Có sự cần phân biệt giữa thơ (thi) và từ. Nhưng cái đó, chỉ dành cho giới chuyên môn. Ở bình diện chung nhất, sẽ gọi chung cả là thơ.
Người xưa vay mượn thơ, có nhiều ca rất khó nói. Như thơ thiền Phật giáo Việt Nam, thì có nhiều bài, các cụ sư chép nguyên xi thơ Trung Quốc, cũng có cụ gia công chút bằng thay đi vài từ để biến nó thành thơ mình. Lối ấy, gọi là tập cổ. Tức mượn cổ, bắt chước theo cái cổ. Nhưng không phải cứ mượn cổ là chỉ khen mà bắt chước theo nó đâu. Điển hình là trường hợp cụ Hồ Chí Minh: cụ tập cổ theo cuốn Thiên gia thi (trên đường bị giải đi các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây, không biết cụ đã có được cuốn đó bằng cách nào). Nhưng cụ vẫn chê thơ Đường như thường (chẳng hạn xem lại ở đây: cụ chê thơ Đường là rườm ra và thừa chữ). Với cụ, lúc như vậy, tập cổ là một thú chơi thật sự.
Trong Thiên gia thi thế nào cũng có thơ của Lí Bạch.
1. Có nhiều người vay mượn của Lí Bạch. Có người lấy luôn cả câu, hay nhiều câu. Nhưng cũng có người chỉ lấy cảm hứng và cái khuôn của một bài nào đó. Dạng thứ hai này, có thể kể đến trường hợp Đoàn Thị Điểm.
Dạng này, tôi cũng đã có viết. Có thể đọc lại một bài trong chùm đó đã nằm sẵn ở đây (bài này phát biểu trên giấy và trên mạng từ năm 2009-2010). Những bài khác trong chùm này thì còn ở trên bản in giấy, hoặc vẫn còn ở dạng bản thảo.
2. Được gợi ý từ câu "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung 雲想衣裳花想容" của Lí Bạch, nữ sĩ họ Đoàn đã viết thành "Vân tác y thường phong tác xa". Rồi bà phóng bút, thành ra cả bài như sau:
雲作衣裳風作車 Vân tác y thường phong tác xa
朝遊兜率暮煙霞 Triêu du đâu suất mộ yên hà
世人欲識吾名姓 Thế nhân dục thức ngô danh tính
壹大山人玉敻花 Nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa
Dịch thành:
Lấy mây làm xiêm áo, lấy gió làm xe
Buổi sáng đi chơi vùng trời Đâu Suất
Buổi chiều ngao du nơi mây khói
Người đời muốn biết họ tên của ta
Ta là người tiên trên trời, tên là Ngọc Quýnh Hoa !
Buổi sáng đi chơi vùng trời Đâu Suất
Buổi chiều ngao du nơi mây khói
Người đời muốn biết họ tên của ta
Ta là người tiên trên trời, tên là Ngọc Quýnh Hoa !
3. Biển đề bài thơ của Hồng Hà nữ sĩ mà nay chúng ta xem là thơ tiên:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét