[Minh Trị]
Thời cổ đại, quý tộc La mã nuôi nhiều nô lệ làm đấu sĩ để dùng họ mua vui. Nhận thức được số phận của bản thân, các nô lệ đấu sĩ đã theo Xpactacút khởi nghĩa chống lại chủ nô Rô ma (năm 73 – 71 TCN). Chế độ nô lệ đấu sĩ sau đó bị bãi bỏ.
Sang thời trung đại, quý tộc Tây Ban Nha không còn sử dụng đấu sĩ với đấu sĩ mà dùng đấu sĩ với bò tót để mua vui. Đấu bò tót trở thành nét văn hóa đặc trưng của Tây Ban Nha. Gần đây, vì dư luận lên án nên đấu bò tót đã bị nhà nước Tây Ban Nha cấm. Tuy nhiên, nhiều người dân Tây Ban Nha, nhất là giới trẻ, vẫn nhớ đến trò này nên việc trêu đùa bó tót vẫn diễn ra trên một số đường phố.
Đến thời cận - hiện đại, người Anh có môn võ đối kháng trực tiếp (quyền anh). Tuy Anh là thực dân có diện tích Mặt trời không bao giờ lặn, nhưng môn này vẫn không thịnh hành khắp thế giới. Người có văn hóa đều dị ứng với quyền anh. Quyền anh chỉ thịnh hành trong giới lao động trẻ trình độ thấp ở Anh và dân cao bồi ở Mĩ.
Ở Việt Nam, thời trung đại, các vua chúa tổ chức đấu võ, múa kiếm mua vui và kén chọn đô sĩ. Tại Huế có sân đấu voi với hổ. Nhiều vùng quê có lễ hội với những hành động tín ngưỡng và giải trí thể hiện khát vọng và sự tôn vinh. Để thể hiện khát vọng và tôn vinh sức khỏe có hội vật, kéo co, đua thuyền, đua ngựa, đua bò, đánh đu, leo cột,...Để thể hiện khát vọng và tôn vinh phồn thực có tục thờ sinh thực khí, hành động tính giao,...Để thể hiện tín ngưỡng hiến tế, mơ ước làm giàu, bình yên có lễ hội chém lợn như ở Ném Thượng – Bắc Ninh, lễ hội đâm trâu như ở Tây Nguyên, lễ hội cầu trâu ở Hương Nha – Phú Thọ,...
Khi tinh thần dũng cảm, khát vọng chinh phục, tín ngưỡng hiến tế, mơ ước làm giàu được đề cao thái quá, đã tạo ra những hành động bạo lực, gây phản cảm gay gắt. Những hành động hiếu chiến, cuồng sát đó chỉ phù hợp với xã hội mông muội, dã man. Vậy mà nó vẫn đang diễn ra trong xã hội ta! Đừng đổ những hành vi dã man đó cho truyền thống, cho tục lệ. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhưng phải tiên tiến, phải phù hợp với xu thế văn minh, tiến bộ của nhân loại!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét