---
(14:18 15/10/2013)
HNP - Với hơn 30 đầu sách viết về Hà Nội, chưa kể nhiều cuốn sách viết chung khác cũng về đề tài này, nhà nghiên cứu Giang Quân là một trong những tác giả có nhiều nghiên cứu nhất về Thủ đô. Chỉ còn vài năm nữa, nhà nghiên cứu Giang Quân bước sang tuổi 90, nhưng ông vẫn cặm cụi bên những pho sách, tiếp tục nghiên cứu về văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
Ở tuổi 87, hàng ngày, nhà nghiên cứu Giang Quân vẫn say sưa với các trang sách viết về Hà Nội
Sinh ra tại đất Cẩm Giàng - Hải Dương, nhưng ông được biết đến như một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Lý giải về điều này, ông thường bảo ông đã bị bề dày văn hoá Thăng Long - Hà Nội chinh phục và đến với những nghiên cứu về Hà Nội như một cái duyên.
Nhà nghiên cứu Giang Quân tên thật là Nguyễn Hữu Thái, tham gia hoạt động Việt Minh từ rất sớm. Sau một lần bị Pháp bắt, rồi được thả, ông quyết định chuyển gia đình lên Hà Nội vào năm 1950. Những kỷ niệm về văn hoá, con người Hà Nội ngày ấy vẫn vẹn nguyên dù hơn sáu mươi năm đã trôi qua. Ông nhớ lại: "Người Hà Nội ngày ấy chỉ cần nhìn thoáng qua là biết. Từ cách ăn nói, đi đứng, người Hà Nội đều từ tốn, nhẹ nhàng, toát lên vẻ thanh lịch. Tôi nhớ rằng người Hà Nội luôn có ý thức tìm và dùng những ngôn ngữ đẹp trong cuộc sống, ngay cả với những hành vi không đẹp, người Hà Nội cũng gọi bằng những từ dễ nghe. Ngày xưa, khu vực phố cổ cũng đã khá sầm uất với nhiều cửa hàng buôn bán. Tôi nhớ rằng khi đến mua vải ở phố Hàng Đào, chủ hiệu thường bày vải trên những cái kệ, có cái cao phải bắc thang lên lấy, có khách hàng khiến chủ hàng leo lên leo xuống hàng chục lần lấy vải, mà vẫn hết sức nhẹ nhàng..."
Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhà nghiên cứu Giang Quân đã làm thơ, viết kịch, nhiều tác phẩm của ông được đăng báo. Ông từng bước tìm hiểu, ghi chép rồi nghiên cứu những nét văn hoá ấy. Sau này, khi công tác tại bộ phận tuyên truyền của Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, vừa làm tốt công tác của một cán bộ văn hoá, ông vừa dành thời gian gặp gỡ trực tiếp những con người cụ thể, tìm hiểu thêm về các mặt đời sống văn hoá, nhất là những nét văn hoá truyền thống. Đọc, đi, chứng kiến và suy ngẫm giúp ông nhìn nhận văn hoá Hà Nội trong quá trình vận động và phát triển qua từng thời kỳ. Năm 1984, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm Giải phóng thủ đô 10-10, ông đã cho xuất bản cuốn "Thủ đô Hà Nội". Đây là cuốn sách tâm huyết đầu tiên của ông về Hà Nội, đồng thời, cũng có thể coi đó là cuốn sách đầu tiên, mang tính chất của một cuốn "cẩm nang" về Hà Nội. Ở đây, người ta vừa thấy yếu tố địa chí như: Sông suối, đường thuỷ, đường bộ, chợ... cho đến yếu tố văn hoá như: nghề truyền thống, những đặc sản... của thủ đô. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với những người muốn tìm hiểu về Hà Nội một cách khái quát mà nhanh chóng nhất. Sau này, cuốn sách còn được tái bản, bổ sung nhiều lần được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã chọn cuốn sách này để làm quà tặng đối với bạn bè quốc tế. Điều ấy càng thôi thúc ông có những nghiên cứu sâu hơn, công phu hơn về lịch sử, văn hoá Thủ đô.
Một cuốn sách khác cũng mang tính chất giống như một "cẩm nang", một cuốn "từ điển" về Hà Nội là cuốn "Ký sự địa chí Hà Nội". Ở đây, mỗi quận, huyện của Hà Nội (cũ) là một chương, bao gồm tình hình địa chí thay đổi qua các thời kỳ, những vốn cổ dân gian, ca dao, di tích, nhân vật nổi tiếng... Nếu biết rằng, mỗi khi viết về những vùng đất, con người, ngay cả khi có sẵn tài liệu, ông vẫn đến tận nơi khảo sát một cách tỉ mỉ thì hẳn người đọc thêm khâm phục tinh thần, thái độ làm việc của nhà nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu Giang Quân được coi là một "bộ từ điển sống" về Hà Nội không chỉ bởi ông có nhiều cuốn sách mang tính chất cẩm nang, từ điển về Hà Nội, mà bởi ông nghiên cứu rất toàn diện từ lịch sử, phong tục tập quán, nghề truyền thống, ngạn ngữ, ca dao... của Thủ đô. Vì thế, gần như lĩnh vực nào của văn hoá Thăng Long - Hà Nội ông cũng hết sức uyên thâm. Có thể dẫn ra hàng loạt cuốn sách có giá trị đã được xuất bản trong những năm qua: Thăng Long - Hà Nội nghìn năm truyền thống và thanh lịch, Trò chơi trò diễn dân gian vùng Hà Nội, Văn hóa gia đình người Hà Nội, Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ, Văn hoá Gia đình người Hà Nội... Rất nhiều nhà khoa học đã đánh giá, mỗi cuốn sách của ông có thể coi như một công trình nghiên cứu - tổng kết về văn hoá Hà Nội.
Với những cống hiến to lớn ấy, năm 2011, ông vinh dự được UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu "Công dân thủ đô ưu tú". Ở tuổi 87, ông chưa bao giờ thôi những trăn trở làm thế nào để những nét đẹp văn hoá truyền thống Hà Nội sẽ được giữ vững. Ông thường bảo rằng, nhiều người đổ lỗi cho văn hoá Hà Nội biến động theo chiều hướng tiêu cực do người tứ xứ đem văn hoá của các vùng miền đến. Thực tế không hoàn toàn phải vậy, bởi người các vùng miền khác cũng có cái đẹp của vùng quê họ. Họ đến Hà Nội mà chưa bắt nhịp với lối sống đô thị, còn rơi rớt lối sống tự do, tuỳ tiện nên văn hoá Hà Nội mới bị ảnh hưởng. Ông tin rằng, trong những chiều hướng đan xen tốt - xấu của văn hoá Hà Nội, nhất là văn hoá ứng xử hôm nay, rồi những cái tốt, cái đẹp sẽ chiến thắng và văn hoá Thăng Long - Hà Nội sẽ vẫn giữ được vẻ đẹp riêng của mình trong thời đại mới.
Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhà nghiên cứu Giang Quân đã làm thơ, viết kịch, nhiều tác phẩm của ông được đăng báo. Ông từng bước tìm hiểu, ghi chép rồi nghiên cứu những nét văn hoá ấy. Sau này, khi công tác tại bộ phận tuyên truyền của Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, vừa làm tốt công tác của một cán bộ văn hoá, ông vừa dành thời gian gặp gỡ trực tiếp những con người cụ thể, tìm hiểu thêm về các mặt đời sống văn hoá, nhất là những nét văn hoá truyền thống. Đọc, đi, chứng kiến và suy ngẫm giúp ông nhìn nhận văn hoá Hà Nội trong quá trình vận động và phát triển qua từng thời kỳ. Năm 1984, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm Giải phóng thủ đô 10-10, ông đã cho xuất bản cuốn "Thủ đô Hà Nội". Đây là cuốn sách tâm huyết đầu tiên của ông về Hà Nội, đồng thời, cũng có thể coi đó là cuốn sách đầu tiên, mang tính chất của một cuốn "cẩm nang" về Hà Nội. Ở đây, người ta vừa thấy yếu tố địa chí như: Sông suối, đường thuỷ, đường bộ, chợ... cho đến yếu tố văn hoá như: nghề truyền thống, những đặc sản... của thủ đô. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với những người muốn tìm hiểu về Hà Nội một cách khái quát mà nhanh chóng nhất. Sau này, cuốn sách còn được tái bản, bổ sung nhiều lần được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã chọn cuốn sách này để làm quà tặng đối với bạn bè quốc tế. Điều ấy càng thôi thúc ông có những nghiên cứu sâu hơn, công phu hơn về lịch sử, văn hoá Thủ đô.
Một cuốn sách khác cũng mang tính chất giống như một "cẩm nang", một cuốn "từ điển" về Hà Nội là cuốn "Ký sự địa chí Hà Nội". Ở đây, mỗi quận, huyện của Hà Nội (cũ) là một chương, bao gồm tình hình địa chí thay đổi qua các thời kỳ, những vốn cổ dân gian, ca dao, di tích, nhân vật nổi tiếng... Nếu biết rằng, mỗi khi viết về những vùng đất, con người, ngay cả khi có sẵn tài liệu, ông vẫn đến tận nơi khảo sát một cách tỉ mỉ thì hẳn người đọc thêm khâm phục tinh thần, thái độ làm việc của nhà nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu Giang Quân được coi là một "bộ từ điển sống" về Hà Nội không chỉ bởi ông có nhiều cuốn sách mang tính chất cẩm nang, từ điển về Hà Nội, mà bởi ông nghiên cứu rất toàn diện từ lịch sử, phong tục tập quán, nghề truyền thống, ngạn ngữ, ca dao... của Thủ đô. Vì thế, gần như lĩnh vực nào của văn hoá Thăng Long - Hà Nội ông cũng hết sức uyên thâm. Có thể dẫn ra hàng loạt cuốn sách có giá trị đã được xuất bản trong những năm qua: Thăng Long - Hà Nội nghìn năm truyền thống và thanh lịch, Trò chơi trò diễn dân gian vùng Hà Nội, Văn hóa gia đình người Hà Nội, Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ, Văn hoá Gia đình người Hà Nội... Rất nhiều nhà khoa học đã đánh giá, mỗi cuốn sách của ông có thể coi như một công trình nghiên cứu - tổng kết về văn hoá Hà Nội.
Với những cống hiến to lớn ấy, năm 2011, ông vinh dự được UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu "Công dân thủ đô ưu tú". Ở tuổi 87, ông chưa bao giờ thôi những trăn trở làm thế nào để những nét đẹp văn hoá truyền thống Hà Nội sẽ được giữ vững. Ông thường bảo rằng, nhiều người đổ lỗi cho văn hoá Hà Nội biến động theo chiều hướng tiêu cực do người tứ xứ đem văn hoá của các vùng miền đến. Thực tế không hoàn toàn phải vậy, bởi người các vùng miền khác cũng có cái đẹp của vùng quê họ. Họ đến Hà Nội mà chưa bắt nhịp với lối sống đô thị, còn rơi rớt lối sống tự do, tuỳ tiện nên văn hoá Hà Nội mới bị ảnh hưởng. Ông tin rằng, trong những chiều hướng đan xen tốt - xấu của văn hoá Hà Nội, nhất là văn hoá ứng xử hôm nay, rồi những cái tốt, cái đẹp sẽ chiến thắng và văn hoá Thăng Long - Hà Nội sẽ vẫn giữ được vẻ đẹp riêng của mình trong thời đại mới.
Diệp Liên
http://www.hanoi.gov.vn/web/guest/dsdoanhnghiep/-/hn/xDketMxZ5CEc/1201/110875/nha-nghien-cuu-giang-quan---pho-tu-ien-song-ve-ha-noi.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét