NÓI VỀ CÁC THI NHÂN TIỀN CHIẾN ( TALKING ABOUT PREWAR POETS )

NÓI VỀ CÁC THI NHÂN TIỀN CHIẾN
Tôi, Cung Trầm Vũ Lang, xin được nói về các thi nhân tiền chiến (prewar poets) với tất cả tấm lòng cung kính của tôi đối với các bậc tiền bối như là Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, nhưng mà hôm nay tôi không có thời gian nên chỉ đề cập đến nhà thơ Xuân Diệu mà thôi.
Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn và đứng đầu trường phái lãng mạn, ông là một người khai phong cho phong trào làm thơ tình lãng mạn ở Việt Nam trước chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945) ông đã nổi tiếng vào lúc 17 tuổi và thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng gần 20 ngôn ngữ trên thế giới và tiếng tăm vang dội ở khắp mọi nơi. Ông đã vang bóng một thời với bài thơ tình nổi tiếng nhất của ông, đó là bài "Yêu là chết trong lòng một ít". Bài này lấy theo ý thơ của một thi sĩ người Pháp tựa đề là "aimer, c'est mourir un peu" và ông là thi hào nổi tiếng khi còn rất trẻ lúc 17 tuổi và nổi tiếng trẻ nhất thế giới. Ông được bầu là chủ tịch trường phái lãng mạn ở Việt Nam, còn ở Pháp có thi hào Lamartine đứng đầu trường phái lãng mạn và tiếng tăm vang dội toàn cầu.
Xuân Diệu là một anh chàng lãng mạn nhất thời đó, đẹp trai và có nền học vấn rất tốt, đã tốt nghiệp văn bằng tú tài 2 của Pháp (Baccalaureart deuxieme parties) thời đó, và ít có ai đạt được danh dự này, tất nhiên là nói tiếng Pháp như giông như gió, ông đáng được tôn vinh là một đại thi hào với dòng văn học lãng mạn thời bấy giờ, do tiêm nhiễm rất nhiều về nền văn hóa Pháp nên thơ ông có chất liệu của một nền thơ mới thời đó theo tư tưởng văn chương Pháp và chỉ ít năm sau ông đi làm cách mạng chống Pháp theo tiếng gọi của núi sông, từ đó ông không có thể làm thơ tình lãng mạn nữa trong tình huống mới, dù là nổi danh như vậy mà hiện nay có một vài người hậu sinh còn rất trẻ người non dạ lại lớn tiếng chê bai là thơ Xuân Diệu không hay vì mơ mộng thiếu thực tế, thật là quá sai lầm khi mà phát ngôn thiếu suy nghĩ như vậy. Các đại thi hào Pháp nói rằng "văn là thực, thơ là mộng" và trong thực có mộng, trong mộng có thực, hai yếu tố thực và mộng này luôn luôn hỗ trợ trong đời sống con người, không thể có cái này mà thiếu cái kia, thí dụ như âm và dương hợp lại tạo ra dòng ánh sáng, và đêm là âm, dương là ngày, có ngày có đêm, có mưa có nắng thì vũ trụ, con người mới tồn tại, nói vắn tắt là xã hội con người được tồn tại và phát triển được tốt đẹp là do sự đối cực hay sự mâu thuẫn, do đó vũ trụ luôn luôn được kết hợp hai yếu tố này để phát triển và phát triển mãi mãi, như đàn ông là dương, đàn bà là âm tác hợp nhau và loài người mới được sinh sôi nảy nở và sinh tồn, thí dụ, giàu với nghèo mình tưởng là hai yếu tố mâu thuẫn nhau, nhưng mà hai yếu tố này kết hợp lại làm cho xã hội con người mới được tồn tại và phát triển mãi mãi, là sao? Bởi vì không có nhà nghèo thì nhà giàu nhà cửa đâu mà ở? Còn nếu không có nhà giàu thì nhà nghèo nương vào đâu để sống, vì vậy chính sự mâu thuẫn trong vũ trụ hay xã hội đã kết hợp với nhau làm cho hệ sinh thái của muôn loài được tồn tại trên thế giới này. Một nhà đại bác học nói rằng đau khổ và hạnh phúc là hai mặt của một tờ giấy, và nếu như thiếu một trong hai thì đâu còn gọi là tờ giấy nữa, còn đối với cuộc đời, nếu chỉ có hạnh phúc hoặc là chỉ có đau khổ mà thôi thì cuộc đời này đâu còn là cuộc đời nữa, vì vậy ta có thể kết luận một cách khách quan là đau khổ và hạnh phúc tuy là hai nhưng chỉ là một thôi, vì hai hiện tượng này tưởng như là nghịch lý nhưng không nó lại kết hợp với nhau để làm thành một cuộc đời vì cuộc đời có đau khổ có vui có buồn mới tạo thành một cuộc đời, là bởi vì trong quá trình mà ta phải khổ cực làm việc để phấn đấu đi đến sự thành công dù ít hay nhiều tùy theo năng lực của mỗi con người, có phải là tiến trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc hay không? Hoặc là khi thành công rồi có lúc phải bị vấp ngã rồi lại phải tiếp tục đau khổ để tiến lên hạnh phúc hay không? Vì vậy ta có thể kết luận rằng đau khổ và hạnh phúc luôn luôn đi sóng đôi với nhau trong cuộc đời này và vì vậy hai hiện tượng này tưởng như là hai mà thật ra chỉ có một thôi, nhưng một mà là hai mà không phải hai và chỉ có một trong cuộc đời mà thôi. Loài người bấy lâu nay và hầu hết đứng bên này để công kích bên kia theo chủ quan của mình nhưng tôi có thể dám chắc rằng cuộc đời là một, mâu thuẫn là hai nhưng hai cái mâu thuẫn này kết hợp nhau để thiên nhiên hay là xã hội được tồn tại mãi mãi và phát triển không ngừng nghỉ. Vì vậy, đau khổ và hạnh phúc luôn luôn hỗ tương cho nhau, nương vào nhau để kết hợp cho cuộc đời được phát triển và tồn tại mãi mãi. Tôi xin phép được kết luận rằng trong đau khổ có hạnh phúc và trong hạnh phúc cũng có sự đau khổ, vì vậy hai yếu tố này chỉ là một mà thôi, không khác nhau, không xa nhau và không rời nhau và nó luôn luôn sát cánh bên nhau, thí dụ hai vợ chồng là hai người, nhưng kết hợp lại sinh ra một con, vậy thì hai cũng chỉ là một thôi và như vậy cứ tiếp tục sinh sôi nảy nở mãi mãi không ngừng nghỉ vì sinh một rồi hai, ba, bốn, v...v... nên gọi là nhất bản tái vạn thù, có nghĩa là một tạo ra muôn ngàn vạn và muôn ngàn vạn cũng bắt đầu từ số một. Trong đau khổ nhiều khi lại nảy mầm hạnh phúc, thí dụ như một nhà nhạc sĩ đã đau khổ vì tình lại sáng tác một bản nhạc hay nổi tiếng khắp thế giới, một thi sĩ đau khổ mà làm rất nhiều bài thơ hay lại được nổi tiếng lưu danh thiên cổ như là TTKH và Hàn Mặc Tử... hay là thiên tài nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã sáng tác những bài hát rất tuyệt vời như là con thuyền không bến, giọt mưa thu... còn như nhà bác học Einstein đã quan niệm rằng vật chất chỉ là tương đối mà thôi và không có gì là tuyệt đối, nhưng ông ta nói rằng cái điều ông vừa nói ra là tuyệt đối đúng, điều này ta nhận thấy tư tưởng của ông lại đi ngược với sự phát triển của thiên nhiên và xã hội vì nó có ý nghĩa đứng tại một chỗ, nhưng mà vật chất luôn luôn có sự phát triển thay đổi trong không gian và trong thời gian không bao giờ dừng lại một chỗ như quan điểm của nhà bác học này. Tôi khẳng định rằng ông đã sai lầm trong quan niệm về thuyết tương đối của ông mà cả thế giới từ lâu dường như là tin rằng ông nói đúng. Theo quan điểm của tôi thì cũng có tuyệt đối và cũng có tương đối vì không thể có cái này mà không có cái kia, thí dụ như có đẹp có xấu, có giàu có nghèo, có cao có thấp, có lớn có nhỏ, có hay có dở, có người khôn có kẻ ngu. Vì vậy không thể nào có cái này mà không có cái kia theo định luật phát triển của vũ trụ, và tôi nghĩ ông ấy đã sai lầm. Nếu như Einstein nói rằng chỉ có tương đối thôi mà không có tuyệt đối thì cũng ví như là tất cả loài người thế giới này đều ngu hết, không có người nào khôn. Vì có người khôn mới biết có kẻ ngu và có kẻ ngu thì mới biết và nhận ra được người khôn. Cho nên nhà bác học Einstein đã quá sai lầm khi nhận định như vậy và tư tưởng này đã đi ngược sự tiến hóa của xã hội loài người, thiên nhiên và vũ trụ, vì bản chất của xã hội con người và vũ trụ là luôn luôn tiến hóa không ngừng nghỉ. Tôi xin nói thêm rằng từ tương đối đến tuyệt đối và từ tuyệt đối có thể trở về tương đối do hiện tượng xã hội biến chuyển không ngừng nghỉ, thí dụ Hương Giang được bầu là hoa hậu số 1 châu Á và 1 trong 20 người đẹp nhất hành tinh trong những năm gần đây thì được tưởng như là tuyệt đối đúng, nhưng trong những năm tới đây có những người lại đẹp hơn nữa thì như vậy có phải là cái tuyệt đối trở về cái tương đối không? Vậy kết luận rằng xã hội, vũ trụ, thiên nhiên tiến hóa không ngừng nghỉ, cho nên không thể nào có 1, 2, 3, 4... vì từ 1 tiến hóa đến vô cùng, nhưng mà từ vô cùng cũng bắt đầu từ số 1.
Còn đối với nhà thơ Xuân Diệu ông đã có trong danh nhân tự điển Larousse của Pháp và được cả thế giới nhìn nhận nay lại có một vài người chê ông là thơ mơ mộng thiếu thực tế không hay, các đại thi hào Pháp nói rằng thơ là gạch nối thần thánh vì nó nhiều khi đã vượt ra ngoài thế giới thực tế của con người để thả hồn theo mây theo gió, đó mới gọi là thơ, còn nếu đem thơ so sánh với cơm gạo tiền bạc thì không còn ý kiến nữa. Tôi nghĩ rằng ai mà có quan niệm như vậy thì nên xách giỏ cho vợ đi chợ mỗi ngày mà thôi! Và tôi nghĩ rằng khi ông ta phát biểu như vậy ông còn chẳng biết ông là ai, làm sao biết nổi tư tưởng của nhà đại thi hào Xuân Diệu đã được thế giới và quần chúng nhìn nhận từ lâu, và theo tôi thấy ai mà có quan niệm như vậy thì thôi đừng có xem thơ nữa, nên mua thịt, cá về uống bia là xong! Tổ tiên ông bà thường nói rằng người nào mà có quan niệm sống là chỉ để ăn uống, ngủ nghỉ và đi chơi thì gọi là loại người "vá áo túi cơm"! Và đức Khổng Tử có nói rằng "Tri vi tri, bất tri vi bất tri" tức là biết thì hãy nói, còn không biết thì thôi, đừng có nói, tức là biết vậy. Còn tổ tiên nói rằng biết thì thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
Xin trân trọng cám ơn quý vị đã để thời gian quý báu đọc bài bình luận của tôi, nhưng mà xét rằng tôi thì trí ít tài hèn có điều gì sơ sót xin quý vị tha lỗi cho, vì đức Khổng Tử nói rằng "Nhân vô thập toàn", và người Pháp nói rằng "Personne n'est parfait dans l'univere", và người Anh nói rằng "Nobody's perfect in life" có nghĩa là không có ai hoàn toàn trong cuộc đời này hay là trong trần gian này. Vì vậy có gì sơ sót xin quý vị niệm tình tha thứ cho.
CUNG TRẦM VŨ LANG
thể hiện một vài bài thơ của các thi hào tiên chiến
không gian như có dây tơ
bứt đi sẽ đứt động hờ sẽ tan (xuân diệu )
hôm nay trời đẹp mây cao 
tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn !(xuân diệu)
tình chỉ đẹp trong khi còn dang dở
tình mất vui khi đã vẹn câu thề (thế lữ )
cái thủa ban đầu lưu luyến ấy 
nghìn năm hồ dễ mấy ai quên ? (thế` lữ )
anh đi đường anh , tôi đường tôi
tình nghĩa đôi ta có thế thôi
đã quyết không mong sum hợp mãi 
bận lòng chi nữa lúc chia phôi ! (thế lữ )
vầng trăng lên mái tóc mây 
một trời thu lạnh mơ say hương nồng
mắt em là một dòng sông 
thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt` em ! (lưu trọng lư )
sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
con thuyền xuôi mái nước song song
người về bến ây sâu tram ngã 
củi một cành khô lạc mấy dòng ( huy cận )
thà một phút huy hoàng rồi chợp tắt
còn hơn ngồi le lói suốt trăm năm ! (chế lan viên )
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét