[Minh Trị]
Ngày 6/4/2015 vừa qua, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Chuyến đi này của ông Medvedev được đánh giá trọng tâm chính là lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh nước Nga đang phải chịu nhiều thiệt hại do chính sách cấm vận của Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, trong lúc Nga đang rất cần sự giúp đỡ của Trung Quốc trong cả kinh tế lẫn chính trị để thoát khỏi tình trạng khó khăn sau sự kiện Ukraine diễn ra đồng thời với việc tranh chấp chủ quyền trên biển diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, liệu quan hệ Việt - Nga có bị ảnh hưởng xấu hay không?
Trước hết, cần thấy rằng, trong quan hệ quốc tế phức tạp thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều đẩy mạnh hợp tác cả song phương và đa phương, tận dụng mọi khả năng để phát triển quan hệ với các nước trước hết nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc mình. Sau khi “trật tự 2 cực Ianta” tan vỡ, khái niệm các phe trong quan hệ quốc tế gần như không còn. Thực chất, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn. Vì vậy, không phải anh chơi thân với nước A trong bối cảnh nước A đang có vài vấn đề mâu thuẫn với nước B đồng nghĩa với việc anh không được phép thân thiện với nước B.
Trước hết, cần thấy rằng, trong quan hệ quốc tế phức tạp thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều đẩy mạnh hợp tác cả song phương và đa phương, tận dụng mọi khả năng để phát triển quan hệ với các nước trước hết nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc mình. Sau khi “trật tự 2 cực Ianta” tan vỡ, khái niệm các phe trong quan hệ quốc tế gần như không còn. Thực chất, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn. Vì vậy, không phải anh chơi thân với nước A trong bối cảnh nước A đang có vài vấn đề mâu thuẫn với nước B đồng nghĩa với việc anh không được phép thân thiện với nước B.
Dù cho Tổng thống Nga Putin tuyên bố “quan hệ Nga - Trung tốt nhất trong nhiều thế kỷ”, dù cho Nga - Trung đã ký một hợp đồng khí đốt khổng lồ trị giá 400 tỷ đô la mà trước đó Trung Quốc đã phải mất 10 năm đàm phán mà không có kết quả. Dù cho Nga đã sẵn sàng bán các hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35, những loại vũ khí tiên tiến mà trước đó Nga không chịu bán vì sợ bị Trung Quốc “quay cóp”. Tuy nhiên, Nga không vì thế mà có thể coi nhẹ quan hệ với Việt Nam:
Nga và Việt Nam có mối quan hệ truyền thống sâu sắc, nồng ấm, tin cậy, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Không chỉ các nhà lãnh đạo mà nhân dân hai nước đều giữ cảm tình của mình đối với nước bạn dù sau năm 1991, tính chất quan hệ đã thay đổi.
Sau khi nước Nga thừa hưởng toàn bộ quyền lợi và trách nhiệm ngoại giao của Liên bang Xô viết để lại, giữa hai nước đã hình thành quan hệ “đối tác chiến lược”. Trên thực tế, một số thỏa thuận hợp tác cả về kinh tế, văn hóa và quốc phòng vẫn được duy trì sau khi Liên Xô tan rã. Điển hình là việc Nga thuê vịnh Cam Ranh của Việt Nam vẫn được tiến hành sau khi Liên Xô sụp đổ 20 năm.
Việt Nam cần Nga trợ giúp về khai thác khoáng sản cũng như mua bán vũ khí, thì Nga cũng rất cần Việt Nam trên cả hai bình diện kinh tế và địa chính trị chiến lược. Nếu Nga muốn đặt chân vào vùng Đông Nam Á, thì Việt Nam đương nhiên là đầu cầu tốt nhất, không quốc gia ASEAN nào khác sánh kịp. Trên bình diện kinh tế, thương mại thì chỉ cần nêu hai dữ liệu : Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro thường được đánh giá là thành công nhất trong toàn bộ các liên doanh của Nga ở hải ngoại. Ngoài ra, theo ước tính mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI, trong năm 2014, Việt Nam là thị trường vũ khí số một của Nga, với gần 1 tỷ đô la vũ khí đặt mua.
Có thể nói, Việt Nam cần Nga, Nga cũng rất cần Việt Nam, Việt Nam tin tưởng Nga, Nga cũng tin cậy và muốn củng cố tình cảm hữu nghị truyền thống, đoàn kết với Việt Nam. Trước đây, trong thời Chiến tranh Lạnh, có những thời điểm Việt Nam bị các thế lực phản động cô lập, Liên Xô đã là chỗ dựa, là quốc gia bảo vệ và ủng hộ hết lòng cho Việt Nam; ở chiều ngược lại, đối với Liên Xô, Việt Nam cũng là đồng minh đáng tin cậy nhất, thân thiết nhất (có thời điểm là đồng minh duy nhất) của họ. Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó trong bối cảnh mới của thời kỳ toàn cầu hóa, của trật tự thế giới đa cực dựa trên các tiêu chí chung của quan hệ ngoại giao bình đẳng, cùng có lợi, Nga chắc chắn sẽ củng cố hơn nữa quan hệ với Việt Nam, khéo léo giải quyết vấn đề tế nhị trong việc cân bằng quan hệ giữa Nga với hai quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, không làm mất lòng người bạn son sắt, thủy chung ở Đông Nam châu Á.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét