[Con đường phía trước]
“Anh hùng bàn phím” - cụm từ xuất hiện trên mạng thời gian gần đây, chỉ những “người giấu mặt” sau màn hình máy tính, dùng những lời lẽ, con chữ của mình làm vũ khí để tranh cãi, công kích, chửi bới người khác… (mặc dù họ không có kiến thức gì về lĩnh vực đó) nhằm câu “view”, câu “like”, hay đơn giản là viết cho “sướng tay”. Thông thường, cụm từ này thường chỉ dùng để chỉ những thành phần “trẻ trâu”, ít học; tuy nhiên, thời gian gần đây, một số nhà báo do sự thiếu hiểu biết của bản thân đang tự biến mình trở thành một bộ phận “anh hùng bàn phím”.
Mấy ngày vừa qua, một sự kiện được đông đảo cư dân mạng quan tâm là tin tức về sự xuất hiện của một lực lượng thanh niên mặc áo đỏ, được gọi là “Dư luận viên”, ngăn chặn không cho nhóm người tụ tập, dâng hương dâng hoa trong ngày 14/3/2015. Chưa cần biết bản chất sự việc là như thế nào, nhưng ngay lập tức một số tờ báo mạng ở trong nước đã viết bài đả kích, phê phán thậm chí kêu gọi các cơ quan chức năng “có hành động kịp thời, trừng trị thích đáng những kẻ gây bạo loạn, giữ gìn kỷ cương, phép nước”. Điển hình là bài báo “Một hành động không thể chấp nhận được!” của nhà báo Xuân Dương đăng trên trang www.giaoducvietnam.vn ngày 18/3/2015. Bài báo viết về cuộc tưởng niệm ngày 14/3/2015 của nhóm người “yêu nước” bị ngăn cản bởi một nhóm thanh niên nam nữ “hùng hổ”, “những kẻ bạo loạn” mà theo tác giả thì họ là những kẻ “dám xúc phạm đến điều thiêng liêng nhất của dân tộc”. Và cuối bài báo, tác giả mong muốn bạn trẻ ở Hà Nội giúp lực lượng công an “sớm vạch mặt, chỉ tên những kẻ đã tổ chức gây rối trên”.
Là một người trực tiếp chứng kiến toàn bộ sự kiện mà tác giả Xuân Dương nhắc tới, tôi thật sự bất bình với những quan điểm, lời lẽ mà tác giả đã đề cập. Không biết tác giả có thực sự tham dự sự kiện ngày 14/3/2015 vừa qua hay là chỉ “đút chân gầm bàn” tham khảo các thông tin trên mạng để viết ra những lời lẽ mạnh mẽ, tỏ ra rất “yêu nước”, “rất có đạo đức” như vậy không?? (Mà tôi đoán là không rồi, bởi cuối bài, tác giả có đánh dòng chữ “to đùng”: TÀI LIỆU THAM KHẢO: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-an-ha-noi-xac-minh-nhom-nguoi-ngan-can-viec-tuong-niem-liet-si-gac-ma3158708.html.- thật sự hài hước). Không hiểu nhà báo có theo dõi tận mắt kiện diễn ra ở bờ hồ Hoàn Kiếm ngày hôm đó không mà mặc nhiên phán xét về nhóm người yêu nước, nhóm người gây rối cần trừng trị nghiêm khắc không (Chắc chắn là không rồi vì nếu quan sát cẩn thận, ngay cả đứa trẻ cũng biết được bản chất của sự việc).
Yêu nước ư - khi họ đi tham gia buổi lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ - những người hy sinh cho chủ quyền đất nước, mà thoải mái cười nói, nhai kẹo cao su, thoải mái hát hò (mà bài Con bướm xuân hẳn hoi nhé), cố giương lên những khẩu hiệu có tính chất kích động, gây chia rẽ tình đoàn kết dân tộc “Bè lũ nào đã ép các liệt sỹ làm bia đỡ đạn tầu ở Trường Sa”, “Đả đảo bè lũ đã tước súng của 64 liệt sỹ bị giặc tầu sát hại”, “Đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại xương máu cho Nhân dân”. Yêu nước ư - khi cuộc tưởng niệm được tổ chức bởi nhóm No-U, Hội anh em dân chủ - những nhóm thường xuyên tổ chức các buổi tụ tập đông người nhằm kích động người dân biểu tình, gây rối trật tự công cộng, chống Đảng, chống Nhà nước. Yêu nước ư - khi nhóm người này có những lời nói, hành vi khiếm nhã, văng tục, ăn vạ nơi công cộng… Còn những thanh niên nam nữ mà bị tác giả coi là “hùng hổ”, là “con sâu làm rầu nồi canh không xứng đáng đại diện cho giới trẻ” kia, họ đã làm gì? Họ đã mặc áo in hình đất nước, tay cầm cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hát những bài hát ca ngợi đất nước, ca ngợi quê hương. Họ dùng chính lá cờ Tổ quốc, chính bản thân mình che đi những khẩu hiệu chống phá Đảng, chống phá chế độ, yêu cầu những kẻ lợi dụng cái mác “yêu nước”, “tưởng niệm chiến sỹ đã hy sinh” để phá rối an ninh trật tự, ra khỏi vườn hoa Lý Thái Tổ, bờ hồ Hoàn Kiếm - những nơi được coi là linh thiêng nhất của đất nước. Qua đây ta dễ dàng thấy, hành động của những thanh niên mà bài báo gọi là “Dư luận viên” này chỉ có thể bắt nguồn từ một thứ tình cảm duy nhất - lòng yêu nước, lòng yêu nước chân chính mà thôi. Có thể nói, chính hành động của những thanh niên này đã góp phần phá vỡ âm mưu ý đồ của những “nhà yêu nước”, “dân chủ” mạo danh kia, khiến chúng không thể hô hào, kích động quần chúng, giữ gìn hình ảnh của Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới. Vậy mà tác giả Xuân Dương lại có cái nhìn thiển cận, “lập lờ đánh lận con đen”, lớn tiếng đòi truy tìm những thanh niên yêu nước - những người đáng lý ra phải được sự ngợi ca của xã hội, để đưa họ ra xử lý trước pháp luật. Thật là nực cười làm sao!?.
Ngay lập tức, tác hại của bài báo viết từ sự thiếu hiểu biết của tác giả nhanh chóng được thể hiện. Ngay sau khi đăng, bài báo đã gây xôn xao dư luận, bên cạnh một số ý kiến phản đối là hành loạt các ý kiến đồng tình, nào là “phải xử lý nghiêm đám thanh niên hỗn xược kia”, nào là “đáng buồn cho một thế hệ thanh niên không biết suy nghĩ”. Tôi có thể trích dẫn một bình luận của một bạn đọc: “Tôi không trực tiếp có mặt ở đó để chứng kiến sự việc. Nhưng qua những thông tin mà báo chí phản ánh, tôi rất phản đối hành động của nhóm thanh niên. Đó là những hành động khó hiểu, không đúng khi ngăn cản một việc làm thiêng liêng là tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ hi sinh để bảo vệ Tổ quốc” ***. Không chỉ thế, các báo phản động ở nước ngoài cũng ngay lập tức lợi dụng để “nhao nhao” giật tít: “Dư luận viên lên báo chí nhà nước”, Dư luận viên “không bao giờ xuống đường”. Có thể nói, sự sai lầm trong quan điểm của tác giả đã khiến cho người dân có cái nhìn sai lệch về sự thật diễn ra trong sự kiện 14/3/2015, từ đó có thể gây những bất ổn về an ninh trật tự sau này, đồng thời tạo cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Bên cạnh đó, một câu hỏi làm tôi day dứt mãi là: Sau này, khi có những vấn đề tương tự xảy ra, liệu ai còn dám đứng lên để chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân nữa?!.
Ông cha ta có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Đừng biến sự thiếu hiểu biết của mình trở thành mối nguy hại cho xã hội!!!.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét