Thời "phàm là cây thì phát quang" và "thay bằng cỏ" : tin mới

Có thể đưa ra một công thức "phàm là". Cụ thể là: "phàm là cây thì phát quang", rồi thì, "thay bằng cỏ".

Hay cũng có thể thêm cho rõ thành: "phàm là cây thì phải phát quang, không cần bàn, không cần hỏi", rồi thì, "thay luôn bằng cỏ".

Tin mới của Kiến thức và Người đưa tin (từ đây trở xuống).



---

1. Ngày 01/4/2015, của Kiến thức:

Hàng cây đẹp long lanh trên đường Hoàng Quốc Việt bị phá bỏ

(Kiến Thức) - Dù đang độ xuân xanh mơn mởn nhưng hai hàng cây nhỏ xinh bên đường Hoàng Quốc Việt vẫn bị dỡ bỏ, thay cây mới trong sự tiếc nuối của người dân.

Ngày 31/3, PV Kiến Thức nhận được phản ánh của người dân về việc hai hàng nguyệt quế bên đường Hoàng Quốc Việt dù đang độ xuân về, lộc lên xanh mướt nhưng lại bị một số công nhân phá bỏ.
Những người dân sinh sống ở hai bên đường Hoàng Quốc Việt cho biết, việcdỡ bỏ nguyệt quế đã diễn ra từ hôm qua. Nhiều người dân tỏ ra bức xúc cho rằng việc này là không cần thiết. 
Chị Hoa, một người dân sống trên khu vực đường Hoàng Quốc Việt chia sẻ: "Tôi sống ở đây đã lâu, hàng nguyệt quế cũng được trồng cách đây lâu lắm rồi khi nào cũng tươi tốt. Con tôi từ hôm qua đến giờ cứ mỗi lần chở cháu đi học, cháu lại hỏi: Mẹ ơi cây đẹp thế sao người ta lại phá đi?. Tôi cũng không biết phải giải thích thế nào cho cháu hiểu".
Hang cay dep long lanh tren duong Hoang Quoc Viet bi pha bo
 Hàng rào cây xanh mướt trước khi bị phá bỏ trên đường Hoàng Quốc Việt.
Theo quan sát của Kiến Thức chiều 31/3, một số đoạn đường đã trơ trụi sau khi cây được nhổ và mang đi, một số đoạn đã được trồng mới bằng loại cây khác, đất vẫn còn ẩm nước tưới.
Tuy nhiên, theo lý giải của các công nhân của Công ty công viên cây xanh Hà Nội, cây bị dỡ bỏ là cây dâm xanh chứ không phải nguyệt quế. Cây dâm xanh gặp trời mưa mầm xanh lên nhìn rất đẹp nhưng là loại cây rễ ăn nổi (rễ cây không ăn xuống đất - PV) khi gặp nắng gắt cây sẽ bị chết. Nếu cứ cắt tỉa cho bằng thì cây sẽ chỉ còn cẳng trông rất xấu.
Những công nhân này cho biết thêm, hàng rào dâm xanh sẽ được thay thế bằng bỏng nổ . Loại cây này vẫn được sử dụng làm hàng rào trên nhiều tuyến đường của Thủ đô Hà Nội.
Một số hình ảnh PV ghi lại được trên đường Hoàng Quốc Việt ngày 31/3:
Hang cay dep long lanh tren duong Hoang Quoc Viet bi pha bo-Hinh-2
 Hàng dâm xanh tươi tốt bị xới bỏ.

Hang cay dep long lanh tren duong Hoang Quoc Viet bi pha bo-Hinh-3
 Nhìn những cây xanh mướt nằm ngả nghiêng trên đường Hoàng Quốc Việt, nhiều người dân tiếc nuối.

Hang cay dep long lanh tren duong Hoang Quoc Viet bi pha bo-Hinh-4

Hang cay dep long lanh tren duong Hoang Quoc Viet bi pha bo-Hinh-5

Hang cay dep long lanh tren duong Hoang Quoc Viet bi pha bo-Hinh-6
Dải ngăn cách trên đường Hoàng Quốc Việt trơ trụi sau khi hàng rào cây nhỏ xinh bị nhổ bỏ. 

Hang cay dep long lanh tren duong Hoang Quoc Viet bi pha bo-Hinh-7
 Cây bỏng nổ được trồng thay thế.

Thu Thủy


http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/hang-cay-dep-long-lanh-tren-duong-hoang-quoc-viet-bi-pha-bo-472520.html

2. Ngày 02/4/2015, của Người đưa tin:


Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’

Hàng chục cây muồng đen cổ thụ thuộc giống gỗ quý đã bị chặt hạ một cách ngang nhiên và thay vào đó là những cây Sưa trắng non.


Theo phản ánh của nhiều người dân tại phường Giảng Võ (Q. Ba Đình, Hà Nội), hàng chục cây muồng đen xanh tốt nằm trên đường Giảng Võ, đoạn trước cửa Bộ Y tế bỗng dưng bị chặt hạ và thay vào đó là những cây Sưa trắng non. Điều đáng nói, một số cây Sưa non đã có biểu hiện chết khô mà không có sự can thiệp từ cơ quan chức năng.

Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’ - Ảnh 1

Khung cảnh trống trải tại cửa Bộ Y tế.

Trao đổi với phóng viên, bác Nguyễn Thị Sen (64 tuổi, Khu tập thể Giảng Võ) tiếc rẻ nói: “Hàng cây cổ thụ trước cửa Bộ Y tế đã có từ rất lâu rồi. Ngày nào tôi cũng cùng vài người bạn già đi tập thể dục buổi chiều qua khu này. Vào mùa hè dù nắng nóng những ở đây mát mẻ lắm vì có hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát.
Bác Sen cho biết thêm, hàng cây cổ thụ trước đó vẫn xanh tốt bình thường, không chỉ vậy mà còn ít thấy thay lá nên tạo được bóng mát quanh năm. Nay bỗng dưng bị chặt đi thì vô lý quá.
Không hiểu vì lý do gì mà họ lại chặt đi và thay vào mấy cây non trơ trụi lá?. Chúng tôi thấy rất lãng phí, biết bao giờ mới lại có được hàng cây xanhtốt như vậy. Giờ muốn đi dạo qua đường này cũng ngại phần vì bụi, phần vì nắng nên chúng tôi đành phải quanh quẩn gần nhà”.
Bác Đỗ Quang Hùng (chủ xưởng đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kị, Từ Sơn, Bắc Ninh), là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cho biết: “gỗ cây Muồng đen có đường kính 40 – 60 cm có giá không dưới 7,5 triệu đồng/m3.
Gỗ muồng đen chắc, không mối mọt nên thường được sử dụng làm đồ mĩ nghệ cao cấp. Hiện nay khách hàng rất ưa chuộng loại gỗ này. Còn cây Sưa trắng có giá trị kinh tế thấp nên thường chỉ được trồng làm cảnh lấy bóng mát”, bác Hùng chia sẻ.

Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’ - Ảnh 2

Hàng Sưa non mới được trồng thay thế hàng cây muồng đen trước đó.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cây muồng đen là cây gỗ nhóm I, cây cao 15-20m, đường kính 50-60cm; tán rộng, rậm, xanh mướt; thân hình trụ vặn xoắn, vỏ xám nâu, nứt nhỏ nông đều dặn, thỉnh thoảng tạo thành múi do thân vặn.
Cây phân cành sớm, cành non có khía phủ lông mịn. tán lá tròn, tạo bóng râm tốt, lá gần như xanh quanh năm, không rụng hoàn toàn, chỉ thay lá dần từ tháng 1 đến tháng 3 và hoa đẹp, mỗi năm 2 vụ hoa (tháng 4-5 và tháng 9-10), lại dễ trồng.
Gỗ muồng đen cứng, nặng, vòng sinh trưởng rõ, có dác lõi phân biệt nên được xếp vào loại gỗ quý.
Muồng đen là cây đa tác dụng, đặc biệt là cây bóng mát và cây cảnh có nhiều giá trị thẩm mỹ, môi trường, thích hợp để trồng trong các khu đô thị, vườn hoa, có thể phát triển ở hầu hết các tỉnh của nước ta.
Hiện tại, trên đoạn đường Giảng Võ còn sót lại 2 cây muồng đen xòe tán rộng bên cạnh những cây Sưa trắng non trơ trụi lá khiến cho ai nấy cũng tiếc nuối.
Sự việc cây hàng cây muồng đen “không cánh mà bay” đã khiến người dân hết sức bàng hoàng và hoài nghi về sự biến mất đột ngột này.
Dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhận từ PV:

Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’ - Ảnh 3

Gốc cây mới được gia cố để chống đổ

Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’ - Ảnh 4

Một cây muồng đen may mắn sót lại

Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’ - Ảnh 5

Các cây muồng đen được đánh số và đeo biển tên cẩn thận

Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’ - Ảnh 6

Các hố đất mới trồng cây còn lởm chởm đất đá rất mất mĩ quan

Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’ - Ảnh 7

Người dân đi đường ngơ ngác nhìn hàng cây trụi lá

Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’ - Ảnh 8

Vỉa hè vắng bóng người qua lại

Quang Chiến
http://www.nguoiduatin.vn/hang-chuc-cay-muong-den-truoc-cua-bo-y-te-khong-canh-ma-bay-a181107.html

Hàng chục cây muồng đen 'biến mất': 'Chặt nhầm' gỗ quý nhóm 1?


Hàng chục cây muồng đen xanh tốt khỏe mạnh, nằm trong danh mục gỗ nhóm 1 bỗng nhiên nhận “giấy báo tử” và thay vào đó là những cây Sưa non.


Như thông tin PV đã đưa trước đó về việc hàng chục cây muồng đen quý trên đường Giảng Võ trước cửa Bộ Y tế “không cánh mà bay”, thay vào đó là những cây Sưa trắng non trơ trụi lá.
Chú Nguyễn Hữu Trung (56 tuổi) là bảo vệ của Phòng khám mắt ngay cạnh Bộ Y tế cho biết: "Ngay sau Tết Nguyên Đan chúng tôi đi làm thấy người ta đang rục rịch chặt hạ các cây ở đây rồi, trong khi chúng vẫn còn xanh tốt. Có cây to vừa ôm tay người thế nhưng cũng đều bị chặt hạ.
Chúng tôi hàng ngày ở đây nên cũng tiếc lắm. Nhưng họ bảo đây là chỉ đạo từ bên trên nên chúng tôi cũng không có ý kiến gì. Giờ nhìn hàng cây mới trơ trụi lá, cây chết, cây sống mà nao lòng. Đến bao giờ mới có được hàng cây xanh mát như trước”.
Hàng chục cây muồng đen 'biến mất': 'Chặt nhầm' gỗ quý nhóm 1? - Ảnh 1

Cây muồng đen xanh tốt được thay bằng cây Sưa trắng trơ trụi lá.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Sơn (Trưởng phòng Quản Trị, Bộ Y tế) cho biết: “Mặc dù hàng cây ở ngay phía trước cửa Bộ Y tế tuy nhiên không thuộc phạm vi quản lý của Bộ nên cả nhân viên bảo vệ và lãnh đạo cơ quan cũng không hay biết gì về thông tin cây xanh bị chặt”.
Ông Sơn cũng cho biết thêm: “Hàng cây phía trước cửa Bộ Y tế là do công ty cây xanh quản lý nên phía Bộ cũng không nắm được họ chặt từ khi nào”.
Để làm rõ thêm về vấn đề này, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khánh Xuân, nguyên Viện phó Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
Ông Xuân cho biết: “Cây muồng đen (tên khoa học là Cassia siamea), hiện trên địa bàn Hà Nội còn trồng ở những con phố như: phố Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Điện Biên Phủ, Giảng Võ... Tất cả các cây này đều đã được đánh số, đóng biển tên để quản lý.
Xem Video: Chặt hạ cây xanh: Ai xé những tờ giấy 'kêu cứu'?
Việc để thất thoát hàng chục cây muồng đen cần phải xem lại công tác quản lý, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc bảo tồn các giống cây quý.
Theo khảo sát của ông Xuân, hàng cây muồng đen có tuổi thọ hơn 100 năm ở trước cửa Bộ Y tế mới đây đã bị đốn chặt và thay thế bằng nhưng cây Sưa mới 10 – 15 năm tuổi. Các cây muồng đen này được xếp vào nhóm gỗ I.
Hàng chục cây muồng đen 'biến mất': 'Chặt nhầm' gỗ quý nhóm 1? - Ảnh 2

Ông Nguyễn Khánh Xuân đi khảo sát thực nghiệm các cây Muồng đen còn sót lại trên đường Giảng Võ.

Theo khảo sát của ông Xuân, có đến 16 cây muồng đen bị chặt hạ và thay vào đó là các cây Sưa trắng non chưa kịp bén rễ, ra tán. Nếu như hành động này không được ngăn chặn và phát hiện những sai phạm kịp thời sẽ làm giàu cho một nhóm tư lợi.
Ông Xuân khẳng định: “Các cây này được trồng từ thời Pháp thuộc và chính tôi là người đã từng liệt kê, nghiên cứu các loại cây trên địa bàn Thủ Đô nên tôi nắm rất rõ.
Các cây muồng đen này thuộc diện quản lý của Chính phủ và chỉ bị đốn hạ trong trường hợp bị sâu bệnh. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì chúng được thay thế một cách ngang nhiên bằng cây Sưa trong khi không hề có sâu bệnh. Điều đáng nói, sự việc trên diễn ra cách đây gần một tháng mà vẫn chưa có sự can thiệp nào từ cơ quan chức năng.
Việc chặt hạ những cây mục rỗng, sâu bệnh là việc làm thường xuyên của các đơn vị quản lý cây xanh nhằm tránh gây tai nạn đáng tiếc trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, chính những cây khỏe mạnh vô tình tình trở thành nạn nhân cho một số kẻ trục lợi.
Hàng chục cây muồng đen 'biến mất': 'Chặt nhầm' gỗ quý nhóm 1? - Ảnh 3

Hàng muồng đen xanh tốt nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng.

Những cây gỗ muồng đen và cây Sưa trắng có giá trị kinh tế chênh lệch nhau rất lớn nên việc chặt hạ các cây Muồng đen có tuổi đời hàng trăm năm thay bằng các cây Sưa trắng non sẽ nảy sinh ra nhiều nghi vấn như: Ai là người ra quyết định chặt cây?. Những cây bị chặt được tiêu thụ như thế nào, đơn vị nào quản lý?... Vậy nên, đừng cố tình chặt nhầm gỗ quý”, ông Xuân nhấn mạnh.
Hiện vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm về sự việc này. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc trong thời gian tới.
Liên quan đến việc hàng chục Muồng đen bị chặt hạ trên đường Giảng Võ (Q.Ba Đình, Hà Nội), phóng viên báo Người Đưa Tin đã đến trụ sở công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội đặt lịch làm việc nhưng sau nhiều ngày vẫn chưa thấy phản hồi nào từ phía công ty. Phóng viên cũng nhiều gọi điện thoại cho ông Nguyễn Xuân Hưng (PGĐ Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội) thì luôn ở tình trạng không nghe máy cả trong và ngoài giờ làm việc. Đến nay, hàng chục cây Muồng đen bị chặt như thế nào?. Vận chuyển đi đâu?. Có văn bản cấp phép chặt hạ hay không vẫn còn là một ẩn số.
Quang Chiến
http://www.nguoiduatin.vn/hang-chuc-cay-muong-den-bien-mat-chat-nham-go-quy-nhom-1-a181110.html




01/04/2015 23:04 GMT+7

Chủ tịch HN ký công văn hỏa tốc chuyện cây xanh

- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Chánh Thanh tra TP cùng đoàn thanh tra liên ngành khẩn trương làm rõ vụ thay thế cây xanh để xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân.


Ngày 1/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký công văn hỏa tốc gửi Chánh Thanh tra TP, Giám đốc Sở Xây dựng về việc chỉ đạo xử lý việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị ở Hà Nội, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Chánh Thanh tra TP cùng đoàn thanh tra liên ngành khẩn trương tiến hành thanh tra việc cải tạo, thay thế cây xanh, làm rõ, kết luận và báo cáo, đề xuất UBND TP xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức,cá nhân theo quy định.
cây xanh, Hà Nội, thanh tra, Nguyễn Thế Thảo
Nơi tập kết được cho là chứa số gỗ bị đốn hạ tại khu vực Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Ảnh: Nhị Tiến
 Chủ tịch TP yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã được giao, trong đó nghiêm túc dừng cải tạo, thay thế cây xanh hai bên tuyến đường; khẩn trương kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tất cả các khâu, các tiêu chí, cũng như biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh biện pháp, cách làm không phù hợp; khắc phục những tồn tại, bất cập.
Đặc biệt, Giám đốc Sở Xây dựng phải thông tin đầy đủ, công khai minh bạch và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội trước khi thực hiện.
Chủ tịch TP cũng chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo quy định. Đồng thời tập trung thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước, trong mùa mưa, bão và đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị.
Hồng Nhì


http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/229938/chu-tich-hn-ky-cong-van-hoa-toc-chuyen-cay-xanh.html


---


Những entry liên quan đã đi trên blog này:















Văn nghệ thứ Bảy : Mùa xuân đâu còn là Tết trồng cây

Gỗ quí của Việt Nam dựng chùa ở Trung Quốc : tòa tam bảo tồn tại từ thập niên 1660 đến nay

 Mạng cây mạng người, diễn biến tiếp theo

-  Không nói nhiều : mỗi cây là một mạng người đó, các ông các bà ạ
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét