[Thanh Huyền]
Page Việt Nam trong tim tôi - Tặng quà là hoạt động bình thường của mọi người dân trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Vào những dịp như sinh nhật, ngày lễ, ngày kỷ niệm người ta thường tặng nhau những món quà để thể hiện tình cảm và sự quan tâm của mình dành cho người đó. Giá trị của món quà không quan trọng, mà quan trọng ở chỗ: nó là cầu nối để người với người thêm gắn bó, thân thiết với nhau hơn mà thôi. Vì vậy, người có nhiều tặng nhiều, người có ít tặng ít. Điều đó tùy thuộc hoàn cảnh và mức độ quan hệ của từng người và hoàn toàn mang tính chất tự nguyện.
Tuy nhiên, hiện nay trên mạng internet đang xuất hiện một số bài viết của những kẻ có tư tưởng thù địch, chống đối Việt Nam, đã lợi dụng vấn đề tặng quà, biếu quà ngày Tết của người Việt Nam để xuyên tạc, tuyên truyền chống phá. Chúng cho rằng đó là dịp để lãnh đạo Việt Nam nhận hối lộ, là dịp để "chạy chức, chạy quyền", là cơ hội cho tham nhũng phát triển. Thế rồi, thậm chí chúng còn quy kết cho rằng đó là bản chất của chế độ cộng sản ở Việt Nam, Việt Nam sẽ không thể xóa bỏ được vấn nạn này nếu không thay đổi chế độ (?)
Trong dư luận của người dân Việt Nam thậm chí cũng có người cho rằng dịp Tết là dịp để biếu xén này nọ. Thực sự cá nhân Thanh Huyền cho rằng điều này hoàn toàn chưa đúng, mà chỉ là cách nhìn nhận vấn đề lệch lạc, chưa toàn diện mà thôi.
Cần phải hiểu rằng: mỗi một quốc gia khác nhau việc tặng quà mang ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào văn hóa và truyền thống của mình. Ở Việt Nam, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, việc tặng quà ngoài thể hiện sự quan tâm, tình cảm nó còn mang nhiều ý nghĩa. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, cứ mỗi dịp Tết đến, người ta lại nhở đến những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo, giúp đỡ mình. Và một món quà như một sự tri ân, cảm ơn đến người đó. Đó là giá trị truyền thống đã khắc sâu trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam.
Đành rằng đâu đó vẫn có những người lợi dụng việc này để vun vén cá nhân, để lo lót. Nhưng xin thưa đó chỉ là một số ít rất nhỏ. Thử hỏi ai có thể phân biệt được đâu là cấp dưới cảm ơn, chúc Tết cấp trên, đâu là lo lót, chạy chọt đấy? Vậy nên, nó đã là giá trị truyền thống, được cả dân tộc hưởng ứng và thực hiện một cách tự giác thì chứng tỏ nó vẫn là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Vấn đề nằm ở chỗ mỗi người hãy cố gắng tách biệt giữa văn hóa tặng quà Tết và lợi dụng văn hóa ấy để trục lợi cá nhân mà thôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét