tự đối với cổ phần hoá. Xưa nay cứ bàn mãi, bao nhiêu người chịu trách nhiệm nhưng cuối cùng lại là không ai chịu trách nhiệm gì cả nên cổ phần hoá rất chậm chạp. Nay chỉ cần tuyên ngôn đơn giản là ông chịu trách nhiệm cổ phần hoá đúng không? Nếu không cổ phần hoá được thì mời ông đi cho. Hay như phong cách của Bộ trưởng Đinh La Thăng, gây sốc nhưng hiệu quả ở chỗ nếu ông đã nhận làm thì là cam kết trách nhiệm, còn ông không làm được thì ông nghỉ. Nói cách khác, đây là cách điều hành để thị trường có không gian hoạt động, nhà nước giám sát trách nhiệm.
Tôi tin là thái độ của nhà nước với doanh nghiệp đã khác đi nhiều. Ví dụ như chuyện giảm thuế. Suốt từ 2010 đến 2014, chúng ta chỉ giảm được 70 giờ làm thuế mà năm nào ngành thuế cũng có thành tích. Năm vừa rồi, Chính phủ gây sức ép kiểu: nếu ông không giảm được thì ông không ngồi ở đấy nữa. 3 tháng sau giảm được 290 giờ, trong khi 5 năm chỉ giảm được 70 giờ. Hoá ra câu chuyện ở chỗ không chỉ vấn đề giảm giờ giúp cho doanh nghiệp mà cái cách xử sự của bộ máy với doanh nghiệp nó khác hẳn đi. Trước kia, ông làm chậm để kiếm chác, để doanh nghiệp phải hầu hạ. Động cơ lợi ích ngược nên càng không làm ông kiếm ăn càng khoẻ. Giờ đảo ngược động cơ, áp trách nhiệm cá nhân lên là chuyển biến ngay lập tức.
TS Trần Đình Thiên: Nhận xét của anh Hồ rất xác đáng rằng nhiều người sợ nhà nước buông ra là chết. Thực ra là phân công đúng người đúng việc. Ông nhà nước phải nắm lấy việc của nhà nước, còn việc đầu tư phát triển là của giới kinh doanh, kể cả DNNN.
Nếu bệnh viện hoạt động theo nguyên tắc thị trường với tư cách là một doanh nghiệp xã hội, nhà nước có thể không cần đầu tư cái bệnh viện ấy nữa. Nhà nước buông đầu tư ra nhưng vẫn quản trị với tư cách là quản lý nhà nước điều hành một lực lượng cung ứng dịch vụ xã hội, chứ không phải để cho anh tự tung tự tác.
Vấn đề là xưa nay nhà nước không làm đúng việc của mình. Đầu tư phát triển không phải việc của mình thì cứ xông vào đấy. Chẳng hạn cạnh tranh thị trường mà cứ nhảy xổ vào điều hành giá cả. Kết cục ông càng làm càng rối. Trong khi việc của ông là căn cứ thị trường để đưa ra luật chơi và giám sát luật chơi: ai đầu cơ, lạm dụng chức quyền thì xử lý mạnh tay. Thế nhưng, việc đáng làm lại không làm.
Câu chuyện ở đây là giữa thị trường và nhà nước: việc ai nấy làm, đúng người đúng việc thì hệ thống chạy tốt. Nhà nước ta rất sợ buông ra thì thị trường làm khổ dân, nhất là cách nhìn về thương lái còn méo mó. Ngay cả báo chí hay phê phán thương lái đầu cơ, hành hạ nông dân. Cách nghĩ như vậy không đúng. Cứ để họ vận hành theo nguyên tắc thị trường. Nếu làm sai nguyên tắc thì nhà nước xông vào.
Thẳng thắn mà nói thì năm vừa rồi, cung cách tư duy quản lý nhà nước đã có những bước xoay chuyển tốt, có tính thị trường cao hơn. Chúng ta đã làm được vài việc cụ thể. Mặc dù những việc này chưa có tác động xoay chuyển căn bản, nhưng báo hiệu sự xoay chuyển. Chẳng hạn như tư duy về luật DN đã đi theo hướng mở ra cho dân, tức là tư duy chọn cho chọn bỏ, trừ những lĩnh vực nhà nước ghi rõ không được làm.
Hay là cách tiếp cận đầu tư công. Trước kia một dự án được cho một cục tiền, ví dụ 1000 tỷ nhưng không biết bao giờ mới có 1000 tỷ. Thành ra cứ đề ra 10 năm, mỗi năm rót cho 100 tỷ, không có cam kết gì cả. Kết cục năm nào cũng phải đi xin, năm thì 20 tỷ, năm thì 50 tỷ, dẫn tới công trình chưa làm xong đã hỏng mất rồi. Bây giờ, bỏ cơ chế xin-cho bằng thao tác vô cùng đơn giản: ông cứ tìm được cam kết về vốn theo lộ trình thì tôi sẽ cho phép ông làm và tôi là người giám sát lộ trình. Nếu ông làm sai là chết với tôi! Thế là câu chuyện thay đổi hẳn. Cách tiếp cận này là cách tiếp cận cam kết trách nhiệm, mà kinh tế thị trường quan trọng nhất là những hợp đồng, giao kèo như thế.
Tương tự đối với cổ phần hoá. Xưa nay cứ bàn mãi, bao nhiêu người chịu trách nhiệm nhưng cuối cùng lại là không ai chịu trách nhiệm gì cả nên cổ phần hoá rất chậm chạp. Nay chỉ cần tuyên ngôn đơn giản là ông chịu trách nhiệm cổ phần hoá đúng không? Nếu không cổ phần hoá được thì mời ông đi cho. Hay như phong cách của Bộ trưởng Đinh La Thăng, gây sốc nhưng hiệu quả ở chỗ nếu ông đã nhận làm thì là cam kết trách nhiệm, còn ông không làm được thì ông nghỉ. Nói cách khác, đây là cách điều hành để thị trường có không gian hoạt động, nhà nước giám sát trách nhiệm.
Tôi tin là thái độ của nhà nước với doanh nghiệp đã khác đi nhiều. Ví dụ như chuyện giảm thuế. Suốt từ 2010 đến 2014, chúng ta chỉ giảm được 70 giờ làm thuế mà năm nào ngành thuế cũng có thành tích. Năm vừa rồi, Chính phủ gây sức ép kiểu: nếu ông không giảm được thì ông không ngồi ở đấy nữa. 3 tháng sau giảm được 290 giờ, trong khi 5 năm chỉ giảm được 70 giờ. Hoá ra câu chuyện ở chỗ không chỉ vấn đề giảm giờ giúp cho doanh nghiệp mà cái cách xử sự của bộ máy với doanh nghiệp nó khác hẳn đi. Trước kia, ông làm chậm để kiếm chác, để doanh nghiệp phải hầu hạ. Động cơ lợi ích ngược nên càng không làm ông kiếm ăn càng khoẻ. Giờ đảo ngược động cơ, áp trách nhiệm cá nhân lên là chuyển biến ngay lập tức.
TS Trần Đình Thiên. Ảnh: Lê Anh Dũng |
TS Lưu Bích Hồ: Tôi muốn nhấn mạnh ý mà Việt Lâm có đặt ra là vai trò quản trị của nhà nước. Thị trường thì cứ để vận hành đầy đủ, nhưng nhà nước phải quản trị để thị trường thực hiện đúng chức năng của nó.
Tôi lấy ví dụ lúa gạo ở ĐBSCL. Nông dân bán lúa với giá rẻ nhưng đến tay người tiêu dùng là giá cao. Ăn chênh lệch giá đến 2/3 là các khâu trung gian bao gồm các DNNN, các hiệp hội lương thực rồi cả các DN nước ngoài. Từ sản xuất đến khâu thu gom và cung ứng không hình thành được chuỗi mà bị chặt khúc ra. Vậy thì vai trò của nhà nước ở đâu. Tôi thấy các sở nông nghiệp không mấy quan tâm. Trung tâm VEPR của TS Nguyễn Đức Thành đã tổ chức các cuộc điều tra, đưa ra những số liệu đáng tin cậy cho thấy người nông dân thiệt thòi như thế nào. Thủ tướng yêu cầu thu nhập thực tế của người nông dân phải đạt 30% sau khi trừ đi mọi chi phí, nhưng điều tra cho thấy người nông dân chỉ được tối đa 20% thôi. Năm nào chúng ta cũng lặp lại chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa mà không đi sâu thảo luận tổ chức chuỗi ra làm sao, vai trò nhà nước như thế nào.
Khi nói đến thị trường thì không thể bỏ qua hay làm nhẹ vai trò của nhà nước được. Nhưng vấn đề là nhà nước phải thiết kế được luật chơi tốt và quản trị hiệu quả luật chơi đó thì mọi chuyện mới yên ổn. Còn nếu cứ như hiện nay, luật chơi chưa đủ, hay có luật chơi nhưng không quản trị được thì đó không phải là nền kinh tế thị trường mà chúng ta mong muốn.
TS Trần Đình Thiên: Cuộc bàn luận của chúng ta nãy giờ thiếu mất một vế, đó là hội nhập. Mặc dù VN mới thoát khỏi vị thế một nước lạc hậu sang nước thu nhập trung bình thấp nhưng ta đang hội nhập với mức độ cam kết cực kỳ cao (đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP). Chúng ta tham gia vào cuộc chơi có mức độ tự do hoá cao độ, với những đòi hỏi khắt khe nhất về tiêu chuẩn, thể chế, với những ràng buộc thể chế của thế giới ở trình độ cao nhất. Nói cách khác, ta còn đang lúng túng với những vấn đề về cấu trúc thị trường của chính mình mà lại chấp nhận tham gia cuộc chơi toàn cầu hoá, tự do hoá ở mức cao nhất.
Vậy thì kinh tế thị trường của chúng ta sẽ là kiểu gì? Định hướng XHCN của ta phải là một hệ thống hiện đại, đáp ứng được nhu cầu hội nhập ở đẳng cấp cao nhất, giúp cho nền kinh tế linh hoạt nhất và hỗ trợ doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn nhất.
Mặt khác của vấn đề là luật chơi của thế giới như WTO, TPP, các hiệp định thương mại tự do…đã quy định chúng ta phải chơi như thế nào. Nói cách khác, chúng ta sẽ buộc phải chấp nhận một cách tự giác và tuân thủ hệ thống thể chế của thế giới chứ không phải ta muốn chọn thế nào thì chọn. Ông muốn hay không thì ông vẫn phải chơi đúng luật ấy, tức là chỉ có cách chấp nhận kinh tế thị trường ở đẳng cấp cao nhất. Còn ông muốn gọi kinh tế thị trường bản sắc VN hay định hướng XHCN thì bản chất vẫn phải là kinh tế thị trường đẳng cấp cao.
Trong khi đó, nhìn lại ta thì như anh Lưu Bích Hồ nhắc đến chỉ số ICOR đã đủ rùng mình rồi, chứ chưa nhắc đến những chỉ số khác như lương, năng suất lao động (ICOR là chỉ số đo hiệu quả nền kinh tế, ICOR càng cao, hiệu quả càng thấp. ICOR của VN khoảng 5-6 trong khi các nước khu vực khoảng 2-3). Cho nên, nếu chúng ta không giải quyết được vế thứ hai của trò chơi là cạnh tranh và hội nhập tốt thì số phận của nền kinh tế thị trường sẽ bi đát.
Áp lực hội nhập không cho phép đi theo vết xe cũ
Việt Lâm: Điều TS Trần Đình Thiên vừa nói có nghĩa rằng áp lực hội nhập buộc chúng ta phải trả lời cho cụ thể, cho thấu đáo câu hỏi này. Chúng ta có muốn lẩn tránh hay trì hoãn cũng không thể, khi mà hội nhập đẳng cấp cao đã gần kề. Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ hoàn tất trong năm nay. Nhưng điều mà nhiều độc giả băn khoăn là chỉ còn một năm nữa, Đại hội Đảng toàn quốc sẽ tiến hành. Bây giờ chúng ta mới xới ra tranh luận để thống nhất đưa vào văn kiện Đại hội định nghĩa về kinh tế thị trường XHCN liệu có kịp không?
TS Lưu Bích Hồ: Câu trả lời của tôi là có thể và cũng có thể là không thể. Có thể ở nghĩa là nếu chúng ta có đủ sự dũng cảm chính trị. Đảng đã phát động cho đảng viên tham gia đóng góp xây dựng Văn kiện Đại hội từ cấp chi bộ và sau này sẽ công bố ra toàn dân. Anh em trong giới trí thức vẫn kỳ vọng nếu như Đảng thấy nhiều ý kiến của nhân dân mà xác đáng thì tiếp thu và tu chỉnh cho những quan điểm tư duy đó thêm rõ ràng và đúng đắn. Đại hội Đảng là cao nhất, cái gì đã có cũng có thể xem xét lại bởi mỗi kỳ đại hội, Trung ương không thể xem xét lại quyết định của kỳ đại hội trước nhưng đến đại hội này thì có thể xem xét lại quyết định của đại hội trước.
Còn không thể ở nghĩa là nếu chúng ta vẫn cứ đi theo vết cũ, tức là cứ phải chờ đến khi có đồng thuận cao thì mới đổi mới được. Chúng ta chưa có cơ chế trưng cầu ý kiến toàn dân, cũng chưa có thể chế để dân trực tiếp góp ý kiến, cho nên các ý kiến đóng góp được phản ánh qua nhiều tầng lớp. Như tôi hiểu thì việc phản ánh qua nhiều tầng nấc như vậy có thể đến khâu cuối cùng sẽ là đa số đều đồng tình hết, không cần sửa gì nữa. Tôi đã trải qua 7 kỳ Đại hội biên tập văn kiện và tôi thấy là mỗi kỳ tiến lên được một bước thôi chứ chưa thể tiến lên như chúng ta mong muốn. Có những điều đã nghĩ ra từ cách đây 15-20 năm nhưng phải chờ đến hôm nay mới kết luận được, thậm chí có những vấn đề còn chưa kết luận được.
Thời gian một năm, ngắn thì ngắn nhưng vẫn kịp. Thậm chí đến Đại hội vẫn có thể thay đổi lại. Ví dụ, Đại hội XI, chúng ta đưa vào cương lĩnh “lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Trước đó, trong dự thảo, quan hệ sản xuất được gọi là chế độ công hữu nhưng đến khi ra Đại hội thảo luận, có mấy ý kiến đề nghị phải thay đổi đề xuất đó, vì vừa không phù hợp, vừa là tín hiệu xấu trong mắt các nhà đầu tư. Cuối cùng Đại hội đã biểu quyết và thay đổi.
Bởi vậy, tôi vẫn hi vọng Đại hội lần này sẽ chốt lại được những định nghĩa rất cơ bản, chính xác, khoa học của kinh tế thị trường định hướng XHCN rồi từ đó chúng ta chỉ hoàn thiện thể chế chính sách để triển khai, không bàn cãi nữa. Những vấn đề gì còn chưa thống nhất thì cũng bớt tranh cãi mà lấy thực tiễn là khảo nghiệm.
TS Trần Đình Thiên: Tôi nghĩ là chúng ta có thể làm được bởi bối cảnh lần này khác trước. Chúng ta đang đối mặt với tình thế buộc phải xoay chuyển. Một là vì những đòi hỏi về tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng mà chúng ta tranh luận suốt mấy năm qua đã tích nén lại quá lâu. Hai là vì tình huống buộc chúng ta phải chấp nhận đổi mới rất cao, bởi vì hội nhập đẳng cấp cao đến nơi rồi, buộc chúng phải có lập trường cụ thể hơn, đặc biệt là về mặt thị trường.
Logic của vấn đề đã rõ cả rồi. Nếu không viết cho logic mà câu nọ đá câu kia thì thành buồn cười. Ví dụ như bình đẳng mà lại có phân biệt đối xử thì thế nào gọi là bình đẳng. Nếu không phải định nghĩa cho rõ cái gọi là chủ đạo là thế nào. Mà định nghĩa đó phải không được xung đột với khái niệm bình đẳng, kể cả về mặt lôgic và hình thức.
Tuy nhiên, thực tiễn cuộc sống đã đi đến điểm mà ta viết kiểu gì thì nó vẫn theo cách mà cuộc sống đòi hỏi. VN đã ký cam kết với WTO là thực hiện kinh tế thị trường đầy đủ vào năm 2018. Ta có thể viết sai chính tả thành từ khác nhưng thực chất vẫn như vậy. Tốt nhất là đừng viết sai chính tả nữa.
Việt Lâm: Điều TS Trần Đình Thiên vừa nói có nghĩa rằng áp lực hội nhập buộc chúng ta phải trả lời cho cụ thể, cho thấu đáo câu hỏi này. Chúng ta có muốn lẩn tránh hay trì hoãn cũng không thể, khi mà hội nhập đẳng cấp cao đã gần kề. Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ hoàn tất trong năm nay. Nhưng điều mà nhiều độc giả băn khoăn là chỉ còn một năm nữa, Đại hội Đảng toàn quốc sẽ tiến hành. Bây giờ chúng ta mới xới ra tranh luận để thống nhất đưa vào văn kiện Đại hội định nghĩa về kinh tế thị trường XHCN liệu có kịp không?
TS Lưu Bích Hồ: Câu trả lời của tôi là có thể và cũng có thể là không thể. Có thể ở nghĩa là nếu chúng ta có đủ sự dũng cảm chính trị. Đảng đã phát động cho đảng viên tham gia đóng góp xây dựng Văn kiện Đại hội từ cấp chi bộ và sau này sẽ công bố ra toàn dân. Anh em trong giới trí thức vẫn kỳ vọng nếu như Đảng thấy nhiều ý kiến của nhân dân mà xác đáng thì tiếp thu và tu chỉnh cho những quan điểm tư duy đó thêm rõ ràng và đúng đắn. Đại hội Đảng là cao nhất, cái gì đã có cũng có thể xem xét lại bởi mỗi kỳ đại hội, Trung ương không thể xem xét lại quyết định của kỳ đại hội trước nhưng đến đại hội này thì có thể xem xét lại quyết định của đại hội trước.
Còn không thể ở nghĩa là nếu chúng ta vẫn cứ đi theo vết cũ, tức là cứ phải chờ đến khi có đồng thuận cao thì mới đổi mới được. Chúng ta chưa có cơ chế trưng cầu ý kiến toàn dân, cũng chưa có thể chế để dân trực tiếp góp ý kiến, cho nên các ý kiến đóng góp được phản ánh qua nhiều tầng lớp. Như tôi hiểu thì việc phản ánh qua nhiều tầng nấc như vậy có thể đến khâu cuối cùng sẽ là đa số đều đồng tình hết, không cần sửa gì nữa. Tôi đã trải qua 7 kỳ Đại hội biên tập văn kiện và tôi thấy là mỗi kỳ tiến lên được một bước thôi chứ chưa thể tiến lên như chúng ta mong muốn. Có những điều đã nghĩ ra từ cách đây 15-20 năm nhưng phải chờ đến hôm nay mới kết luận được, thậm chí có những vấn đề còn chưa kết luận được.
Thời gian một năm, ngắn thì ngắn nhưng vẫn kịp. Thậm chí đến Đại hội vẫn có thể thay đổi lại. Ví dụ, Đại hội XI, chúng ta đưa vào cương lĩnh “lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Trước đó, trong dự thảo, quan hệ sản xuất được gọi là chế độ công hữu nhưng đến khi ra Đại hội thảo luận, có mấy ý kiến đề nghị phải thay đổi đề xuất đó, vì vừa không phù hợp, vừa là tín hiệu xấu trong mắt các nhà đầu tư. Cuối cùng Đại hội đã biểu quyết và thay đổi.
Bởi vậy, tôi vẫn hi vọng Đại hội lần này sẽ chốt lại được những định nghĩa rất cơ bản, chính xác, khoa học của kinh tế thị trường định hướng XHCN rồi từ đó chúng ta chỉ hoàn thiện thể chế chính sách để triển khai, không bàn cãi nữa. Những vấn đề gì còn chưa thống nhất thì cũng bớt tranh cãi mà lấy thực tiễn là khảo nghiệm.
TS Trần Đình Thiên: Tôi nghĩ là chúng ta có thể làm được bởi bối cảnh lần này khác trước. Chúng ta đang đối mặt với tình thế buộc phải xoay chuyển. Một là vì những đòi hỏi về tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng mà chúng ta tranh luận suốt mấy năm qua đã tích nén lại quá lâu. Hai là vì tình huống buộc chúng ta phải chấp nhận đổi mới rất cao, bởi vì hội nhập đẳng cấp cao đến nơi rồi, buộc chúng phải có lập trường cụ thể hơn, đặc biệt là về mặt thị trường.
Logic của vấn đề đã rõ cả rồi. Nếu không viết cho logic mà câu nọ đá câu kia thì thành buồn cười. Ví dụ như bình đẳng mà lại có phân biệt đối xử thì thế nào gọi là bình đẳng. Nếu không phải định nghĩa cho rõ cái gọi là chủ đạo là thế nào. Mà định nghĩa đó phải không được xung đột với khái niệm bình đẳng, kể cả về mặt lôgic và hình thức.
Tuy nhiên, thực tiễn cuộc sống đã đi đến điểm mà ta viết kiểu gì thì nó vẫn theo cách mà cuộc sống đòi hỏi. VN đã ký cam kết với WTO là thực hiện kinh tế thị trường đầy đủ vào năm 2018. Ta có thể viết sai chính tả thành từ khác nhưng thực chất vẫn như vậy. Tốt nhất là đừng viết sai chính tả nữa.
Cách tiếp cận của Thủ tướng tôi cho là áp lực thực tiễn buộc phải như thế. Vì thế tôi càng có niềm tin.
TS. Lưu Bích Hồ: Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Thiên. Chính cuộc sống sẽ thúc đẩy cải cách. Không ý chí nào có thể cưỡng lại thực tiễn cuộc sống.
Xin cảm ơn hai vị khách mời!
TS. Lưu Bích Hồ: Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Thiên. Chính cuộc sống sẽ thúc đẩy cải cách. Không ý chí nào có thể cưỡng lại thực tiễn cuộc sống.
Xin cảm ơn hai vị khách mời!
- VietNamNet
http://vietnamnet.vn/vn/ban-tron-truc-tuyen/230186/-luc-nao-cung-so-buong-ra-la-chech-huong-.html
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Kinh tế Việt Nam : nghe lời nói thẳng thắn của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa
- Pháo cứu sinh cho doanh nghiệp Việt : kiều hối đạt 90 tỉ USD
- Tây Nguyên không xa xôi : Thử một câu đố về nhà rông và xung quanh đó
- Sổ tiết kiệm năm 1980 của ông lão Tây Nguyên, giờ tính sao ?
- Mức lương ở khối công lập, và nhà của các quan giữ phép công của quốc gia
- Kiến giải của một nhà nghiên cứu kinh tế : Lo Việt Nam sẽ chỉ còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
- Pháo cứu sinh cho doanh nghiệp Việt : kiều hối đạt 90 tỉ USD
- Tây Nguyên không xa xôi : Thử một câu đố về nhà rông và xung quanh đó
- Sổ tiết kiệm năm 1980 của ông lão Tây Nguyên, giờ tính sao ?
- Mức lương ở khối công lập, và nhà của các quan giữ phép công của quốc gia
- Kiến giải của một nhà nghiên cứu kinh tế : Lo Việt Nam sẽ chỉ còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới : 15 - Hương ước làng Trang Liệt (Bắc Ninh)
- 3 nguyên tắc cơ bản trong chi tiêu mà Việt Nam vi phạm (theo Bộ trưởng Đầu tư và Kế hoạch)
- 3 nguyên tắc cơ bản trong chi tiêu mà Việt Nam vi phạm (theo Bộ trưởng Đầu tư và Kế hoạch)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 10 (tổng quát về Đại hội VI)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987, 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)
- Một bài viết của cụ Vũ Khiêu chào mừng đồng chí Gooc-ba-chốp (1986)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5 (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987, 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)
- Một bài viết của cụ Vũ Khiêu chào mừng đồng chí Gooc-ba-chốp (1986)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5 (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 3 (những kí ức tản mạn của cụ Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 2 (đêm 26 tháng 11 năm 1983, truyện của Phùng Gia Lộc)
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 2 (đêm 26 tháng 11 năm 1983, truyện của Phùng Gia Lộc)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét