Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại
Búi trĩ ngoại nằm ở bên dưới đường lược , nằm phía ngoài hậu môn hoặc mép hậu môn . Búi trĩ có cấu tạo gồm một lớp da ở bề mặt trĩ, bên trong là các mô liên kết , các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ, mảnh đan xen mạng lướiNhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại :
Búi trĩ ngoại có màu đỏ sẫm, bề mặt khô và được phủ một lớp da bề mặt bên ngoài . Có thể dùng tay sờ thấy được các búi trĩ nhưng không đưa được búi trĩ vào trong ống hậu môn và khó gây chảy máu .Khi búi trĩ có khối huyết, các cục huyết khối có màu tím sẫm , ấn nhẹ có cảm giác cứng và đau . Những búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hóa sau 13 - 15 ngày , tạo thành mẫu da thừa
Cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả
Khi có dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại người bệnh cần đi khám và chữa trị kịp thời không nên chủ quan sẽ khiến bệnh phát triển nặng hơn . Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả cần phải biết tình trạng bệnh lý nặng hay nhẹ để có cách điều trị tốt nhất .Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh như chảy máu nhiều, viêm sưng hay đau rát ở búi trĩ có thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại hay dùng thủ thuật để chữa bệnh trĩ ngoại:
Dùng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại
Các loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại có dạng viên nén hay viên nang. Chúng có tác dụng thẩm thấu vào bên trong, tác động lên thành tĩnh mạch, làm cho chúng chắc lại, tránh co thắt. Ngoài ra còn có tác dụng giảm sưng đau, phù nề,trong trường hợp búi trĩ chảy máu sẽ giúp cầm được máu, ngăn chặn viêm nhiễm.
Dùng loại thuốc bôi ngoài như thuốc đặt hay mỡ bôi trĩ được dùng trên vùng trĩ bị tổn thương, có tác dụng giảm đau đớn, ngứa rát, sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm. Tuy nhiên chúng chỉ làm giảm bớt các triệu chứng chứ bệnh trĩ ngoại vẫn chưa khỏi hẳn.
Dùng phương pháp tiểu phẫu bệnh trĩ ngoại
Cách chữa bệnh trĩ ngoại theo phương pháp phẫu thuật này chỉ áp dụng khi bệnh trĩ đã ở giai đoạn cuối, trĩ đã bị viêm loét, nhiễm trùng cấp tính và có nguy cơ gây cho bệnh nhân nhiễm trùng máu trầm trọng.
Phẫu thuật cắt trĩ có thể cắt bỏ từng búi trĩ, giữ lại phần lớp cơ bên trong rồi khâu lại vết thương đóng hay để hở. Có khi phần trĩ ngoại được để lại, dần dần sẽ teo lại hay biến mất
Phương pháp điều trị ngoại khoa như thắt dây thun, chích xơ, phẫu thuật.......
Hậu môn là cơ quan có nhiều dây thần kinh cảm giác , dễ gây đau đớn hoặc các biến chứng khác như hẹp hậu môn, đi vệ sinh không tự chủ nếu làm ảnh hưởng đến cơ vòng hậu môn
Phương pháp thắt dây thun, chích xơ có tác dụng ngăn cản máu bơm đến nuôi búi trĩ , để búi trĩ bị teo và rụng đi
Phẫu thuật cắt trĩ tuân thủ những yêu cầu sau :
- Cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới.
- Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở
- Chọn khâu đóng : Khâu đóng hai chiều dọc đối với các búi trĩ nhỏ , đối với búi trĩ to , trĩ vòng áp dụng khâu đóng theo chiều ngang .
- Bảo tồn tối đa phần da ống hậu môn và không làm ảnh hưởng đến cơ vòng
Để điều trị trĩ ngoại tốt nhất nên kết hợp theo phác đồ điều trị của bác sĩ đồng thời áp dụng thay đổi cách ăn uống sinh hoạt như :
- Ăn nhiều chất xơ, bổ sung đầy đủ nước uống hàng ngày, sử dụng thường xuyên các loại nước ép hoa quả, rau củ cũng rất tốt .
- Không ăn các chất cay nóng, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá , ớt ....
- Không nhịn đi đại tiện , đi đại tiện khi có nhu cầu , vệ sinh sạch sẽ khi đi đại tiện
0 nhận xét:
Đăng nhận xét