Cụ rùa Hồ Gươm cất gươm ở đâu, trong thời gian qua ?

Ở mục vui vui, và truyền thuyết Hà thành.


Đây là câu hỏi mới, bổ sung vào số 21 câu hỏi mà chính tòa quyền lực thành phố Hà Nội đang còn nợ nhân dân thủ đô, và nhân dân cả nước.

Tạm tính nó là câu hỏi số 22.

Lẽ ra cần để các nhà rùa học lên tiếng và đặt câu hỏi. 

Nhưng vì bởi thấy các vị vẫn im phăng phắc. Nên mình bạo dạn hỏi trước. 

Có khi, lúc bí thế này, chính các nhà rùa học sẽ trả lời hộ chính tòa thành phố. Và rất có thể là câu hỏi duy nhất được giải đáp trong số 22 câu (tính đến thời điểm 8 h sáng ngày hôm nay - theo đồng hồ Bờ Hồ).

Mà có khi câu trả lời sẽ gây bất ngờ nhân dân cả nước đó. Chẳng hạn: tranh thủ lúc tráng sĩ Gióng còn mải đi tắm Hồ Tây rồi lặng lẽ lên rừng tìm bụi cây mà âm thầm chết, thì chính cụ rùa Hồ Gươm đã cho chính tòa thành phố mượn gươm trong thời gian qua. 

Cũng có thể câu trả lời của cụ sẽ là: hì hì, quả thực, để lại quả, ta có cho mượn gươm (văn bản hành chính ghi là dâng gươm). Nhưng để thử lòng, lúc đó, ta cho mượn gươm giả. Mang đi sử dụng, mà với bụng tư lợi tư quyền, là tai vạ ngay thôi. Bây giờ, đã đến lúc, ta sẽ dùng gươm thật để phân minh trắng đen.

Bên Hồ Gươm, người ta lại bắt đầu kể chuyện vua Lê./.

---




Bổ sung các tin mới



27. Huế cũng sẽ trảm mấy ngàn cây. Chỉ có Hà Tĩnh là giữ cây bằng mọi giá.

Huế cũng sẽ 'trảm' 3500 cây xanh?

Thứ Tư, 25/03/2015 13:00

 (Thethaovanhoa.vn) - Ngoài Hà Nội và TP.HCM thì Huế là cái tên thứ 3 nổi bật về hệ thống cây xanh, cây cổ thụ trong Thành phố.
Tháng 10/2014, Trung tâm công viên cây xanh (TTCVCX) Huế trình lên UBND TP dự án thay thế, chỉnh trang cây xanh đường phố, giai đoạn 2015-2019 với tổng vốn đầu tư hơn 90 tỷ đồng. Đề án đã được HĐND TP thông qua vào cuối năm 2014, UBND Tp cũng vừa phê duyệt cho phân kỳ 2015. Qua đó, 3.500 cây xanh sẽ bị đốn chặt trong 5 năm.

Hồ sơ dự án cây xanh ở Huế đã được UBND TP phê duyệt phân kỳ 2015.
Cây xanh trồng lộn xộn
Ngay từ khi bắt đầu xây dựng kinh đô, các vua triều Nguyễn đã cho trồng nhiều cây trong đại nội và trên nhiều con đường. Sau đó, trải qua nhiều thời kỳ, trong quá trình đô thị hóa đã được bàn tay khối óc của nhiều thế hệ người Huế tôn tạo và đa dạng hóa chủng loại để ngày hôm nay Huế trở thành một đô thị xanh nổi tiếng. Đặc biệt, Huế có những cây “độc nhất vô nhị”: cây ngô đồng được vua Minh Mạng cho trồng, cây chà là Canary và cây Bao báp có xuất xứ Châu Phi, thọ đến trên 70- 80 tuổi.
Hiện tại, cách bố trí cây xanh trên một số đường phố không đồng nhất, có đoạn thì trồng sát lòng đường, có đoạn thì trồng chính tâm vỉa hè, có đoạn lại trồng sát mép các công trình. Ở nhiều đoạn đường, nhiều cây rất non tuổi đan xen với cây cổ thụ. Đơn cử, chỉ riêng đường Lê Lợi: Từ cầu Trường Tiền đến Đội Cung, vỉa hè bên Đại học Sư phạm Huế, là bằng lăng, vỉa hè phía bên kia thì một đoạn là long não, một đoạn là xà cừ cổ thụ. Từ cầu đường Đội Cung về Đập Đá, nhìn bên phải, một đoạn trồng cây mép lòng đường, một đoạn lại trồng sát vào công trình.
Nhà nghiên cứu thực vật Đỗ Xuân Cẩm nói: “Thực trạng này do thiếu quy hoạch đồng bộ. Có nơi trồng cây xanh trước, có nơi đặt công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trước. Những nơi nào cây xanh được trồng trước thì đơn vị thi công còn có điều kiện để chọn lựa làm đúng quy định, nơi nào có công trình ngầm trước thì đơn vị thi công phải chấp nhận giải pháp tình thế. Không những thế, do bị động về nguồn giống, TTCVCX Huế không thể có chiến lược dài hơi, một thời đã theo chiến lược chắp vá, chủ yếu trồng các chủng loại cây dễ nhân giống, mọc nhanh như lim xẹt cánh, bằng lăng…nên càng gây mất mỹ quan đô thị. Để hoàn chỉnh việc quy hoạch cây xanh đô thị là bài toán khó vì phụ thuộc khá nhiều yếu tố khách quan”.

TP Huế sẽ đốn chặt 3.500 cây xanh hư hỏng, thối thân, cong vênh, cây tạp trong 5 năm
Dự án kéo dài 5 năm, nhưng cần thận trọng
Trước kia, Huế có những con đường mang tên cây đi vào thơ ca đầy đắm say như đường Phượng bay, đường Hàng me, đường Hàng đoác,…nhưng đến nay chỉ còn là “dấu xưa xe ngựa”. Có lẽ vì nuối tiếc điều đó mà hiện nay TP Huế đang có chủ trương "đường nào cây nấy". TP đã cho xây dựng đề án chỉnh trang, thay thế cây xanh đường phố theo từng giai đoạn. TTCVCX cho biết: Để chuẩn bị cho hồ sơ dự án, trung tâm đã tổ chức ra quân điều tra, đánh giá hiện trạng từng tuyến đường trên từng phường. Bước đầu, đã lập được bộ hồ sơ hiện trạng cây xanh của 330 đường phố, bao gồm hiện trạng chủng loại, hiện trạng chất lượng, hiện trạng phân bố và đã bước đầu kèm theo phương án di dời, chặt hạ, trồng thay thế, trồng mới cho các tuyến đường một cách cụ thể về chủng loại cây, kích cỡ cây, giải pháp bảo vệ cây sau trồng.
Theo thống kê của TTCVCX, tính đến tháng 9/2014, Huế có 21.780 cây xanh đường phố. Báo cáo trong dự án, TTCVCX cho rằng cần phải đốn chặt 3.500 cây, trong đó có 163 cây loại 3 (đường kính gốc trên 50cm) gồm những cây hư hỏng, thối thân, cong vênh gây mất an toàn và nhiều cây tạp, thuộc loại cấm hoặc hạn chế trồng trên đường phố; trên 2.800 cây cần di dời và trên 14.000 cây cần trồng mới. Mục đích của dự án, sẽ hoàn thành chỉnh trang, trồng mới cây xanh cho 63 con đường trong 5 năm, 2015-2019.
Những con đường rợp bóng cây góp phần tạo nét nên thơ cho cố đô Huế
Về dự án trên, nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Cẩm cho rằng: “Cây xanh ở Huế là di sản lịch sử, là hệ sinh thái nhân văn nên việc chặt cây không thể tùy tiện. Khi triển khai dự án, mỗi cây được chặt hạ hoặc di dời đều được tổ thẩm định xem xét tại hiện trường, lập biên bản để TTCVCX  trình UBND TP ra quyết định. Những cây cổ thụ bộng ruột, không tiềm ẩn nguy cơ đổ ngã, có thể chọn giải pháp bê tông hóa để giữ cây chứ không cần chặt. Để tránh dư luận như Hà Nội, Huế cần minh bạch dự án, truyền thông đại chúng, thăm dò dư luận qua nhiều kênh để tạo được sự đồng tình rồi mới tiến hành”.
Vẫn biết đô thị cần chỉnh trang, quy hoạch hoàn chỉnh, nhưng thay đổi thế nào để bảo tồn giá trị cây xanh mà vẫn hoản hảo được cảnh quan đô thị lại là chuyện lớn. Trên cả, chính quyền tỉnh TT-Huế vẫn cần lắng nghe ý kiến của người dân, các nhà nghiên cứu, trước khi "trảm" cây.
Hồng Thúy

Hà Tĩnh: Lãnh đạo huyện từ chối bán 40 cây xà cừ trăm tuổi

Cuối năm 2012, Bộ GT-VT đã phê duyệt dự án, nâng cấp, mở rộng QL8A. Cũng có nghĩa là, 40 cây xà cừ hơn 100 năm tuổi đoạn qua phía Đông của thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) buổi phải bị đào bỏ hoặc di dời.

Sau khi nhận được thông tin trên, rất nhiều đầu nậu địa phương và thương lái từ Trung Quốc đã liên hệ với UBND huyện Đức Thọ xin đấu thầu mua lại toàn bộ số cây trên. Tham khảo ý kiến nhân dân, Huyện ủy và UBND huyện Đức Thọ quyết định, không bán mà bỏ tiền ra thuê di dời toàn bộ số cây bị ảnh hưởng vào hành lang an toàn.
Hà Tĩnh: Lãnh đạo huyện từ chối bán 40 cây xà cừ trăm tuổi - Ảnh 1
Hàng xà cừ cổ thụ được di dời vào đầu năm 2013
Đầu năm 2013, hàng chục cây xà cừ cổ thụ trên QL8A đã được UBND huyện này thuê công nhân của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Thắng Trung di dời với giá từ 10 – 20 triệu đồng/cây. Thời điểm trồng lại nhữngcây cổ thụ này được thực hiện vào đúng đợt phát động trồng cây theo lời Bác. Cho đến nay, những cây xà cừ trên đã sống khỏe mạnh; cành lá xanh tốt.
Hà Tĩnh: Lãnh đạo huyện từ chối bán 40 cây xà cừ trăm tuổi - Ảnh 2
Việc di dời, trồng lại hàng cây xà cừ vốn rất khó khăn nhưng nhận được sự đồng thuận của người dân
40 cây xà cừ cổ thụ tại thị trấn Đức Thọ vốn được xem là biểu tượng đẹp của con đường 8A nói QL1A với nước bạn Lào. Ông Võ Công Hàm, Bí thư Huyện ủy huyện Đức Thọ lý giải về quyết tâm của huyện: 'Đó là lá phổi xanh của cả thị trấn. Chúng tôi bằng mọi giá phải giữ lại nó. Chúng tôi giữ những cây này lại để nhắc nhở con cháu mình phải biết trân trọng, nâng niu những cây xanh hữu ích cho đời'.
Xuân Hồng

http://www.nguoiduatin.vn/ha-tinh-lanh-dao-huyen-tu-choi-ban-40-cay-xa-cu-tram-tuoi-a179631.html


26. Phân tích của Kiến thức và VnEx.

Thứ tư, 25/3/2015 | 09:41 GMT+7


Hà Nội khẳng định cây trên phố Nguyễn Chí Thanh là vàng tâm



Cho biết cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình) là loại cây có giá trị nằm trong sách đỏ, thành phố Hà Nội thông báo sẽ mời nhà khoa học thẩm định và công bố kết quả.  


Trong văn bản trả lời báo chí ngày 24/3, Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, cây vàng tâm cao trung bình 25-30 m, đường kính thân cây 70-80 cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1 cm; cành non, lá non có lông tơ màu nâu; lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5-17 cm, rộng 1,5-6,5 cm,  đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa cây vàng tâm là lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2 cm, bao hoa màu trắng.
“Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội”, văn bản nêu và Sở Xây dựng có trách nhiệm nghiệm thu, đảm bảo cây theo đúng quy định.
vangtam-9001-1427250529.jpg
Cây vàng tâm được trồng lại lần hai trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Bá Đô.
Trước đó, ngày 10/3, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, Sở đã đề xuất thay thế toàn bộ cây trên đường Nguyễn Chí Thanh bằng cây vàng tâm và được thành phố chấp thuận. Việc chặt hạ, dịch chuyển để thay thế cây sau đó bị dư luận phản ứng dữ dội và thành phố đã yêu cầu dừng. Nhiều ý kiến cho rằng cây trồng mới ở phố Nguyễn Chí Thanh không phải vàng tâm. Lãnh đạo Hà Nội cho hay sẽ mời nhà khoa học thẩm định và công bố kết luận.
Việc lập và triển khai Đề án cải tạo thay thế 6.700 cây xanh được Hà Nội lý giải là căn cứ vào Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch chuyên ngành về cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước. “Các quy hoạch này đã được thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thủ tục, trong đó có đánh giá tác động môi trường, tác động cảnh quan, lấy ý kiến của cộng đồng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên ngành”, UBND thành phố trả lời.
Trả lời câu hỏi "Ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt?", Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng là đơn vị chịu trách nhiệm cấp phép chặt hạ, cắt tỉa, đánh chuyển cây xanh. Trước khi cấp phép, tổ công tác gồm Sở Xây dựng, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và UBND phường sở tại kiểm tra, có biên bản kèm ảnh chụp lưu xác định tình trạng cây xanh, đóng dấu của UBND phường. 
Cũng theo Hà Nội, từ tháng 11/2014 đến đầu năm 2015, các đơn vị chức năng đã chặt hạ, thay thế cây xanh trên 8 tuyến phố, trong đó di chuyển 130 cây, chặt bỏ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông; trồng thay thế và bổ sung 489 cây. Kinh phí trồng mới do các đơn vị xã hội hóa ủng hộ, hỗ trợ, hiện chưa thanh, quyết toán.
Võ Hải
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ha-noi-khang-dinh-cay-tren-pho-nguyen-chi-thanh-la-vang-tam-3162074.html



Nhà KH nói cây mỡ, Sở Xây dựng khăng khăng vàng tâm

Cập nhật lúc: 15:36 25/03/2015 (GMT+7)

 (Kiến Thức) - Liên quan đến vụ chặt hạ, thay thế cây xanh, Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản khẳng định cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh là vàng tâm.

Mặc dù trước đó, hàng loạt nhà khoa học, chuyên gia về giống cây đã lấy mẫu nghiên cứu và khẳng định cây mới được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội là cây mỡ nhưng sáng nay (25/3), Sở Xây dựng vừa có văn bản trả lời báo chí, khẳng định đó là cây vàng tâm.
  Sở Xây dựng khẳng định cây đang trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm.
Cụ thể, văn bản của Sở Xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục ký nêu rõ: "Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển.
Cây cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 2cm, bao hoa màu trắng. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội".
Điều đáng nói là trước đó, sau khi nhiều nhà khoa học lên tiếng, cho rằngcây thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải vàng tâm, những cây mới bất ngờ bị nhổ lên, thay thế lần hai khi trồng chưa đầy một tuần. Việc làm khó hiểu này được thực hiện trong... đêm 22/3.

  Cây được thay thế lần thứ 2 trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Những người dân quanh khu vực cho biết, một đơn vị đã cho nhổ bốn cây được gọi là vàng tâm trước cửa khách sạn Bảo Sơn lên và thay thế bằng những cây mới.
Theo quan sát, bốn cây mới trồng thấp hơn so với những cây cũ, có cành vươn dài khoảng gần 2 m, lá xanh sum suê. Thân cây có đường kính lớn hơn những cây vàng tâm trồng trước đó khoảng 5 cm. Cây có hoa to màu trắng, thân cây màu sẫm, mốc trắng... khá giống với miêu tả về cây vàng tâm "đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội" của vị Giám đốc Sở Xây dựng trong văn bản trả lời báo chí sáng nay.
"Chắc chắn là cây mỡ"
Tại hội thảo “Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” được Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức chiều 23/3, TS. Nguyễn Tiến Hiệp, Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam cho biết, sau khi Hà Nội trồng cây mới thay thế những cây đã bị chặt hạ trên đường Nguyễn Chí Thanh, ông đã lấy mẫu  về nghiên cứu và khẳng định đây là cây mỡ.



“Chắc chắn đó là cây mỡ chứ không phải cây Vàng tâm. Hơn nữa, đây là cây mỡ bình thường, gỗ không tốt, là nguyên liệu trồng để làm giấy ở vùng Tuyên Quang, Yên Bái, đường kính 20cm đã cưa rồi. Bộ lá của nó thưa, không thích hợp trồng ở đây được. Tôi dự đoán khả năng chết rất cao, bởi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp. Hà Nội có lúc nắng nóng tới 40-45 độ thì khả năng chết rất cao”, ông Hiệp nói. 
Trần Vũ

http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/nha-kh-noi-cay-mo-so-xay-dung-khang-khang-vang-tam-470376.html


25. Tin của Tuổi Trẻ (nói rằng nhận được trả lời vào đêm qua, tức đêm 24/3/2015)


Vụ chặt cây: chất vấn “nóng”, Sở trả lời riêng lẻ


TTO - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản trả lời câu hỏi chất vấn của các cơ quan báo chí về nội dung liên quan đến việc chặt hạ cây xanh. 


Cây xanh bị chặt hạ tại Hà Nội - Ảnh: V.D
Nội dung trả lời được Sở Xây dựng gửi riêng theo câu hỏi của từng cơ quan báo chí qua đường công văn và mail, trong đó báo Tuổi Trẻ nhận được nội dung trả lời lúc 21g đêm 24-3. 
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tại buổi họp báo, có 21 nhà báo đặt câu hỏi và nêu vấn đề về nội dung chặt, thay thế cây xanh, trong đó có nhiều nhà báo đặt câu hỏi trực tiếp nhưng cũng có nhà báo nêu ý kiến góp ý. Cụ thể đã có 20 nhà báo đặt câu hỏi và một nhà báo nêu ý kiến góp ý. Những ý kiến góp ý Sở tiếp thu và Sở trả lời những câu hỏi mà báo chí đã nêu.
Tuổi Trẻ trích đăng nội dung Sở Xây dựng trả lời về những vấn đề các phóng viên đã đặt xung quanh việc chặt hạ hàng loạt cây xanh.
Tuổi Trẻ: Việc xã hội hóa cải tạo, thay thế cây xanh vừa qua có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia, gồm doanh nghiệp nào? Họ được gì?
- Đến thời điểm hiện nay có các đơn vị như Tập đoàn Vincom, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng, Công ty cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, Công ty Công viên cây xanh, Công an thành phố Hà Nội… và một số tổ chức, cá nhân khác đã tham gia hưởng ứng ủng hộ, hỗ trợ việc trồng mới cây xanh trên một số tuyến đường.
Các đơn vị, cá nhân tự nguyện hỗ trợ cho việc trồng mới cây xanh với một mong muốn là để góp phần chung tay xây dựng thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn, đảm bảo an toàn cho người dân trong khi tham gia giao thông. Qua đây Sở Xây dựng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đóng góp quý báu của các đơn vị, cá nhân với sự nghiệp xây dựng thủ đô.
Tuổi Trẻ: Việc dừng này như thế nào, bao lâu có thể tiếp tục chặt hạ, chặt bao nhiêu cây? Cơ sở nào để thành phố cho rằng việc chặt hạ hầu hết được sự đồng tình của nhân dân?
- UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế cây hàng loạt trên một số tuyến phố. Giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện từng bước đảm bảo duy trì mật độ cây xanh trên từng tuyến phố. Sở Xây dựng sẽ tổng hợp, báo cáo xin ý kiến của UBND TP. Sau khi được thông qua việc rà soát, Sở sẽ cung cấp thông tin về kế hoạch, lộ trình thực hiện.
Việc chặt hạ, thay thế các cây chết, sâu mục, gãy đổ ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công tác cắt tỉa cây mùa mưa bão là công việc thường xuyên, Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị thực hiện; Đối với các cây xanh nằm trong phạm vi các dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị thì việc chặt hạ, bứng lên chuyển đi nơi khác thực hiện theo tiến độ dự án.
Việc thay thế, bứng lên chuyển đi nơi khác cây xanh trên địa bàn thành phố thời gian qua là chủ trương đúng, được thực hiện bám sát theo các quy định của nhà nước và thành phố, góp phần làm cho các tuyến phố ngày một trở nên đẹp hơn (nhất là khi cây đã trưởng thành), an toàn hơn khi mưa bão xảy ra; như  đã thực hiện trên các phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Phố Huế, Hàng Bài, Hoàng Văn Thụ, Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu.
Báo Người Hà Nội: Thành phố thực hiện việc thay cây có 3 vấn đề chưa làm: Đánh giá tác động môi trường về việc chặt cây, đánh giá tác động cảnh quan đô thị, đánh giá tác động phản ánh của dư luận. Cho đến thời điểm này đã chặt hạ, trồng được bao nhiêu cây, kinh phí bao nhiêu?
- Việc lập và triển khai đề án cải tạo thay thế cây xanh các tuyến phố vừa qua là căn cứ vào Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội; Quy hoạch chuyên ngành về cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước. Các quy hoạch này đã được thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thủ tục, trong đó có đánh giá tác động môi trường, tác động cảnh quan, lấy ý kiến của cộng đồng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên ngành. Đồng thời sau khi quy hoạch được phê duyệt đã thông tin công khai minh bạch theo quy định. Việc duy trì, cải tạo và thay thế cây xanh đường phố theo quy hoạch là công việc thường xuyên hàng năm được thực hiện theo quy định.
Từ tháng 11-2014 đến đầu năm 2015, thành phố đã và đang triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh trên 8 tuyến phố trong đó: di chuyển 130 cây, chặt hạ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông; trồng thay thế và bổ sung 489 cây. Kinh phí trồng mới do các đơn vị xã hội hóa ủng hộ, hỗ trợ, hiện chưa thanh quyết toán.
Báo Người Tiêu Dùng: Dư luận cho rằng các doanh nghiệp đứng sau việc chặt cây, TP khẳng định có phải thế không hay là chủ trương TP, doanh nghiệp chỉ hỗ trợ. Số lượng cây chặt lớn, gỗ lớn lên hàng trăm tỉ, sau khi bán gỗ đi thì mục đích sử dụng là gì?
- Hưởng ứng việc xã hội hóa công tác cải tạo, thay thế cây xanh của TP, các doanh nghiệp đã tự nguyện ủng hộ, hỗ trợ TP trong việc trồng mới cây xanh trên một số tuyến đường với mong muốn là để góp phần chung tay xây dựng thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn, đảm bảo an toàn cho các người dân trong khi tham gia giao thông.
Dư luận cho rằng có việc doanh nghiệp đứng sau việc chặt cây vừa qua là không đúng. Số tiền lên đến hàng trăm tỷ sau khi bán gỗ là không có cơ sở. Toàn bộ số gỗ, củi thu được hiện đang tập kết tại kho của các đơn vị. Hiện chưa bán, toàn bộ số tiền thu được sau khi đấu giá sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Vnmedia và Báo Tiền Phong: việc những cây xanh chặt hạ được đưa đi đâu, tập kết ở đâu? Cây trồng mới mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?
- Các cây xanh còn đủ điều kiện sinh trưởng sẽ được chuyển về vườn ươm để chăm sóc, chỉnh trang và sau đó được trồng ở các công viên, vườn hoa. Số lượng gỗ, củi đã chặt hạ được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị, Sở Xây dựng phối hợp lập hồ sơ quản lý. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định.
Các cây thay thế do các đơn vị ủng hộ, hỗ trợ được thực hiện thông qua việc thuê các đơn vị chuyên ngành thực hiện, giá cây xanh do các đơn vị hỗ trợ tự quyết định mua hoặc ủng hộ cây. Các cây này đều được Sở Xây dựng nghiệm thu sau khi trồng, các đơn vị đều thống nhất với Sở Xây dựng đảm bảo cây sống mới hết trách nhiệm. Việc thanh quyết toán thực hiện theo các quy định hiện hành.
Vnmedia: Ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt?
- Sở Xây dựng là cơ quan cấp phép chặt hạ, cắt tỉa, bứng lên chuyển đi nơi khác cây xanh theo quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND thành phố ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố.
Trước khi tiến hành cấp phép chặt hạ, dịch chuyển, tổ công tác bao gồm Sở Xây dựng, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và UBND phường sở tại kiểm tra và có biên bản và ảnh chụp lưu xác định tình trạng cây xanh, đóng dấu của UBND phường sở tại làm cơ sở cấp phép.
Hiện nay, việc đánh giá cây sâu mục được thực hiện theo phương pháp trực quan thực tế ngoài hiện trường. Việc chặt hạ cây sâu mục được thực hiện theo quy định, trong trường hợp có nguy cơ gãy đổ, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh chụp ảnh, thông báo cho chính quyền sở tại lập biên bản để thực hiện ngay.
Người Đưa Tin: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lý không?
- Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển.
Cây cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 2cm, bao hoa màu trắng. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.
Một Thế Giới: Việc hạch toán, thống kê kiểm kê việc chặt cây trên tuyến phố triển khai ra sao?
- Số lượng gỗ, củi chặt hạ trong đợt cải tạo thay thế cây xanh vừa qua đã được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định. Kinh phí bứng lên chuyển đi nơi khác, chặt hạ cây được thực hiện theo đúng định mức, đơn giá và sẽ được quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
Pháp luật TP.HCM: Việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5 năm thế nào?
- Giá cây xanh đô thị phụ thuộc chủng loại, kích thước cây xanh. Đối với việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, giá cây được xác định theo điều kiện cụ thể, được thẩm định giá độc lập đưa vào dự toán và quyết toán theo quy định. Đối với các trường hợp xã hội hóa, giá cây xanh do các đơn vị tự quyết định mua và hỗ trợ cây cho TP. Giá gỗ tổ chức thẩm định và bán đấu giá theo quy định.
Thanh Niên: bình quân cây xanh đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật độ?
- Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô, quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thì hiện nay, tỷ lệ diện tích đất cây xanh khu vực nội đô khoảng 3,02m2/người. Việc thay thế cây xanh trên các tuyến phố được thực hiện theo lộ trình và kế hoạch, cây mới được trồng vào đúng vị trí cây được thay thế và trồng bổ sung tại các khu vực, vị trí phù hợp, không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu mật độ cây xanh hiện có mà còn tăng lên theo quy hoạch (chỉ tiêu cây xanh, công viên đô thị cho khu vực đô thị lõi đạt khoảng 4m2/người).
Lao Động: Hà Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu ở Phan Đình Phùng... Chúng ta thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây? Nguồn từ ngân sách bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu phần trăm?
- Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn thành phố đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 được UBND thành phố phê duyệt ngày 18/3/2014, mạng lưới cây xanh đường phố Hà Nội sẽ được bảo tồn, chăm sóc với các tuyến cây xanh đường phố lâu năm đặc trưng, hiện hữu, đồng thời từng bước bổ sung thay thế trồng mới các chủng loại cây theo quy hoạch.
Thời gian qua, việc cải tạo, thay thế cây xanh được thực hiện bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó gồm cả vốn ngân sách và xã hội hóa, vì đang triển khai nên chưa có số liệu quyết toán.
Đài truyền hình kỹ thuật số VTC: Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây là dự án lớn đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?
- Các đơn vị cung ứng cây là các đơn vị có loài cây phù hợp với quy định của TP về chủng loại, chất lượng cây. Sở Xây dựng có trách nhiệm nghiệm thu đảm bảo theo đúng quy định. Việc cải tạo, thay thế cây không phải dự án, đây là việc làm thường xuyên, hàng năm theo kế hoạch nên việc thực hiện tới đây phải tuân thủ theo đúng quy định.
Đất Việt: Những cây trồng thời Pháp thuộc, những cây trồng cách đây mấy năm phải hạ chuyển thì liệu có phải quy hoạch đã sai rồi không?
- Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 thì thành phố và người dân phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị từ các thời kỳ để lại cho chúng ta.
Các cây trồng từ thời Pháp thuộc trên các tuyến phố cổ, phố cũ của Hà Nội được hình thành, phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và mang đậm nét văn hóa của dân tộc. Nhiều tuyến phố đã có hệ thống cây xanh đặc trưng như: cây sấu phố Phan Đình Phùng, Lê Hồng Phong, Trần Phú; cây xà cừ phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Chu Văn An; cây sao đen ở phố Lò Đúc; cây long não phố Đặng Dung… Những cây cổ thụ này đã, đang và sẽ tiếp tục được bảo tồn, chăm sóc giữ dấu ấn đặc trưng cho từng tuyến phố.
Chỉ chặt hạ những cây sâu mục đổ gãy ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tính mạng tài sản của người dân; những cây phải giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đô thị. Đối với những cây mới trồng thì chỉ thay thế những cây chết, còi cọc, chậm sinh trưởng.
An Ninh Thủ Đô: Mạng xã hội có rộ lên thông tin sẽ thay thế cây tần bì, cây này có nằm trong diện cây thay thế không? Biện pháp gì để sàng lọc những cây có hại hoặc cây sinh trưởng không tốt? Vì sao một số nơi cây xà cừ thẳng, cây bàng cũng thẳng, đang sinh trưởng tốt nhưng vẫn bị chặt đi trong khi không có sâu bệnh gì?
- Trong quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước không có cây tần bì trong danh mục lựa chọn cây đô thị. Việc thay thế cây xanh để trồng mới vừa qua thực hiện theo đúng quy hoạch và chủng loại cây đô thị theo quy định.
Các cây xà cừ, bàng sinh trưởng tốt thì không chặt hạ. Sở Xây dựng chỉ cấp phép chặt hạ các cây nằm trong danh mục các dự án phát triển giao thông đô thị; các cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân.
Vietnamnet: Quyết định dừng chặt cây của TP là do dư luận xã hội hay là lí do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao lâu, giải trình khi nào có?
- Qua thông tin báo chí phản ánh dư luận xã hội và kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND TP đã có kết luận tại thông báo số 40/TB-UBND ngày 20/3/2015, trong đó chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế hàng loạt cây trên một số tuyến phố. Giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện từng bước đảm bảo duy trì mật độ cây xanh thường xuyên trên từng tuyến phố. Sau khi hoàn thành sẽ thông tin kịp thời, đầy đủ đến báo chí.
An Ninh Thủ Đô: Quy trình lập đề án này, căn cứ để chặt cây là gì? Tại sao chặt số lượng nhiều như vậy?
- Việc cải tạo, thay thế cây xanh căn cứ trên cơ sở Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được HĐND thành phố quyết nghị thông qua, UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014; Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố đến năm 2015 số 134/KH-UBND ngày 16/8/2013 và Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND thành phố ban hành quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố.
Từ tháng 11-2014 đến đầu năm 2015, triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh trên 8 tuyến phố trong đó: di chuyển 130 cây, chặt hạ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông; trồng thay thế và bổ sung 489 cây.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150325/vu-chat-cay-chat-van-nong-so-tra-loi-rieng-le/725141.html




24. Sở Xây dựng dãi bày trên tờ HNM.


Sở Xây dựng HN trả lời báo chí về việc chặt hạ và thay thế cây xanh

Thứ Tư 00:17 25/03/2015
(HNMO) – Liên quan đến các chất vấn “dồn dập” của các nhà báo trong buổi họp báo ngày 20/3 của UBND TP Hà Nội về việc chặt hạ và thay thế cây xanh , ngày 25/3, Sở Xây dựng đã có văn bản trả lời chính thức.
Hà Nội đã có đánh giá tác động môi trường, cảnh quan cây xanhMở đầu buổi họp báo phóng viên Việt Chiến có hỏi về việc Thành phố thực hiện việc thay cây có 03 vấn đề chưa làm: Đánh giá tác động môi trường về việc chặt cây, đáng giá tác động cảnh quan đô thị, đánh giá tác động phản ánh của dư luận; cho đến thời điểm này đã chặt hạ, trồng được bao nhiêu cây, kinh phí bao nhiêu?Sở Xây dựng cho biết: Việc lập và triển khai Đề án cải tạo thay thế cây xanh các tuyến phố vừa qua là căn cứ vào Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; Quy hoạch chuyên ngành về cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước. Các quy hoạch này đã được thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thủ tục, trong đó có đánh giá tác động môi trường, tác động cảnh quan, lấy ý kiến của cộng đồng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên ngành. Đồng thời sau khi quy hoạch được phê duyệt đã thông tin công khai minh bạch theo quy định. Việc duy trì, cải tạo và thay thế cây xanh đường phố theo quy hoạch là công việc thường xuyên hàng năm được thực hiện theo quy định.

Từ tháng 11/2014 đến đầu năm 2015, Thành phố đã và đang triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh trên 08 tuyến phố trong đó: di chuyển 130 cây, chặt hạ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông; trồng thay thế và bổ sung 489 cây. Kinh phí trồng mới do các đơn vị xã hội hóa ủng hộ, hỗ trợ, hiện chưa thanh quyết toán.

Thay thế, đánh chuyển cây xanh là chủ trương đúng của TPVới câu hỏi của Phóng viên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh về việc dừng chặt cây như thế nào, bao lâu có thể tiếp tục chặt hạ? Trong văn bản của TP, Chánh Văn phòng UBND Nguyễn Thịnh Thành cho biết việc chặt hạ hầu hết được sự đồng tình của nhân dân là như thế nào?Sở Xây dựng trả lời: UBND Thành phố đã có chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế cây hàng loạt trên một số tuyến phố. Giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện từng bước đảm bảo duy trì mật độ cây xanh trên từng tuyến phố. Sở Xây dựng sẽ tổng hợp, báo cáo xin ý kiến của UBND TP. Sau khi được thông qua việc rà soát, Sở Xây dựng sẽ cung cấp thông tin về kế hoạch, lộ trình thực hiện.

Đối với việc chặt hạ, thay thế các cây chết, sâu mục, gãy đổ ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công tác cắt tỉa cây mùa mưa bão là công việc thường xuyên, Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị thực hiện; Đối với các cây xanh nằm trong phạm vi các dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị thì việc chặt hạ, đánh chuyển thực hiện theo tiến độ dự án.

Việc thay thế, đánh chuyển cây xanh trên địa bàn TP thời gian qua là chủ trương đúng, được thực hiện bám sát theo các quy định của nhà nước và TP, góp phần làm cho các tuyến phố ngày một trở nên đẹp hơn (nhất là khi cây đã trưởng thành), an toàn hơn khi mưa bão xảy ra; như đã thực hiện trên các phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Phố Huế, Hàng Bài, Hoàng Văn Thụ, Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu.
Cây xanh được trồng mới, bổ sung ngay sau chặt hạ.
Cây xanh được trồng mới, bổ sung ngay sau chặt hạ.

DN tự nguyện hỗ trợ chủ trương xã hội hóa trồng cây xanh vì lợi ích cộng đồngLiên quan đến vấn đề xã hội hóa trồng cây, phóng viên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh đặt vấn đề: Xã hội hóa có bao nhiêu DN tham gia, gồm doanh nghiệp nào? Họ được gì?Sở Xây dựng cho biết: Đến thời điểm hiện nay có các đơn vị như Tập đoàn Vincom, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng, Công ty cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, Công ty Công viên cây xanh, Công an Thành phố Hà Nội…và một số tổ chức, cá nhân khác đã tham gia hưởng ứng ủng hộ, hỗ trợ việc trồng mới cây xanh trên một số tuyến đường. Các đơn vị, cá nhân tự nguyện hỗ trợ cho việc trồng mới cây xanh với một mong muốn là để góp phần chung tay xây dựng Thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn, đảm bảo an toàn cho các người dân trong khi tham gia giao thông. Qua đây Sở Xây dựng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đóng góp quý báu của các đơn vị, cá nhân với sự nghiệp xây dựng Thủ đô.

Cùng nhóm câu hỏi trên, phóng viên Báo Người tiêu dùng chất vấn: “Dư luận cho rằng các DN đứng sau việc chặt cây, TP khẳng định có phải thế không hay là chủ trương TP, DN chỉ hỗ trợ. Số lượng cây chặt lớn, gỗ lớn lên hàng trăm tỉ, sau khi bán gỗ đi thì mục đích sử dụng là gì?”Sở Xây dựng trả lời: Hưởng ứng việc xã hội hóa công tác cải tạo, thay thế cây xanh của TP, các doanh nghiệp đã tự nguyện ủng hộ, hỗ trợ TP trong việc trồng mới cây xanh trên một số tuyến đường với mong muốn là để góp phần chung tay xây dựng Thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn, đảm bảo an toàn cho các người dân trong khi tham gia giao thông.

Dư luận cho rằng có việc DN đứng sau việc chặt cây vừa qua là không đúng. Số tiền lên đến hàng trăm tỷ sau khi bán gỗ là không có cơ sở. Toàn bộ số gỗ, củi thu được hiện đang tập kết tại kho của các đơn vị. Hiện chưa bán, toàn bộ số tiền thu được sau khi đấu giá sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Đơn vị tài trợ đảm bảo cây sống mới hết trách nhiệm
Phóng viên Báo Điện tử Vnmedia và Báo Tiền phong hỏi về việc những cây xanh chặt hạ được đưa đi đâu, tập kết ở đâu? Cây trồng mới mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?Sở Xây dựng công bố: Các cây xanh còn đủ điều kiện sinh trưởng sẽ được chuyển về vườn ươm để chăm sóc, đôn đảo, chỉnh trang và sau đó được trồng ở các công viên, vườn hoa. Số lượng gỗ, củi đã chặt hạ được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị, Sở Xây dựng phối hợp lập hồ sơ quản lý. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định.

Các cây thay thế do các đơn vị ủng hộ, hỗ trợ được thực hiện thông qua việc thuê các đơn vị chuyên ngành thực hiện, giá cây xanh do các đơn vị hỗ trợ tự quyết định mua hoặc ủng hộ cây. Các cây này đều được Sở Xây dựng nghiệm thu sau khi trồng, các đơn vị đều thống nhất với Sở Xây dựng đảm bảo cây sống mới hết trách nhiệm. Việc thanh quyết toán thực hiện theo các quy định hiện hành.

Sở Xây dựng chịu trách nhiệm cấp phép chặt hạ, đánh chuyển cây
Trong cuộc họp báo chiều 20/3, phóng viên báo Điện tử Vnmedia hỏi: “Ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt”?Sở Xây dựng nêu rõ: Sở là cơ quan cấp phép chặt hạ, cắt tỉa, đánh chuyển cây xanh theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn Thành phố. Trước khi tiến hành cấp phép chặt hạ, dịch chuyển, tổ công tác bao gồm Sở Xây dựng, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và UBND phường sở tại kiểm tra và có biên bản và ảnh chụp lưu xác định tình trạng cây xanh, đóng dấu của UBND phường sở tại làm cơ sở cấp phép.

Hiện nay, việc đánh giá cây sâu mục được thực hiện theo phương pháp trực quan thực tế ngoài hiện trường. Việc chặt hạ cây sâu mục được thực hiện theo quy định, trong trường hợp có nguy cơ gẫy đổ, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh chụp ảnh, thông báo cho chính quyền sở tại lập biên bản để thực hiện ngay.

Cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là vàng tâm trong sách đỏ
Phóng viên Báo Người Đưa tin hỏi: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế đường Nguyễn Chí Thanh có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lý không?Sở Xây dựng khẳng định: Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển.

Cây cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1 - 2cm, bao hoa màu trắng. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.

Gỗ, củi chặt hạ được kiểm đếm và được tập kết tại các kho chờ đấu giá
Phóng viên Báo Một Thế giới thắc mắc về việc hạch toán, thống kê kiểm kê việc chặt cây trên tuyến phố...?Sở Xây dựng khẳng định: Số lượng gỗ, củi chặt hạ trong đợt cải tạo thay thế cây xanh vừa qua đã được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định. Kinh phí đánh chuyển, chặt hạ cây được thực hiện theo đúng định mức, đơn giá và sẽ được quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Phóng viên Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh hỏi: Thành phố cho biết việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5 năm thế nào?Sở Xây dựng cho biết: Giá cây xanh đô thị phụ thuộc chủng loại, kích thước cây xanh. Đối với việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, giá cây được xác định theo điều kiện cụ thể, được thẩm định giá độc lập đưa vào dự toán và quyết toán theo quy định. Đối với các trường hợp xã hội hóa, giá cây xanh do các đơn vị tự quyết định mua và hỗ trợ cây cho TP. Giá gỗ tổ chức thẩm định và bán đấu giá theo quy định.

Mật độ cây xanh Hà Nội tăng do được thay thế, trồng bổ sung ngay sau chặt hạPhóng viên Báo Thanh Niên hỏi về bình quân cây xanh đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật độ?Sở Xây dựng công bố: Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thì hiện nay, tỷ lệ diện tích đất cây xanh khu vực nội đô khoảng 3,02m2/người. Việc thay thế cây xanh trên các tuyến phố được thực hiện theo lộ trình và kế hoạch, cây mới được trồng vào đúng vị trí cây được thay thế và trồng bổ sung tại các khu vực, vị trí phù hợp, không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu mật độ cây xanh hiện có mà còn tăng lên theo quy hoạch (chỉ tiêu cây xanh, công viên đô thị cho khu vực đô thị lõi đạt khoảng 4m2/người).

Chưa thống kê được chi phí cải tạo, thay thế cây xanh
Phóng viên báo Lao Động hỏi: “Hà Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu ở Phan Đình Phùng... Chúng ta thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây? Nguồn từ ngân sách bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu phần trăm?”Sở Xây dựng thông tin: Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn Thành phố đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 được UBND Thành phố phê duyệt ngày 18/3/2014 thì mạng lưới cây xanh đường phố Hà nội sẽ được bảo tồn, chăm sóc với các tuyến cây xanh đường phố lâu năm đặc trưng, hiện hữu, đồng thời từng bước bổ sung thay thế trồng mới các chủng loại cây theo quy hoạch.

Thời gian qua, việc cải tạo, thay thế cây xanh được thực hiện bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó gồm cả vốn ngân sách và xã hội hóa, vì đang triển khai nên chưa có số liệu quyết toán.

Trong vấn đề thay cây xanh, phóng viên Đài truyền hình kỹ thuật số VTC hỏi: “Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây là dự án lớn đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?”Sở Xây dựng trả lời: Các đơn vị cung ứng cây là các đơn vị có loài cây phù hợp với quy định của TP về chủng loại, chất lượng cây. Sở Xây dựng có trách nhiệm nghiệm thu đảm bảo theo đúng quy định. Việc cải tạo, thay thế cây không phải dự án, đây là việc làm thường xuyên, hàng năm theo kế hoạch nên việc thực hiện tới đây phải tuân thủ theo đúng quy định.

Hệ thống cây xanh từ thời Pháp thuộc vẫn được bảo tồn
Phóng viên báo Đất Việt hỏi: “Những cây trồng thời Pháp thuộc, những cây trồng cách đây mấy năm phải hạ chuyển thì liệu có phải quy hoạch đã sai rồi không?”Sở Xây dựng khẳng định: Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 thì Thành phố và mọi người dân phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị từ các thời kỳ để lại cho chúng ta.

Các cây trồng từ thời Pháp thuộc trên các tuyến phố cổ, phố cũ của Hà Nội được hình thành, phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và mang đậm nét văn hóa của dân tộc. Nhiều tuyến phố đã có hệ thống cây xanh đặc trưng như: cây sấu phố Phan Đình Phùng, Lê Hồng Phong, Trần Phú; cây xà cừ phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Chu Văn An; cây sao đen ở phố Lò Đúc; cây long não phố Đặng Dung… Những cây cổ thụ này đã, đang và sẽ tiếp tục được bảo tồn, chăm sóc giữ dấu ấn đặc trưng cho từng tuyến phố.

Chỉ chặt hạ những cây sâu mục đổ gãy ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tính mạng tài sản của người dân; những cây phải GPMB để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đô thị. Đối với những cây mới trồng thì chỉ thay thế những cây chết, còi cọc, chậm sinh trưởng.

Cây tần bì không có trong danh mục cây đô thị
Phóng viên Báo An ninh Thủ đô có hỏi: Mạng xã hội có rộ lên thông tin sẽ thay thế cây tần bì, cây này có nằm trong diện cây thay thế không? Biện pháp gì để sàng lọc những cây có hại hoặc cây sinh trưởng không tốt? Vì sao một số nơi cây xà cừ thẳng, cây bàng cũng thẳng, đang sinh trưởng tốt nhưng vẫn bị chặt đi trong khi không có sâu bệnh gì?”Sở Xây dựng giải thích: Trong quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước không có cây tần bì trong danh mục lựa chọn cây đô thị. Việc thay thế cây xanh để trồng mới vừa qua thực hiện theo đúng quy hoạch và chủng loại cây đô thị theo quy định.

Các cây xà cừ, bàng sinh trưởng tốt thì không chặt hạ. Sở Xây dựng chỉ cấp phép chặt hạ các cây nằm trong danh mục các dự án phát triển giao thông đô thị; các cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân.

Dừng chặt cây để rà soát, phân loại, thực hiện theo lộ trình

Phóng viên Báo Vietnamnet hỏi: “Quyết định dừng chặt cây của TP là do dư luận xã hội hay là lí do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao lâu, giải trình khi nào có?”Sở Xây dựng trả lời: Qua thông tin báo chí phản ánh dư luận xã hội và kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND TP đã có Kết luận tại Thông báo số 40/TB-UBND ngày 20/3/2015, trong đó chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế hàng loạt cây trên một số tuyến phố. Giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện từng bước đảm bảo duy trì mật độ cây xanh thường xuyên trên từng tuyến phố. Sau khi hoàn thành sẽ thông tin kịp thời, đầy đủ đến báo chí.
Sở Xây dựng công bố: Dù chặt hạ hàng loạt nhưng cây mới được trồng thay thế, bổ sung ngay nên mật độ cây xanh của Hà Nội đang tăng lên (từ khoảng 3,02m2/người thành 4m2/người).


http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Quy-hoach/746107/so-xay-dung-hn-tra-loi-bao-chi-ve-viec-chat-ha-va-thay-the-cay-xanh




23. Bác Tuấn Công soi tiếp một người con của cụ Nguyễn Lân. "Chiên da" ở ta là như vậy đấy.


24-03-2015

Phải chăng ông Nguyễn Lân Hùng bào chữa và cổ vũ cho việc phá hoại cây xanh Thủ đô?

Hoàng Tuấn Công

Ông Nguyễn Lân Hùng-Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam-người nổi tiếng với việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân cả nước làm kinh tế phong trào. Ông là tác giả nhiều cuốn sách và tài liệu kỹ thuật, từ nuôi giun, dế, dúi, đến nhím, kỳ đà, ếch nhái, ba ba, rắn mối, cầy hương,...

Ngày 19/3/2015 khi dư luận đang hết sức phẫn nộ bởi việc triệt hạ hàng loạt cây xanh Hà Nội, ông Nguyễn Lân Hùng, với tư cách là một Nhà khoa học đã phát biểu (trên báo An ninh Thủ đô): Thay thế đồng bộ cây xanh: “Tôi tin, Hà Nội làm đúng” :

“Tôi tin, Hà Nội làm đúng, chủ trương là đúng. Nhưng có vẻ cách làm của các cấp, Sở ngành chưa thấu đáo - như Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã nói. Việc tuyên truyền tới người dân chưa tới, nên gây hiểu nhầm và thiếu thông tin. Vì vậy, các Sở, ngành Hà Nội cần thông tin cho người dân hiểu rõ, việc thay thế là thay những cây cong nghiêng, sâu mục không an toàn, những cây không thuộc chủng loại cây đô thị.Việc thay thế này là thay thế xen kẽ, kéo dài từ 2015-2017 chứ không phải chặt hạ đồng bộ trên các tuyến phố như người dân đang hiểu”.

Theo những gì ông Nguyễn Lân Hùng nói thì Hà Nội chỉ mới có chủ trương chặt cây trên giấy tờ, văn bản, “không phải chặt hạ đồng bộ trên các tuyến phố như người dân đang hiểu” (!)

Cứ ngỡ ông Nguyễn Lân Hùng lỡ miệng, sau đó phải biết lỗi mà im hơi lặng tiếng. Thế nhưng, chiều ngày 23/3/2015 (trên báo Hà Nội mới) ông Hùng vẫn tiếp tục quan điểm: “Thay thế cây xanh cho Hà Nội: Phải làm và nên làm" .

 Tại sao “phải nên làm”?

Ông nói: “việc chặt hay thay cây là việc làm bình thường với bất cứ đô thị nào. Sự phản ứng vừa qua từ công luận là do người dân chưa được tuyên truyền để hiểu rõ lý do tại sao lại phải chặt bỏ, thay thế những loại cây đó cũng như giá trị, vẻ đẹp, tác dụng… của những loại cây được trồng mới”.

Điều kỳ lạ, ông Nguyễn Lân Hùng cố tình đánh tráo khái niệm, phớt lờ thực tế: Hà Nội đã chặt, thay thế hàng loạt cây cổ thụ đang xanh tốt, khỏe mạnh một cách rất vội vã, bất thường chứ không phải thay thế “những cây cong nghiêng, sâu mục không an toàn”, càng không phải “thay thế xen kẽ, kéo dài từ 2015-2017” như ông “tin” chính quyền Hà Nội. Ông đặc biệt chĩa mũi dùi vào cây xà cừ, phê phán sự hiện diện của cây này ở Thủ đô và cho rằng phải loại bỏ vì “chỉ qua mấy trận bão lớn là gãy đổ la liệt”. Tuy nhiên, ông lý giải thế nào về những hàng cây xà cừ cổ thụ, đều tăm tắp trên đường Hà Nội-Hà Đông? Nếu “gẫy đổ la liệt” thì giờ đây đâu cần phải “nhọc công” chặt hạ, thay thế? Có dịp lên Am Tiên (núi Nưa-Thanh Hóa) ông lý giải ra sao về hàng xà cừ đại thụ gần thế kỷ qua vẫn đứng dàn hàng, sừng sững qua bao mùa bão tố dữ dội của miền Trung?

Ông Nguyễn Lân Hùng là nhà khoa học hẳn phải biết rõ, cây đô thị bật gốc, gãy đổ do rất nhiều nguyên nhân: tầng đất canh tác mỏng (phía dưới nhiều gạch ngói, bê tông của lớp kiến trúc trước, khiến rễ cây không thể mọc sâu, vươn xa), do đào bới đường, vỉa hè nhiều lần (rễ của cây bị chặt đứt); do tán cây quá cao, quá nặng (vì không được chăm sóc, tạo tán); do mưa ngập khiến đất nhão ra, cộng bão lớn hoặc đúng luồng gió lớn; do khi trồng cây, kích thướng hố đào không đúng tiêu chuẩn (hố quá nhỏ, nông)...Bởi vậy, cách làm khoa học là không nên đổ lỗi hoàn toàn cho cây. Một cây xà cừ nếu được định kỳ tỉa cành, tạo tán, chăm sóc để cây không vươn quá cao, tán không quá nặng sẽ không dễ bị bão tố quật ngã. Sao Hà Nội không dùng kinh phí 35 triệu đồng cho việc triệt hạ một cây xà cừ để chăm sóc cây? Nếu cây mỡ thực sự là cây đẹp, tốt, phù hợp, sao không bắt đầu bằng việc trồng ở những khu đô thị mới của Hà Nội?

Quan điểm thay thế cây cho Hà Nội của ông Nguyễn Lân Hùng cũng rất phi khoa học, tùy tiện, tiền hậu bất nhất, thiếu tính nhân văn:

-Ông cho rằng cần loại bỏ những cây “không thuộc chủng loại cây đô thị”như “xà cừ dễ bật gốc, lim xẹt dễ gãy cành…” thế nhưng ông Hùng lại khuyên nên trồng cây chò chỉ: “mỗi con đường, tuyến phố nên trồng từng loại cây khác nhau, có ý nghĩa riêng như đường Bắc Sơn trồng hàng cây hoa banđường Hùng Vương, Trần Phú trồng cây chò chỉ…”

Vậy xin hỏi ông Nguyễn Lân Hùng, căn cứ nào để xếp cây chò chỉ vào loại cây đô thị, nên trồng thay thế ở đường Hùng Vương, Trần Phú? Theo tài liệu của Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, chò chỉ là loài cây lấy gỗ và là cây gỗ lớn, cao 30-40m (cây ở rừng Cúc Phương cao tới 60m), đường kính có thể đạt 150-200cm, thân tròn thẳng, sống trong rừng tự nhiên, phù hợp với rừng hỗn giao, thảm thực vật nhiều tầng, nhiều tán, “nơi ven khe suối, chân hoặc sườn núi, ẩm, ở độ cao £700 m so với mực nước biển và thích hợp với các loại đất như Feralit đỏ nâu hoặc vàng đỏ phát triển trên các loại đá mẹ Phiến thạch sét, Granit, Phiến thạch mica, có tầng dày, tơi xốp, thành phần chủ yếu là sét pha thịt”.

Với đặc điểm sinh học như vậy, ai bảo chò chỉ phù hợp với cây xanh đường phố Thủ đô?

-Ông nói “người dân chưa được tuyên truyền để hiểu rõ lý do tại sao lại phải chặt bỏ, thay thế những loại cây đó cũng như giá trị, vẻ đẹp, tác dụng… củanhững loại cây được trồng mới”. Vậy nếu bây giờ được tuyên truyền, theo ông, cây mỡ được trồng mới thay thế xà cừ ở đường Nguyễn Chí Thanh có “giá trị, vẻ đẹp, tác dụng” như thế nào? Nó có thuộc chủng loại "cây đô thị" như cây chò chỉ do ông đề xuất không?

 Trồng cây xanh cho Thủ đô (đúng như ông Nguyễn Lân Hùng đã nói, phải tính đến cả trăm năm”đâu phải chuyện năm nay nuôi dế mèn, nuôi ếch thất bại, năm sau chuyển sang nuôi nhím; nuôi nhím phá sản lại chuyển sang rắn mối, cầy hương... như cách ông hướng dẫn nông dân làm kinh tế phong trào?

-Ông Nguyễn Lân Hùng đưa ra ý kiến: “một số loại cây như cây bàng, theo tôi cũng không phù hợp là cây đô thị, bàng về mùa đông rụng lá, nhìn rất xấu”.Do đó, theo ý ông “việc thay thế cây xanh của Hà Nội nên được làm quy củ (...) tốt nhất nên chọn cây đẹp, cho bóng mát và xanh quanh năm”.

Vâng, không rụng lá theo mùa mà phải “xanh quanh năm”! Vậy “cây hoa ban” ông khuyên nên trồng ở “đường Bắc Sơn” là cây thế nào? Nó chính là cây rụng lá theo mùa đó thưa ông! Trong mấy tháng mùa khô (trùng với thời gian từ cuối thu sang đông) nếu nhìn cây hoa ban, người ta sẽ ngỡ cây đã chết queo từ lâu. Sang xuân độ tháng 2, tháng 3, hoa ban mới đổ lộc ra hoa tưng bừng. Vậy, bây giờ Hà Nội có nên trồng cây hoa ban rụng lá vào mùa đông nữa không, thưa ông?

Ông Nguyễn Lân Hùng là nhà khoa học sao lại phát biểu ý kiến thiếu khoa học, tùy tiện, tiền hậu bất nhất, mâu thuẫn đến vậy?

-Trở lại câu chuyện “một số loại cây như cây bàng, theo tôi cũng không phù hợp là cây đô thị, bàng về mùa đông rụng lá, nhìn rất xấu” và “nên chọn cây đẹp, cho bóng mát và xanh quanh năm của ông Nguyễn Lân Hùng.

Thưa ông, nếu kể về loại cây “mùa đông rụng lá, nhìn rất xấu” không "cho bóng mát và xanh quanh năm thì Hà Nội không chỉ có bàng mà còn rất nhiều loại khác như phượng vĩ, lộc vừng, bằng lăng, cây cơm nguội, liễu rủ,v.v...Vậy, những loại cây này hẳn cũng nên thay thế một cách có “quy củ” hoặc không nên trồng nữa sao? Cây ở Hà Nội rụng lá vào cuối thu sang đông. Đây là khoảng thời gian Hà Nội không còn nắng, nhu cầu bóng mát đâu phải chuyện bức xúc? Tại sao dứt khoát phải thay thế hoặc trồng mới bằng loại cây "cho bóng mát và xanh quanh năm"? Vả lại, từ lúc "cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ"(*) cho đến khi chúng trút lá ngủ đông, chỉ còn thân cành khẳng khiu, đứng âm thầm như sắp lụi tàn trong màn sương lạnh giá của cái rét Hà Nội cũng có vẻ đẹp và cảm xúc riêng của nó, sao lại "nhìn rất xấu" được? Ông chưa từng thấy vẻ đẹp của những "cây bàng mồ côi mùa đông" (*), những phượng vĩ, lộc vừngliễu rủ ven hồ...mùa trút lá vàng đã đi vào thơ ca, nhạc họa, nhiếp ảnh và cảm xúc của người Hà Nội, du khách bốn phương thế nào sao?

Vẻ đẹp của cây bàng mùa đông Hà Nội

Cây rụng lá mùa đông, sang xuân bỗng tưng bừng chồi non lộc biếc, thành phố cây xanh như được khoác một tấm áo mới non tơ, mơn mởn, đầy sức sống, không phải là nét đẹp từng có và mãi mãi cần có của Hà Nội hay sao? Nếu Hà Nội thay thế, hoặc trồng mới toàn bộ bằng loại cây "cho bóng mát và xanh quanh năm" như đề xuất của ông, khi ấy, Hà Nội sẽ không còn mùa thu, không còn mùa xuân của thiên nhiên đất trời nữa. Vậy, ông nghĩ sao về một Hà Nội như vậy trong tương lai? Chẳng nhẽ ông nghĩ rằng, tình yêu với cây xanh Thủ đô, vẻ đẹp của Hà Nội chỉ ở một lẽ giản đơn là cây đem lại "bóng mát quanh năm" sao?

Vẻ đẹp của bàng mùa đổ lộc

-Ông nói “mỗi con đường, tuyến phố nên trồng từng loại cây khác nhau".Đúng vậy. Tuy nhiên, đó chỉ là việc nên làm, nên quy hoạch cho những khu đô thị mới hiện đại, không nên áp dụng chung cho việc "chặt bỏ, thay thế cây xanh"của Hà Nội. Vì sao? Vì có nhiều loại cây, nhiều thế hệ cây trên một tuyến phố, con đường hay ven hồ chính là dấu ấn của một thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa, được hình thành, xây dựng, phát triển qua nhiều thời kỳ. Những "lớp văn hóa cây xanh" đó cần phải được bảo tồn, lưu giữ. Mặt khác, cây trồng thuần loại, đồng bộ trên mỗi tuyến phố đem lại vẻ đẹp của một thành phố hiện đại, nhưng ai dám bảo rằng, những "cây cơm nguộ vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau" (*) không mang vẻ đẹp của hội họa, nhân văn cho một thành phố cổ?

Vẻ đẹp của cây rụng lá  theo mùa ở Hà Nội

Báo chí hoặc chính quyền phỏng vấn các nhà khoa học là để nhận được những ý kiến đánh giá xác đáng, khoa học, có tính thuyết phục, không phải là những lời phán bừa như của ông Nguyễn Lân Hùng. Đáng lưu ý, cả hai bài cổ vũ, bào chữa cho việc "chặt bỏ và thay thế cây xanh" của ông Nguyễn Lân Hùng đều xuất hiện trên hai tờ báo của Hà Nội? (trong Video clip phỏng vấn ông Nguyễn Lân Hùng của báo Hà Nội Mới còn có cả đoạn phê phán, chê bai đường Trường Thi trồng quá nhiều chủng loại cây) Ai dám chắc đến một ngày nào đó, chính quyền Hà Nội (sau khi đã "hỏi ý kiến các nhà khoa học") không triệt hạ tất cả các loại cây không đem lại bóng mát quanh năm cho thành phố? Những con phố Hà Nội có hàng cây phượng vĩ, bàng, lộc vừng, cơm nguội, me, sấu... đứng chen chân bên nhau không bị chặt phá, nhường chỗ cho cây chò chỉ, hay duy nhất một loại cây xanh quanh năm nào đó theo đề xuất "phải làm và nên làm"của ông Nguyễn Lân Hùng?

Không rõ do thiếu hiểu biết, quan niệm giản đơn, trần trụi về cái đẹp, hay còn lý do nào khác để ông Nguyễn Lân Hùng bào chữa, cổ vũ cho tội ác "chặt bỏ, thay thế cây xanh" hàng loạt của chính quyền Hà Nội?

 

                                                     HTC/Thanh Hóa ngày 24/3/2015

 

Chú thích:

(*) Lời các bài hát ngợi ca Hà Nội

http://tuancongthuphong.blogspot.jp/2015/03/phai-chang-ong-nguyen-lan-hung-bao-chua.html




22. Lén thay cây, nhưng vẫn là mỡ, không phải vàng tâm.


Cây mới trồng lần hai trên đường Nguyễn Chí Thanh vẫn không phải vàng tâm


24/03/2015 20:08


(TNO) Một số chuyên gia về cây xanh đô thị cho rằng, 4 cây mới được trồng thay thế lần hai có đủ cành lá sum xuê, hoa màu trắng ở trước cửa khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh vẫn không phải cây vàng tâm.

cay-vang-tamMột số chuyên gia khẳng định đây không phải cây vàng tâm - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên Online, một số người dân sống gần khu vực này cho biết, vào tối 22.3, có một số người đem 4 cây có đủ cành lá sum xuê đến để trồng thay thế những cây vừa trồng.
Theo ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, 4 cây thay thế lần hai này là cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, lá xanh tốt, có nụ hoa, được nhà tài trợ trồng làm mẫu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về.
Tuy nhiên, chiều cùng ngày phóng viên Thanh Niên Online đã liên hệ với ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc Truyền thông và tiếp thị Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) - là đơn vị tài trợ kinh phí trồng cây ở phía số chẵn trên đường Nguyễn Chí Thanh, ông Việt khẳng định không hay biết gì về việc thay 4 cây lần hai này.
“Chúng tôi chỉ ủng hộ chủ trương của TP.Hà Nội về thay thế cây xanh, đến khi hoàn thành sẽ thanh toán tiền. VPBank không có kiến thức, chức năng về thay thế cây xanh, việc thay 4 cây lần hai này chúng tôi không biết”, ông Việt nói.
Không bên nào nhận trồng 4 cây này, chúng tôi tiếp tục liên hệ nhiều lần với ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội để làm rõ đơn vị nào đã thay mới 4 cây trước cửa khách sạn Bảo Sơn, vì sao thay thế, nhưng không nhận được phản hồi.
Một số chuyên gia về cây xanh đều khẳng định, 4 cây này không phải cây vàng tâm mà là cây mỡ, cùng chủng loại với những cây đã trồng trước đó. Chỉ khác nhau là 4 cây thay thế lần hai còn nguyên lá, hoa.
cay-vang-tamCây mới trồng thay thế lần 2 trước cửa khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh
đầy đủ cành lá, hoa - Ảnh: Ngọc Thắng
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thực vật (CPC) cho biết, ông đã đến tận nơi để khảo sát 4 cây mới trồng lại ở trước cửa khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh và khẳng định đấy là cây mỡ chứ không phải cây vàng tâm như nhiều người đồn đoán. 
Về đặc điểm vỏ 4 cây mới trồng màu xám, lốm đốm mốc, khác với những cây trồng trước đó (vỏ màu sáng không đốm mốc), ông Hiệp khẳng định chỉ do quá trình sinh trưởng tạo ra. Còn nhiều đặc điểm khác như lá, hoa, cấu trúc gỗ... phải soi, phân tích trên kính hiển vi mới rõ.
“Rất may là tôi đã kịp lấy mẫu những cây này trước khi họ thay mang về phân tích. Hiện đã có đủ cả vật chứng để khẳng định những cây thay lần một và lần hai vẫn cùng là cây mỡ. Cây mỡ có tên khoa học là Magnolia chevalieri (Dandy) V.S.Kumar thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), ở nhiều vùng hay nhầm mỡ với vàng tâm nhưng thực ra, theo khoa học chỉ có 1 loại cây vàng tâm duy nhất có tên khoa học là Magnolia dandyi”, ông Hiệp khẳng định.
Chuyên gia này cho biết thêm, cây mỡ được trồng nhiều ở vùng Yên Bái, Lào Cai. Gỗ rất mềm, xốp được dùng để làm giấy, bút chì. Còn cây vàng tâm, gỗ rất quý, trong tự nhiên bị khai thác cạn kiệt, phải đưa vào sách đỏ để bảo tồn.
Anh Vũ - Lê Quân
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/cay-moi-trong-lan-hai-tren-duong-nguyen-chi-thanh-van-khong-phai-vang-tam-544598.html




21. Tin đau đớn (mất cả một đường cây như vậy) !

Dự án đường sắt trên cao không yêu cầu chặt cây xanh











Thứ Ba, 24/03/2015 11:47

Dự án đường sắt trên cao không yêu cầu chặt cây“Tôi có tham gia Hội đồng Thẩm định đánh giá tác động môi trường đường sắt trên cao, hoàn toàn không có một câu nào trình bày của chủ dự án và tư vấn là sẽ phải chặt tất cả những hàng cây của đường Nguyễn Trãi hay đường Bưởi”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp cho biêt












Không có chuyện chặt cây ở dự án đường sắt trên cao (Ảnh: VnExpress)
Không có chuyện chặt cây ở dự án đường sắt trên cao (Ảnh: VnExpress)


Sự thật

  
Theo ông Đăng, không có chuyện chặt cây, “không có thông qua chủ trương đó”. Bây giờ trong lúc thi công tự nhiên Sở Xây dựng đưa ra chủ trương chặt hết đi, chả có xin phép ai cả, chả có làm gì cả.

Trường hợp quá trình thi công, vận hành không đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tiên thì phải làm báo cáo đánh giá tác động bổ sung và báo cáo đấy cũng phải được thông qua Hội đồng. Sau đó có quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới được chặt cây. “Loạn quá”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng thốt lên.

Việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh cũng “sai quy định” . GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho rằng, việc chặt hàng cây trên đường Nguyễn Trãi, Bưởi, Cổ Nhuế là sai Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư.

Tất cả dự án đầu tư có diện chặt cây phá nhà, giải phóng mặt bằng, phải được báo cáo trong báo cáo tác động môi trường và phải được hội đồng thẩm định thông qua mới được tiến hành.

Hơn nữa theo Nghị định 64 của Chính phủ, có ba loại cây chặt không cần xin phép đó là cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xah bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn và cây nằm trong dự án đầu tư xây dựng công trình.

Đối với cây nằm trong dự án phát triển thì sẽ được tuân theo luật của bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng những cây phải chặt, thay thế trong đề án dường như đều “nằm ngoài 3 loại cây vừa nói trên”.

Muốn chặt phải xin phép. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho biết, thủ tục phải xin phép chặt cây nào chứ không thể liền một lúc chặt 6.700 cây. “Không có chuyện lạ lùng như vậy. Cây đó phải chụp ảnh hiện trạng, phải có địa chỉ ở đâu và lý do vì sao phải chặt”,GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng nói

Việc chặt cây vừa qua đều không đúng pháp luật của nhà nước. “Tôi cho rằng sai lầm là sai lầm từ người lãnh đạo”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng nhấn mạnh

Vi phạm Luật Thủ đô


Xét về khía cạnh luật pháp, Luật sư Trần Vũ Hải, Công ty Luật Hà Nội viện dẫn, Luật Thủ đô do lãnh đạo Hà Nội đề ra trong đó có điều khoản cấm chặt phá cây xanh. Điều đó có nghĩa không được chặt phá trừ trường hợp bất khả kháng. Nếu làm gì đó với cây xanh thì phải bốc toàn bộ cây xanh ra một chỗ khác, đấy là ý nghĩa của cấm chặt phá.

Theo quy định muốn cấp giấy phép phải có hồ sơ từng cây một trình lên trong khi Sở Xây dựng chỉ có công văn. Từ đầu đến cuối “ không làm theo luật lệ nào”, Luật sư Trần Vũ Hải nói.

Đối với đường Nguyễn Trãi, đúng ra theo luật nếu có phải di dời thì cùng lắm chỉ có những cây dưới công trình, còn những cây xà cừ bên cạnh thì không theo luật.

Đặt câu hỏi đối với việc chặt cây một cách nhanh chóng, Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng, công trình đường sắt trên cao tại sao lại chặt hạ ngay, trong khi công trình tàu điện trên cao mấy năm nữa mới xong. Vội vàng chặt trước kế hoạch, không hiểu để làm cái gì.

Cũng với cương vị của một luật sư, TS. Phạm Đức Bảo, giảng viên Đại học Luật Hà Nội nói: “ Tôi có cảm giác lãnh đạo Hà Nội không làm theo luật. Lãnh đạo Hà Nội coi Hà Nội là của Hà Nội, chứ không phải Hà Nội là của cả nước”.

TS. Phạm Đức Bảo lý luận, Luật Thủ đô là của Quốc hội chứ không phải là một văn bản của TP Hà Nội. Khi anh đã đưa ra Luật Thủ đô và Quốc hội ban hành luật thì đều phải tôn trọng.

Khi quốc hội đã ban hành luật thì lãnh đạo Hà Nội làm bất cứ việc gì liên quan đến luật thủ đô cũng phải tuân theo luật. Trong khi chặt cây xanh lại không theo Luật Thủ đô thì rõ ràng vi phạm quá rõ. “Cây xanh của Hà Nội không còn của Hà Nội nữa mà cây xanh của Việt Nam vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”, Tiến sĩ luật này nói.

Không còn là việc riêng của Hà Nội


Đây là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng. Vi phạm này liệu có liên quan đến hình sự không. Nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố hình sự về tội cố ý làm trái, tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

2000 cây xanh hay chỉ 500 cây bị chặt chưa rõ những chắc chắn trong đó có những cây vài chục năm đến hàng trăm năm trồng đến bao giờ mới được. Trong khi đó, lại đi chặt mang tính chất triệt hạ như thế thì hậu quả cực kì lớn.

Vẫn theo TS. Phạm Đức Bảo, dự án chưa nghiên cứu, các chuyên gia chưa có ý kiến làm đề án rất sơ sài của Sở Xây dựng đưa lên cho TP Hà Nội, Chủ tịch đưa cho Phó chủ tịch thay mặt kí, chuyện này vi phạm chắc chắn rõ ràng, không thể xử lý Sở Xây dựng để yên lòng dân được đâu. Trách nhiệm này phải làm đến nơi đến chốn. Việc này phải có một lãnh đạo thành phố đứng ra nhận trách nhiệm chứ không thể đổ cho mấy ông chuyên viên ở Sở Xây dựng.

Có ý kiến cho rằng không thể để Hà Nội tự thanh tra, tự giải quyết. Việc này liên quan đến Luật Thủ đô thì phải là Chính phủ giải quyết chứ không phải việc nội bộ của Hà Nội.

Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất thì Chính phủ có thể giao cho Thanh tra Chính phủ để thanh tra vụ việc này.

Bên cạnh đó phải có các nhà khoa học, luật sư, tổ chức xã hội giám sát việc này và phải xử lý đến nơi đến chốn để ngăn chặn những việc tiếp theo, chứ không phải những việc đã rồi.
Hồng Trang

http://doanhnghiepvn.vn/xa-hoi/du-an-duong-sat-tren-cao-khong-yeu-cau-chat-cay.html







20. Bác Cù Huy Hà Vũ lên tiếng.

Thứ Tư, 25/03/2015


Một cuộc tàn sát môi trường của chính quyền Hà Nội


 Những ngày vừa qua chính quyền Hà Nội đã tiến hành “dự án” chặt hạ 6.700 cây xanh lâu năm trên 190 tuyến phố, để lại những đường phố huơ huếch, xém cháy dưới mặt trời. Ngay lập tức hành vi tàn sát cây xanh hàng loạt này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, đặc biệt của giới trí thức và thanh niên, cho dù Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và Hội đồng nhân dân từ phường tới thành phố được chế độ cộng sản hiện hành mô tả là “Tiếng nói của dân” thảy đều im hơi lặng tiếng. Không nghi ngờ gì nữa, cuộc tàn sát môi trường có tổ chức nói trên nếu được thực hiện trót lọt là nhát rìu khai tử cho cái danh hiệu “Xanh, Sạch, Đẹp” của Thủ đô mà nhà cầm quyền thường vỗ ngực. Rõ ràng là mất số lượng lớn cổ thụ thì sẽ không còn “xanh”, điều này tất dẫn tới gia tăng ô nhiễm, tức mất “sạch” và một khi Hà Nội mất cả “xanh” lẫn “sạch” thì không thể gọi là “đẹp”!


Chặt hạ cây xanh trái pháp luật
Đã có những văn bản pháp luật Việt Nam quy định từ nguyên tắc cho đến chi tiết bảo vệ cây xanh đô thị. Đó là Luật bảo vệ môi trường, Luật Thủ đô và Nghị định 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
Nếu như Luật bảo vệ môi trường nêu ra nguyên tắc “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” thì Luật Thủ đô tại Khoản 1 Điều 14 ghi rõ “nghiêm cấm chặt phá cây xanh”. Bên cạnh đó, với quy định “Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với  việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô” tại Khoản 1 Điều này cây xanh ở Thủ đô được bảo vệ một cách toàn diện. Thực vậy, những hàng cổ thụ của Hà Nội tự bao giờ đã đi vào thơ, vào nhạc. “Đường Láng thơm bạc hà, canh giới/ Ôi trăng soi trên lá xà cừ…” (Đêm trăng đường Láng, thơ Xuân Diệu); “Nhớ phố thâm nghiêm rợp bóng cây, tiếng ve ru những trưa hè…”(Nhớ về Hà Nội, ca khúc của Hoàng Hiệp), “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau…” (Nhớ mùa Thu Hà Nội, ca khúc của Trịnh Công Sơn); “Em ơi, Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa…” (Em ơi Hà Nội phố, ca khúc của Phú Quang)…Tóm lại, những hàng cổ thụ đã đi vào tiềm thức của người Hà Nội và vì vậy hẳn nhiên trở thành một phần của văn hóa và lịch sử của chốn kinh kỳ. Nói cách khác, cây xanh lâu năm không chỉ là văn hóa vật thể mà còn là văn hóa phi vật thể của Hà Nội.
Tính đến tác động môi trường, văn hóa, lịch sử của cây xanh trong các văn bản luật nói trên, Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị quy định khá kỹ những loại cây phải bảo tồn và những trường hợp cây có thể bị chặt hạ, dịch chuyển.
Thủ đô Hà Nội vốn nổi tiếng vì nét đẹp cổ kính với những ngõ phố rợp cây xanh bóng mát, trong số này có nhiều loại cây được xem là ‘di sản’ lâu đời.Thủ đô Hà Nội vốn nổi tiếng vì nét đẹp cổ kính với những ngõ phố rợp cây xanh bóng mát, trong số này có nhiều loại cây được xem là ‘di sản’ lâu đời.
Theo Khoản 6 Điều 2 Nghị định thì “Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây”. Tiếp đó, theo Khoản 7 của Điều này thì cùng với cây quý hiếm, cây được liệt kê trong sách đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa, cổ thụ được xếp vào “cây được bảo tồn”. Đồng thời Khoản 1 Điều 14 Nghị định quy định rất rõ các điều kiện cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Đó là: a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn và c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Những bức ảnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho ta thấy tuyệt đại đa số các cây đã bị đốn đều là cổ thụ còn sống, không bị bệnh, tức không thuộc diện bị chặt hạ đã được Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định. Như vậy “dự án” chặt hạ 6700 cây xanh của chính quyền Hà Nội là chà đạp pháp luật một cách trắng trợn. Thực ra, hành vi tàn sát môi trường đô thị có tổ chức và có quy mô lớn chưa từng thấy này bắt nguồn từ một hành vi phản pháp luật khác. Đó là chính quyền Hà Nội cố tình bỏ qua người dân khi lập kế hoạch chặt phá cây xanh trên diện rộng. Chính Phan Đăng Long, Phó Trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã thẳng toẹt trước công luận là “chính quyền chặt cây không cần phải hỏi dân!” Vậy vai trò của người dân trong quản lý cây xanh được pháp luật quy định như thế nào?
Ngoài nguyên tắc “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” được nêu trong Luật bảo vệ môi trường như đã đề cập, Điều 6 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định chính quyền “hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị” và Khoản 2 Điều 13 vẫn của Nghị định này tiếp tục quy định “Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị”. Như vậy, người dân có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị đương nhiên có quyền biểu quyết về mọi đề xuất chặt hạ chúng.
Cần nói thêm rằng tất cả cây xanh nơi công cộng là tài sản công và hơn thế nữa với tư cách là môi trường sống, liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày của người dân, từ sức khỏe cho đến tình cảm, thẩm mỹ như Khoản 1 Điều 14 Luật Thủ đô đã đề cập. Do đó, cứ cho là không có các quy đinh pháp luật nói trên thì việc chặt hạ cây xanh nhất thiết phải lấy ý kiến của người dân, đặc biệt ý kiến của các nhà khoa học về môi trường, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử.
Tham nhũng là nguyên nhân
Từ trước tới nay luôn có một công ty 100% vốn Nhà nước chuyên lo về cây bóng mát ở Hà Nội, đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên công viên cây xanh (gọi tắt là Công ty công viên cây xanh) trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Theo Quyết định 197/2004/QĐ-UB của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, công ty này với vốn điều lệ là 48 tỷ đồng có chức năng “Quản lý, duy trì, tôn tạo và xây dựng mới các công viên, vườn hoa, cây bóng mát của Thành phố” và “Kinh doanh xuất nhập khẩu hoa, cây cảnh, cây bóng mát”. Như vậy, việc đốn cây, trồng cây thay thế và di chuyển cây bóng mát là trách nhiệm của Công ty công viên cây xanh. Thế nhưng, việc đốn 6700 cây xanh và trồng cây thay thế lại được giao cho các công ty tư nhân do UBND Hà Nội thuê thực hiện. Sự vô lý cùng cực này chứng tỏ không có nhu cầu khách quan để chặt hạ một số lượng cây xanh lớn đến như vậy bởi nếu để Công ty công viên cây xanh đảm trách việc chặt hạ chúng thì có khác nào nói Công ty được nuôi bằng tiền Nhà nước chỉ để chăm sóc, quản lý cây xanh này là ăn hại. Cũng cần khẳng định rằng ngay cả trong trường hợp chính quyền Hà Nội nhận được tài trợ từ xã hội cho việc chặt cây thuộc diện phải chặt hạ và mua cây trồng thay thế thì điều này không đương nhiên buộc chính quyền Hà Nội loại bỏ Công ty công viên cây xanh mà thuê công ty tư nhân. Đơn giản là dù tài trợ đến từ xã hội thì số tiền đó thuộc tài chính công mà đã là tài chính công thì chính quyền Hà Nội giao việc cho công ty công ích mà ở đây là Công ty công viên cây xanh về nguyên tắc là giải pháp tiết kiệm cho ngân sách thành phố nhất bởi công ty tư nhân hoạt động vì lợi nhuận và vì vậy giá thuê sẽ cao hơn. Còn nếu chính quyền Hà Nội nghi ngờ tính hiệu quả của chính “con đẻ” của mình thì tốt nhất là cho đấu thầu giữa Công ty công viên cây xanh và các công ty khác bao gồm các công ty tư nhân.
Vấn đề đặt ra là động cơ nào khiến chính quyền Hà Nội “biến công thành tư” này? Hỏi tức trả lời: chỉ có thể là tham nhũng! Thực vậy những người lập “dự án” giao các công ty tư nhân chặt hạ cây xanh là để biến cây xanh là tài sản công thành tài sản của các công ty này nhằm được chia chác từ siêu lợi nhuận từ bán gỗ cây bị đốn, hay được “lại quả” theo ngôn ngữ dân gian đương đại. Lẽ dĩ nhiên trong trường hợp đó số lượng cây xanh bị đốn phải là con số cực lớn thì các công ty tư nhân mới bõ làm và đó là bản chất của “dự án” 6700 cây xanh phải chết của chính quyền Hà Nội. Con tính “biến công thành tư” hay tham nhũng này vẫn được chính Phan Đăng Long, Phó Trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội gián tiếp thừa nhận khi công khai khẳng định doanh nghiệp (tư nhân) bỏ tiền ra chặt cây thì sẽ quyết định làm gì với cây đã đốn. Nghĩa là “lấy mỡ nó rán nó” theo cách nói của người xưa!
Xà cừ chiếm một số lượng lớn trong danh sách cây xanh bị khai tử và là loại cây bị đốn trước tiên hẳn là một bằng chứng rõ ràng của tuyệt chiêu “lấy mỡ nó rán nó”. Thực vậy, gỗ xà cừ đang rất có giá vì được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, thậm chí được xử dụng để giả gụ là loại gỗ quý hiếm trong bối cảnh rừng đã “đóng”. Điều này giải thích vì sao đường Nguyễn Chí Thanh được mệnh danh “con đường đẹp nhất Việt Nam” bởi rợp bóng của gần 100 xà cừ cổ thụ đã phẳng như đường băng máy bay chỉ sau có vài ngày thực hiện “dự án”. Đó là chưa nói không loại trừ trong 6700 cây bị khai tử kia có nhiều cây sưa cổ thụ có giá tới hàng trăm tỷ đồng mỗi cây. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo quê ở Bắc Ninh và cũng từng là chủ tịch tỉnh này, nơi có các làng nghề gỗ mỹ nghệ nổi tiếng như Đồng Kỵ, hẳn quá biết giá trị của loại các loại gỗ đó...
Ngoài ra, lời nói dối trắng trợn của chính quyền Hà Nội về vụ đốn cây xanh chỉ càng chứng minh tham nhũng là nguyên nhân. Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 20/3 vừa qua, Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho rằng việc chặt ồ ạt cây xanh là do “sự nôn nóng của các nhà tài trợ” trong đó có các doanh nghiệp VPBank, Vingroup và Bình Minh. Thế nhưng các nhà tài trợ này đều cho biết họ chỉ góp tiền, góp sức ủng hộ Thủ đô trồng cây mới, chứ không hề biết, không tham gia và không hưởng lợi gì từ việc chặt hàng loạt cây trên đường phố trong những ngày qua. Ông Trần Tuấn Việt, đại diện VPBank, khẳng định: “Những nhà hảo tâm hoàn toàn không có động cơ để ‘nôn nóng chặt cây’”.
Suy cho cùng, tham nhũng trong vụ đốn cây nằm ngay trong cách thức tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô. UBND Hà Nội tại Quyết định số 6541 ngày 15/12/2009 quy định Sở xây dựng tham mưu về xây dựng vừa tham mưu về quản lý cây xanh lại vừa tham mưu về chọn nhà thầu chặt hạ cây. Nói cách khác là trao cho cơ quan này quy chế “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Thành thử Sở xây dựng không ngần ngại vạch ra các tuyến xây dựng đè lên các tuyến cây xanh để có cớ triệt hạ cây xanh nhằm lấy gỗ đem bán theo kiểu “nhất cử lưỡng tiện” thì mới là lạ!
Ngoài ra, pháp luật về quản lý Nhà nước về cây xanh vừa thừa lại vừa thiếu cũng dẫn tới cây xanh làm mồi cho tham nhũng.
những hàng cổ thụ của Hà Nội tự bao giờ đã đi vào thơ, vào nhạc.những hàng cổ thụ của Hà Nội tự bao giờ đã đi vào thơ, vào nhạc.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị”. Tiếp đó Khoản 1 Điều 20 Nghị định quy định: “Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị”. Chưa hết, Khoản 1 Điều 21 lại quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh”. “Thống nhất quản lý” tức là quản lý được thu về một đầu mối. Thế nhưng như ta đã thấy, có đến 3 “đầu mối” quản lý cây xanh, điều này tất dẫn đến tình trạng quản lý bị thả lỏng hay “vô chính phủ” trong quản lý cây xanh.
Trong khi đó, cơ quan Nhà nước tưởng như không thể thiếu được trong quản lý cây xanh đô thị hay “lá phổi” của đô thị là cơ quan quản lý Môi trường thì lại hoàn toàn vắng bóng trong việc quyết định “tồn tại hay không tồn tại” của xanh. Cần phải khẳng định rằng cây xanh công cộng cho dù được Sở xây dựng hay tổ chức khác trồng thì việc quản lý cây xanh phải là một chức năng của cơ quan quản lý môi trường, cụ thể là của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như của đơn vị chuyên trách là Công ty công ích công viên cây xanh. Tóm lại, không thể coi cây xanh ở đô thị là nguồn khai thác gỗ, ai trồng thì người đó muốn chặt lúc nào thì chặt. Không những thế, ngay từ khi quy hoạch đô thị nói chung, quy hoạch cây xanh đô thị nói riêng, đã phải có sự tham gia của cơ quan quản lý môi trường. Do đó, để bịt kín những lỗ hổng tạo cơ hội cho tham nhũng, Nghị định 64/2010/NĐ-CP cần được sửa theo hướng sau:
Thứ nhất, bỏ quy định “Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị” và quy định Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị” bởi chức năng của Chính phủ, của cấp Bộ là ra chính sách, đề ra phương thức quản lý cây xanh để cho cấp địa phương thực hiện chứ không phải làm thay cấp địa phương, đó chưa nói trên thực tế Chính phủ không tài nào quản lý được tất cả cây xanh đô thị. Thực ra quy định này tạo ra cơ chế ”xin-cho”, tức cái gì địa phương làm cũng phải được Chính phủ, cho phép, buộc chính quyền địa phương phải “bôi trơn” hay nói thẳng ra là hối lộ để Chính phủ hoặc đồng tình hoặc làm ngơ như một hình thức bảo kê quyết định sai trái của chính quyền địa phương.
Thứ hai, bổ sung quy định: “Sở Tài Nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND cấp tỉnh về quy hoạch và quản lý cây xanh đô thị”.
Đến đây có thể có câu hỏi: Nếu UBND cấp tỉnh ra quyết định xâm hại môi trường bất chấp phản đối của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc do Sở này tham mưu sai thì Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có bó tay? Hoàn toàn không. Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường với tư cách giám sát thực thi pháp luật và chính sách do bản thân các cơ quan này ban hành đương nhiên có thẩm quyền yêu cầu UBND cấp tỉnh hủy quyết định trái pháp luật đó, thậm chí yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố hình sự những cá nhân liên quan đến việc ra quyết định đó trong trường hợp quyết định đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Khởi tố “vụ án chặt cây xanh Hà Nội” – việc cần làm ngay
Theo báo “PetroTimes” ngày 20/3/2015 là ngày Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tuyên bố dừng “dự án” trước sự phản đối mạnh mẽ của công luận trong và ngoài nước, đã có khoảng 2000 cây xanh bị chặt phăng, một thiệt hại to lớn cho Nhà nước cũng như cho người dân Thủ đô. Do đó khởi tố vụ án chặt cây xanh ở Hà Nội theo Điều 281 Bộ Luật hình sự - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân) là việc các cơ quan tiến hành tố tụng cần làm ngay, nhất là trong bối cảnh việc chặt hạ cây vẫn điềm nhiên diễn ra, như thể không có tuyên bố dừng của người đứng đầu chính quyền thành phố.
Vấn đề còn lại là xác định hình phạt cho những kẻ đã gây ra thiệt hại nói trên. Theo Thông tư liên tịch số 02/2001 của VKSND Tối cao - TAND Tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp, hành vi gây thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên là nghiêm trọng, từ 500 triệu đồng trở lên là rất nghiêm trọng, từ 1,5 tỉ đồng trở lên là đặc biệt nghiêm trọng. Vậy đốn ngã 2000 cây xanh mà giá trị trung bình là hàng chục triệu đồng mỗi cây chỉ tính gỗ, không kể giá trị vô hình là bóng mát thì đã có đủ căn cứ để khởi tố những kẻ liên quan đến việc ra quyết định chặt cây xanh ở Hà Nội theo Khoản 3 Điều 281 (Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm).
Để chuẩn bị cho “vụ án chặt cây xanh Hà Nội”, ngay từ bây giờ người dân Thủ đô cần tích cực thu thập chứng cứ bằng cách quay phim, chụp ảnh tất cả các địa điểm nơi cây xanh bị chặt hạ và tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia chặt hạ chúng cũng như sẵn sàng đứng ra làm chứng trong quá trình tố tụng. Đó là những gì mà người viết bài này, một Người Hà Nội và luôn đau đáu về Hà Nội, mong muốn, không chỉ để giữ lại một môi trường trong sạch mà còn để loại bỏ thứ ô nhiễm nguy hại nhất – độc đoán và tham nhũng!
Tác giả là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường, đã từng tham gia đấu tranh chống xây khách sạn tại Công viên Thống nhất ở Hà Nội và kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do đã quyết định cho khai thác bauxite tại Tây Nguyên, hiện là học giả tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ.


Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


http://www.voatiengviet.com/content/mot-cuoc-tan-sat-moi-truong-cua-chinh-quyen-ha-noi/2692645.html



19. Lại báo cáo lên trên.


Phó ban Tuyên giáo Hà Nội: Báo cáo việc chặt cây xanh lên Thủ tướng


 24/03/2015 16:35


(TNO) Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết như vậy tại buổi họp báo thường kỳ của Thành ủy Hà Nội chiều nay 24.3.

cay-xanhCác chuyên gia về cây xanh đô thị, cây lâm nghiệp đã đến khảo sát và cho rằng hàng cây
mới trồng tại đường Nguyễn Chí Thanh không phải cây vàng tâm - Ảnh: Lê Quân
Tại buổi giao ban báo chí thường kỳ của Thành ủy Hà Nội diễn ra chiều nay 24.3, nhiều phóng viên tiếp tục đề nghị làm rõ các vấn đề về trách nhiệm trong vụ chặt hạ cây xanh tại thành phố này gây bức xúc dư luận vừa qua.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Thanh Niên Online về trách nhiệm của lãnh đạo UBND TP.Hà Nội trong việc xây dựng đề án chặt hạ thay thế cây xanh và có hay không việc đùn đẩy trách nhiệm cho các đơn vị thực hiện?, ông Phan Đăng Long khẳng định, những bức xúc của dư luận, sai sót trong quá trình thay thế cây xanh bắt đầu từ khâu thực hiện.
“Việc kiểm điểm trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đã được tiến hành, ra quyết định. Tuy nhiên, UBND TP không đùn đẩy, đổ trách nhiệm xuống bên dưới. Hiện tại chưa ai khẳng định đề án này sai”, ông Long nói.
Trước câu hỏi tiếp theo của chúng tôi về việc có sự khuất tất không đằng sau việc thay thế cây vàng tâm bằng cây mỡ, ông Long khẳng định: "Mọi thiếu sót, sai phạm ở khâu nào sẽ được thanh tra làm rõ trong thời gian tới. Kể cả lãnh đạo cấp trên, nếu thanh tra ra kết luận mà có sai sót gì thì cũng bị liên đới… Kể cả thông tin đoạn đường Nguyễn Chí Thanh trồng cây mỡ hay cây vàng tâm cũng sẽ được làm rõ”, ông Long khẳng định.
Tại cuộc họp này, ông Long cũng cho biết sau tất cả những gì đã xảy ra, từ phản ứng của người dân, dư luận và kiến nghị của chuyên gia, Hà Nội sẽ cho rà soát lại toàn bộ Đề án này, từ khâu triển khai đến thực hiện. Sau đó, báo cáo lên Thủ tướng và Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Lê Quân - Anh Vũ
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/pho-ban-tuyen-giao-ha-noi-bao-cao-viec-chat-cay-xanh-len-thu-tuong-544547.html



18. Nói thì rất hay ! 

24/03/2015 14:33 GMT+7


Quy trình chặt một cây xanh ở Hà Nội như thế nào?

 - "Ở Hà Nội, việc chặt hạ, trồng mới hay thay thế một cây xanh không phải… cứ thích là được. Nó là cả một quy trình." – lãnh đạo một đơn vị cty cây xanh cho biết.

Bãi tập kết “khủng" này có diện tích khoảng 10ha, được quây kín tôn, canh phòng cẩn mật.

 Trong đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015, để chặt 1 cây xà cừ, Hà Nội đã chi gần 36 triệu đồng.
Công khai lượng gỗ chặt hạ trên các tuyến đường
Chiều 23/3, lãnh đạo Công ty MTV Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đã thông tin với báo chí số lượng, hiện trạng các loại cây, gỗ, củi… mà đơn vị này đã chặt hạ trên một số tuyến phố chính của Hà Nội thời điểm trước đó.
cây xanh, công viên, đề án, Hà Nội...
Cán bộ công ty Công viên cây xanh thông tin về khối lượng gỗ, củi đã chặt hạ trên các tuyến phố Hà Nội trước đó.
Theo đó, số lượng cây, gỗ và củi trên tuyến đường Nguyễn Trãi đã được chặt hạ là 520 cây, trong đó gỗ xà cừ chặt hạ được thống kê, kiểm đếm là 186,93m3; gỗ khác: 31,699m3; củi: 23,425m3.
Trên tuyến Phố Huế - Hàng Bài, lượng cây chặt hạ gồm 115 cây, bao gồm 5,62m3 gỗ xà cừ; 5,72m3 gỗ khác và 4,93m3 củi.
Đường Nguyễn Chí Thanh đã chặt hạ 111 cây, thu giữ 1,52m3 gỗ xà cừ; 5,72m3 gỗ khác và 9,24m3 gỗ củi.
Phó Tổng giám đốc Cty Công viên Cây xanh Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Hưng cho biết, tất cả số lượng cây, gỗ, củi nói trên đang được giữ trong kho bãi tại vườn ươm của đơn vị ở khu vực Diễn (quận Nam Từ Liêm) và chưa tiến hành bán đấu giá.
“Giá trị một mét khối gỗ tùy theo từng thời điểm trung tâm thẩm định giá Sở Tài chính đưa ra. Sau một quý, thường là 3 tháng. Công ty báo cáo Sở Tài chính, Sở giới thiệu một công ty đấu thầu, công ty này đứng ra tổ chức thông báo đến các tổ chức, cá nhân muốn mua củi gỗ đến đấu thầu.
Tiền đấu thầu thu được sau đó sẽ khấu trừ vào tiền ngân sách hàng năm Thành phố phân bổ cho đơn vị, sau khi đã được quyết toán” – ông Hưng cho hay.
cây xanh, công viên, đề án, Hà Nội...
Số lượng cây hoa sữa được di dời về vườn ươm để chờ tái trồng.
Ngoài lượng gỗ, củi đang được giữ ở bãi gỗ trong vườn ươm Cầu Diễn, tại đây cũng quản lý một số lượng lớn những cây nằm trong diện phải di dời từ các tuyến phố trên địa bàn Thủ đô.
“Sau một thời gian cây khỏe, và theo sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản, những cây này sẽ được tái trồng theo quy hoạch”.
Vị này cũng thông tin, Hà Nội hiện có khoảng 120.000 cây xanh các loại được trồng trên khoảng 3.000km các trục đường chính đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ.
“Việc chặt hạ, cải tạo, thay thế, trồng mới một cây xanh đều thông qua một quy trình rất ngặt nghèo do cơ quan chủ quản chỉ đạo, trực tiếp là Sở Xây dựng. Chúng tôi cũng chỉ là đơn vị thực thi, chỉ tiến hành khi có quyết định cấp phép từ trên xuống, chứ không phải cứ muốn chặt một cành cây là được” – lãnh đạo Cty Công viên cây xanh giải thích.
Quy trình chặt một cây xanh ?
Trong thời gian qua, khi vụ 6.700 cây xanh nằm trong đề án cải tạo, thay thế được Hà Nội triển khai nóng vội khiến dư luận xã hội quan tâm, câu hỏi này càng cần thiết có lời giải đáp.
cây xanh, công viên, đề án, Hà Nội...
Hơn 180m3 gỗ xà cừ chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi đang được lưu giữ trong bãi gỗ Cầu Diễn.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, chuyên viên giám sát Ban quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật đô thị (thường được gọi là Ban A) – Sở Xây dựng Hà Nội cho biết ngay như bước tiến hành thu hồi củi, gỗ, các thành phần tham gia đã lên tới 05 đơn vị.
Gồm có: giám sát bên A (BQL DA Hạ tầng kỹ thuật đô thị); cán bộ Đội bảo vệ Phòng Hành chính tổng hợp; cán bộ phòng Kế hoạch Tổng hợp; đại diện cán bộ Xí nghiệp quản lý cắt sửa; tổ đội trực tiếp thực hiện công tác cắt sửa, chặt hạ cây.
Các thành phần trên xác định trực tiếp khối lượng thu hồi bằng thước đo đối với tất cả các khúc gỗ, củi. Đối với gỗ, các khúc cây có đường kính trung bình >= 20cm được coi là gỗ, còn lại được xác định là củi.
"Sau khi đã thống nhất khối lượng, các bên sẽ tiến hành lập biên bản xác định khối lượng thu hồi tại hiện trường. Đối với khúc củi bị mục nát, mối mọt không tiến hành thu hồi, phải chụp ảnh hiện trường làm biên bản thống nhất hủy.
Đối với những cây dâu da, vông, dướng, trứng cá, các cây không có đường kính <20cm sẽ không thực hiện thu hồi củi gỗ)" – ông Tuấn phân tích.
Sau khi đã thực hiện xong thủ tục biên bản, gỗ, củi được vận chuyển tập kết về kho, có biên bản giao nhận với thủ kho tuân theo đúng nội dung đã thực hiện tại hiện trường; thủ kho thống nhất ký vào biên bản giao nhận sau khi kiểm đếm.
Công tác xử lý, thanh lý gỗ, củi chỉ được thực hiện trên cơ sở khối lượng gỗ củi đã tập kết tại bãi gỗ. Công ty tiến hành báo cáo tổng hợp Sở Tài chính về khối lượng, chủng loại, kích cỡ, hiện trạng củi gỗ thu được, sau đó khảo sát giá thị trường để làm cơ sở thực hiện đấu thầu.
“Hà Nội hiện có hơn 10 đơn vị thực hiện công tác này, trong đó có cả các đơn vị xã hội hóa. Tất cả các bước được thực hiện theo một quy trình rất chặt chẽ” – cán bộ giám sát Nguyễn Anh Tuấn nói.
Về thông tin, chi phí chặt hạ một cây xà cừ lên đến hơn 30 triệu đồng/cây, P.TGĐ Công ty Công viên cây xanh xác nhận, đó là việc có thực.
“Với những cây cao, kích thước lớn, chi phí chặt hạ một cá thể cây như vậy rất phức tạp, và chỉ được các cơ quan chủ quản thông qua chúng tôi mới tiến hành làm” – ông Hưng nói.

Toàn cảnh vụ Hà Nội định chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên gần 200 tuyến phố.
Kiên Trung
Ảnh: Phạm Hải

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/227327/quy-trinh-chat-mot-cay-xanh-o-ha-noi-nhu-the-nao-.html



17. Các chuyên gia chắc lại phải tới đường Nguyễn Chí Thanh xem lại cây, vừa trồng lén đêm qua ?

Thứ ba, 24/3/2015 | 12:37 GMT+7

 http://vnexpress.net/photo/thoi-su/cay-duoc-thay-moi-lan-hai-tren-duong-nguyen-chi-thanh-3161676.html
Mới trồng chưa đầy một tuần, cây vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đoạn gần ngã tư Đê La Thành đã được nhổ lên thay bằng cây có hoa lá và tán rộng hơn.
Cách đây khoảng hai tuần, hàng trăm cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình) đã được đốn hạ, di chuyển và thay bằng cây vàng tâm theo đề án thay thế 6.700 cây xanh. Tuyến phố vốn được coi là con đường đẹp nhất Việt Nam nay thiếu vắng màu xanh. 
Theo kế hoạch của Sở Xây dựng Hà Nội, cây vàng tâm được chọn trồng thay thế hoa sữa trên tuyến đường này. Những cây được đơn vị chức năng của Hà Nội gọi là vàng tâm này cao chừng 20 m được cắt tỉa toàn bộ cành lá. Việc chọn trồng cây vàng tâm khiến người dân và nhiều nhà chuyên môn tỏ ra không đồng tình vì loại cây này ưa ẩm, thích hợp với những vùng núi cao, không phù hợp với tiêu chí cây đô thị do chính Sở Xây dựng đưa ra.  Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Đặng Văn Hà, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (Đại học Lâm nghiệp) cũng cho rằng "cây mới trồng thay thế cần phải có màu xanh ngay, chứ không thể giống như cắm cái cọc, không có tán, không có lá".
Căn cứ vào đặc điểm của cây mới được trồng, chuyên gia thực vật Nguyễn Tiến Hiệp khẳng định: "Cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm, dù cùng một nhóm". Đây là loại cây gỗ bình thường dùng để làm giấy ở vùng Yên Bái, Tuyên Quang. Cây này không thích hợp để trồng ở nơi đô thị vì lá rất thưa và khả năng sống không cao do điều kiện thổ nhưỡng ở Hà Nội không phù hợp.
Chưa đầy một tuần sau khi được trồng trước khách sạn Bảo Sơn, đêm 22/3, một đơn vị đã cho nhổ bốn cây được gọi là vàng tâm lên và thay thế bằng những cây mới.
Bốn cây mới trồng thấp hơn so với những cây cũ, có cành vươn dài khoảng gần 2 m, lá xanh xum xuê. Thân cây có đường kính lớn hơn những cây vàng tâm trước đây khoảng 5 cm.
Cây mới được trồng thậm chí có hoa. Một số bông màu trắng to, qua quá trình vận chuyển đã bị héo.
Thân cây vừa trồng có màu sẫm, được bảo vệ bởi những chiếc cọc gỗ.
Trong khi những cây được gọi là vàng tâm trồng cùng trên đường Nguyễn Chí Thanh có phần thân màu sáng, không vết đốm.
Theo ông Bình, nhân viên bảo vệ ở một cửa hàng ven đường Nguyễn Chí Thanh cho biết, cây này được trồng trong đêm, "vì buổi tối hôm 21/3, khi hết ca trực thì cây vàng tâm cũ vẫn còn, tuy nhiên sáng nay tôi đến thì thấy cây đã được thay thế". 
Trao đổi với báo chí chiều 23/3, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cây xanh Hà Nội cho biết những cây thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh, đoạn gần khách sạn Bảo Sơn vừa trồng lại vào ngày 22/3, "đây là cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, nụ hoa, lá xanh tốt, được nhà tài trợ trồng làm mẫu vì các cây cũ còn nhỏ và yếu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về".
Tuy nhiên đại diện ngân hàng VPBanks (nhà tài trợ) cho rằng không tự lựa chọn và trồng mẫu loại cây này. "Dù cam kết tài trợ để trồng cây nhưng đến nay đơn vị chưa chi tiền vì chưa nhận được thông báo nào về chi phí cũng như các nội dung khác về việc trồng cây trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh", vị này nói. 
Theo kế hoạch của TP Hà Nội, 382 cây vàng tâm sẽ được trồng trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, một nửa trong số đó (dãy nhà số chẵn) là do một ngân hàng tài trợ, nửa còn lại là đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội.
Bá Đô






16.


Vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội: Tiết lộ gây sốc của dân buôn gỗ

24.03.2015 | 07:48 AM

Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt.

Trong khi chưa ngã ngũ đơn vị thi công đã chặt 500 cây hay 2.000 cây thì dư luận lại càng thắc mắc và băn khoăn tại sao Sở Xây dựng không công khai thông tin về đơn vị mua số cây bị chặt hạ và giá bán là bao nhiêu để người dân được biết?
Hiện nay trên thị trường giá gỗ xà cừ cổ thụ, chất lượng gỗ tốt giá đang được người tiêu dùng ưa thích.
Vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội: Tiết lộ gây sốc của dân buôn gỗ - Ảnh 1

Cây xà cừ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi

Anh Trần Văn Đoàn, chủ một xưởng mộc trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Giá gỗ xà cừ trong hai năm nay tăng từ 8,5 triệu/m3 gỗ lên 9 triệu/m3. Nguyên nhân chính là do các gỗ cao su và một số gỗ nhập khẩu có giá cao trong một thời gian dài, vì vậy những người làm gỗ như chúng tôi đã chọn gỗ xà cừ để giảm giá đầu vào, mà vẫn chiếm được thị trường”.
Anh Đoàn cho biết thêm: “Khi Hà Nội khai thác một loạt cây xà cừ cổ thụ có chu vi tới 2 người ôm trên tuyến đường từ Ngã Tư Sở tới cầu Trắng tôi cũng tìm đến điểm khai thác để hỏi mua nhưng không mua được. Nguyên liệu xưởng tôi chủ yếu qua các chủ hàng ở Bắc Ninh hay các tỉnh lân cận”.
Cũng như anh Đoàn, anh Nguyễn Mạnh Hưng, một người chuyên buôn bán các loại gỗ chia sẻ: Ngoài các loại gỗ cao cấp như gỗ xưa, gỗ trắc, giáng hương… thì thị trường Trung Quốc hiện nay họ đang có nhu cầu nhập các sản phẩm nội thất, thớt, ván gỗ sản xuất từ gỗ xã cừ. Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt. Bản thân tôi cũng lần mò tìm cách để mua nhưng không sao mua được, hình như họ (đơn vị khai thác) đã có mối hết rồi.
Qua tìm hiểu được biết, đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 trên địa bàn Hà Nội cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1/2015, các chi phí cho việc cắt tỉa cây, giải tỏa cây đổ, chặt hạ, đào gốc cây xà cừ có đường kính trên 120 cm đều ở mức trên 10 triệu đồng.
Để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc. Cũng với đường kính như trên, nếu chỉ cắt tỉa không sử dụng xe nâng thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp giải toả cây gãy đổ là trên 10 triệu đồng.
Như báo Người đưa tin đã đưa, sau khi có lệnh dừng chặt hạ cây xanh để rà soát lại từ Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo, ngày 20/3, UBND TP Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp báo, với sự tham gia của hàng trăm cơ quan báo chí, với 21 câu hỏi được đưa ra xoay quanh việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh đang được chính quyền Hà Nội thực hiện. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng đã ra văn bản, giao Giám đốc Sở Xây dựng phải trả lời công khai toàn bộ 21 câu hỏi đã nêu ra tại buổi họp báo trước ngày 25/3.
Đến ngày 22/3, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ra quyết định thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh.
Một gốc cây xà cừ đường kính 120 cm có công đào là 10 triệu đồng, công cưa chặt là 25 triệu đồng đã khiến nhân dân bất bình về cách chi tiền quá “thoáng” của cơ quan công quyền Hà Nội. Nhưng điều khiến bạn đọc và nhân dân quan tâm hơn cả ở thời điểm này là thông tin chính thức về số lượng gỗ được chặt hạ xuống từ các con phố hiện giờ đang ở đâu ngoài các điểm tập kết tại khu vực Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm); làng Chuông, xã Phương Trung (Thanh Oai).

http://www.nguoiduatin.vn/dan-buon-go-tiet-lo-vu-chat-cay-xay-o-ha-noi-a179554.html




15. Tết trồng cây từ 1959.



Biểu tình chống chặt phá cây xanh ở Hà NộiBiểu tình chống chặt phá cây xanh ở Hà Nội
Nhân dư luận đang căm phẫn tột cùng về việc TP Hà Nội cho chặt bỏ hàng ngàn cây cổ thụ thấm đẫm ký ức ngàn năm của Thủ đô lại nhớ đến ý tưởng TẾT TRỒNG CÂY của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là người đầu tiên trên trái đất đưa ra ý tưởng phát động phong trào trồng cây xanh để bảo vệ môi trường và làm kinh tế Phật Giáo.
Từ tháng 11-1959, Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân cả nước tổ chức một ngày “Tết trồng cây”: “Việc này tốn kém ít mà lợi ích nhiều”, mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân ta. Người khẳng định nếu 11 triệu người từ 8 tuổi trở lên ở miền Bắc đều có thể phụ trách trồng một hoặc vài ba cây trong năm năm từ 1960 đến 1965 thì “chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà”. Sau hơn 50 năm kể từ ngày phát động phong trào Tết trồng cây, đất nước ta đã có thêm hàng nghìn triệu cây xanh tỏa bóng, hàng vạn hécta rừng phủ kín đồi hoang. 
Trong khi đó, mãi đến thập kỷ 70, một nhà kinh tế học người Anh là E.F. Shumacher mới có ý tưởng tương tự khi tóm tắt thông điệp của mình về trách nhiệm chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ của đất đai và môi trường sống trong một khẩu hiệu giản dị: “Hãy trồng một cây!”. Khẩu hiệu trồng cây đựợc Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động trên phạm vi cả nước từ những năm 1960, nhưng sau khi được E.F. Shumacher tuyên ngôn vào năm 1973, nó đã dấy lên những phong trào xã hội sôi nổi như Hội những người Bạn của quả đất, Hoà bình xanh...ở các nước phương Tây.
Từ ý tưởng “Nhỏ là đẹp” đến phong trào “Hoà bình xanh”
E.F. Shumacher đã dựa vào tư tưởng phương Ðông để đề xướng kinh tế học Phật giáo với phương châm phát triển các kỹ nghệ vừa và nhỏ nhằm đáp ứng những nhu cầu đích thực của con người chứ không phát triển công nghiệp đồ sộ để chạy theo những nhu cầu xa hoa phù phiếm do kỹ nghệ quảng cáo tạo ra.
Những ý tưởng về kinh tế Phật giáo đã được Gandhi đề cập đến từ trước đó, nhưng khi được E.F.Shumacher hệ thống lại trong cuốn  Nhỏ  là đẹp  (E.F.Shumacher – Small is bautiful -New York, 1989) những ý tưởng này đã gây chấn động vì nó thách thức triệt để thế giới sản xuất và tiêu thụ hiện đại, nó bác bỏ các cấu trúc quyền lực hiện hữu của thế giới, không phải vì chúng là tư bản, cộng sản hay phát xít, mà đơn giản vì chúng quá lớn, quá tầm vóc đích thực của con người.
Cảm hứng về lợi nhuận thúc đẩy các quá trình  sản xuất và dục vọng về một cuộc sống giàu có xa hoa thúc đẩy các hoạt động tiêu dùng là hai mặt của con người hiện đại. Nhưng có một nghịch lý giữa con người sản xuất và con người tiêu dùng hiện đại là: Nếu như con người sản xuất luôn luôn tằn tiện, giảm thiểu chi phí đến mức tối đa  thì con người tiêu dùng lại hướng đến sự lãng phí xa hoa vô bờ bến. Nếu trong quá trình sản xuất, người công nhân ăn ngon như ăn tiệc, đi xe bóng lộn hay dùng các phương tiện đắt tiền thì sẽ bị coi là lãng phí, nhưng nếu trong quá trình nghỉ ngơi, cũng chính anh ta xài những thứ trên thì lại  được mang hào quang của con người sành điệu, theo kịp nhịp sống của thời đại văn minh. Thế là, cái lòng tham giảm thiểu giá thành dần dần trở thành đạo lý tiết kiệm trong sản xuất và biến tướng thành một định hướng ăn sẵn từ thiên nhiên: Nhiên liệu và nguyên liệu khai thác trong lòng đất, gỗ quý, đá quý và các loài muông thú, cá tôm  bị khai thác, săn bắt trên  rừng, dưới biển. Các công nghệ được chế tạo ngày càng tinh vi để khai thác lùng bắt biến thiên nhiên thành đồng tiền, biến những điều kiện sống tương lai thành lợi nhuận. Môi trường, khí quyển và sinh quyển cứ kiệt quệ dần trong hào quang của con người chinh phục thiên nhiên, là hệ quả của sự bành trướng những quy mô quá lớn về sản xuất và công nghệ.
E.F. Shumacher có lẽ là người đầu tiên  lên tiếng một cách quyết liệt và thuyết phục nhất về thực trạng này. Ông cho rằng các máy móc ngày càng đồ sộ gây ra những sự tập trung quyền lực kinh tế ngày càng lớn và tác động bạo lực ngày càng mạnh với thiên nhiên nên chúng không hề tượng trưng cho tiến bộ mà chỉ tạo ra sự suy kiệt của môi sinh, sự trống rỗng về tinh thần của các nước giàu và sự chạy đua mù quáng về tiêu dùng của các nước nghèo. Ông cho rằng các nước nghèo đang tự bán mình cho  công nghiệp du lịch quốc tế nhằm theo đuôi các biểu tượng về giàu sang và tiến bộ mà phương Tây đã dạy họ thèm muốn: đô thị lộng lẫy, khách sạn chọc trời. E.F. Shumacher đã dựa vào tư tưởng phương Ðông để đề xướng kinh tế học Phật giáo với phương châm phát triển các kỹ nghệ vừa và nhỏ để đáp ứng những nhu cầu đích thực của con người chứ không phát triển công nghiệp đồ sộ để chạy theo những nhu cầu xa hoa phù phiếm do kỹ nghệ quảng cáo tạo ra. Và ông tóm tắt thông điệp của mình về trách nhiệm chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ của đất đai và môi trường sống trong một khẩu hiệu giản dị: “Hãy trồng một cây!”.
Phá hoại di sản cây xanh, huỷ hoại ký ức cộng đồng
Trong khi các học giả của các nước phát triển đã ý thức được sự mai một đáng sợ của văn minh tinh thần trước sự phát triển đầy bạo lực của văn minh vật chất, thậm chí còn có xu hướng khôi phục lại các tư tưởng truyền thống phương Ðông để tìm lối thoát cho xã hội hiện đại như cách làm của Shumacher, thì ở các nước nghèo, đa số trí thức lo học theo các mô hình quản lý và các kỹ nghệ phương Tây. Và cái tham vọng công nghiệp hoá, đô thị hoá đã đẫn đến những sự huỷ hoại môi trường thiên nhiên và tiêu xài lãng phí vào những công trình quy mô, xa hoa không  tương xứng với thực lực của nền kinh tế. Và sự huỷ hoại môi trường, tàn phá cây xanh cũng đã diễn ra ở Việt Nam như thác lũ từ  rừng núi tràn về thành phố. Hà Nội  được thế giới mệnh danh là “Thành phố cây xanh”. Vậy mà UBND TP Hà Nội lại ngang nhiên tổ chức đốn hàng ngàn cây xanh đang làm nên bóng mát và hình ảnh Thủ đô trong mắt toàn nhân loại, làm công luận căm phẫn chưa từng thấy. Thậm chí có người còn gọi đây là hoạt động khai thác gỗ của bọn lâm tặc ngay giữa Thủ đô. Nhiều ý kiến cho rằng đằng  sau vụ phá hoại có quy mô lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng cho đất nước này là những toan tính của nhóm lợi ích, cần được điều tra làm rõ và truy  tố trách nhiệm hình sự đúng người đúng tội. Trước sức ép của dư luận cả nước, UBND TP Hà Nội đã phải ra lệnh tạm ngừng việc đốn cây. Song, để xử lý tiếp tục cần  nhận thức đúng bản chất của vụ việc này. Việc cưa đổ hàng ngàn cây xanh có tuổi ở Hà Nội gây hậu quả nghiêm trọng hơn việc lâm tặc khai thác gỗ. Đây không chỉ là hành vi khai thác gỗ, mà có thể coi là một chiến dịch phá hoại môi trường văn hoá, phá hoại hoại ký ức cộng đồng và phá hoại hình ảnh Thủ đô một cách có tổ chức. 
Cây Hà Nội thấm đẫm tâm linh và văn hoá, những rặng cây cổ thụ không chỉ làm nên bóng mát trên những con đường như Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Bà Triệu..mà còn  sống trong tâm hồn bao thế hệ như những ấn tượng văn hoá lịch sử sâu sắc về Thủ đô ngàn năm văn vật. Bao thế hệ mang trong ký ức thẳm sâu tiếng ve kêu mùa hè, hương hoa sữa mùa thu, lá sấu rụng mùa đông. Tên cây gắn liền tên phố gắn với nhiều kỉ niệm thân thương. Hàng sấu cổ thụ phố Phan Đình Phùng khi xanh mướt, khi rải lá vàng rực trên hè phố đã sống trong nhiều bức ảnh nghệ thuật về Thủ đô. Hàng sao đen thẳng tắp cao vút, bốn mùa rợp bóng mát được trồng duy nhất trên phố Lò Đúc đã là nguồn cảm hứng của nhiều hoạ sỹ, ngày xưa cò từ khắp nơi bay về đậu trắng những ngọn cây nên phố Lò Đúc còn có tên gọi là “phố cò”. Hàng cây hoa sữa trên phố Nguyễn Du, Quán Thanh đã trở thành nguồn cảm hứng cho ra đời nhiều tác phẩm thi ca, âm nhạc. mùi hoàng lan dịu dàng đầu đường Thanh Niên, cây bằng lăng phố Thợ Nhuộm, cây me phố Ngô Quyền, cây cơm nguội vàng rực đường Yên Phụ, hàng hoa sưa bất ngờ trắng xoá  trên phố Hoàng Hoa Thám vào mùa cưới cuối tháng ba...
Những người có ý tưởng triển khai dự án thay thế cây Hà Nội và tổ chức thực hiện dự án này tỏ ra không hề có hiểu biết tối thiểu về thế giới cây Hà Nội, không có mảy may ý thức văn hoá cây xanh, văn hoá Thăng Long, văn hoá về môi trường giáo dưỡng nhân cách của thiên nhiên. Họ nhìn những cây xanh Hà Nội như những cây trên rừng, không ký ức, không kỷ niệm, không lịch sử. Họ đốn cây, chọn cây và thay cây như những kẻ khai thác gỗ và trồng gỗ, mang tư duy kinh tế của con buôn mà không hề có nhãn quan lịch sử và văn hoá. Họ đã làm một cách chộp giật, thô bạo, như một bầy lâm tặc, giống như bọn giặc Trung Hoa đốt sách ngày xưa. Họ không hề nghĩ đến chuyện sẽ có hàng chục thế hệ trẻ thơ trưởng thành lên ở Thủ đô không được sống trong bầu sữa của cây xanh như các thế hệ cha ông. Họ đã cướp đi của bốn năm thế hệ trẻ thơ tương lai sống trong các con phố trụi cây những cảm xúc về Hà Nội “Thành phố cây xanh”, cướp đi của các em một cơ hội được trưởng thành lên trong văn hoá cây xanh như các thế hệ trẻ ở Thăng Long Hà Nội xưa nay. Những em bé lớn lên đói cây xanh ấy không chỉ mất đi những kỷ niệm trèo me trèo sấu nghe ve kêu trên cành phượng vĩ của hàng trăm thế hệ cha ông, mà còn có thể trở nên lạnh lùng, vô cảm, dễ thủ ác.
Chính vì bản chất của dự án chặt cây thay cây Hà Nội vừa triển khai có bản chất của hành vi phá hoại môi trường văn hoá tâm linh và ký ức lịch sử của Thủ đô nên nó đã gây ra sự xúc động và căm phẫn chưa từng thấy. Đây là điều các cơ quan quản lý và các cơ quan chức năng cần nhận thấy để xem xét đúng bản chất và mức độ nguy hại của dự án kiểu này. Cho dù họ rút kinh nghiệm đề xuất tiếp tục thay cây theo lộ trình nào đó, thì cũng không thể để những người thực dụng, thiếu văn hoá, thiếu tình cảm với cây xanh Thủ đô tiếp tục đứng ra làm một việc hệ trọng và tinh tế như thay những cây xanh có linh hồn trên đất Thủ đô. Hà Nội cần huỷ bỏ dự án này. Việc thay thế, bảo trì cây xanh Hà Nội cần được làm từ góc độ văn hoá với sự chỉ đạo của một tổ chức hỗn hợp tầm quốc gia, chứ không thể để mấy ông quan chức vô cảm, thực dụng, nguỵ biện, vô trách nhiệm, mang nhãn quan kinh tế và nhãn quan trồng rừng đứng ra làm tiếp./.

http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/tu-tet-trong-cay-cua-ho-chi-minh-den-vu-pha-huy-moi-truong-van-hoa-lich-su-thu-do



14. Thêm khẳng định là mỡ.

24/03/2015 03:00 GMT+7

GS nghiên cứu 10 năm về gỗ mỡ: Làm gì phải vàng tâm!

Đó là khẳng định của GS.TS Lê Đình Khả, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp, người từng có đề tài nghiên cứu hơn 10 năm về cây này...


Toàn cảnh vụ Hà Nội định chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên gần 200 tuyến phố.


Vàng tâm nằm trong sách đỏ, lấy đâu ra nhiều như vậy!

Sau sự việc chặt cây xanh ở Hà Nội, những ngày qua, dư luận lại đang dấy lên cuộc tranh luận về “danh tính” của những cây xanh vừa được trồng thay thế cho những cây đã bị chặt. Có người nói đó là cây vàng tâm, người nói cây mỡ, chỗ lại nói cây mỡ vàng tâm.

Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng GS.TS Lê Đình Khả (ảnh), nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp, chuyên gia rất am tường về cây lâm nghiệp.
GS.TS Lê Đình Khả, cây xanh, thay thế, Hà Nội, cây mỡ
GS.TS Lê Đình Khả.
Thưa giáo sư, ông đã xem thực tế cũng như hình ảnh chi tiết về những cây xanh vừa được trồng thay thế tại Hà Nội. Vậy đích thị đây là cây gì?

Căn cứ vào các đặc điểm sinh học như thân, lá, bố trí cành, tán, các mẫu hoa… thì tôi khẳng định đây là cây mỡ. Tôi đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cây mỡ hơn 10 năm, nên không lạ gì về cây này.

Xin ông cho biết những đặc điểm sinh học chính của cây này?

Mỡ là loại cây có lá xanh quanh năm, gỗ màu trắng xám, thịt mịn, tương đối tốt. Hoa trắng, không thơm, cánh hoa thịt nên rụng xuống hơi bẩn, quả hình nón. Cây mọc tán quanh đơn trục chính, chỉ có 1 ngọn chính.

Theo các công trình nghiên cứu cho thấy, ở tuổi thứ 15, cây cao từ 10-15m; đến tuổi thứ 25 đường kính thân khoảng 25 đến 40 cm, cây cao từ 18 đến 25m.

Tán cây ở tuổi trưởng thành (từ 10-15 năm) tối đa khoảng 5-6m. Đây là cây 2 lá mầm nên bộ rễ gồm cả rễ cọc và rễ chùm.

Vậy nó có thích hợp để trồng làm cây cảnh quan đô thị không thưa ông?

Đây là cây lâm nghiệp bình thường, gỗ chỉ tương đối tốt, hiện nay đang được trồng làm rừng SX rất nhiều ở các tỉnh như Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang…Đây là cây lá xanh quanh năm, bộ rễ khá chắc chắn, tán khá rộng nên để trồng làm cây che bóng mát thì cũng có thể được.

Nhưng theo tôi nếu trồng làm cây cảnh quan đô thị có chăng cũng chỉ nên trồng ở một vài tuyến phố thôi, chứ trồng đại trà cả thành phố thì có vẻ không ổn.

Như đã nói, đây chỉ là cây lâm nghiệp dùng để trồng rừng SX nên tôi chưa thấy chỗ nào trồng làm cây cảnh quan trong đô thị cả, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy được trồng ở Hà Nội.

Đặc biệt, mỡ là cây lâm nghiệp có tốc độ sinh trưởng thuộc nhóm vừa chứ không phải nhanh, nên để có tán che bóng, tạo cảnh quan được ít nhất cũng phải 9-10 năm.

Như cỡ cây mà ông thấy đang được trồng thay thế ở Hà Nội, nó ước khoảng mấy tuổi, giá thành sản xuất thế nào?

Cỡ cây đang trồng ở Hà Nội, nếu trồng đất tốt thì tầm đã khoảng 5 năm tuổi, cao 5-7m gì đó, và đã tạo tán khá rộng.

Như đã nói, đây chỉ là cây lâm nghiệp bình thường, nên chắc chắn giá thành SX không cao, và giá trị kinh tế, nếu quy để làm gỗ, củi chắc cũng chỉ bình thường như bạch đàn thôi.
GS.TS Lê Đình Khả, cây xanh, thay thế, Hà Nội, cây mỡ
GS.TS Lê Đình Khả khẳng định, cây trồng thay thế ở Hà Nội là cây mỡ, chưa thấy nơi nào trồng làm cảnh quan đô thị.
Có người nói đây là cây vàng tâm, người lại nói đây là cây mỡ vàng tâm, còn giáo sư khẳng định đây là cây mỡ?

Vàng tâm là cây gỗ rất quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam, hiện có nguy cơ tuyệt chủng.

Về tên gọi, kể cả tên gọi khoa học và tên gọi tiếng Việt hiện nay giữa các tài liệu khoa học cũng có tên gọi khác nhau, chưa thống nhất.

Có số ít tài liệu nói tới cây mỡ vàng tâm. Tóm lại là cây vàng tâm hiện nay rất nhiều tài liệu không thống nhất, một phần bởi nó là cây quý hiếm, hiện chưa có ai nghiên cứu kỹ về cây này.

Trong Sách đỏ Việt Nam, vàng tâm thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae), cùng họ với mỡ. Nhưng một đặc điểm khác nhau giữa mỡ và vàng tâm đó là lá của vàng tâm hơi vàng hơn, cây hơi nhỏ hơn, và đặc biệt lá và cành non của vàng tâm có lông tơ màu nâu, trong khi lá và cành cây mỡ (còn non) không có lông.

Vàng tâm theo tư liệu khoa học thì gỗ quý, có mùi thơm, không bị mối mọt… Vỏ, rễ, quả còn có nhiều tác dụng y học…

Vàng tâm chỉ mọc rải rác trong rừng nguyên sinh tại một số tỉnh miền núi của Việt Nam và Trung Quốc. Do đây là cây gỗ quý nên bản thân tôi cũng không nhớ là đã tiếp xúc với cây này bao giờ hay chưa.

Nhưng chắc chắn một điều, những cây đang trồng ở Hà Nội là cây mỡ. Và để có cây giống vàng tâm thật sự, với số lượng lớn như đang trồng ở Hà Nội thì chắc chắn không thể có.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Ông Vũ Văn Dũng, nguyên cán bộ Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ NN-PTNT) cũng khẳng định, sau khi xem thực địa các cây trồng thay thế tại đường Nguyễn Chí Thanh, ông khẳng định đây là cây mỡ.

Theo một số chuyên gia trong ngành lâm nghiệp cho biết, hiện nay gỗ mỡ trưởng thành, cỡ tương tự như đang trồng thay thế tại Hà Nội giá thành chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng/cây, tương tự như các cây lâm nghiệp bình thường.

Theo một chủ vườn ươm cây giống lâm nghiệp tại Hà Nội, giá mỗi cây giống mỡ hiện khá rẻ, chỉ khoảng 500-600 đ/cây.

(Theo Nông nghiệp VN)
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/227198/gs-nghien-cuu-10-nam-ve-go-mo--lam-gi-phai-vang-tam-.html

13.

Thứ Hai, 23/03/2015 15:01

Hà Nội chặt cây: Hoảng với tiền tỷ sơn phết

(Tin tức thời sự) - Theo Sở Xây dựng, chi phí đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng, tức đánh mã số mỗi cây hết khoảng 670 nghìn đồng.

Đánh mã số mỗi cây hết gần 700.000 đồng
Theo Sở Xây dựng, qua khảo sát 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố với đơn giá 10 triệu đồng/cây, tổng dự toán hơn 73 tỉ đồng lấy từ ngân sách.
Trong đó, chi phí khảo sát hết 1 tỉ đồng, chặt hạ, thay thế cây mới, hoàn trả vỉa hè hết hơn 67 tỉ đồng, đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng, tức đánh mã số mỗi cây hết khoảng 670 nghìn đồng.
Chỉ đánh mã số (quét sơn chữ X) để chặt hạ như thế này nhưng tiêu tốn 670 nghìn đồng/cây
Chỉ đánh mã số (quét sơn chữ X) để chặt hạ như thế này nhưng tiêu tốn 670 nghìn đồng/cây. (Ảnh CAND) 
Cũng liên quan đến chi phí đốn hạ cây xanh, theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1, các chi phí cho việc cắt tỉa cây, giải tỏa cây đổ, chặt hạ, đào gốc cây xà cừ có đường kính trên 120 cm đều ở mức trên 10 triệu đồng.

Cụ thể, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc.
Cũng với đường kính như trên, nếu chỉ cắt tỉa không sử dụng xe nâng thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp cây gãy đổ chi phí giải tỏa là trên 10 triệu đồng.
Cây xanh vừa bị đốn hạ ở Thủ đô đang tập kết ở đâu?
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn cây xanh trên nhiều tuyến phố của Thủ đô Hà Nội như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Trần Nhân Tông, Lê Duẩn… đã nhanh chóng bị triệt hạ.
Ngày 20/3, UBND thành phố Hà Nội họp báo với sự tham gia của khoảng 300 phóng viên báo, đài, thế nhưng cả 21 câu hỏi tại buổi họp báo đều chưa được giải đáp, khiến dư luận càng tỏ ra nghi vấn có chuyện bất bình thường trong chiến dịch này.
Điều ngạc nhiên hơn nữa, khi được hỏi về việc số cây đã được chặt hạ được tập kết ở đâu, bán cho ai, bán bao nhiêu tiền,  ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội ấp úng, nói do các đơn vị mua đấu giá nên không biết họ đưa về đâu.
Ngày 21/3, ông Hưng cho rằng, khu vực tập kết là bãi đất biệt lập nằm ở nội đô không thể tiếp cận được vì đã có lệnh bảo vệ nghiêm ngặt.
Bãi tập kết thứ nhất, được cho là những cây bị sâu mọt phải chặt bỏ (Ảnh: TPO)
Bãi tập kết thứ nhất, được cho là những cây bị sâu mọt phải chặt bỏ (Ảnh: Tiền Phong)
Trong khi chưa có thông tin cụ thể về địa điểm tập kết của những cây xanh vừa bị đốn hạ, ngày 20/3, chủ một xưởng gỗ tại làng Chuông, xã Phương Trung (Hà Nội) cho biết, mấy ngày qua có rất nhiều xe chở gỗ về đây, chủ yếu là xà cừ.
Theo chủ xưởng gỗ này, xà cừ thường được mua với giá khoảng 6 đến 7 triệu đồng/m3, tùy chất lượng từng cây.
Theo báo Tiền Phong, không chỉ vậy, tại khu vực Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, bãi tập kết thứ nhất có diện tích chừng 10ha, được quây kín tôn, cổng khóa chặt và luôn có “lính gác” túc trực. Bước vào trong khu đất, trước mắt là cảnh cả nghìn gốc cây cổ thụ đang tứa nhựa như những vết thương đang rỉ máu. Theo quan sát, bãi tập kết này gốc nhiều hơn thân cây và số lượng gỗ quá ít so với số cây đã được triệt hạ.
Tại bãi tập kết thứ 2, cách bãi thứ nhất khoảng chừng 300 m. Bãi này có diện tích chừng 500 m2, chủ yếu là những cây gỗ mục và nhiều chủng loại gỗ khác nhau và đã được tập kết ở đây với thời gian khá lâu, nhiều thân cây đã mọc nấm, rêu, dương sỉ… Một bảo vệ điểm tập kết tiết lộ, đây là kho chứa gỗ chặt từ đường Nguyễn Trãi.
Các đại sứ Giờ Trái Đất bàn về... chặt cây
Tối ngày 23/03/2015, thủ đô Hà Nội đã mở màn hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất 2015 với nghi thức tắt đèn trong một giờ.
Tại sự kiện này, các nghệ sĩ và cũng là các Đại sứ của chiến dịch Giờ Trái Đất 2015 đã bày tỏ những quan điểm cá nhân về việc hàng loạt cây xanh bị chặt và thay thế tại Hà Nội trong thời gian vừa qua.
Ca sĩ Văn Mai Hương đã thẳng thắn phản đối hành động chặt cây tại Hà Nội: “Mình hoàn toàn không đồng tình với việc chặt cây xanh tại Hà Nội trong thời gian qua. Nhà Hương cũng ở Hà Nội, cả đường chỉ có một hàng cây thôi, nếu bị chặt và thay mới sẽ rất khổ cho người dân, đặc biệt là trẻ em khi phải di chuyển trên đường khi mà hè đang đến gần”.
Ca sĩ Tạ Quang Thắng khi được hỏi thì tỏ ra hối tiếc: “Mình tiếc cho những hàng cây đã bị chặt trong thời gian qua, với nhiều người những hàng cây đó đã trở thành một kỷ niệm. Mình cũng mong chính quyền thành phố sẽ cẩn trọng hơn khi quyết định chặt bất kỳ một cây nào tại Hà Nội”.
Còn ca sĩ Ngọc Anh thì lại có cái nhìn thoáng hơn trong vấn đề này, cô cho rằng – “Với nhiều người đã gắn bó với Hà Nội thì việc chặt hàng loạt cây xanh tại thủ đô là một việc rất đáng buồn. Đây cũng là bài học kinh nghiệm dành cho các cơ quan chức năng.
Nếu nhìn ra thế giới, thì việc chặt cây là nằm trong kế hoạch, giúp thúc đẩy sự phát triển của xã hội về mỹ quan và cơ sở hạ tầng.
Nhưng chúng ta chưa nói với người dân, chưa giải thích cho người dân hiểu, mà lại làm luôn không giải thích. Phản ứng của người dân là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan chức năng trong các hành động sau này.”
 Đoàn Minh Thái
Hà Giang
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-noi-chat-cay-hoang-voi-tien-ty-son-phet-3239064/




12. Chiến dịch ban đêm


Hà Nội: Cây “lạ” được thay trên phố ban đêm?

Hồng Phú – Tất Định (Dân Việt) 20:15 - 23 tháng 3, 2015

Nhiều người bất ngờ vì chỉ sau một đêm, 4 cây trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội bỗng nhiên cao lớn, xanh tốt lạ thường


Trong khi dư luận, các chuyên gia lâm nghiệp vẫn đang tranh cãi về hàng trăm cây thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây gỗ quý vàng tâm hay cây Mỡ thì sáng nay, tuyến phố này xuất hiện 4 cây được trồng mới.
Những cây phượng, cây sưa trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh đã được chặt bỏ và thay thế cây được cho là vàng tâm
Theo ghi nhận của phóng viên, trên trục đường Nguyễn Chí Thanh (trước cổng khách sạn Bảo Sơn) có 4 cây mới, tán lá xum xuê, thân màu xanh rêu, không giống những cây trồng cùng thời điểm vài ngày trước.
Bà Chu Thị Lợi, bán quán nước gần khách sạn Bảo Sơn (Nguyễn Chí Thanh, HN), ngạc nhiên thốt lên: “Thần kì thật! 6h chiều hôm qua tôi còn thấy mấy cây này trơ trụi lá, vậy mà 7h sáng nay cây đã xanh tốt, cành lá xum xuê, thân cây khác hẳn so với những cây được thay thế mấy ngày trước.”
Ông Nguyễn Văn Cường, nhân viên bảo vệ gần đó cũng khẳng định “Chắc chắn 4 cây này được thay thế tối hôm qua. Tôi làm ca chiều hôm qua vẫn thấy những cây giống với với cây đằng kia. Sáng nay đi làm, thấy 4 cây này lại mọc ra tán lá rộng, không thể tin được”.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội xác nhận, 4 cây thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh, đoạn gần khách sạn Bảo Sơn vừa trồng lại vào ngày 22.3.
“Đó là 4 cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, nụ hoa, lá xanh tốt, được nhà tài trợ trồng làm mẫu vì các cây cũ còn nhỏ và yếu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về.”, ông Hoàng nói.
Ông Hoàng cho hay, ông không nắm rõ thời điểm 4 cây kia trồng lại vào ban ngày, hay ban đêm.
TGĐ công ty cây xanh cho biết thêm, tính đến thời điểm UBND TP Hà Nội ra quyết định dừng chặt cây (20.3), trên đường Nguyễn Chí Thanh đã có 239 cây bị chặt hạ và di chuyển (trong đó 111 cây chặt ha, di chuyển 128 cây).
Được biết, theo kế hoạch TP Hà Nội triển khai trồng khoảng 382 cây vàng tâm trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, trong đó 191 cây bên dãy phố đánh số lẻ là sự đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội, 191 cây bên dãy phố đánh số chẵn là do một ngân hàng đóng góp.
Trước những ý kiến trái chiều về việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh, ngày 20.3, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.
Ngày 22.3, UBND TP Hà Nội có công văn hỏa tốc gửi Chánh Thanh tra TP, Giám đốc Công an TP, Giám đốc Sở Xây dựng và một số sở, ngành liên quan về việc “kiểm điểm trách nhiệm, thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố".
Chủ tịch Thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, đồng thời tạm đình chỉ công tác trưởng phòng, phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra.
Những hình ảnh trên đường Nguyễn Chí Thanh:
Cận cảnh hàng vàng tâm vừa được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh.

Sáng nay, theo ghi nhận của phóng viên, trước cửa khách sạn Bảo Sơn lại xuất hiện 4 cây nhìn rất khác với những cây còn lại.


Hai cây sát nhau nhưng một cây không có cành lá, một cây cành lá xum xuê.

Theo những người bảo vệ ở đây, chiều hôm qua còn thấy 4 cây này không có cành, vậy mà sáng nay đã thấy có lá, có cành.

Đất ở 4 gốc cây có tán lá rộng nhận thấy vẫn còn mới

Rất nhiều cành phụ mọc ra từ thân cây

 Lá còn tươi, xanh mướt

Thân cây màu xanh, có những đốm trắng khắc hẳn với những thân cây bên cạnh.

Thân cây cũ có màu trắng

Đất ở hai gốc cây cũng có màu khác nhau.
 http://danviet.vn/xa-hoi/ha-noi-cay-la-duoc-thay-tren-pho-ban-dem-561421.html






11. Cây không phù hợp (theo chuyên gia)


Loại cây trồng ở Hà Nội không phù hợp

23/03/2015 17:18 GMT+7

TTO - “Loại cây được thành phố trồng thay thế trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh không đúng tiêu chí theo nghị định trồng cây ở đô thị” mà chỉ "phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng núi".


Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hiệp, Trung tâm Bảo tồn Thực vật VN khẳng định, nhóm cây mỡ, vàng tâm trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh là loại cây không phù hợp trồng ỏ đô thị. Cây này khi hoa rụng có mùi xú uế. TS. Hiệp cho rằng loại cây này trông ở đô thị sẽ có nguy cơ chết rất cao - Ảnh: Nam Trần
Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hiệp khẳng định nhóm cây mỡ, vàng tâm trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh là loại cây không phù hợp trồng ở đô thị - Ảnh: Nam Trần


Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hiệp - chuyên gia nghiên cứu về cây mỡ, cây vàng tâm thuộc Trung tâm Bảo tồn Thực vật VN - khẳng định như vậy tại hội thảo “Từ đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” chiều 23-3.
Cây chỉ phù hợp trồng... trên núi!
“Cây mỡ và cây vàng tâm cùng một nhóm. Loại cây này rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng núi. Loại cây trồng ở trên phố Nguyễn Chí Thanh thường ra hoa vào các tháng 2, 3, 4 hàng năm. Khi ra hoa có mùi thơm, nhưng chỉ sau 25 ngày hoa sẽ rụng. Đáng nói khi hoa loại cây này rụng có mùi xú uế” - ông Hiệp khẳng định.
Theo ông Hiệp, loại cây mỡ, vàng tâm thường được trồng ở độ cao 300-400m so với mực nước biển.
“Loại cây này gỗ cũng không tốt, nguyên liệu thường được làm giấy. Tôi khẳng định những cây trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh không phù hợp trồng ở Hà Nội. Tôi dự báo khả năng chết rất cao. Rất khó sống trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu như ở Hà Nội” - ông Hiệp quả quyết.
Trong khi đó, GS. Nguyễn Lân Dũng, chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam, cho rằng đừng quá quan trọng loại cây trồng ở phố Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ hay cây vàng tâm, bởi cả cây mỡ và cây vàng tâm khi trồng trên phố đều không phù hợp. Loại cây này sau 10 năm trồng cũng chưa chắc có bóng mát. 
"Độ cao phù hợp trồng cây này là trên 300m so với mặt nước biển, độ cao ở Hà nội chỉ có 6m nên tôi không hiểu ai có sáng kiến trồng nhóm cây này trên phố Nguyễn Chí Thanh, không hiểu cơ sở khoa học để đề xuất trồng loại cây này trên phố là ở đâu?" - GS. Dũng băn khoăn.
Chiến dịch... tàn phá cây xanh Hà Nội!
Đề cập tới việc chặt hạ hàng loạt cây xanh trên địa bàn TP Hà Nội vừa qua, ông Phan Thanh Giang (kỹ sư cao cấp về lâm nghiệp đô thị) nói: “Cá nhân tôi không phản đối chủ trương cải tạo, thay thế cây xanh ở đô thị. Cải tạo, thay thế cây xanh là đúng, nhưng bằng phương pháp nào, cách làm nào thì phải dựa trên cơ sở khoa học.
Còn cách làm của Hà Nội vừa qua là làm cấp tập, chặt hạ hàng loạt cây xanh, chặt hết cây xanh của cả tuyến phố để trồng mới, đây là điều cực kỳ tối kỵ, mà chỉ có thể lựa chọn thay thế xen kẽ”.
GS. Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học VN cho rằng, việc chặt hạ hàng loạt cây xanh ở Hà Nội vừa qua là một chiến dịch. Chiến dịch này có nhiều người tham gia chặt hạ trong khoảng thời gian ngắn, và chỉ trong ít ngày thì Hà Nội đã chặt hạ cây la liệt - Ảnh: Nam Trần
GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng việc chặt hạ hàng loạt cây xanh ở Hà Nội vừa qua là một chiến dịch - Ảnh: Nam Trần
Ông Giang khẳng định: “Tôi hồ nghi về tính chất khoa học của đề án cải tạo, thay thế cây xanh. Đề án có điều tra khoa học chưa? Có điều tra, đánh giá khoa học thì mới biết cây nào đáng chết thì cho chết, cây nào đáng thay thì cho thay. Tôi sợ chưa có điều tra, đánh giá khoa học nên mới có chuyện chặt rất nhiều cây như thế” - ông Giang nói thêm.
Theo GS. Phạm Ngọc Đăng, phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, việc chặt hạ hàng loạt cây xanh như cách làm của Hà Nội khiến người dân và các chuyên gia rất bức xúc.
“Tôi có cảm giác vừa qua Hà Nội có chiến dịch ra quân tàn phá cây Hà Nội” - GS. Đăng nói.
“Đã có một số nhà tài trợ lên tiếng rằng họ không tài trợ tiền cho việc chặt cây. Cá nhân tôi cho rằng việc chặt hạ cây xanh vừa qua đúng là một chiến dịch. Chiến dịch tức là có nhiều người tham gia trong một khoảng thời gian ngắn, và chỉ trong ít ngày thì Hà Nội đã chặt hạ cây la liệt, thậm chí có ý kiến trên mạng đã ví chặt hạ cây nhanh hơn cả lâm tặc”
GS. Nguyễn Lân Dũng 
Theo nhiều chuyên gia, lãnh đạo Hà Nội vẫn chưa đánh giá hết mức độ nghiêm trọng và hậu quả của việc hàng loạt cây xanh đã chị “chết oan”.
“Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nói chủ trương là đúng, nhưng do sự nôn nóng của các nhà tài trợ. Tôi cho rằng nói vậy là thiếu trách nhiệm, nói oan cho các nhà tài trợ, nói vậy là không thấy hết được sai lầm nghiêm trọng, chưa thấy hết hậu quả với cảnh quan, môi trường và tác động tới xã hội.
Vì vậy, tôi đề nghị Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc thanh tra toàn diện việc chặt hạ cây xanh, để thanh tra của Hà Nội làm sẽ không khách quan” - GS. Đăng kiến nghị.
Vi phạm nghiêm trọng Luật Thủ đô
Tại hội thảo, TS. Phạm Đức Bảo (giảng viên Đại học Luật Hà Nội) khẳng định việc chặt hạ cây xanh ở Hà Nội vừa qua là vi phạm nghiêm trọng Luật Thủ đô.
“Vi phạm này phải được xử lý thỏa đáng. Việc xử lý phải đúng với hậu quả từ chặt hạ cây xanh để lại. Nếu chỉ xử lý trách nhiệm của mấy ông ở cấp phòng của Sở Xây dựng thì không thỏa đáng, người dân không đồng tình. Phải xem xét trách nhiệm của cả lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Sở Xây dựng".
"Tôi cũng có Facebook, khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề, tôi có nêu ý kiến trên Facebook đề nghị cách chức phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực này, đề xuất này có tới 7.000 like, tức là có rất nhiều người ủng hộ xem xét trách nhiệm của cả lãnh đạo thành phố” - ông Bảo kể.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150323/cay-trong-thay-the-o-ha-noi-co-nguy-co-chet-rat-cao/724325.html




10. Nguồn gốc cây

Nhóm PV

06:08 ngày 24 tháng 03 năm 2015

Hé lộ nguồn gốc cây xanh trồng mới ở Hà Nội

TP - Xung quanh đề án chặt hạ 6.700 cây xanh ở Hà Nội, PV Tiền Phong tiếp tục hỏi các tổ chức, cá nhân liên quan về nguồn gốc cây xanh được trồng mới trên các tuyến phố, nhưng chỉ nhận được những câu trả lời thiếu rõ ràng.
Số cây tập kết trên đường Nguyễn Chí Thanh có nguồn gốc từ Yên Bái?Số cây tập kết trên đường Nguyễn Chí Thanh có nguồn gốc từ Yên Bái?
Ngày 23/3, PV Tiền Phong liên lạc với ông Nguyễn Xuân Hanh, Giám đốc Xí nghiệp Cây xanh, hoa đô thị thuộc Cty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, hỏi về nguồn gốc, số tiền mua cây giống trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình). Ông Hanh nói không nắm được. Ông Hanh nói rằng, mình là chuyên gia về cây trồng nhưng không xác định được cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây gì, vì loại cây này không có trong hồ sơ cây xanh đường phố Hà Nội.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Nam Sơn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, nói rằng, theo hồ sơ phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, loài cây được trồng mới trên các tuyến phố là vàng tâm. Tuy nhiên, khi PV hỏi cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây gì, ông Sơn nói không biết. Ông Sơn nói: “Đến cả các nhà khoa học bàn ra, tán vào cũng không biết là cây gì, huống gì tôi”. Theo ông Sơn, khi nào nhà tài trợ trồng mà cây sống, bàn giao lại cho Sở Xây dựng, lúc đó mới xác định được đó là cây gì.
Để đi tìm nguồn gốc số cây mới trồng ở Hà Nội, PV hỏi lực lượng CSGT làm việc tại các chốt có đường từ ngoại thành đổ về nội đô và tại các trạm thu phí. Sau một ngày dò hỏi, PV được một số cán bộ trạm thu phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai xác nhận, có thấy xe tải chở cây xanh về Hà Nội những ngày qua. Tiếp tục dò hỏi ngược tuyến, đến khu vực đường dẫn từ Yên Bái lên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nhiều người dân nói họ thấy xe tải chở cây xanh đi lên đường cao tốc...
Từ những căn cứ trên, PV tiếp tục dò tìm, rốt cuộc cũng liên hệ được với một cán bộ xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ông này cho biết, thời gian qua có một số người Hà Nội đánh xe tải lên xã Đại Lịch mua cây gỗ mỡ. Tuy nhiên, sau hôm 22/3, không thấy xe nào lên mua nữa. Vị cán bộ này nói rằng, cây mỡ được người dân trồng rất nhiều trong xã Đại Lịch và bán với giá 100.000 đồng/cây đã cắt gốc, 300.000 đồng/cây đánh cả gốc (?!).
Hôm qua, PV Tiền Phong đi dọc tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, đếm thấy 249 cây xanh bị chặt hoặc bứng gốc để thay thế cây mới. Cụ thể, tính từ đầu đường Nguyễn Chí Thanh giáp Kim Mã xuống đường Láng, bên phải đường có 118 cây, bên trái 131 cây, chủ yếu là cây hoa sữa, cây keo, cây phượng trên chục năm tuổi.
Đơn vị chặt hạ lên tiếng
Chiều 23/3, Cty Công viên cây xanh Hà Nội mở cửa khu vực vườn ươm và kho tập kết gỗ sau khi chặt hạ tại Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm). Theo ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Cty Công viên cây xanh Hà Nội, hiện có 128 cây hoa sữa nằm trong đề án thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội sau khi cắt lá, tỉa cành được chuyển về chăm sóc tại khu vườn ươm của đơn vị ở Cầu Diễn. Toàn bộ 128 cây xanh này được đơn vị đánh chuyển từ phố Nguyễn Chí Thanh về, sẽ được mang đi trồng bổ sung ở các vị trí khác.
Đối diện khu vườn ươm là khu vực tập kết gỗ và cây xanh sau khi được chặt hạ trên các tuyến phố. “Trong bãi tập kết gỗ này, chủ yếu là số gỗ của 95 cây xà cừ lớn chặt hạ từ đường Nguyễn Trãi từ năm 2014. Còn lại là một số cây keo, bằng lăng và một số loại cây khác không đáng kể cũng được lưu giữ tại đây”, đại diện Cty Công viên cây xanh nói.
Theo ông Hoàng, ở Cầu Diễn, đơn vị hiện có hai điểm tập kết cây xanh được chặt hạ, toàn bộ số gỗ ở đây đều thu hồi từ việc chặt hạ cây xanh ở các tuyến phố Nguyễn Trãi, Phố Huế - Hàng Bài, Nguyễn Chí Thanh... Toàn bộ số gỗ này sẽ được bán đấu giá. “Thân, cành cây đường kính dưới 20cm thì làm củi, đường kính trên 20cm thì lưu giữ làm gỗ. Từ trước đến nay không hề có chuyện thất thoát gỗ vì từ lúc chặt về, đến lúc báo đấu giá được có quy trình lưu trữ, giám sát chặt chẽ”, ông Hoàng nói. 
Theo ông Hoàng, việc chặt cây, thu hồi củi và gỗ sau khi chặt hạ có nhiều thành phần tham gia giám sát, lập biên bản. Họ xác định khối lượng thu hồi, sau đó lập biên bản chi tiết, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, loại gỗ, tình trạng gỗ, khối lượng gỗ… Tại Cầu Diễn, có biên bản giao nhận, vào số lượng gỗ nhập. Sau đó, phía Cty Công viên Cây xanh báo cáo Sở Tài chính về khối lượng, chủng loại gỗ để khảo giá thị trường làm cơ sở thực hiện đấu thầu. Gỗ sẽ được bán đấu giá theo quy định thông qua một đơn vị đấu giá độc lập.
Chi hàng chục triệu đồng để chặt 1 cây xà cừ
Liên quan thông tin phản ánh xe tải chở gỗ xà cừ vào làng Chuông (huyện Thanh Oai) nghi là gỗ tuồn từ việc chặt hạ cây trong nội đô, ông Hoàng khẳng định: “Số gỗ, xe chở gỗ trên không phải của Cty chúng tôi, vì quy trình chặt, thu hồi gỗ củi rất chặt chẽ, không thể có gỗ lọt ra ngoài. Chúng tôi là doanh nghiệp công ích Nhà nước, làm theo đơn giá của Nhà nước”.
Về đơn giá chặt hạ cây xanh, ông Hoàng cho biết, Cty Công viên Cây xanh thực hiện theo Quyết định 510 ngày 30/1/2015 của UBND thành phố Hà Nội, theo đó, giá thành chặt hạ cao nhất là khoảng 25 triệu đồng đối với cây xà cừ có đường kính lớn hơn 1,2 m và khoảng 15 – 23 triệu đồng đối với cây xà cừ có đường kính 0,8 -1,2 m. Chi phí đào gốc, lấp đất vào khoảng 10 triệu đồng/cây có đường kính trên 1,2m. Đơn giá chặt hạ các loại cây khác bằng 70% chi phí so với cây xà cừ.
Ngày 23/3, trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Xây dựng cho biết, sau khi có chỉ đạo của thành phố, đơn vị đã yêu cầu các cá nhân liên quan kiểm điểm. Các cán bộ bị đình chỉ chức vụ là Trưởng phòng Quản lý hạ tầng, môi trường và công trình ngầm - ông Trần Trọng Hiếu; một vị Phó trưởng phòng và một số cán bộ liên quan thuộc Sở Xây dựng. 


9
Thứ hai, 23/3/2015 | 21:41 GMT+7


Bí thư Hà Nội: Không xử lý kiểu 'hòa cả làng' vụ chặt cây xanh


Người đứng đầu Thành ủy Hà Nội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm từ giám đốc, phó giám đốc, cán bộ của các sở, ngành liên quan và việc xử lý trách nhiệm không được né tránh, bao biện hay kiểu "hòa cả làng".


Chiều 23/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp và chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan đến việc cải tạo, thay thế cây xanh đang được dư luận quan tâm. Những thiếu sót của cơ quan liên quan trong việc cải tạo, thay thế cây xanh khiến dư luận bức xúc thời gian qua được phân tích kỹ, chỉ rõ từng vấn đề.
chat-cay-2-9065-1427118901.jpg
Cây xanh bị chặt hạ được đưa về tập kết tại vườn ươm Cầu Diễn của Công ty TNHH MTV công viên xây xanh Hà Nội chờ đấu giá. Ảnh: Giang Huy.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị khẳng định, dư luận bức xúc là có lý do chính đáng. Những cơ quan thực hiện đã lựa chọn cách làm không phù hợp, không lường trước hệ quả do việc làm của mình gây ra, trong đó có sự nôn nóng và giản đơn, cho dù chủ trương cải tạo, thay thế cây là đúng đắn và thành phố đã thực hiện có kết quả trong nhiều năm qua.
Lãnh đạo Thành ủy yêu cầu các cơ quan liên quan phải thể hiện tinh thần nghiêm túc kiểm điểm, nhìn nhận lại từng vấn đề, từng việc đã làm, chỉ rõ thiếu sót, từ đó rút kinh nghiệm chung. “Trước mắt phải dừng cải tạo, thay thế cây để rà soát, hoàn thiện tất cả quy trình, thủ tục, làm rõ các tiêu chí đánh giá, phân loại để có căn cứ quyết định cây nào cần thay, cây nào không, với tinh thần hạn chế đến mức thấp nhất việc thay những cây đã trồng”, Bí thư Hà Nội chỉ đạo.
chat-cay-3-7640-1427118901.jpg
128 cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh được đánh chuyển về vườn ươm Cầu Diễn chăm sóc. Ảnh: Giang Huy.
Về việc xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan, ông Phạm Quang Nghị yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo khẩn trương việc thanh tra theo chỉ đạo của Chủ tịch thành phố. Thanh tra liên ngành phải làm rõ được thiếu sót ở đâu, do ai và biện pháp sửa chữa, khắc phục phải cụ thể.
“Cần kiểm điểm trách nhiệm từ giám đốc, phó giám đốc, cán bộ của các sở, ngành liên quan. Việc xử lý trách nhiệm này phải bảo đảm tính kỷ cương, tinh thần nghiêm túc, cầu thị, nhất định không được né tránh, bao biện hay xử lý kiểu hòa cả làng. Ngay khi có kết quả thanh tra phải cung cấp thông tin đầy đủ cho cơ quan báo chí để công khai cho nhân dân được biết”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Về 21 câu hỏi được nêu ra trong cuộc họp báo ngày 20/3 của UBND thành phố vừa qua, Bí thư Hà Nội yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng trả lời và gửi từng cơ quan báo chí. Nội dung trả lời phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, thuyết phục, không được bao biện, quanh co.
Ông Phạm Quang Nghị khẳng định, lãnh đạo thành phố đã kịp thời nhận ra những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh của các cơ quan, đơn vị thực hiện, cũng như đã lắng nghe ý kiến dư luận. "Nhân dân rất nghiêm khắc, nhưng đồng thời cũng rất công bằng nếu chúng ta thực lòng tiếp thu, sửa chữa”, ông Nghị nói.
Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội công bố đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị và đưa ra đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây. Kế hoạch này vấp phải làn sóng phản đối của người dân thủ đô. Hà Nội đã tổ chức họp báo nhưng không giải đáp được những câu hỏi báo chí đặt ra.
Võ Hải
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bi-thu-ha-noi-khong-xu-ly-kieu-hoa-ca-lang-vu-chat-cay-xanh-3161498.html




8. Kiến nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc.

23/03/2015 20:53 GMT+7

Chặt 6.700 cây: Đề nghị thanh tra Chính phủ vào cuộc

 "Theo tôi vấn đề đặt ra là phải truy cứu trách nhiệm của những người đề ra chủ trương này, chứ không thể dừng ở đây được. Hà Nội đã vi phạm, gây bức xúc cả nước thì Hà Nội không thể tự thanh tra mà thanh tra Chính phủ phải vào cuộc", GS.TS Nguyễn Lân Dũng nói tại hội thảo.
Chiều 23/3, tại Hà Nội diễn ra hội thảo “Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội”, thu hút rất đông các nhà khoa học, quy hoạch và luật sư đến tham dự. Tuy nhiên không có đại diện của UBND TP.Hà Nội cũng như Sở Xây dựng Hà Nội.
Hà Nội không thể tự thanh tra
GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành sinh vật Việt Nam đánh giá, đề án chặt hạ 6.700 cây xanh tại Hà Nội đã gây ra bức xúc vô cùng lớn trong nhân dân. 
"Thủ đô Việt Nam rộng thứ 3 thế giới, chỉ sau Bắc Kinh và Tokyo. Hà Nội rất đẹp nhờ hồ và cây. Chúng ta đã lấp rất nhiều hồ. Bài học đó đau đớn lắm rồi, giờ lại đến cây xanh. Có 50.000 cây mà chặt tới 1/7, thì tôi không thể tưởng tượng nổi", GS.TS Nguyễn Lân Dũng nói đầy tiếc nuối.
cây xanh, chặt cây, đề án, cấp phép, Hà Nội, vàng tâm, gỗ mỡ, thay thế
GS.TS Nguyễn Lân Dũng đề nghị thanh tra Chính phủ cần vào cuộc làm rõ những sai phạm trong đề án chặt 6.700 cây của Hà Nội.
Theo GS Dũng, Hà Nội không thèm quan tâm đến các nhà khoa học, không thèm quan tâm đến nhân dân. Điều đau xót là Hà Nội không biết rút kinh nghiệm.
Ông Dũng cho rằng, việc thành phố lấp liếm do nhà tài trợ nôn nóng và do thông tin không đầy đủ là chưa thỏa đáng. Thành phố khẳng định không phải chiến dịch, nhưng đây rõ ràng là chiến dịch: Huy động đông người, triển khai cấp bách.
"Quy hoạch cần phải lâu dài, không thể cứ quy hoạch là lại chặt cây. Trong khi việc chặt cây không có trong quy hoạch, vì vậy ở đây cần phải thanh tra. Theo tôi vấn đề đặt ra là phải truy cứu trách nhiệm của những người đề ra chủ trương này, chứ không thể dừng ở đây được. Hà Nội đã vi phạm, gây bức xúc cả nước thì Hà Nội không thể tự tranh tra. Truyền thông các Mỹ, Đức, Trung Quốc, Thái Lan...họ cũng đã lên tiếng cả rồi nên thanh tra Chính phủ phải vào cuộc", GS Nguyễn Lân Dũng đề nghị.
Đồng quan điểm, luật sư Phạm Đức Bảo, ĐH Luật Hà Nội cho rằng, việc chặt cây mang tính triệt hạ như vừa qua chính là sự vi phạm.
Trách nhiệm này phải làm đến nơi đến chốn. Ít nhất phải có lãnh đạo đứng ra chịu trách nhiệm. Thái độ cầu thị, thái độ dũng cảm là không có. 21 câu hỏi như 21 phát đại bác mà không nhận được trả lời.
"Tôi đồng ý không để Hà Nội tự thanh tra, tự giải quyết mà phải do Chính phủ vì anh đã vi phạm Điều 10 và 14 Luật Thủ đô, vi phạm Nghị định 64 của Chính phủ", luật sư Bảo nhấn mạnh.
cây xanh, chặt cây, đề án, cấp phép, Hà Nội, vàng tâm, gỗ mỡ, thay thế
TS. Nguyễn Tiến Hiệp mang mẫu vật là cành cây "vàng tâm" trên phố Nguyễn Chí Thanh và khẳng định, đó chỉ là cây mỡ
Từng có nhiều năm làm công tác quy hoạch cây xanh, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường đô thị cho rằng đề án chặt cây của Hà Nội vừa không có cơ sở khoa học, vừa không có thực tiễn.
"Quyết định dừng chặt cây là chưa đủ, chưa tương xứng. Nếu dũng cảm thì phải xin lỗi dân vì đã làm một việc phản khoa học. Không đúng thì phải sửa, phải lên kế hoạch giải quyết ngay hậu quả, vừa xử lý người có liên quan, kể cả những người cao hơn. Sở Xây dựng chỉ là người chấp hành thôi", GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng nêu ý kiến.
500 cây hay 2.000 cây?
Liên quan đến số cây xanh tại Hà Nội bị chặt hạ, Sở Xây dựng Hà Nội trước đó khẳng định mới chỉ chặt 500 cây.
Tuy nhiên tại hội thảo, nhiều nhà khoa học, luật sư khẳng định, con số thực tế lớn hơn rất nhiều lần.
Luật sư Trần Vũ Hải - Trưởng VP luật sư Trần Vũ Hải thống kê, chỉ tính riêng đường Nguyễn Chí Thanh đã gần 400 cây, đường Nguyễn Trãi 500 cây, chưa kể nhiều tuyến phố khác. Người bạn tôi cũng đã đi lòng vòng nhiều con phố có cây bị chặt và khẳng định, số cây bị chặt phải 2.000 cây. Con số này có cơ sở.
Nhấn mạnh đến những sai phạm trong đề án chặt cây, ông Hải phân tích, đề án này vi phạm Luật Thủ đô, trong đó có điều cấm chặt phá cây xanh, không được chặt phá trừ trường hợp bất khả kháng. Theo Nghị định 64 của Chính phủ về Quản lý cây xanh, trường hợp được cấp phép cũng không có.
cây xanh, chặt cây, đề án, cấp phép, Hà Nội, vàng tâm, gỗ mỡ, thay thế
GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cung cấp thông tin sốc: Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông không hề nhắc tới việc chặt cây
"Qua nghiên cứu trực tiếp, Sở Xây dựng Hà Nội cũng không cấp phép mà chỉ có công văn cho phép chặt hạ, thay thế", ông Hải khẳng định.
Nói thêm về vấn đề này, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho biết, Nghị định 64 chỉ quy định 3 loại cây chặt không cần xin phép bao gồm: cây bị đổ và có nguy cơ đổ gây nguy hại, cây chết và cây nằm trong các dự án kinh tế phát triển.
Với các trường hợp khác, muốn chặt phải có đơn xin phép chặt cây nào, phải được chụp ảnh, địa chỉ ở đâu, lý do vì sao phải chặt. Tuy nhiên Hà Nội đã không tuân thủ những điều này.
"Trong đề án làm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tôi được mời tham gia đánh giá tác động môi trường của dự án, nhưng thực tế đề án không hề nhắc tới việc phải chặt 2 hàng xà cừ 2 bên", ông Đăng công bố thông tin sốc.
Cây thay thế là gỗ mỡ, không phải vàng tâm
Liên quan đến những tranh cãi về loại cây được trồng thay thế trên các con phố Hà Nội thời gian qua là vàng tâm thật hay giả. Tại hội thảo, các nhà khoa học một lần nữa khẳng định: Các cây được trồng là gỗ mỡ, chứ không phải vàng tâm trong sách đỏ.
Trực tiếp đến tận nơi thu nhận cành lá của cây "vàng tâm" trên phố Nguyễn Chí Thanh và mang mẫu vật đến hội thảo, TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam khẳng định cây thay thế đích xác là gỗ mỡ.
"Đây là cây bình thường, gỗ không tốt đâu, là nguyên liệu sản xuất giấy ở vùng Tuyên Quang, Yên Bái. Nó thuộc họ mộc lan cùng với vàng tâm chứ không phải là vàng tâm trong sách đỏ", TS Hiệp cung cấp thêm.
Với cây gỗ mỡ, TS.Hiệp cho biết, cây sẽ ra hoa vào tháng 2-3, hoa kéo dài từ 25-30 ngày. Ban đầu thoang thoảng thơm, nhưng khi rụng nhiều thì tạo ra mùi xú uế rất khó chịu.
"Với kiến thức về sinh học, tôi dự đoán khả năng chết của những cây này rất cao. Tôi đã thử nghiệm trồng cây này ở vườn ươm nhưng chết rất nhiều", TS.Hiệp nhận định.
Theo ông Hiệp, các cây họ mộc lan phải sống ở độ cao trên 300m ở điều kiện tự nhiên. Còn trường hợp nó có sống được cũng không nên đưa vào vì đây không phải cây bóng mát.
Nói thêm về điều kiện sống của cây gỗ mỡ, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, độ cao của Hà Nội chỉ 6m so với mặt nước biển, không có độ chua, không có mnù, không có độ ẩm thì cây khó sống được.
"Kể cả nếu nó mọc được, 10 năm nữa cũng không có bóng mát không. Cả vàng tâm lẫn mỡ đều không thích hợp", GS Nguyễn Lân Dũng khẳng định.
Nói về chuyện chặt cây sâu bệnh, GS Dũng chia sẻ, cây cũng giống như người, lúc khỏe, lúc yếu. Chuyện cây bị bệnh là chuyện bình thường, vấn đề là cứu hay không cứu, hay cứ bệnh là chặt hạ. Ở Mỹ cây 500 tuổi bị sâu người ta vẫn cố cứu.
TS.KTS Phó Đức Tùng - Nguyên chủ nhiệm bộ môn Lâm nghiệp đô thị, ĐH Lâm nghiệp cũng đặt ra câu hỏi: Tại sao những cây đó yếu, tại sao cây sâu bệnh? Vì từ trước đến nay, Hà Nội chưa bao giờ trồng cây đúng quy cách.
"Trồng cây đô thị khác hẳn cây lâm nghiệp hay nông nghiệp. Phải được trồng bằng giá thể, vi lượng. Ở các nước, họ chỉ trồng vài loại cây. Với hiện trạng trồng cây như hiện tại, thì dù có trồng cây mới gì đi nữa mà kỹ thuật vẫn như cũ thì cũng khó mà sống được", TS Tùng đánh giá.
Thúy Hạnh
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/227248/chat-6-700-cay--de-nghi-thanh-tra-chinh-phu-vao-cuoc.html




Thứ hai, 23/3/2015 | 21:32 GMT+7


Kiến nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ chặt 6.700 cây xanh


Dù Hà Nội đã tạm dừng đề án chặt 6.700 cây xanh để rà soát, nhưng các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc của Thanh tra của Chính phủ thì mới đảm bảo tính khách quan.

Chiều 23/3, mở đầu tọa đàm "Từ đề án 6.700 cây xanh nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội", giáo sư Phạm Ngọc Đăng (Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam) nhận định, đề án chặt 6.700 cây xanh của Hà Nội là không có cơ sở khoa học. Việc thành phố dừng chặt cây là chưa đủ mà cần mạnh dạn xin lỗi dân. "Nếu đã dừng thì Hà Nội phải có cách sửa chữa, có kế hoạch khắc phục và xử lý những người có trách nhiệm cao hơn", vị giáo sư nói.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam, cho rằng thủ đô Hà Nội để lại ấn tượng với bạn bè quốc tế nhờ có hồ và cây đẹp. Nhưng Hà Nội đã mất rất nhiều hồ và giờ là cây xanh. "Chặt 6.700 cây xanh tức là 1/7 tổng số cây trồng hai bên đường phố ở Hà Nội, không khác gì đầu tôi rụng mất 1/7 tóc, thế thì thành đầu hói rồi", giáo sư Dũng ví von.
Theo ông Dũng cần truy cứu trách nhiệm những người đề xuất chủ trương này, chứ không chỉ là kiểm điểm. "Chủ tịch UBND TP Hà Nội có quyết định dừng và thanh tra lại toàn bộ, nhưng theo tôi vấn đề này nên để Thanh tra Chính phủ đảm nhiệm sẽ đảm bảo khách quan nhất. Hơn nữa Hà Nội nói chặt 500 cây, nhưng theo tôi biết thì con số đã lên đến gần 2.000 cây rồi", ông Dũng nói.
Đề nghị trên của giáo sư Lân Dũng nhận được sự ủng hộ từ các chuyên gia về đô thị và cây xanh.
cay1-1364-1427118519.jpg
Trước khi dừng dự án, nhiều cây xanh ở Hà Nội đã bị đốn chặt. Ảnh: Quý Đoàn.
Là nhà quy hoạch cây xanh đô thị, tiến sĩ Phó Đức Tùng đặt vấn đề: "Tại sao cây xanh ở Hà Nội bị mục nát, sâu bệnh. Chắc chắc đó không phải ngẫu nhiên mà là do kỹ thuật". Ông phân tích, trồng cây trong đô thị khác với cây trong rừng, hoặc ở vùng nông thôn, không phải cứ đào đất trồng là cây có thể sống được.
Về mặt pháp lý, theo các chuyên gia, hành động chặt, thay thế cây xanh vừa qua ở Hà Nội đã vi phạm Luật thủ đô. Điều 14 Luật thủ đô nêu rõ, nghiêm cấm chặt phá rừng và cây xanh. Điều 10 quy định, để lập quy hoạch thiết kế đô thị của 4 quận quan trọng trong nội thành thì phải trình Thủ tướng xem xét quyết định. "Luật Thủ đô do chính Hà Nội xây dựng có điều khoản cấm chặt phá cây xanh, trừ trường hợp bất khả kháng", luật sư Trần Vũ Hải (Công ty Luật Hà Nội) nói.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng khẳng định vai trò của cây xanh, bên cạnh việc bảo vệ không khí, nơi trú ngụ của nhiều loài chim chóc, ve sầu, cây xanh đô thị còn là người bạn thân của con người. Cây còn là chứng nhân lịch sự qua bao thế hệ. Cũng như con người, cây có bệnh thì phải chữa chứ không thể chặt ngay.
Quá trình triển khai đề án từng bước thay thế 6.700 cây xanh già cỗi, sâu mục, cong nghiêng của Hà Nội vấp phải làn sóng phản đối của người dân thủ đô. Vì vậy ngày 20/3, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, đơn vị dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố hiện nay và phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu.
"Cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm, dù cùng một nhóm", chuyên gia thực vật Nguyễn Tiến Hiệp khẳng định sau khi nghiên cứu mẫu cây này. Đây là loại cây gỗ bình thường dùng để làm giấy ở vùng Yên Bái, Tuyên Quang. Cây này không thích hợp để trồng ở nơi đô thị vì lá rất thưa và khả năng sống không cao do điều kiện thổ nhưỡng ở Hà Nội không phù hợp.
Cũng theo ông Hiệp, cây này không đúng theo tiêu chí quy định trong Nghị định về cây xanh đô thị, đó là tránh trồng các cây thu hút côn trùng hay sâu bệnh.
Hương Thu
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/kien-nghi-thanh-tra-chinh-phu-vao-cuoc-vu-chat-6-700-cay-xanh-3161490.html




7. Nghe nói trong 10 cây thì có tới 8 cây gật gù ? Thật sự ?


Đốn hạ 6.700 cây để rồi trồng mới: Không khéo lại tiền mất tật mang!


Thứ 6, 06:27, 20/03/2015

VOV.VN - Việc Hà Nội bỏ cái phù hợp này, chạy theo cái phù phiếm kia, là quyết định cần xem xét lại và cân nhắc kỹ kẻo lại vẫn “tiền mất tật mang”!

1- Thời Pháp, trồng cây to bóng mát, lâu năm như sao, nhội, sấu, xà cừ. Yêu cầu của các loài này là phố xá thẳng rộng, vỉa hè lớn, nhà cửa còn lùi vào, để có diện tích trống cho cây phát triển.
2- Sang thời kỳ đầu đất nước xây dựng XHCN, ý tưởng trăm hoa đua nở, trồng toàn cây hoa, chủ yếu là tầm trung, như bằng lăng, phượng, muồng, móng bò v.v. một phần vì cho rằng hoa làm tăng độ rực rỡ của đô thị, phần nữa cũng vì những cây này tầm trung, phù hợp hơn với những đường nhỏ hơn, vỉa hè hẹp hơn.
3- Tới thời "mở cửa", dự án đô thị mọc ra khắp nơi, chỉ cốt trồng làm sao phủ xanh càng nhanh càng tốt, phổ biến là các loài ít giá trị, cắm cành cũng sống, lớn nhanh như vông, bông gòn, trứng cá, dâu da xoan. Những cây này chỉ trong vòng 3-4 năm là tốt um, nhưng sau đó thì sẽ có vấn đề.
4- Đến thời gần đây nhất, một phần do tốc độ đô thị hóa hơi chững lại, phần thì nhìn thấy hậu quả của việc trồng cây ăn sổi, mới lại càng thấy nể người Pháp, nên quay về trồng các loài gỗ lớn như sao, dầu, lát, vàng tâm. Việc chặt cây trồng lại ở Hà Nội nằm trong logic này.

Chúng tôi đã đi khảo sát hiện trạng cây đường phố ở Hà Nội, quả là mười cây có tới 8 cây gật gù, dặt dẹo, trong đó 4-5 cây vô giá trị của thời kỳ thứ 3. Những cây thời Pháp chết đổ dần dần. Còn từ thời sau giải phóng thì rất ít cây nào có giá trị, và ít cây khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn. Việc chặt vài nghìn cây cũng không phải mất mát quá lớn, không hẳn là hàng nghìn cây cổ thụ như báo nói. Tuy nhiên, cần phải nói rằng mặc dù mấy nghìn cây này không nhiều giá trị, nhưng khả năng những cây mới trồng tốt hơn thì gần như bằng không, vì thế, câu chuyện này vẫn là tiền mất tật mang.
Nguyên là đường phố thời Pháp có mật độ xây dựng và nén đất rất thấp, diện tích vỉa hè lớn, phần đất dành cho rễ cây lớn, khoảng không cho cây mọc cũng lớn, vì vậy có thể trồng cây to, lâu năm, và trồng hoàn toàn bình thường như cây rừng, cây vườn. Nên nhớ, mỗi cây lớn cần hàng trăm mét khối đất tự nhiên để phát triển khỏe mạnh.
Sang thời nay, đường phố chật hẹp, đất bị nén chặt, đầy các loại ống ở hạ tầng, các loài cây không còn đủ không gian cho bộ rễ và cho cành lá. Ở tất cả các đô thị phát triển trên thế giới, người ta đã phải làm riêng những hệ thống đường ống cho rễ cây phát triển để không hại tới hạ tầng. Giá thể trồng cây đô thị cũng đặc biệt, có khả năng chịu nén, và công suất cung cấp dưỡng khí, dưỡng chất gấp hàng trăm lần đất thường. Vì thế chỉ cần vài mét khối là đủ cho một cây, nhưng cũng chỉ dám trồng cây tầm trung. Việc trồng cây xanh được coi như một phần của kỹ thuật hạ tầng và giá thành rất cao.
Ở Việt Nam, chỉ khoét cái lỗ xuống vỉa hè, đổ ít đất mùn mà đòi trồng cây đường phố thì vô cùng hoang đường. Không những cây khó sống được, mà khi đổ còn gây ảnh hưởng, thiệt hại lớn tới hạ tầng. Đã thế lại còn trồng cây lớn những mong có được những hàng cây sao, cây dầu trăm năm như người Pháp trồng.
Cây trồng đường phố có nhiều logic. Có loại trồng như người Pháp theo kiểu cả phố một loài, sẽ tạo ra cảnh quan hoành tráng của các đại lộ cây xanh. Nhưng yêu cầu cần có đường lớn, hoành tráng, thẳng thớm, vỉa hè rộng. Còn đối với các loại đường không ra đường, ngoằn ngoèo, vỉa hè chỗ to chỗ nhỏ, thì cây cũng nên đa dạng tùy chỗ mà trồng cây to nhỏ. Ngoài sự hoành tráng, những cây cối mang dáng vẻ khác nhau và do dân tự trồng, lại gắn liền với trải nghiệm, hồi ức cá nhân, tạo ra tình cảm đô thị, hơn hẳn cây thuần loài đại lộ. Việc bỏ cái phù hợp này, chạy theo cái phù phiếm kia, là quyết định cần xem xét lại và cân nhắc kỹ kẻo lại vẫn “tiền mất tật mang”!
Tiến sĩ Phó Đức TùngChuyên gia qui hoạch đô thị




http://vov.vn/blog/don-ha-6700-cay-de-roi-trong-moi-khong-kheo-lai-tien-mat-tat-mang-389125.vov


6. Nhà thơ Trần Đăng Khoa truy cứu trách nhiệm của Thị trưởng.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa bàn về trách nhiệm của Chủ tịch Hà Nội


(GDVN) - Nhà thơ Trần Đăng Khoa: "Sở dĩ tôi nói đến vai trò của ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, vì ông là người biết sớm nhất việc làm sai trái này...".

Xung quanh vụ việc một loạt cây xanh lâu năm ở Hà Nội bị đốn hạ gây ra nhiều bức xúc trong dư luận những ngày qua, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò truyện với Nhà thơ Trần Đăng Khoa – một người vốn đã gắn bó với Hà Nội từ những năm tháng còn bom đạn, chiến tranh ác liệt. 
Ông cũng tỏ rõ nỗi bức xúc, xót xa khi nhìn thấy những hàng cây gắn với lịch sử của thành phố bị cưa trụi, và liên tục đề cập tới trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền thành phố.
Sau nhiều ngày liên tục bị các nhà khoa học, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau, công luận phản đối dữ dội, rốt cuộc ông Chủ tịch Hà Nội đã phải ra quyết định tạm dừng chặt cây xanh. Nhưng điều mà công luận quan tâm lúc này là ai phải chịu trách nhiệm khi có hàng trăm cây xanh lâu năm đã bị đốn hạ?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng “không có lợi ích nhóm” trong chuyện đốn hạ 6.700 cây xanh ở Thủ đô. Nói vậy có thể tin được không? Không có chiến dịch đốn hạ cây, tại sao lại có hàng trăm cây lớn bị chặt? Nhiều tuyến phố ngổn ngang như công trường khai thác gỗ.
Thời chiến tranh, bom đạn tàn phá khốc liệt, Hà Nội vẫn giữ được lá phổi xanh của mình. Bấy giờ, tôi còn là một cậu bé mà vẫn tự hào về Thủ Đô Hà Nội: “Những năm giặc bắn phá – Ba Đình vẫn xanh cây – Trăng vàng Chùa Một Cột – Phủ Tây Hồ hoa bay…”. Bây giờ, không có giặc, cũng không còn bom đạn nữa mà cây xanh thành phố Hà Nội lại bị hạ sát tàn bạo còn hơn cả những trận rải thảm của B52.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa thẳng thắn đề cập tới trách nhiệm của Chủ tịch thành phố Hà Nội. ảnh: Ngọc Quang.
Việc thay thế những cây mục ruỗng, thay thế những cây không phù hợp trồng ở đô thị là đúng. Nhưng điều đáng bàn và nguy hiểm ở chỗ, người ta đã mượn gió bẻ măng, lấy việc chỉnh trang cây xanh thành phố làm ngụy trang để phá hủy hàng loạt cây xanh, trong đó có những cây có tuổi thọ hàng trăm tuổi. Họ ào ạt làm đêm, làm ngày theo lối chụp giật. Thực chất đây là cuộc khai thác gỗ.
Vì thế mà nhiều học giả, nhiều nhà khoa học, nhiều người dân đã lên tiếng. Có người đứng ra bảo vệ cây. Họ thắt khăn trắng cho mình và thắt khăn trắng cho cây. 
Họ dán khẩu hiệu lên cây: “Xin đừng chặt tôi. Tôi là cây khỏe mạnh”. 
Nghệ sĩ nổi tiếng Chiều Xuân vừa khóc, vừa lấy thân mình ngăn cản để giữ một cây xanh ở số nhà 65 phố Nguyễn Thái Học của chị. 
Rồi rất nhiều người dân khác nữa cũng đứng lên bảo vệ cây. Họ lên tiếng trên facebook cá nhân, họ comment vào các bài viết phản ánh sự kiện này. Có thể nói hàng vạn comment. Trong đó có cả những lời quá đà, không phải góp ý mà chửi rủa. Điều ấy là không nên. Nhưng sự nổi giận đến mất bình tĩnh của họ là điều có thể hiểu được.
Bây giờ thì ông Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu kiểm điểm với lãnh đạo Sở Xây dựng và đình chỉ mấy anh Trưởng phòng, Phó phòng. Việc con voi cuối cùng xử phạt một con muỗi. Đành rằng Sở Xây dựng Hà Nội có lỗi. Nhưng liệu họ có gan làm cái việc động trời, là tàn phá môi trường và tiêu diệt lá phổi xanh của Thủ đô, nếu không có sự cho phép của những người đứng đầu chính quyền thành phố?
Vậy vấn đề là trách nhiệm của ông Chủ tịch thành phố đến đâu? Và trách nhiệm của ông Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng thế nào? Chẳng lẽ các ông chỉ biết nói một câu “rút kinh nghiệm” rồi phủi hết trách nhiệm, quay lại kiểm điểm cấp dưới như một người có trách nhiệm, một người ở ngoài cuộc?
Sở dĩ tôi nói đến vai trò của ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, vì ông là người biết sớm nhất việc làm sai trái này, bởi ngay từ ngày 16/3, khi một loạt cây xanh bị đốn hạ, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã có thư ngỏ gửi đích danh ông, yêu cầu nên dừng ngay việc giết cây rồi cân nhắc kỹ và rà soát lại. 
Sau đó bức thư còn được đăng trên facebook cá nhân, rồi nhiều báo điện tử đăng lại. Tiếp đó, Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhiều học giả có uy tín đã lên tiếng, nhan nhản khắp các mặt báo là sự phản đối dữ dội những hành vi chặt phá cây xanh của nhân dân cả nước. Nhưng dường như ông Chủ tịch quá bận bịu nên không có thời gian để ý đến ý kiến của các nhà khoa học và cũng chẳng có thời gian xem báo chí đã nói gì.
Ông Chủ tịch sau đó có thư hồi âm nhà báo Trần Đăng Tuấn, nhưng đó chỉ là phép xã giao, trong đó thông báo cũng lại giao cho Sở xây dựng rà soát. Nghĩa là cũng lại nói cho có nói, một cách “ném bùn sang ao!”. Và rốt cuộc cây vẫn tiếp tục bị đốn hạ vô tội vạ, dù vẫn đưa tin trên truyền thông là Ủy ban đề nghị rà soát việc chặt cây.
Cây xanh bị đốn hạ trên đường Nguyễn Chí Thanh gây ra nhiều phản ứng trong dư luận. ảnh, internet.
Đến chiều ngày 19/3, một nhóm luật sư gửi thư khẩn cấp đề nghị dừng ngay việc chặt hạ 6.700 cây xanh đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bộ trưởng Bộ Xây dựng, và cả ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, cho rằng việc chặt hạ 6.700 cây xanh của Hà Nội là làm trái, nếu không nói là chống lại Nghị định 64/2010 NĐ-CP, cần xử lý nghiêm người tham mưu và những kẻ làm trái pháp luật.
Trong thư cũng nói rõ: “Chúng tôi chứng kiến sáng 19/3/2015 vẫn chặt hạ cây xanh, dù chiều 18/3 Văn phòng UBND Hà Nội có công văn yêu cầu Sở Xây dựng rà soát, nhưng không yêu cầu dừng chặt hạ. Chúng tôi cũng đã gửi thư đến Bí thư Thành ủy đề nghị xử lý phát ngôn thiếu thận trọng của ông Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy, gây bức xúc dư luận. Chúng tôi sẽ kiên trì theo dõi việc giải quyết của các cơ quan chức năng và sẽ làm đến cùng”.
Có lẽ đây là kiến nghị rất có sức mạnh và thế là sáng ngày 20/3, ông Nguyễn Thế Thảo phải ra lệnh dừng chặt cây, mà lẽ ra phải làm từ trước đó nửa tuần. 
Ông nghĩ sao khi phóng viên đặt ra 21 câu hỏi trong buổi họp báo, nhưng ông Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng lại trả lời qua quýt rồi nhanh chóng bước ra khỏi phòng?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi thấy đấy là một chuyện khôi hài. Một chuyện cũng rất đáng xấu hổ. Thực ra, có ai bắt các ông ấy phải họp báo đâu. Nếu đã họp báo thì phải chuẩn bị kỹ, phải nắm chắc mọi vấn đề để giải tỏa dư luận. Cứ ú a ú ớ thì họp làm gì. Họp chỉ để nói chúng tôi minh bạch, không có lợi ích nhóm mà người ta tin ư? Người ta đâu chỉ nghe anh nói, mà còn xem anh làm. Lời nói với việc làm không đi đôi với nhau, thậm chí chúng chẳng có họ hàng gì với nhau thế mà lại cứ muốn người ta tin.
Nếu cần họp báo là họp trước lúc chặt cây, cần thông báo cho dân, cho giới truyền thông biết để có sự đồng thuận của toàn xã hội. Thậm chí, nếu thực sự đàng hoàng, không khuất tất và muốn được dân ủng hộ thì cần minh bạch thật trước dân: Treo biển đánh dấu những cây cần loại bỏ, đề nghị các nhà khoa học, các nhà sinh học và đông đảo nhân dân cùng chúng tôi rà soát lại số cây cần loại bỏ ấy và phát hiện thêm những cây chúng tôi còn bỏ sót.  
Rồi ông thông báo kinh phí thực hiện dự án này; số tiền xã hội hóa bao nhiêu, đối tác là những ai, tiền chặt cây, tiền bán cây là bao nhiêu, đưa số tiền ấy vào ngân quỹ nhà nước, hay làm công tác xã hội hay làm gì với số tiền ấy; loại cây nào sẽ được chọn thay cho cây đã chặt. Thời gian nào thì chính thức chặt cây. Nếu đàng hoàng như thé, tôi tin cả xã hội sẽ đồng thuận. 
Nếu đàng hoàng như thế, tôi tin cả xã hội sẽ đồng thuận. Còn cứ làm một cách dấm dúi, chụp giật như vừa rồi mà còn mong nhân dân ủng hộ, mong có sự đồng thuận thì đó chỉ là chuyện ở trên mây. 
Chính vì thế, cánh báo chí cứ truy hỏi hỏi gỗ khai thác đưa về đâu, bán bao nhiêu, trong khi các vị lãnh đạo thành phố thì lúng túng như gà vướng tóc. Tất nhiên rồi sắp tới, các vị sẽ trả lời, và rồi cũng sẽ rất minh bạch, nhưng nên làm như một số luật sư đề nghị: Chuyển việc này cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Chứ Hà Nội gây ra sự cố động trời, Hà Nội lại thanh tra. Trẻ con cũng không tin được.
Vì thế tôi đã nói ngay, nói trắng phớ ra rằng đây là trò lừa đảo ngoạn mục giả danh cái đẹp. Người ta đã mượn cớ chỉnh trang thành phố, mượn cớ bảo đảm an toàn cho dân nhưng thực chất là việc khai thác gỗ và bán gỗ quý. Muốn được người dân và toàn xã hội đồng thuận, không phải khó khăn gì. Chỉ cần thực sự công khai minh bạch ngay từ đầu như tinh thần mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và làm tử tế là dân ủng hộ ngay.
Trân trọng cảm ơn ông!
http://www.giaoducvietnam.vn/gdvn-post156690.gd



5. Luật sư Triển đề nghị mức hình sự.

Vụ chặt cây xanh ở HN: “Cần khởi tố hình sự“



(Kiến Thức) - "Mấy trăm cây đã bị chặt phá đủ để khởi tố vụ án hình sự chứ không chỉ xử lý hành chính đơn thuần”, Luật sư Trần Đình Triển cho hay.

Liên quan đến việc Hà Nội triển khai đề án thay thế 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố, sau khi dư luận bày tỏ sự không đồng thuận, UBND TP Hà Nội đã tạm dừng để xem lại lộ trình. Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu lập Đoàn Thanh tra liên ngành, tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua. 
Vị Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục tiến hành kiểm điểm trách nhiệm cá nhân theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại Thông báo ngày 20/3. Ngoài ra, PGĐ Sở Xây dựng Hoàng Nam Sơn phụ trách trực tiếp vụ cây xanh và các tập thể, cá nhân liên quan cũng cũng phải kiểm điểm trách nhiệm. 
Ông Thảo cũng chỉ đạo Sở Xây dựng tạm đình chỉ công tác Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra. Thông tin ban đầu cho thấy, có ít nhất 3 cán bộ thuộc các phòng của Sở xây dựng liên quan đến vụ việc phải tạm đình chỉ chờ thanh tra là các ông Trưởng, phó phòng Môi trường công trình ngầm Sở xây dựng.
Tuy nhiên, theo Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân, việc UBND TP Hà Nội tạm thời đình chỉ các cán bộ Sở Xây dựng Hà Nội liên quan đến việc thay thế cây xanh cũng chưa hoàn toàn chính xác.

Vụ chạt cay xanh ỏ HN:
 Phải xem xét trách nhiệm của những cán bộ có liên quan vụ chặt hạ cây xanh, bất kể họ là ai.
Theo luật sư Triển, khi có đề án thay đổi cây trồng, cần có quy hoạch, phải được thông qua hội đồng nhân dân TP Hà Nội và người dân. "Đề án thay thế 6700 cây xanh do Sở Xây dựng đưa ra là không hợp lý. Bởi nếu trong trường hợp các tuyến phố chật chội cần mở đường thì bắt buộc phải hi sinh cây xanh. Tuy nhiên, khi cây trồng không ảnh hưởng đến ai, giờ chặt phá hàng loạt để thay bằng loại cây mới là không đúng. Nếu muốn thay cây, cơ quan chuyên môn phải có những cuộc hội thảo, lấy ý kiến của các nhà khoa học, kiến trúc tìm phương án đúng. Tuy nhiên, Hà Nội lại bỏ qua giai đoạn quan trọng này, gây nhiều thiệt hại cả về vật chất, tinh thần với người dân Hà Nội, gây ảnh hưởng đến uy tín cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương”, luật sư Triển nhận định.
Luật sư Triển cho rằng điều cần phải làm rõ lúc này là cây thay thế cho các cây đã chặt là cây nào? Trước đây là cây vàng tâm nhưng hiện nay cây vàng tâm đang ở đâu mà giờ lại là cây mỡ, một loại cây ít lá, không phù hợp đô thị. Các cây cổ thụ đã chặt giờ ở đâu? Bán cho ai và giá cả thế nào?”.
Về việc tạm thời đình chỉ các cán bộ Sở xây dựng Hà Nội liên quan đến đề án chặt cây, Luật sư Trần Đình Triển nhận định là chưa chính xác.
“Những cán bộ này chỉ là người bắt buộc phải làm với vai trò và nhiệm vụ mà họ được giao. Cần phải xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật cho dù họ là ai đi nữa. Mấy trăm cây đã bị chặt phá đủ để khởi tố vụ án hình sự chứ không chỉ xử lý hành chính đơn thuần”, Luật sư Trần Đình Triển cho hay.
Hải Ninh

http://kienthuc.net.vn/soi-xet/vu-chat-cay-xanh-o-hn-can-phai-khoi-to-hinh-su-469073.html

4. Mạng Giáo dục Việt Nam bình luận.


Lâm tặc, Đô tặc hay...Tài tặc?



(GDVN) - Dân gian gọi kẻ phá rừng là "Lâm tặc", phá Thủ đô thì gọi là "Đô tặc", nhưng cũng chưa hẳn đã đầy đủ, chuẩn xác...


Người ta thường nói màu xanh là màu hy vọng, cũng như màu tím tượng trưng cho sự thủy chung, màu đỏ là màu nhiệt huyết,… 
Hủy diệt cây xanh tức là hủy diệt sự sống, cũng có nghĩa là hủy diệt hy vọng. 
Việc chặt hạ có tổ chức, có hệ thống cây xanh ở Hà Nội khiến người dân bức xúc là lẽ đương nhiên, điều cần thiết bây giờ là dũng cảm đánh giá việc gì đúng, việc gì sai, giải quyết hậu quả, cả về phương diện môi trường lẫn chủ trương, đường lối, cả về trách nhiệm tập thể lẫn những phát ngôn và hành động của một số vị lãnh đạo thành phố trước, trong và sau khi vụ việc xảy ra.
Thứ nhất: phát ngôn của lãnh đạo
Về phía Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó ban Tuyên giáo Phan Đăng Long đã tuyên bố hùng hồn rằng “chặt cây không cần phải hỏi dân, đó là việc của chính quyền…”.
Về phía chính quyền, Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội  khẳng định tại cuộc họp báo ngày  20/3/2015, rằng “đây là chủ trương đúng đắn của thành phố. Việc thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng các quy trình, quy định…”.
Trên phạm vi quốc gia chỉ có “Luật Thủ đô” do Quốc hội ban hành. Điều 26 Luật Thủ đô quy định: “Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL-UBTVQH ngày 28 tháng 12 năm 2000 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực”.
Với những người thị lực hơi kém hoặc không có thói quen đọc sách thì có thể nhờ người bên cạnh hoặc con cháu đọc hộ khoản 2, điều 14, Luật Thủ đô, trong đó viếtTrên địa bàn Thủ đônghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh…”.
Vì ông Phó Chủ tịch Hà Nội đã “long trọng” thông cáo với báo chí rằng thành phố “thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật” nên chắc chắn đó không phải là Luật Thủ đô. Nói chắc chắn vì trong luật chẳng đã nói rõ “nghiêm cấm chặt phárừng, cây xanh” trên địa bàn thủ đô rồi còn gì?
Vậy thì việc chặt hạ cây xanh ở Thủ đô có được coi là hành vi vi phạm pháp luật?
Chính vì ông Phó Chủ tịch thành phố khẳng định là thành phố làm đúng luật nên người dân buộc phải “ngơ ngác”, chắc là Hà Nội có luật riêng liên quan đến chuyện chặt phá rừng và cây xanh? Nếu quả có tồn tại một luật như vậy thì không biết ông Phó Chủ tịch gọi tên luật là gì? 
Nếu thấy khó chọn từ ngữ thì xin gợi ý hai cụm từ phản ánh đúng tính chất vụ việc là “Luật cây” hoặc “Luật rừng”. Chữ “Cây” ở đây là “cây” cối, “cây” xanh, không liên quan gì đến các loại cây không có lá.
Khi mà cả hai ông Phó (Ban và Ủy ban) đều khẳng định việc hạ sát cây xanh là đúng thì Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo lại ra lệnh ngừng việc chặt hạ cây. Quyết định của ông Thảo tuy hơi muộn nhưng dù sao cũng cho thấy ông đã “biết lắng nghe, biết thấu hiểu” ý nguyện của người dân.
Vấn đề tưởng đã rõ nhưng không ngờ người dân vẫn bị “choáng”, ấy là không biết ai sai, ai đúng, không biết nên ủng hộ “thiểu số” là ông Chủ tịch hay “đa số” là hai ông Phó Ban và Phó Chủ tịch? 
Căn cứ vào tuyên bố của hai “ông Phó” thì lại phải hiểu là Chủ tịch thành phố đang ngăn cản một việc làm “đúng pháp luật”, mà nếu đã thế thì hóa ra quyết định của Chủ tịch TP Hà Nội lại có dấu hiệu vi phạm pháp luật? 
Người viết thì cho rằng ông Thảo đã làm đúng trong việc ra lệnh dừng chặt hạ cây và yêu cầu kiểm điểm một số cán bộ, tuy vậy việc làm của ông Thảo vẫn chưa đủ.
Ai sai, ai đúng sẽ là việc của Thanh tra, Kiểm tra, rồi đây có thể còn là việc của Kiểm sát, tòa án. Có một điều chắc chắn đúng ấy là ban lãnh đạo Hà Nội chưa có sự  thống nhất trong chỉ đạo, điều hành chiến dịch tổng phá cây xanh mùa xuân 2015 này.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng các “Nhà tài trợ hơi vội vàng”, còn các nhà tài trợ như ngân hàng hay một số doanh nghiệp khác thì lại đồng loạt lên tiếng, rằng họ chỉ tài trợ tiền cho thành phố chứ không tài trợ cho mục đích triệt hạ cây cối, nếu không dùng tiền vào việc chỉnh trang đô thị thì có thể dùng vào các công việc công ích khác.
(GDVN)-Việc “nhanh nhảu hạ sát” cả ngàn cây xanh chỉ trong vài ngày, cho thấy các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có khả năng làm việc nhanh, nhưng...
Cũng cần phải nói cho rõ ngọn ngành, theo vị lãnh đạo nọ, việc triệt phá cây xanh diễn ra nhanh, gọn, quyết liệt là do “nhà tài trợ” hơi “nôn nóng”. Người ta công bố là nhân viên một ngân hàng và cán bộ chiến sĩ công an mỗi người ủng hộ từ 15.000 đến 30.000 đồng. Những người đóng góp khó mà tất cả có thể cùng lên tiếng biện minh, chẳng lẽ nhân viên ngân hàng và các chiến sĩ công an đều “nôn nóng” triệt hạ cây? Điều có thể thấy rõ là họ đang bị xúc phạm.
Nhưng dù sao người dân cũng vẫn ngờ ngợ, chẳng lẽ ông Phó Chủ tịch thành phố lại nói nhầm, nếu quả thật ông không nhầm thì có nghĩa là thực sự có “Nhà tài trợ” nào đó nôn nóng chặt phá cây xanh. Nếu đúng như vậy thì ông Hùng nên vạch mặt, chỉ tên cho nhân dân được biết, không thể để vàng thau lẫn lộn, không thể nhân dân hiểu lầm những người có tâm với Thủ đô.
Còn nếu không tìm được bất kỳ “người nôn nóng” nào thì liệu đã đủ cơ sở để kết luận đây là lời vu cáo, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín các chiến sĩ công an và nhân viên ngân hàng cũng như các cơ quan tổ chức đã góp tiền tài trợ? Nếu đủ cơ sở kết luận thì có cần yêu cầu người phát ngôn phải xin lỗi, rút lại lời nói, kèm theo đó có cần phải xử lý theo Luật Xử lý vi phạm hành chính?
Vậy là đã rõ, dường như có ai đó đang muốn đổ trách nhiệm cho người khác, không phải chỉ là nhà tài trợ mà còn là về chủ trương của tập thể lãnh đạo?
Những kẻ chặt phá rừng trái phép thường được gọi là “Lâm tặc”, thế còn những người chặt hạ cây xanh Thủ đô thì gọi là gì? Người ta không phá rừng ở Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn hay Tây Nguyên nên không phải là lâm tặc, người ta chỉ triệt hạ cây xanh giữa Thủ đô nên chỉ có thể gọi họ là “Đô tặc”.
Nhưng mà gọi là “Đô tặc” thì dễ nhầm lẫn là người ta phá cả nhà cửa, đường xá… vậy hợp lý nhất nên gọi họ là “Tài tặc”. Chữ “Tài” trong “Tài tặc” có hai nghĩa, thứ nhất là “tài” điều khiển và thứ hai những người “tài” bị điều khiển.
Thứ hai: sự minh bạch
Nếu “tài tặc” không phải là người có thể ra quyết định, không có tài điều khiển các “người tài” khác liệu chiến dịch tàn sát cây có được vạch ra một cách bí mật, bất ngờ và các cánh quân tấn công thần tốc như vậy? Nói là bí mật, bất ngờ vì cho đến giờ này người dân vẫn đòi hỏi sự minh bạch từ phía thành phố.
Minh bạch thứ nhất là chủ trương này được quyết định tại cuộc họp nào, ngày nào, những “người tài” tham mưu vạch kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo “chiến dịch” này là ai, ai được giao chịu trách nhiệm chính?
Minh bạch thứ hai là thành phố đưa ra chủ trương rồi kêu gọi tài trợ hay do nhà tài trợ gợi ý mà thành phố quyết định chủ trương?
Minh bạch thứ ba là dự kiến ngân sách thực hiện, lúc thì 60 tỷ, lúc thì 75 tỷ, nếu không có tài trợ thì có thực hiện chặt hạ thay thế cây không?…
Minh bạch thứ tư là trong số những cây đã bị chặt hạ, có bao nhiêu cây thuộc loại quý hiếm, đặc biệt là có cây Sưa nào bị chặt hạ không? Nếu có thì số gỗ Sưa này hiện đang nằm ở đâu? Thành phố có kế hoạch phong tỏa để bọn “lái gỗ” không thể tẩu tán chưa?
Thứ ba: cách thức xử lý khủng hoảng
Phát ngôn không chuẩn, không trả lời các câu hỏi của phóng viên có phải là văn hóa lãnh đạo của Thủ đô ngàn năm văn hiến? Tại sao chỉ mới đầu năm 2015 mà người dân thủ đô và cả nước phải nghe nhiều phát ngôn “hùng hồn” của một vài vị lãnh đạo Hà Nội như vậy?
Trở lại vấn đề về luật, có những văn bản dưới luật như Nghị định 64/2010 quy định loại cây nào được phép chặt hạ, thay thế ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng như bão làm đổ hay sét đánh…
Việc chặt hạ đồng loạt cây xanh một cách có tổ chức, không phân biệt cây bệnh hay không bệnh về tình là đi ngược lại tình cảm của nhân dân Thủ đô. Chỉ có những người không gắn bó máu thịt với mảnh đất mình đang sinh sống mới không hiểu ý nghĩa của câu hát “Mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi con tàu, mỗi nhà máy, mà ta yêu, mà ta quý…”.
Về lý việc làm này là trái một số điều khoản của Luật Thủ đô, như đã trích dẫn ở trên.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là hành động vừa không hợp tình, vừa có dấu hiệu vi phạm pháp luật có nên chỉ xử lý theo hình thức kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm hay phải xử lý hình sự?
 Cưa thân cây bán thớt (Ảnh trên Internet cập nhật ngày 21/3/2015)
Dưới góc độ chuyên môn, các luật sư, các cơ quan, tổ chức bảo vệ pháp luật đã lên tiếng, nay có cần phân tích thêm dưới góc nhìn đa chiều về sự minh bạch của chiến dịch chặt hạ cây xanh này?
Được biết ngày 22/3/2015 Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Giám đốc, Phó Giám đốc (phụ trách trực tiếp) Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm các cơ quan, tổ chức có liên quan. Ông Thảo cũng yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng tạm đình chỉ công tác Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra.
Mong rằng quyết định của ông Chủ tịch thành phố mới chỉ là bước khởi động ban đầu. Hà Nội không phải chỉ  kiểm điểm các cá nhân “trực tiếp thực hiện nhiệm vụ” mà phải ở cấp tham mưu, cấp ban hành chủ trương, cấp chỉ đạo thực hiện…
Về điều này, thiết nghĩ các cơ quan bảo vệ pháp luật trung ương cần phải vào cuộc, cần phải trả lời cho người dân câu hỏi “Chủ trương và hành động đã tiến hành là của tập thể lãnh đạo thành phố hay của một số cá nhân? Việc làm đó là đúng Luật Thủ đô hay trái luật”?
Lũ “sâu đục thân cổ điển” không bao giờ lộ mặt ra ánh sáng, chúng âm thầm gặm nhấm thân cây bằng hàm răng chắc khỏe làm cây chết dần, chết mòn. Còn những “hậu duệ đột biến” của sâu đục thân cổ điển thì thay vì dùng răng lại dùng cưa máy, ô tô, cần cẩu và ngang nhiên ngoạm cây giữa thanh thiên bạch nhật, chẳng thế mà chỉ vài ngày hàng trăm (hay hàng nghìn?) cây xanh, có cả cổ thụ mấy chục năm tuổi chết như ngả rạ!
Trong cái rủi có cái may, “nỗi đau cây xanh” đã giúp cho thấy diện mạo mới của loài “đục thân đột biến” vốn ẩn mình rất kỹ mà lâu nay dư luận vẫn “không biết nằm ở đâu”. 
“Nỗi đau cây xanh” cũng là lời cảnh tỉnh cho ai đó biết, rằng người dân luôn ý thức được vai trò của mình trong xã hội dân sự, trong một đất nước pháp quyền. Không điều gì có thể giấu được dân và cũng không ai có thể xem thường dân. Sự hiểu biết của người dân có thể khiến một vài quan chức “không vui” nhưng đó chính là động lực giúp chính quyền trưởng thành. Không nhận thức được điều đó thì chắc chắn không thể ngồi mãi đó để mà “dân thì không cần hỏi”! 
http://www.giaoducvietnam.vn/gdvn-post156706.gd



3. Kỉ niệm của một người lính pháo bình thời chống Mĩ.

Thứ bảy, 21/3/2015 | 14:34 GMT+7


'Không chỉ là cây, mà còn là góc tâm hồn người Hà Nội'



Có biết bao cư dân Hà Nội yêu thầm lặng thành phố này từ góc ngõ nhỏ, phố nhỏ. Thậm chí từng viên gạch vỡ họ còn nhớ thì nói gì đến cây cao xanh rợm và thu về ngan ngát làm nên tiếng nhạc ở tận đáy lòng.
Mấy ngày qua sự kiện chặt cây xanh ở Hà Nội ồn ào khắp nơi, trên thông tin mạng, đến cả báo chí thế giới cũng quan tâm. Một quyết định đốn hạ 6.700 cây xanh trong phạm vi các đường phố thủ đô Hà Nội, đâu phải là cái kim che dấu.
Những tấm ảnh cây lớn, còn đỏ sậm màu gỗ nguyên lành, còn xanh mát rượi màu lá, được cư dân thành phố ngày ngày đi qua hàng cây kia, chụp ảnh đưa lên mạng, làm đau những trái tim yêu đất, yêu phố, yêu quê hương, bản quán... Mà cụ thể hơn là họ yêu từ khoảnh râm mát nơi bóng xanh gìn giữ một tuổi thơ ấu hay kỉ niệm ở cái ghế, vỉa hè, ban công, hoặc cạnh một tàn xanh, lúc chợt trú mưa tình tự... ở một thời gian cụ thể nào đó của bao cư dân thành phố vài thế hệ.
Cây đâu chỉ là cây!
Nhìn những bức ảnh, nghe bè bạn văn nghệ sĩ viết về câu chuyện đẵn cây xanh ở Hà Nội, trong đêm tôi nhớ lại những năm 1965, 1966 khi gặc Mỹ ném bom và ném cái chết thẳng vào Hà Nội.
Năm 1965, mùa hè vừa thi xong, lập tức chúng tôi nhập ngũ vào Trung đoàn Pháo cao xạ 220. Đơn vị pháo cao xạ 57 trên hồ Trúc Bạch và đơn vị 37 trên bè nổi ở Tây hồ bị hàng cây trên đường Thanh Niên cản trở xạ giới quan sát.
Ai từng hiểu biết về pháo phòng không hẳn biết việc bị cản quan sat nguy hiểm thế nào khi đánh nhau với kẻ trên cao cậy tốc độ nhanh. Phải chặt những ngọn cây hay hàng cây ấy đi, đốn những cây quá cao, ảnh hưởng tầm nhìn, hướng bắn, để thao tác xạ kích bắn hiệu quả trúng máy bay mới bảo vệ được cầu Long Biên, nhà máy điện Yên Phụ và các mục tiêu khác quan trọng  gần đó như khu quân sự, trung ương và ngoại giao Ba Đình.
Trung đoàn 220 đề xuất Bộ tư lệnh thủ đô, và Bộ tư lệnh phòng không đã làm việc với Thành phố Hà Nội. Công ty công viên Hà Nội được lệnh đốn hạ cây nào đều đã bàn rất cụ thể với hai đơn vị pháo ở đó.
Ngày chặt cây, những người lính Hà Nội đã cùng với anh em công nhân đốn hạ dãy cây mà chính lớp  anh chị tôi đã lao động công ích ngày Chúa Nhật trồng những hàng cây ấy sau khi họ đắp rộng con đường Thanh Niên.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật khi đó đi ngang qua đơn vị trung đoàn tôi, nhìn hững góc cây xanh bị hạ, đau xót viết bài thơ nổi tiếng "Chuyện hàng cây yêu đương".
Bài thơ mở đầu có hai câu: 
"Đã ngả xuống rồi hàng cây tình tự
Hơi thở yêu đương còn thơm dòng nhựa".
Vì một thành phố yêu thương, chúng tôi đau đớn hạ cây, nhưng câu thơ ấy cứa vào lòng chúng tôi, tâm  hồn rất nhạy cảm những chàng trai Hà Nội vừa 17, 18, đôi mươi. Chính điều tưởng mơ hồ nhỏ bé ấy đã biến thành một sức mạnh lớn không cần qua lời chính trị viên tuyên giáo để chiến đấu. Từ chính những điều nho nhỏ ấy trên hồ Trúc Bạch, mà chúng tôi đã chứng kiến viên phi công Mỹ bị bắn hạ dù anh ta thuộc một lực lượng không quân tinh nhuệ, rồi bị người dân Hà Nội bắt sống...
Hàng trăm người lính đã ngã xuống từ 1966 tới tận Noel năm nào khi B52 đánh phá Thủ đô. Nhưng chúng tôi quyết tử để bảo vệ Hà Nội... mơ một ngày cây lại xanh tươi và những hàng cây tình tự  sẽ không bao giờ ngã xuống. Yên bình, ổn định và cây cùng với phố trong một Hà Nội phát triển hiện đại vẫn trở thành những ám ảnh ở thơ ở nhạc, ở họa và cả ở những ca từ bay khắp nhân gian. Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ...
Chúng ta đã xây dựng đất nước không chỉ với sức lực cơ bắp, sức mạnh của đồng tiền, ngoại tệ. Người Hà Nội, cư dân Hà Nội đã lao động tạo nên những vật thể nhưng bao hàm một giá trị phi vật thể ngay ở những hàng cây... trong đó không ít anh em binh sĩ trở về, thậm chí có người lại ở công ty trồng cây xanh.
Chúng tôi những người lính già năm xưa già đi theo năm tháng làm đủ mọi ngành nghề có kẻ đi xa như tôi lặn lội kiếm ăn nhưng mỗi khi trở về vẫn xốn xang trong lòng, vẫn yên lặng ngồi dưới tán lộc vừng, đi dưới những hàng cây xưa...
cay-2129-1426907377-2354-1426913738.jpg
Cây xà cừ cổ thụ bị chặt hạ trên đường Nguyễn Trãi để phục vụ thi công tuyến tàu điện trên cao Cát Linh-Hà Đông. Ảnh: Bá Đô.
Có biết bao cư dân Hà Nội yêu thầm lặng thành phố này từ góc ngõ nhỏ, phố nhỏ. Thậm chí từng viên gạch vỡ họ còn nhớ, thì nói gì đến cây cao xanh rợm và thu về hương cây ngan ngát làm nên tiếng nhạc ở tận đáy lòng.
Cây với con người thành phố có quá trình lịch sử ở tình yêu đất nước, nó lại được trân quý hơn bao nhiêu trong thời kì hiện đại hóa mà cư dân tăng lên đột ngột  khi trái tim xanh ấy đã chở che cho cả mùa hè ngột ngạt. Cả với hai nội hàm ấy, cây đâu còn chỉ là cây.
Đâu chỉ còn lọc khí, cách âm, cách bụi và môi trường, bóng mát. Nó mang theo những tình cảm lớn mà tự biểu hiện ở màu sắc, dáng dấp, mùi hương kỉ niệm với cư dân vài thế hệ, trong từng nơi ở, để bao lớp người cảm giác trong từng hàng cây dãy phố trở thành một góc tâm hồn thành phố.
Hà Nội với chủ trương đốn hạ cây xanh như vừa qua thật đáng trách. Việc làm nôn nóng, vội vã của ai đó ở cấp lãnh đạo nào đó thiếu hiểu biết sâu sắc, vì vài sức ép ở nhà tài trợ như sự biện minh đã vô tình làm tổn thương tình cảm sâu sắc của con người cư dân Hà Nội. Đó là một điều tất cả các lãnh đạo ở tất cả các địa phương cần lưu tâm, rút kinh nghiệm.
Sự kiện quanh hàng cây này cũng giống như việc định đốn hạ phá bỏ cầu Long Biên, định phá hết Thương xá Tax mà không bảo tồn một phần. Chúng đều biểu hiện việc chỉ xác lập những giá trị vật thể nào đó trong sự phát triển quy hoạch thành phố, mà người Tổng công trình Sư là lãnh đạo thành phố không lường thấy. Để rồi dẫn đến sự tổn thương về tình cảm, chạm  vào sự sâu thẳm ở tâm hồn cư dân.
Với cầu Long Biên, Thủ tướng đã đích thân ra lệnh không được phá bỏ. Với Thương xá Tax, lãnh đạo TP HCM đã lắng nghe dân, bảo tồn một phần như đã tuyên bố. Còn hôm nay giữa thủ đô, hai tuần qua, bao nhiêu cây xanh oan ức bị đốn hạ. Có cây phải trăm năm nữa mới có thể tái tạo.
Ai là người chịu trách nhiệm? Và quy trách nhiệm lớn hơn, trong khi Đảng, Nhà nước đang hết sức cố gắng để xây dựng lòng tin, thì ở sự kiện này, ai là người đã cái lệnh đốn hạ cây, đã chưa lường hết mọi sự, chạm vào điều nhạy cảm. Sự đốn hạ đâu chỉ còn là giá trị của cây?
"Cái sảy nảy cái ung", cha ông ta dạy thế. Việc tưởng nhỏ mà lây lan ra lớn. Đây là một bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá để các vị lãnh đạo có tâm và có tầm nhìn lại:
Điều gì chạm vào tâm hồn, tình cảm con người thì phải thật thận trọng lắng nghe từng nhịp thở ở từng địa phương mà xem xét nghiên cứu. Để rồi đưa ra một quyết định sáng suốt và cấp thời sửa chữa, xin lỗi nhân dân, chứ đừng vội vã ngụy biện và lấp liếm.
Hà Nội đã ra lệnh dừng đốn hạ cây xanh, đã kịp thời dừng cái dự án trái với lòng dân, tình dân. Xin thưa rằng Bác Hồ từng dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó ngàn lần dân liệu cũng xong". 
Mong Hà Nội xử lý việc này cho nghiêm, cho dân tin và hiểu rằng dù đã sai lầm nhưng Hà Nội cũng có nhiều chức sắc có uy quyền uy tín, có cái tình cũng như cư dân Hà Nội để yêu thêm mảnh đất này.
Nguyễn Văn Thọ
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/khong-chi-la-cay-ma-con-la-goc-tam-hon-nguoi-ha-noi-3160564.html




2. Tin về một người lạ trong cuộc họp báo tồn đọng 21 câu chất vấn


Xuất hiện người dân 'bí ẩn' tại họp báo về chặt cây xanh

21.03.2015 | 23:15 PM

Nhiều PV, nhà báo dù có thẻ nhưng không có giấy mời đều khó lọt vào dự họp nên việc xuất hiện một người xưng là người dân thủ đô khiến cả hội trường ngỡ ngàng.



Khoảng 14h30, khi tất cả các phóng viên đặt câu hỏi chất vấn lãnh đạo thành phố về việc chặt hạ cây xanh thì bỗng một người đàn ông chừng 50 tuổi giơ tay xin phát biểu làm cả hội trường khá tò mò.
Bởi trước khi vào cuộc họp báo, nhiều phóng viên, nhà báo dù có thẻ nhưng không có giấy mời đều khó lọt vào dự họp nên việc xuất hiện một người xưng là người dân Thủ đô khiến cả hội trường ngỡ ngàng. Nhiều máy ảnh, phóng viên, nhà báo đều hướng về phía người dân "bí ẩn" này.
Xuất hiện người dân 'bí ẩn' tại họp báo về chặt cây xanh - Ảnh 1
Người đàn ông đứng lên tự giới thiệu là một người dân Thủ đô có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực môi trường – quy hoạch - kiến trúc.
Những tưởng người dân này sẽ thay mặt hơn 7 triệu người dân Thủ đô bày tỏ quan điểm thì ông lại cho biết hoàn toàn ủng hộ việc chặt cây xanh có phần vội vàng của thành phố và cho rằng đó là việc đúng đắn làm cho thành phố xanh sạch đẹp.
Người dân này chia sẻ, chúng ta nên thông cảm với các vị lãnh đạo và không nên đặt ra những câu hỏi chi tiết như bao nhiêu cây, cây chặt ở đâu? Người này cũng cho rằng TP nên lắng nghe những người có trí tuệ và cân nhắc trong việc nên trồng cây gì và nuôi con gì.
Người dân này cho rằng không nên soi mói những chuyện Ai ra quyết định chặt cây? Cây chặt để gỗ ở đâu? Cây giống mua giá bao nhiêu? Ai chịu trách nhiệm kỷ luật chính?...
Cả hội trường thất vọng nhắc người này dừng lan man.
Cầm mic một hồi người đàn ông này vẫn chưa đưa ra câu hỏi trong khi nhiều phóng viên vẫn muốn “chất vấn” nên người này đành phải ngồi xuống. Dường như ý kiến không được chú ý nên lúc cuộc họp bất ngờ kết thúc, người dân này cũng "biến mất' luôn.
Theo một nguồn tin không chính thức cho hay, người này tự nhận tên D., nhà ở khu vực quận Hoàn Kiếm. Người này thổ lộ là cán bộ đã về hưu.
Liên quan đến sự việc, dư luận cho hay hàng cây được trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh hiện giờ là cây mỡ(?)
Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường, Hội khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và bảo tồn cổ thụ và cây quý sau khi trực tiếp khảo sát tại khu vực đường Nguyễn Chí Thanh khẳng định, loại cây được trồng trên con đường này không phải là cây vàng tâm mà thực chất là cây mỡ. Loại cây này cùng họ thực vật với cây vàng tâm nhưng khác chi.
Xem video:

00:44 / 00:56
Chặt hạ cây xanh: Ai xé những tờ giấy 'kêu cứu'?
Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, cây mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay.
PV Báo Người đưa tin sẽ tiếp tục thông tin sớm nhất những vấn đề liên quan đến vụ việc gây tranh cãi này.
PV
http://www.nguoiduatin.vn/xuat-hien-nguoi-dan-bi-an-tai-hop-bao-ve-chat-cay-xanh-a179255.html


1. Điều tra mới của Tiền phong (23/3/2015)

05:40 ngày 23 tháng 03 năm 2015

Minh Đức

Theo dấu cây xanh vừa bị đốn hạ ở Thủ đô



TP - Vụ hàng nghìn cây xanh ở Thủ đô bất ngờ bị đốn hạ nhanh chóng đang là tâm điểm chú ý của dư luận. PV Tiền Phong vào cuộc truy tìm đường đi của những cây xanh vừa bị triệt hạ nhằm giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc.
PV Tiền Phong tiếp cận bãi tập kết thứ nhất, được cho là những cây bị sâu mọt phải chặt bỏ. Ảnh: PV.PV Tiền Phong tiếp cận bãi tập kết thứ nhất, được cho là những cây bị sâu mọt phải chặt bỏ. Ảnh: PV.


Vòng vo, lẩn tránh
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn cây xanh trên nhiều tuyến phố của Thủ đô Hà Nội như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Trần Nhân Tông, Lê Duẩn… đã nhanh chóng bị triệt hạ. Ngày 20/3, UBND thành phố Hà Nội họp báo với sự tham gia của khoảng 300 phóng viên báo, đài, thế nhưng cả 21 câu hỏi tại buổi họp báo đều chưa được giải đáp, khiến dư luận càng tỏ ra nghi vấn có chuyện bất bình thường trong chiến dịch này.
PV Tiền Phong đặt 2 câu hỏi với ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đồng thời là người chủ trì cuộc họp báo: Những cây xanh được đưa về Hà Nội trồng là cây gì, mua ở đâu, bao nhiêu tiền một cây?  Những cây xanh đã chặt hạ tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội là những cây gì, sau khi chặt hạ được tập kết ở đâu, bán cho ai, bán bao nhiêu tiền? Kết thúc buổi họp, ông Hùng chỉ đạo cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời, cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí.
PV Tiền Phong tiếp cận bãi tập kết thứ nhất, được cho là những cây bị sâu mọt phải chặt bỏ. Ảnh: Minh Đức.
Chiều cùng ngày, PV liên lạc với ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, song ông Hưng nói không biết nguồn gốc, tên tuổi cũng như người đã mang cây xanh về trồng thay thế. Điều ngạc nhiên hơn nữa, khi PV chất vấn về việc số cây đã được chặt hạ được tập kết ở đâu, bán cho ai, bán bao nhiêu tiền, ông Hưng ấp úng, nói do các đơn vị mua đấu giá nên không biết họ đưa về đâu.
Đến ngày 21/3, PV tiếp tục điện thoại cho ông Nguyễn Xuân Hưng đề nghi cung cấp thông tin, địa điểm tập kết số lượng cây đã bị triệt hạ, ông Hưng cho rằng, khu vực tập kết là bãi đất biệt lập nằm ở nội đô không thể tiếp cận được vì đã có lệnh bảo vệ nghiêm ngặt. Ông Hưng nói PV có tìm được người ta cũng không cho vào, khi chưa được lệnh từ ở trên.
PV Tiền Phong tiếp tục liên hệ với ông Võ Nguyên Phong - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội để tìm tên, nguồn gốc số cây trên. Tuy nhiên, ông Phong nói mới được bàn giao công việc chưa đầy 1 tháng nên không nắm được việc chặt cây, mua cây giống ở đâu, bao nhiêu tiền.
Chiếc xe tải chở gỗ vào làng Chuông. Ảnh: Minh Đức.
“Đột nhập” các kho cây xanh vừa bị xẻ thịt
PV Tiền Phong phải chuyển hướng truy tìm kho gỗ, hỏi những người dân bán trà đá tại các khu trục đường dẫn vào nội đô như Trần Phú (Hà Đông), Giải Phóng (Hoàng Mai), đại lộ Thăng Long (Nam Từ Liêm), Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm). Tuy nhiên, tất cả các thông tin người dân cung cấp đều xác nhận các xe tải chở gỗ đều hướng ra ngoại thành.
Ngoài ra, PV lần theo những hạt mạt cưa, lá rơi trên đường, kết quả đã xác định được một số điểm tập kết. Cụ thể, khoảng 17h ngày 20/3, PV phát hiện chiếc xe tải 31F - 9023 chạy hướng Quốc lộ 21. Sau một đoạn đường dài đeo bám, PV thấy chiếc xe này rẽ vào làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai. Chủ một xưởng gỗ tại làng Chuông cho biết, mấy ngày qua có rất nhiều xe chở gỗ về đây, chủ yếu là xà cừ. Theo chủ xưởng gỗ này, xà cừ thường được mua với giá khoảng 6 đến 7 triệu đồng/m3, tùy chất lượng từng cây. Trước đó, khoảng 20h ngày 19/3, PV phát hiện một xe tải chở đầy gỗ tươi lưu thông hướng Giải Phóng - Thường Tín.
Tiếp tục truy tìm, các PV phát hiện 1 bãi tập kết gốc, thân cây vừa chặt hạ tại khu vực Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm. Bãi tập kết có diện tích chừng 10ha, được quây kín tôn, cổng khóa chặt và luôn có “lính gác” túc trực chẳng khác gì doanh trại quân đội. Để “đột nhập” được vào khu đất, chúng tôi đã phải mua một chiếc diều và lấy lý do diều bị rơi nhằm phòng ngừa khi bị phát hiện.
Chúng tôi phải đánh đu từ một cành cây chìa ra đường mới vào được khu tập kết gỗ. Bước vào trong khu đất, chúng tôi không khỏi sững sờ, trước cảnh cả nghìn gốc cây cổ thụ đang tứa nhựa như những vết thương đang rỉ máu. Con đường dài chừng 500 m bị cày nát bởi vết của lốp xe quá tải nằm lọt thỏm giữa các gốc cây cổ thụ được xếp cao chất ngất. Theo cảm quan của PV, bãi tập kết này gốc nhiều hơn thân cây và số lượng gỗ quá ít so với số cây đã được triệt hạ.
Chúng tôi tiếp tục tìm được bãi tập kết thứ 2, cách bãi thứ nhất khoảng chừng 300 m. Bãi này có diện tích chừng 500 m2, chủ yếu là những cây gỗ mục và nhiều chủng loại gỗ khác nhau và đã được tập kết ở đây với thời gian khá lâu, nhiều thân cây đã mọc nấm, rêu, dương sỉ… Một bảo vệ điểm tập kết tiết lộ, đây là kho chứa gỗ chặt từ đường Nguyễn Trãi. Khi PV hỏi bãi tập kết 10ha, anh này lắc đầu, nói gỗ mới đưa về nhưng “rắc rối lắm”.
Theo quan sát của PV, cả dãy xà cừ cổ thụ có chu vi tới 2 người ôm chạy dài từ Ngã Tư Sở (Đống Đa) tới cầu Trắng (Hà Đông) dài gần 3km, song số gỗ hiện còn ở kho này chỉ là vài chục gốc xà cừ…
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Công ty Luật TNHH Trường Lộc - cho biết: Cây cần chặt hạ được quy định tại Điều 14 của Nghị quyết số 64/2010/NĐ – CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, là cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Như vậy, việc chặt hạ, thay thế cây xanh phải được khảo sát, xác định cần chặt hạ, không phải là chặt hạ đồng loạt, chặt hạ cả tuyến phố như đã thực hiện. Do đó, việc cho chặt hạ cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội là đã vi phạm Nghị định 64/2010/NĐ – CP và Quyết định 6816/QĐ – UBND.
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/theo-dau-cay-xanh-vua-bi-don-ha-o-thu-do-836552.tpo



---

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét