Bphone được chế tạo tại Đại Việt ra sao ?

Đại khái là giống như ngày xưa lớp ông cha chúng ta đã sáng tạo ra xe thồ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Học giả Phan Ngọc đã viết từ lâu, cách nay hơn 20 năm trước, đại khái là: chiếc xe thồ là sản phẩm trí tuệ độc đáo của người Việt trong thế kỉ 20. 

Phát huy truyền thống quí báu đó là việc đáng trân trọng.

Có hề gì, bắt đầu như sản xuất xe thồ của lớp cha ông, cũng không sao. Quan trọng là từ đây trở đi.

Bên cạnh nhà mình ở Hà Nội, có mấy chị là chủ cả mấy nhà máy bên Quảng Châu mà. Mãi đến lúc sang tận đó, mới thấy phục các chị. Chuyện này kể dần dần.

Mình vẫn ủng hộ Mr. Quảng trên phương diện tinh thần. Nhiều năm trước, người Pháp sặc cười bởi người Nhật nhắm mắt nhắm mũi khoan một cái lỗ vào thiết bị (người Pháp làm giả thế xem sao, Nhật thấy có lỗ cũng khoan một cái, vì tưởng là về mặt cấu tạo là phải có lỗ như vậy !). Nhưng nay thì kĩ thuật Nhật đã bỏ xa Pháp.




Dưới là bài của Đất Việt. Những thứ khác sẽ bổ sung sau.

---


BPhone BKAV là của Việt Nam sản xuất?


(Tin tức công nghệ) - Như Apple, mặt lưng in dòng chữ "Design by apple assembled China" còn BPhone thì có dòng chữ "Made in Vietnam". Vậy là sao?

Trong số vô vàn ý kiến đa chiều, chiều nào cũng hừng hực lửa, trên các mạng xã hội và báo chí điện tử trong mấy ngày nay, nhiều bạn vẫn thắc mắc về thân phận của Bphone, chiếc smartphone đầu lòng của Công ty Bkav. Ai cũng rõ cha mẹ của nó là người Việt hẳn hòi rồi. Vấn đề còn lấn cấn ở chỗ Bphone thật sự là một sản phẩm của Việt Nam hay chỉ là một thương hiệu Việt?

Trang công nghệ châu Á Tech In Asia ngày 26.5 vừa qua đã giới thiệu về Bphone với cái tít: "Đây là chiếc smartphone phát triển trong nước đầu tiên của Việt Nam" (Here’s Vietnam’s first homegrown smartphone).

Bphone có phải là smartphone của Việt Nam? - ảnh 1 
Thông tin 2 bài báo nói về smartphone của Việt Nam trên tờ Tech In Asia

Để xác định quốc tịch của một sản phẩm, người ta không thể căn cứ vào cái giấy khai sinh ghi nơi nó ra đời. Cái nhãn xuất xứ "Made in Vietnam" là để chỉ các sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam. Các sản phẩm đó có thể là của các thương hiệu quốc tế hay của Việt Nam được sản xuất hay hoàn thiện ở Việt Nam. Một chiếc smartphone Samsung Galaxy S6 cho dù có ghi nhãn "Made in Vietnam", nhưng rõ ràng nó là sản phẩm của Hàn Quốc. CPU Intel lắp ráp và kiểm định tại Nhà máy Intel Việt Nam ghi "Made in Vietnam" mà có ai dám nói đó không phải sản phẩm của Mỹ.

Bphone có phải là smartphone của Việt Nam? - ảnh 3 
Mặt sau chiếc Bphone được khắc dòng chữ "Designed by Bkav - Made in Vietnam"

Riêng với Bphone, Bkav đã đầu tư nghiên cứu phát triển smartphone của mình trong 4 năm với kinh phí nhiều triệu USD. Đội ngũ chuyên viên của họ thiết kế hình dạng thiết bị, nhiều chi tiết và cấu hình hệ thống kèm với việc tùy biến hệ điều hành Android 5.0 thành hệ điều hành riêng BOS cùng một số ứng dụng, công nghệ của riêng Bkav. Sau khi tạo ra được bản vẽ thiết kế, Bkav đã mua hơn 800 loại linh kiện điện tử và cơ khí từ 82 nhà cung cấp trên thế giới về lắp ráp thành chiếc Bphone hoàn chỉnh. Tất nhiên, Bkav bây giờ không thể sản xuất với quy mô của Samsung, LG, chắc chắn phải đặt gia công, chế tác những thành phần ở những nhà máy có đủ phương tiện.

Những ai từng có mặt tại hội trường hay theo dõi qua tường thuật trực tiếp trên mạng sự kiện ra mắt Bphone ắt đã nghe các diễn giả của Bkav kể lại quá trình nghiên cứu phát triển ra chiếc Bphone, từ khâu thiết kế, sản xuất tới phát triển phần mềm ứng dụng. Rõ ràng là Bkav đã làm ra Bphone. Bằng kinh nghiệm và thông tin của mình, tôi có thể khẳng định Bphone là một smartphone do người Việt Nam phát triển.

Bphone có phải là smartphone của Việt Nam? - ảnh 4 
Bphone còn có thêm phiên bản được mạ vàng nhắm vào đối tượng người dùng thời trang.

Xét trên nhiều lẽ, người Việt Nam không giống như người Nhật Bản, người Hàn Quốc trong việc thể hiện tinh thần yêu nước qua việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm của nước mình. Người Nhật, người Hàn từng chấp nhận đi những chiếc xe đời đầu của nước mình kém cỏi đủ thứ để nâng đỡ các nỗ lực nội địa trước khi có thể bảnh chọe ngự trên những chiếc siêu xe mà thế giới phải ngoái nhìn. Nhà nước họ có chính sách đúng đắn. Người dân họ có nền tảng sống đúng mực. Nhà sản xuất của họ có cách làm ăn đúng điệu. Nhà sản xuất của họ có trách nhiệm, đặc biệt là không dựa thế độc quyền hay khi áo mũ xênh xang lại giở thói bội bạc, hành hạ trở lại những người ơn của mình.

Tôi không thích cái vụ nhân danh sản phẩm của Việt Nam mà kêu gọi người Việt phải chấp nhận dùng vô điều kiện. Thị trường là thị trường. Việc sử dụng hàng nội địa chỉ là một trong những cách để thể hiện lòng yêu nước. Không phải những người chọn sử dụng hàng ngoại là kém yêu nước hơn những người dùng hàng nội địa đâu. Tôi có thể tự hào với sản phẩm X do người Việt Nam làm ra một cách chỉn chu, thậm chí khiến thiên hạ võ lâm phải lác mắt, nhưng để mua nó cho mình thì tôi phải xét tới coi nó có phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu của tôi hay không.

Bạn có cân nhắc mua BPhone?
Không
Chưa biết
An Phạm (TH)

http://baodatviet.vn/cong-nghe/tin-tuc-cong-nghe/bphone-bkav-la-cua-viet-nam-san-xuat-3270341/

Bphone có phải là smartphone của Việt Nam?


29/05/2015 07:21


(TNO)Trong số vô vàn ý kiến đa chiều, chiều nào cũng hừng hực lửa, trên các mạng xã hội và báo chí điện tử trong mấy ngày nay, nhiều bạn vẫn thắc mắc về thân phận của Bphone, chiếc smartphone đầu lòng của Công ty Bkav. Ai cũng rõ cha mẹ của nó là người Việt hẳn hòi rồi. Vấn đề còn lấn cấn ở chỗ Bphone thật sự là một sản phẩm của Việt Nam hay chỉ là một thương hiệu Việt?

Trang công nghệ châu Á Tech In Asia ngày 26.5 vừa qua đã giới thiệu về Bphone với cái tít: "Đây là chiếc smartphone phát triển trong nước đầu tiên của Việt Nam" (Here’s Vietnam’s first homegrown smartphone). Cách đây hơn 2 năm, trang này có bài với cái tít: "FPT hy vọng sẽ xuất xưởng 600.000 chiếc smartphone mang thương hiệu của mình ở Việt Nam trong năm 2015" (FPT Hopes to Ship 600,000 Own-Brand Android Smartphones in Vietnam in 2013).

Bphone có phải là smartphone của Việt Nam? - ảnh 1
Bphone có phải là smartphone của Việt Nam? - ảnh 2Thông tin 2 bài báo nói về smartphone của Việt Nam trên tờ Tech In Asia - Ảnh chụp màn hình
Để xác định quốc tịch của một sản phẩm, người ta không thể căn cứ vào cái giấy khai sinh ghi nơi nó ra đời. Cái nhãn xuất xứ "Made in Vietnam" là để chỉ các sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam. Các sản phẩm đó có thể là của các thương hiệu quốc tế hay của Việt Nam được sản xuất hay hoàn thiện ở Việt Nam. Một chiếc smartphone Samsung Galaxy S6 cho dù có ghi nhãn "Made in Vietnam", nhưng rõ ràng nó là sản phẩm của Hàn Quốc. CPU Intel lắp ráp và kiểm định tại Nhà máy Intel Việt Nam ghi "Made in Vietnam" mà có ai dám nói đó không phải sản phẩm của Mỹ. Cũng tương tự như sản phẩm do một công ty Việt Nam và mang thương hiệu Việt Nam được gia công sản xuất ngay ở Việt Nam cũng không thể được coi là sản phẩm của Việt Nam nếu như không phải do chính công ty Việt Nam đó nghiên cứu phát triển ra.
Ai cũng hiểu là cái công thức ghi xuất xứ "Made in…" lâu nay vẫn bị sử dụng một cách lập lờ bao gồm cả hai nghĩa "sản xuất tại" (made in) và "sản phẩm của" (product of). Có một số sản phẩm ghi rõ là "Product of" của một nước hay một công ty và kèm thêm nơi sản xuất. Hầu hết các nhà sản xuất chọn cách ghi nhãn an toàn và dễ dàng hơn. Bởi ghi sản phẩm của một hãng nào đó thì quá dễ và chuẩn xác, còn ghi là sản phẩm của một nước nào đó thì phức tạp hơn, có khi bị đòi hỏi phải hội đủ những tiêu chuẩn nào đó mới được nhận là sản phẩm quốc gia. Có những hãng chọn giải pháp ghi minh bạch cho tất cả là ghi nguồn thiết kế và nơi lắp ráp. Như trên các đời iPhone, Apple sòng phẳng và tự bảo vệ mình, chống bị ai đó "thấy người sang bắt quàng làm họ" khi ghi xuất xứ dài dòng mà an toàn: "Được thiết kế bởi Apple ở California. Được lắp ráp tại Trung Quốc." Trong thời buổi mà cái label "Made in China" bị mất giá, thậm chí tẩy chay ở không ít nơi, nhiều hãng lớn của Đài Loan như Gigabyte, ASUS,…cũng chọn cách ghi xuất xứ như Apple để tránh bị "văng miểng".
Bphone có phải là smartphone của Việt Nam? - ảnh 3Đằng sau chiếc Bphone được khắc dòng chữ "Designed by Bkav - Made in Vietnam" - Ảnh: T.Luân
Vậy nên có lẽ phải xét nghiệm ADN để xác định gien di truyền coi một sản phẩm là con của người nước nào. Mà thực tế và kinh nghiệm của đời cho thấy ai cũng "đứng tim" nếu như đứa con tưởng của mình hóa ra lại là sản phẩm gia công ké của lão hàng xóm.
Trước khi Bphone được "chiềng làng nước" sáng 26.5 tại Hà Nội, trên thị trường Việt Nam đã có những smartphone mang thương hiệu của các công ty Việt Nam như FPT, MobiStar, Mobiistar, Rovi Mobile (tên trước tháng 4.2015 là HKPhone),… Có những thương hiệu Việt đó được gia công ở nước ngoài, và cũng có những thương hiệu được lắp ráp và hoàn thiện ngay ở Việt Nam. Nhưng hầu như tất cả đều sử dụng mẫu mã của nước ngoài rồi in lên chúng những thương hiệu Việt. Cũng có một số hãng tích hợp vào thiết bị những phần mềm ứng dụng của những đối tác Việt Nam. Chỉ có điều, chẳng ai dám nhận đó là những sản phẩm của Việt Nam. Cách làm này rất phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ và những nước Đông Nam Á chung quanh ta. Có những nhà máy ở Trung Quốc chuyên sản xuất những sản phẩm OEM và hàng mẫu. Các công ty nước ngoài chỉ việc chọn mẫu đáp ứng nhu cầu của mình rồi cho in thương hiệu của mình lên. Ngon cơm và bài bản hơn thì cho nạp vào ROM các thông tin của mình và cài đặt thêm vào máy những màn hình nền, giao diện màn hình chủ, những ứng dụng riêng,… Họ phải chấp nhận chung chạ hình dáng sản phẩm với nhiều thương hiệu khác, thậm chí ngay cùng một nước. Bởi số lượng đặt hàng của họ không đủ để thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Giỏi lắm là thay cái ốp lưng nhựa. Và không phải hàng nào loại này cũng là hàng lởm hay cấp thấp. Vấn đề là cái tâm và cái tầm của hãng sở hữu thương hiệu. Đó là lý do mà có những thương hiệu Việt làm theo kiểu này lâu nay vẫn giữ được uy tín trên thị trường với những sản phẩm của mình.
Ngoài ra trên thế giới ngày nay có xu hướng là những nhà sản xuất thành phần nền tảng như Intel, AMD, NVIDIA và gần đây có thêm Qualcomm cũng đã đưa ra những sản phẩm mẫu tham chiếu (như Qualcomm Reference Design - QRD) dựa trên những con chip mới nhất của mình. Hãng OEM nào ưng ý cứ việc đặt hàng hay sử dụng làm mẫu rồi gắn thương hiệu của mình vô và đóng gói tung ra thị trường. Bạn không còn lạ với chuyện có nhiều loại card đồ họa y chang nhau chỉ khác cái nhãn. Ngay cả những OEM lớn cũng chọn giải pháp này cho các mẫu đại trà. Họ chỉ thiết kế lại theo style của mình ở dòng cao cấp. Và người tiêu dùng vẫn chấp nhận gọi một chiếc card đồ họa gắn nhãn ASUS là hàng của ASUS cho dù dùng mẫu thiết kế của NVIDIA hay AMD giống như Gigabyte.
Riêng với Bphone, Bkav đã đầu tư nghiên cứu phát triển smartphone của mình trong 4 năm với kinh phí nhiều triệu USD. Đội ngũ chuyên viên của họ thiết kế hình dạng thiết bị, nhiều chi tiết và cấu hình hệ thống kèm với việc tùy biến hệ điều hành Android 5.0 thành hệ điều hành riêng BOS cùng một số ứng dụng, công nghệ của riêng Bkav. Sau khi tạo ra được bản vẽ thiết kế, Bkav đã mua hơn 800 loại linh kiện điện tử và cơ khí từ 82 nhà cung cấp trên thế giới về lắp ráp thành chiếc Bphone hoàn chỉnh. Tất nhiên, Bkav bây giờ không thể sản xuất với quy mô của Samsung, LG, chắc chắn phải đặt gia công, chế tác những thành phần ở những nhà máy có đủ phương tiện.
Những ai từng có mặt tại hội trường hay theo dõi qua tường thuật trực tiếp trên mạng sự kiện ra mắt Bphone ắt đã nghe các diễn giả của Bkav kể lại quá trình nghiên cứu phát triển ra chiếc Bphone, từ khâu thiết kế, sản xuất tới phát triển phần mềm ứng dụng. Rõ ràng là Bkav đã làm ra Bphone. Bằng kinh nghiệm và thông tin của mình, tôi có thể khẳng định Bphone là một smartphone do người Việt Nam phát triển.
Không ít người cho rằng Bphone có vay mượn những chi tiết thiết kế từ sản phẩm của những ông lớn công nghệ nước ngoài. Chuyện chẳng có gì phải ầm ĩ hết ráo. Thực tế đó là sự học hỏi, kế thừa và cải tiến mà bất cứ hãng nào khác cũng vẫn thường làm, miễn là đừng có rập khuôn, bê nguyên xi của người ta để rồi thành một sản phẩm chắp vá. Bạn ngó qua hai ông lớn nhất trên thị trường di động là Apple và Samsung coi, họ vẫn là nguyên đơn và bị đơn của một cuộc chiến pháp lý dai dẳng trên từng cây số của những vụ kiện tụng "cầm nhầm" kiểu dáng, tính năng, công nghệ… của nhau. Vấn đề vẫn là mô phỏng, noi theo ở chừng mực nào đó để không bị coi là "chôm chỉa". Hồi năm 2014, hãng Kazam đã tung ra ở Anh chiếc smartphone Tornado 348 mỏng te có kính cường lực ở cả hai mặt trước và lưng giống như Galaxy S6 cách đây không lâu và bây giờ là Bphone.
Chỉ có điều, tôi không có đủ dữ liệu để gọi Bphone là smartphone được phát triển đầu tiên của Việt Nam. Tôi chỉ gọi nó là smartphone Việt Nam có "hàm lượng Việt Nam" cao nhất từ trước tới nay.
Bphone có phải là smartphone của Việt Nam? - ảnh 4Bphone còn có thêm phiên bản được mạ vàng nhắm vào đối tượng người dùng thời trang - Ảnh: T.Luân
Xét trên nhiều lẽ, người Việt Nam không giống như người Nhật Bản, người Hàn Quốc trong việc thể hiện tinh thần yêu nước qua việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm của nước mình. Người Nhật, người Hàn từng chấp nhận đi những chiếc xe đời đầu của nước mình kém cỏi đủ thứ để nâng đỡ các nỗ lực nội địa trước khi có thể bảnh chọe ngự trên những chiếc siêu xe mà thế giới phải ngoái nhìn. Nhà nước họ có chính sách đúng đắn. Người dân họ có nền tảng sống đúng mực. Nhà sản xuất của họ có cách làm ăn đúng điệu. Nhà sản xuất của họ có trách nhiệm, đặc biệt là không dựa thế độc quyền hay khi áo mũ xênh xang lại giở thói bội bạc, hành hạ trở lại những người ơn của mình. Có quá nhiều năm bầu bạn cùng nhau, tôi biết hãng EPSON Thái Lan khi đi lại đều ưu tiên tối đa mua vé của hãng hàng không quốc gia Thai Airways. Họ ưu ái, ưu tiên cho sản phẩm nội địa chứ không cực đoan, bài ngoại hay nhắm mắt nhắm mũi để trở thành những "chú lừa".
Tôi không thích cái vụ nhân danh sản phẩm của Việt Nam mà kêu gọi người Việt phải chấp nhận dùng vô điều kiện. Thị trường là thị trường. Việc sử dụng hàng nội địa chỉ là một trong những cách để thể hiện lòng yêu nước. Không phải những người chọn sử dụng hàng ngoại là kém yêu nước hơn những người dùng hàng nội địa đâu. Tôi có thể tự hào với sản phẩm X do người Việt Nam làm ra một cách chỉn chu, thậm chí khiến thiên hạ võ lâm phải lác mắt, nhưng để mua nó cho mình thì tôi phải xét tới coi nó có phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu của tôi hay không. Nhà sản xuất có tầm ắt biết cách làm cho tôi không chỉ "tâm phục khẩu phục" mà còn "trong tầm tay". Vậy đó đi!
Phạm Hồng Phước
http://www.thanhnien.com.vn/cong-nghe-thong-tin/bphone-co-phai-la-smartphone-cua-viet-nam-567736.html





Thứ Sáu, 29/05/2015 - 10:53

Từ Bphone nhìn vào “căn bệnh mãn tính” của người Việt

Dân trí Dù được bạn bè thế giới đánh giá là một dân tộc thông minh, cần cù, chăm chỉ nhưng thói đố kỵ kiểu “ai cho phép mày giỏi hơn tao” dường như đã ăn sâu vào máu người Việt Nam.

Người ta luôn miệng chê bai đất nước nghèo nàn, lạc hậu nhưng chỉ cần thấy người Việt Nam thành công hay sáng chế được thứ gì thì lại phải a dua nhau, phải ném đá hội nghị, nhiệt tình chê bai. Dường như cái bệnh thích chê đã trở thành “mãn tính” mà nhất là trong thế giới ảo - khi người ta tự cho phép mình làm những “anh hùng bàn phím” mà chẳng phải chịu hậu quả gì, nhưng hệ lụy từ những comment phách lối của họ thì rõ rệt.
Từ Bphone nhìn vào “căn bệnh mãn tính” của người Việt

"Running man” Vũ Xuân Tiến làm người ta khó chịu vì "dám" lên xe buýt ngồi cùng các cầu thủ Arsenal.
Ngày trước, khi "Running man” Vũ Xuân Tiến được Arsenal mời sang nước Anh, được khoác lên vai lá quốc kỳ Việt Nam đi giữa sân vận động Emirates nổi tiếng. Thay vì cảm thấy tự hào thì rất nhiều người, bao gồm cả "trẻ trâu" và "già trâu" đồng loạt lên đồng chê bai. Dường như người ta không quan tâm đến chuyện Quốc kỳ tung bay trên Emirates, người ta chỉ cảm thấy khó chịu khi 1 chàng trai bình thường như Tiến được mời lên xe buýt ngồi cùng các cầu thủ Arsenal, được các công ty mời làm đại diện thương hiệu với mức lương khủng, được đội bóng Arsenal mời sang London…
Khi anh chàng này chia sẻ những bức ảnh trong chuyến sang Anh trên Facebook cá nhân, nhất là bức ảnh Tiến tự tay ghi tên các cầu thủ lên những hộp bánh đậu xanh làm quà tặng - một hành động thể hiện sự thân thiết, mộc mạc và chân thành, lập tức lại có những “anh hùng bàn phím” lên tiếng chê Tiến quá cẩu thả, thậm chí… bức xúc khi “soi” thấy những món quà không được bọc gói mĩ miều. Không ai thích thừa nhận mình thua kém người khác về tài năng, địa vị, vinh dự, danh tiếng, sự giàu có, vận may, nhan sắc… từ đó mà nảy sinh tâm lý bực bội vô cớ, tìm cách chỉ trích, phủ nhận, hoài nghi những cống hiến và nỗ lực của người khác làm ra, thậm chí bới móc những cái chưa tốt, chưa hoàn thiện hay sơ hở để “dìm hàng” họ.
Cứ hãy trải nghiệm, cứ hãy cho người ta một cơ hội thay vì là ném đá hội đồng.
Cứ hãy trải nghiệm, cứ hãy cho người ta một cơ hội thay vì là "ném đá hội đồng".
Nếu như Vũ Xuân Tiến bị ném đá vì may mắn thì Nguyễn Hà Đông, Bkav bị ném đá vì cái tội "giỏi". Nguyễn Hà Đông có cái tội rất lớn: Là người Việt Nam mà "dám" sáng tạo ra một trò chơi FlappyBird gây rúng động thế giới. Nếu Đông là một anh Tây nào đó, chắc hẳn "người ta" sẽ suýt xoa, ngưỡng mộ lắm. Là một người Việt Nam mà Đông "dám" làm cái việc mà đám anh hùng bàn phím không làm được. Vì vậy anh "xứng đáng" bị ném đá hội đồng.
Việc anh tuyên bố gỡ bỏ FlappyBird vì "không chịu đựng được" đã cho thấy sức mạnh vô đối của cộng đồng mạng. Sau Nguyễn Hà Đông là anh Nguyễn Tử Quảng, anh sinh viên Bách Khoa đi lên từ 2 bàn tay trắng, sau bao năm vật lộn trên thương trường để xây dựng lên một đế chế như Bkav. Bphone là mồ hôi nước mắt, là tâm huyết trong gần 5 năm để đổi lại 1 chiếc smartphone cao cấp thực sự, vì trải nghiệm người dùng, vì lòng tự tôn của dân tộc. Nhưng rồi họ nhận được thứ gì? Chip Snapdragon 801, Ram 3GB, màn hình FullHD, camera 13Mp có kính saphire, rồi vô vàn tiện ích khác. Bphone không thua kém bất kỳ smartphone của Apple hay Samsung hay LG. Người tiêu dùng có quyền sử dụng, cảm nhận và nhận xét. Ok. Nhưng liệu có bao nhiêu người trong đám anh hùng bàn phím kia đã được chạm tay vào chiếc Bphone? Bphone có sử dụng linh kiện nhập ngoại. Ok. iPhone của Apple sử dụng chip của Samsung, còn Samsung lại xây nhà máy ở Việt Nam....
Nguyễn Hà Đông cũng là nạn nhân của căn bệnh mãn tính của người Việt.
Nguyễn Hà Đông cũng là "nạn nhân" của căn bệnh mãn tính của người Việt.

Các fan ốc vít vẫn ngày ngày rên rỉ bài ca Việt Nam lạc hậu vì "không sản xuất nổi con ốc vít" nhưng cũng chính họ lại là những người chê bai mạnh nhất khi Bkav đưa ra Bphone. Nhìn nhận một sự việc bằng cái nhìn tiêu cực, thiếu thiện chí; quá khắt khe trong việc công nhận khả năng hay thành công của người khác; không bao giờ khen nổi ai một câu mà phải chê trước cho “không ngóc đầu lên nổi” là một thói quen rất điển hình của các “anh hùng bàn phím". Họ gần như không bao giờ nhìn thấy sự tích cực mà chỉ chăm chăm soi mói, chê bai và lên án (đa phần) một cách thiếu hiểu biết, mặc dù người đó, sự việc đó chẳng liên quan đến họ. Rồi sau đó vài ngày, có thể chính những người này sẽ lại: “Tao thấy nước Nhật thế này, tao thấy bọn Hàn làm được thế kia, còn cái Việt Nam này thì,...” Nhưng bạn ạ, bạn đã làm được như những gì người Hàn, người Nhật họ làm vì đất nước, vì sản phẩm của họ chưa. Không phải tự nhiên là Samsung lên được vị trí của ngày hôm nay đâu.
Dinh Dai (dinhdai0312@gmail.com)
http://dantri.com.vn/suc-manh-so/tu-bphone-nhin-vao-can-benh-man-tinh-cua-nguoi-viet-1078253.htm


---
Bổ sung 10 (19/6/2015):

Thứ sáu, 19/6/2015 | 09:51 GMT+7


Những bản Bphone đầu tiên đã đến tay người dùng


Loạt Bphone bản thương mại đầu tiên đã tới tay người dùng từ tối 18/6 với những ý kiến khen chê khác nhau về thiết kế và hệ điều hành.

Bkav cho biết thời gian giao máy cho những khách hàng đã đặt mua ngày 2/6 sẽ kéo dài trong hai tuần, từ ngày 18 cho đến hết tháng 6. Một số người nhận được Bphone sớm đã nhanh chóng chia sẻ những nhận xét đầu tiên của họ về chiếc điện thoại đang gây sốt trong giới công nghệ này.
Bphone-3374-1434682289.jpg
Bphone của anh Thái Thanh Sơn.
Về thiết kế, anh Thái Thanh Sơn (Cầu Giấy, Hà Nội) chấm điểm 7/10 so với iPhone 6. Hộp máy đẹp, chắc chắn và các phụ kiện đi kèm nhìn "xịn" trừ tai nghe. "Bphone khá long lanh, đẹp, nhưng chưa thật 'tuyệt đẹp'. Máy to và dày hơn iPhone 6 tầm 1 mm và thiết kế dạng khối khi cầm có vẻ hơi đau tay, tuy nhiên cảm giác cầm trên tay nuột và dễ chịu", anh chia sẻ trên Facebook.
Về phần mềm, máy khởi động hơi lâu, nhưng quá trình cài đặt lại diễn ra đơn giản và nhanh chóng. Màn hình hiển thị đẹp, nền trắng chứ không bị ám xanh như một số phản ánh của những người dùng thử trước đây. Font chữ sắc nét và có cảm giác ảnh avatar trên Facebook có phần chi tiết và mịn màng hơn.
Camera trong điều kiện ánh sáng tiêu chuẩn cho chất lượng ảnh tốt. Tuy vậy, anh Sơn cho biết Bphone lấy nét dở. "Autofocus tự động nhận dạng, lấy nét vào mặt và lấy sáng chuẩn cho vùng mặt, nên nếu bạn mặc áo trắng thì mặt đẹp nhưng toàn bộ vùng áo sẽ bị lốp. Các bạn gái xinh có thể thích kiểu chụp ảnh này nhưng với pro-selfie như tôi thì không", anh Sơn nhận xét.
Một khách hàng khác cũng đánh giá về kiểu dáng, trông máy đẹp, tinh tế nhưng hệ điều hành chưa hoàn thiện và không nổi trội. Bkav cho biết nền tảng BOS vẫn chưa phải bản chính thức do đang chờ nâng cấp một số ứng dụng theo thoả thuận giữa Google và Bkav. Trong vòng 1-2 tuần tới, bản hoàn chỉnh sẽ tự động được cập nhật xuống điện thoại của người dùng.
Bphone-8768-1434681687.jpg
Chiếc Bphone được khắc tên của TS. Lê Thống Nhất.
Trong khi đó, TS. Lê Nhất Thống tỏ ra hào hứng với Bphone qua bài thơ "Thủ thỉ đêm tân hôn". Ông cho rằng một khi đã "yêu" thì dù máy có "lọ lem" hay người đời có "lèm bèm" thì ông vẫn gắn bó với lựa chọn của mình, miễn là cảm thấy hài lòng:
Thủ thỉ đêm tân hôn
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Đêm nay em cũng về riêng một nhà 
Trăm năm trong cõi người ta 
Lỡ yêu đồ ngoại ắt là ghét em 
Thôi thì dù có lọ lem 
Thôi kệ thiên hạ lèm bèm ngoài kia 
Trong này mình vẫn sẻ chia 
Trong này mình vẫn chẳng lìa khỏi nhau 
Đừng buồn mà để lòng đau 
Đừng băn khoăn để nát nhàu ruột gan 
Em tuy không Mỹ, không Hàn 
Anh đành chấp nhận lời bàn: Nhà quê!
Trên đời làm thiếp, làm thê
Cũng đành chịu những lời chê của người 
Miễn là chia sẻ đầy vơi 
Cùng nhau Hạnh Phúc bởi Trời xe duyên...

Châu An
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/san-pham/dien-thoai/nhung-ban-bphone-dau-tien-da-den-tay-nguoi-dung-3236120.html






Bổ sung 9 (15/6/2015):

Thứ hai, 15/6/2015 | 15:19 GMT+7


Bphone bắt đầu đến tay người mua từ 18/6


Sau một tuần trễ hẹn, loạt smartphone đầu tiên của Bkav sẽ được chuyển đến những người đặt mua từ thứ năm tuần này.


Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc truyền thông của Bkav, cho biết quá trình giao hàng sẽ diễn ra trong hai tuần, từ 18/6 cho đến hết tháng 6.
Bphone-8458-1434353399.jpg
Bphone. Ảnh: Tuấn Anh.
Ngày 2/6, Bkav nhận được số lượng đơn đặt hàng cho gần 12.000 chiếc Bphone, vượt mức dự đoán ban đầu là 5.000 máy của tập đoàn này. Theo kế hoạch, người mua sẽ nhận máy từ tuần trước, nhưng Bkav sau đó đã quyết định dời sang tuần này nhằm có thêm thời gian cập nhật các nâng cấp mới cho Android 5.1 theo thỏa thuận MADA (Mobile Application Distribution Agreement) giữa Google với các nhà sản xuất.
Bkav cũng khẳng định, bản thương mại sắp tới đã chạy ổn định hơn và khắc phục được một số vấn đề người dùng phàn nàn trên bản thử nghiệm như tình trạng phần mềm bị "lag", hiện tượng máy nóng khi sử dụng liên tục trong lúc sạc pin...
Cuối tuần qua, trên Facebook xuất hiện hình ảnh một mẫu điện thoại có kiểu dáng được cho là rất giống Bphone, khiến không ít người hoài nghi Bkav đã "đặt hàng" thiết kế từ Trung Quốc.
phone-1-2562-1434353399.jpg
Mẫu điện thoại có mặt trước giống Bphone.
Bà Hằng cho biết, Bphone được đăng ký bản quyền thiết kế từ năm 2011 và hồ sơ đăng ký bản quyền được công khai trên website của Cục Sở hữu trí tuệ, ngoài ra máy sử dụng vỏ nhôm nguyên khối và chip Snapdragon 801 trong khi chiếc smartphone đến từ Trung Quốc kia mới xuất hiện cuối năm 2014, dùng vỏ nhựa, chip MediaTek.

Minh Minh
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/bphone-bat-dau-den-tay-nguoi-mua-tu-18-6-3234116.html





Bổ sung 8 (9/6/2015): Bác Cạo mới cạo một chút, thấy luôn ra xưởng lắp ráp xe thồ.

THỨ BA, NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2015

"Thật ko thể tin nổi" Bkav dùng xưởng làm Smart home thành nơi chế Bom phone

Thợ Cạo có nhận xét: Mình không tin nơi sản xuất Bphone như vậy nhưng xem clip dây chuyền sản xuất và hình ảnh báo đưa tin, dễ có khả năng Bkav đặt hàng nơi khác ráp chi tiết, còn Bkav ráp công đoạn cuối theo cụm. Báo chí tập trung soi, trước sau cũng bị lộ tẩy, nếu lừa dối khách hàng thì bom sẽ tịt ngòi và không chỉ thế...
Tại triển lãm công nghệ CES ở Mỹ, ông Nguyễn Tử Quảng từng nói rằng Bkav có nhà máy cơ khí "chính xác số một Việt Nam", và Bphone được sản xuất trên dây chuyền này.
Hôm qua báo đưa tin một nhà xưởng của Bkav được cho là nơi sản xuất Bphone đình đám, dân mạng xôn xao bàn tán, kẻ chế diểu, người hoài nghi, có fan Bkav đăng bài cho rằng nhà xưởng liên quan gì đến chất lượng. Phóng viêb hỏi, dại diện Bkav trả lời vòng vèo, không phủ định cũng không công nhận.

Lão quyết tìm ra bí mật mật này, nó đây - bạn xem từ phút 1:35 sẽ rõ:


Ảnh chụp lại từ video khác - Phó chủ tịch phần cứng Bkav giới thiệu nơi sản xuất:  




Cũng là nơi sản xuất nhà thông minh SmartHome

 
 Hình ảnh công nhân lắp ráp Bphone tại nhà máy của Bkav - Ảnh: Bkav 
http://cache.media.techz.vn/upload/2015/05/26/image-1432655143-bkav-1.JPG 
'Không như Apple, Bkav tự lắp ráp thành phẩm Bphone' - ảnh 3

Nghi ngờ Bphone không có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, khách hàng phải chờ Bkav đặt ở nước ngoài chuyển về


Hình ảnh bên trong nhà máy cơ khí của Bkav - Ảnh: Bkav 
'Không như Apple, Bkav tự lắp ráp thành phẩm Bphone' - ảnh 6
'Không như Apple, Bkav tự lắp ráp thành phẩm Bphone' - ảnh 7
Xem thêm hình ảnh bên trong xưởng sản xuất ở Đây và Đây




http://nguoidongbang.blogspot.jp/2015/06/that-ko-tin-noi-bkav-dung-xuong-lam.html?showComment=1433855533882#c480906163824535183





Bổ sung 7 (9/6/2015): Bphone chậm giao hàng.

Thứ ba, 9/6/2015 | 14:12 GMT+7

Bphone bị lùi giao hàng một tuần


Theo kế hoạch, loạt Bphone đầu tiên sẽ được chuyển tới người mua từ hôm nay, tuy nhiên Bkav cho biết lô hàng đã được hoãn sang tuần sau. 

Trên Facebook và các diễn đàn công nghệ, một số thành viên tỏ ra khá sốt ruột vì đã đặt mua thành công Bphone nhưng đến nay vẫn chưa được giao hàng. 
Bphone-03-5972-1433832463.jpg
Một số người dùng thắc mắc về việc chưa nhận được Bphone.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc truyền thông của Bkav, cho biết: "Tuần trước, thoả thuận MADA giữa Google với các nhà sản xuất có một chút thay đổi về việc nâng cấp một số ứng dụng trên hệ điều hành. Do đó chúng tôi cần thêm thời gian để cập nhật các nâng cấp này".
Hệ điều hành BOS của Bphone được phát triển trên nền Android 5.1 và Bkav đã ký thoả thuận MADA với Google (MADA - Mobile Application Distribution Agreement), tương tự như các nhà sản xuất khác như Sony, Samsung, HTC khi phát triển sản phẩm. 
Dù quyết định lùi ngày giao hàng có thể khiến người dùng không hài lòng, Bkav khẳng định vì là phiên bản đầu tiên nên họ muốn đưa tới một sản phẩm hoàn thiện. Bà Hằng nói, "trong hôm nay, Bkav sẽ thông báo tới khách hàng về sự chậm trễ này".
Bphone-02-3238-1433832463.jpg
Bphone ra mắt ngày 26/5, cho đặt hàng một tuần sau đó. Ảnh: Tuấn Anh.
Trước đó, một blogger đã phản ánh việc Bphone được cài đặt mặc định kho ứng dụng Google Play, tuy nhiên, smartphone này lại không nằm trong danh sách các thiết bị được Google Play hỗ trợ.
Giải thích về việc này, bà Hằng cho biết: "Blogger này không hiểu về quy trình thoả thuận giữa các nhà sản xuất OEM với Google trong việc phát triển hệ điều hành trên nền tảng Android. MADA là thoả thuận riêng với Google và theo thoả thuận này hai bên không được tiết lộ chi tiết. Bước niêm yết sản phẩm trên website chỉ là một phần trong thoả thuận và sẽ được tiến hành khi sản phẩm tới tay khách hàng". 
Bphone, smartphone do Bkav sản xuất, ra mắt ngày 26/5 tại Hà Nội và đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới công nghệ. Sản phẩm sử dụng màn hình Full HD 5 inch, chip Qualcomm lõi tứ, RAM 3 GB này có giá khởi điểm 9,9 triệu đồng (chưa tính VAT). Bkav bắt đầu cho người dùng đặt hàng ngày 2/6 và đã có gần 12.000 máy được đặt mua trong vòng 12 giờ.

Châu An
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/bphone-bi-lui-giao-hang-mot-tuan-3231234.html



Bổ sung 6 (8/6/2015):




Đột nhập nơi được cho là xưởng sản xuất Bphone








ANTT.VN – Nơi được cho là khu sản xuất Bphone hiện được cho đặt tại Cầu Giấy, lọt thỏm trong con ngõ nhỏ và được vây quanh bởi các điểm bán xe hơi...
TIN LIÊN QUAN

Trả lời báo Tuổi trẻ, đại diện nhà sản xuất điên thoại này cho hay, nhà máy của sản xuất Bphone hiện nay được đặt tại Cầu Giấy, với công suất nhà đáp ứng khoảng vài chục nghìn sản phẩm/tháng. Tuy nhiên, phía nhà sản xuất cũng khẳng định, trong trường hợp thị trườngphản hồi tốt thì sẽ nhanh chóng nâng công suất lên vài trăm nghìn sản phẩm mỗi tháng. Dự kiến phía BKAV cũng đang lên kế hoạch để mời giới truyền thông và những người quan tâm tới smartphone của Bkav tới thăm quan các nhà máy sau một vài tuần tới.
Tiết lộ với báo chí, đại diện của Bkav cũng chỉ nói ngắn gọn nhà máy sản xuất Bphone được đặt ở Phạm Hùng, Cầu Giấy (Hà Nội) nhưng không cho biết địa chỉ cụ thể.
Qua thông tin ít ỏi ban đầu đó, phóng viên ANTT.VN đã lần ra manh mối và mục sở thị tận mắt địa chỉ được cho là khu sản xuất điện thoại Bphone đang làm nức lòng người tiêu dùng suốt thời gian qua.
Qua tìm hiểu, khu sản xuất của BKAV là ngôi nhà hình dạng giống một nhà xưởng tại số 99 đường Phạm Hùng. Ngôi nhà này nằm lọt thỏm và bị "kẹp" giữa hai showroom ô tô Quốc Bình và Thái Học, Dấu hiệu nhận diện khu sản xuất điện thoại thông minh của ông Nguyễn Tử Quảng là dòng chữ khiêm tốn "SmartHome" nằm khiêm tốn giữa hai điếm bán xe hơi này.
Nhìn tấm biển ít ai biết đây là nơi dẫn đường vào công xưởng của BKAV
Ở giữa hai showroom này là một con ngõ rộng chừng 3m, nhìn sâu vào trong người ta có thể thấy tấm biển có chữ BKAV to đùng, đỏ chót. Một nơi khá yên tĩnh cho việc “nghiên cứu, lắp ráp sản xuất” Bphone. Ngày cuối tuần, con ngõ nhỏ này ít bóng người qua lại.
Xưởng sản xuất của BKAV "thu mình" giữa 2 showroom ô tô
Còn phía sau của xưởng được cho là sản xuất Bphone là một gara ô tô. Từ trên cao nhìn xuống, khu nhà xưởng của BKAV ước chừng rộng hơn 100m2, lọt thỏm giữa hàng loạt showroom và gara ô tô. Có thể đây cũng chính là nơi sản xuất chiếc điện thoại Bphone "thật không thể tin nổi", "tốt nhất thế giới"...
Xưởng sản xuất của BKAV nhìn từ trên cao.
Thiên Di – Thủy Tiên
http://antt.vn/dot-nhap-noi-duoc-cho-la-xuong-san-xuat-bphone-019594.html






Bổ sung 5 (4/6/2015):


Thứ năm, 4/6/2015 | 12:37 GMT+7

Mở hộp Bphone - smartphone cao cấp của Việt Nam


Cảm nhận thực tế cho thấy Bphone phiên bản màu đen trông đẹp và sang hơn phiên bản màu trắng.


Hộp đựng của Bphone phiên bản thương mại được làm khá gọn gàng với kích thước nhỉnh hơn một chút so với điện thoại. Vỏ hộp màu trắng với mặt trước là hình minh hoạ phiên bản màu đen, bên hông là tên sản phẩm. Các thông tin chi tiết về cấu hình sản phẩm nằm hết ở mặt sau. 



Sách hướng dẫn sử dụng được làm vừa bằng chiếc Bphone với thông tin chi tiết về cấu hình và phụ kiện. 
Mẫu Bphone được "mở hộp" là phiên bản 16GB với mức giá niêm yết 9,9 triệu đồng (chưa VAT). Phụ kiện sẽ có tai nghe dạng thường, cáp microUSB và củ sạc.
Riêng phiên bản 16GB sử dụng sạc pin thông thường, trong khi các phiên bản 64GB và phiên bản Limited Edition 128GB (mạ vàng 24K) được trang bị sạc nhanh Quick Charge 2.0.
Bphone có các dung lượng bộ nhớ trong 16GB, 64GB và 128GB, cả ba đều không tích hợp khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Phiên bản 16GB không có lựa chọn màu trắng trong khi bản đắt nhất mạ vàng 24K Limited Edition chỉ có dung lượng 128GB và màu đen.
Bphone bản 64GB có nhiều lựa chọn nhất về màu sắc với mặt kính đen hoặc trắng, viền màu bạc hoặc vàng Champagne (mặt kính trắng).
Nhìn thực tế, Bphone với mặt kính đen cho cảm giác sang, đẹp và hấp dẫn hơn phiên bản màu trắng khá nhiều. Ở bản màu trắng, phần loa thoại có màu bạc, không ăn nhập vào thiết kế như ở màu đen.
Có khung viền kim loại như thiết kế của iPhone 4 hay 4S, nhưng cảm giác cầm Bphone dễ chịu hơn nhờ phần viền bo nhẹ ở các mép khiến máy không cấn tay. 
Mặt lưng của Bphone đơn giản nhưng trông sang với logo B màu bạc nằm chìm dưới lớp kính cường lực. Điểm cộng ở smartphone của Bkav là camera sau được bảo vệ bằng mặt kính sapphire có khả năng chống trầy tốt. Dù vậy, đèn Flash chỉ có dạng đơn.
Bphone mang kiểu dáng nguyên khối và được thiết kế tối giản. Máy không có khe cắm thẻ nhớ trong khi khay SIM dạng nano, nó được làm bằng kim loại và khắc thông tin EMEI riêng từng sản phẩm.

Ngoài việc được thiết kế và sản xuất ngay tại Việt Nam, Bphone đang là chiếc smartphone thương hiệu Việt có cấu hình và tính năng tốt nhất trên thị trường. Máy chạy hệ điều hành Android 5.1 Lollipop với nền tảng BOS được Bkav tuỳ biến riêng. Màn hình FullHD 5 inch, chip Snapdragon 801 4 nhân của Qualcomm đi kèm RAM 3GB.


http://sohoa.vnexpress.net/photo/dien-thoai/mo-hop-bphone-smartphone-cao-cap-cua-viet-nam-3228903.html












Bổ sung 4 (2/6/2015 và 3/6/2015):

Thứ tư, 3/6/2015 | 16:41 GMT+7

Bkav lo ngại không sản xuất kịp Bphone cho đợt đầu


Thay vì nhận máy vào đầu tuần sau, nhiều khách hàng đặt mua Bphone ngày 2/6 sẽ phải đợi thêm 2-3 tuần nữa do lượng hàng không đủ.

Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav cho biết công suất nhà máy ở Cầu Giấy, Hà Nội, của tập đoàn này đáp ứng khoảng vài chục nghìn sản phẩm mỗi tháng. 
Bphone-6103-1433318754.jpg
Bên trong nhà máy sản xuất Bphone ở Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong khi đó, Bkav ước tính có thể bán được trên 5.000 máy trong đợt đầu tiên (diễn ra từ 10h đến 22h ngày 2/6). Tuy nhiên, thực tế đã có 11.822 sản phẩm được đặt mua trong ngày đầu tiên, gấp đôi dự kiến ban đầu. Thống kê này cũng đã loại trừ các đơn hàng "ảo" vì nếu tính, con số sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
"Chúng tôi mất 5 năm để có thể ra mắt Bphone. Việc chuẩn bị cho lễ công bố lại được tiến hành đồng thời với quá trình hoàn thiện sản phẩm và xây mới hai nhà máy điện tử và cơ khí nên việc sản xuất bị ảnh hưởng đôi chút. Nhưng chúng tôi vẫn sẽ có thể giao 5.000 sản phẩm tới khách hàng trong một tuần tới", đại diện Bkav giải thích. "Với các đơn hàng còn lại, chúng tôi cố gắng trong tháng 6 này sẽ cung cấp đủ số sản phẩm tới tay khách hàng". 
Anh Trần Mạnh Hùng, trưởng dự án tai nghe của nhóm Joinhandmade và là một trong những người đầu tiên đặt mua trực tuyến hai điện thoại của Bkav, cho hay anh mua Bphone vì tính chất ủng hộ hàng Việt nên việc nhận máy sớm hay muộn vài tuần không thành vấn đề. Anh Hùng cũng nhận định việc bán hàng qua mạng là một quyết định đúng đắn của Bkav vì điều này sẽ giúp họ giảm chi phí, nhờ đó giá bán sản phẩm khi đến tay người dùng sẽ giảm đi.
Anh Hoàng Luyện (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết anh không lo lắng về chuyện mua máy trực tuyến vì Bkav đã "linh hoạt cho người đặt hàng có thể trả tiền sau". "Smartphone là mặt hàng có giá trị cao nên đa số cần cân nhắc kỹ rồi mới quyết định mua. Thay vì bạn phải đến cửa hàng để xem xét, so sánh thì Bphone được mang đến tận nơi cho bạn xem ngay lúc đó rồi mới quyết định trả tiền hay không", anh Luyện nhận xét.
Hình thức đặt mua điện thoại trực tuyến của Bkav được thực hiện giống mô hình mà Xiaomi (Trung Quốc) đang triển khai. Thành công của Xiaomi được ví như chuyện cổ tích của làng điện thoại di động bởi họ mới "chân ướt chân ráo" bước vào thị trường smartphone từ năm 2012 nhưng đã nhanh chóng nằm trong số những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Xiaomi từng ghi nhận 15 triệu đơn đặt hàng cho chiếc phablet Redmi Note. Con số này không đồng nghĩa là tất cả người mua đã trả tiền trước cho sản phẩm mà họ tính cả những người mới chỉ đăng ký mua hàng nhưng chưa tiến hành giao dịch thanh toán. Tương tự, trong số gần 12.000 chiếc Bphone được đặt mua, rất nhiều khách hàng lựa chọn trả tiền sau khi nhận máy. Trong 14 ngày, khách hàng có thể đổi trả nếu không thích, tuy nhiên để tránh đơn hàng ảo, Bkav sẽ thu phí đổi trả là 500.000 đồng. Mức phí này tính từ khi người mua ký nhận vào đơn hàng.

Châu An
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/bkav-lo-ngai-khong-san-xuat-kip-bphone-cho-dot-dau-3228431.html



Cục thương mại điện tử - Bộ Công thương đang yêu cầu Công ty Bkav Security hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh thương mại điện tử với website bkav.com.vn.

Thông tin trên được ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Hoạt động thương mại điện tử, Cục thương mại điện tử, cho hay hôm 2/6.
“Tên miền bkav.com.vn của công ty Bkav Security trước đây hoạt động với danh nghĩa dùng để giới thiệu các sản phẩm mà công ty đã sản xuất, kinh doanh chứ chưa từng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với hình thức đặt mua hàng qua mạng” ông Tuấn nói.
   Bkav kinh doanh thương mại điện tử không phép - Ảnh 1

Bphone được chào bán trên websites bkav.com.vn dù không có giấy phép hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Công ty Bkav đã bắt đầu bán ra điện thoại Bphone từ ngày 2/6, tại 2 trang web www.vala.vn và www.bkav.com.vn/bphone. Khách hàng có thể đăng ký mua BPhone và thanh toán theo hình thức trực tuyến qua thẻ tín dụng quốc tế hoặc trả tiền mặt sau khi nhận hàng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Tuấn hiện chỉ có trang web mang tên miền vala.vn đã được Cục thương mại điện tử cấp phép hoạt động.
Trường hợp tên miền bkav.com.vn tại sao lại có thể hoạt động như vậy dù chưa được cấp phép hoạt động, ông Tuấn lý giải: “tên miền trên đã được Cục cấp giấy phép để giới thiệu sản phẩm vào ngày 3/9/2014. Nhưng hiện nay do trang web trên được sử dụng để khách đặt mua hàng hàng qua mạng, nên Cục cũng đang yêu cầu công ty bổ sung các thông tin đầy đủ trên website này, cũng như bổ sung các giấy tờ cần thiết trong vòng 10 ngày kể từ ngày cục ra thông báo ngày 29/5/2015.”

http://www.nguoiduatin.vn/bkav-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-khong-phep-a192069.html



03/06/2015 09:55

Bkav thu về gần 68 tỷ đồng nhờ Bphone chỉ trong 2 giờ mở bán


Dựa vào số liệu mà đại diện Bkav cung cấp, có khoảng 4.800 chiếc Bphone đã được bán ra chỉ trong 2 giờ mở bán.


Đúng như những khẳng định của Bkav, vào khoảng 10 giờ sáng ngày 2/6, người dùng trong nước đã có thể chính thức đặt hàng những chiếc Bphone đầu tiên trên 2 trang web bán lẻ là bkav.com.vn và Vala.vn.
Trước những đồn đoán về doanh số Bphone trong ngày đầu mở bán, mới đây, đại diện Bkav đã chia sẻ về những con số đáng nhớ này.
3 phiên bản Bphone được chào bán
3 phiên bản Bphone được chào bán
Sau 2 tiếng mở bán, tính đến 12 giờ trưa, đã có 4.800 máy Bphone được bán (con số này được thống kê sau khi đã loại trừ các đơn đặt hàng ảo).
Dự kiến, với tốc độ như hiện tại đến cuối ngày, Bkav được cho sẽ bán ra khoảng 12.000 máy, khá sát với con số 10.000 chiếc Bphone được chúng tôi dự đoán trước đây.
Trong đó, phiên bản Bphone bộ nhớ 16 GB có số lượng đặt hàng nhiều nhất, chiếm gần 50% tổng các đơn đặt hàng.
Điều đáng nói là trong ngày đầu tiên mở bán, chính đại diện của Bkav cũng tỏ ra bất ngờ khi phiên bản Bphone Limited Edition - bộ nhớ 128GB, mạ vàng 24K lại bán chạy như vậy.
Còn theo những số liệu về doanh số từng phiên bản Bphone được đại diện Bkav cung cấp, chúng tôi nhẩm tính, gần 68 tỷ đồng được Bkav thu về chỉ trong 2 giờ mở bán Bphone.
Thử đặt hàng với phiên bản Bphone mạ vàng 24K
Phiên bản Bphone mạ vàng bất ngờ đạt doanh số ngoài kỳ vọng
Theo đại diện này, ban đầu Bkav dự kiến chỉ khoảng vài % khách hàng sẽ đặt mua chiếc Bphone xa xỉ, tuy nhiên, trên thực tế, con số này đã lên đến gần 20% các đơn đặt hàng.
Được biết, TP. Hồ Chí Minh là nơi có số lượng đặt hàng lớn nhất trên cả nước sau ngày đầu mở bán Bphone, tiếp theo là Hà Nội và các tỉnh thành như Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Ninh...
Trả lời về sự cố quá tải do lượng truy cập lớn từ người dùng trên 2 trang bán trực tuyến của mình là bkav.com.vn và Vala.vn, đại diện Bkav lý giải, "Trong vài phút đầu tiên cũng có hiện tượng nghẽn mạng vì có cả những người mua và người vào xem sản phẩm truy cập cùng lúc, trong 10 phút đầu tiên ở cả site Bkav và Vala."
Cách truyền thông theo kiểu nổ đã khiến BPhone trở thành tâm điểm của toàn Việt Nam.
Chiếc Bphone phiên bản màu trắng
Còn khi được hỏi về thời điểm khách hàng sẽ được nhận sản phẩm, vị đại diện này khẳng định: "Những khách hàng nhận sản phẩm sớm nhất sẽ vào đầu tuần sau.
Những người đặt hàng muộn hơn sẽ có thể nhận hàng muộn hơn và khoảng 2 - 3 tuần sau đó."
Như vậy, có thể thấy, trước những sóng gió của dư luận, Bphone đã có một khởi đầu tương đối thuận lợi, người dùng Việt tỏ ủng hộ Bphone thay vì những lời oán trách.
Đặc biệt, phiên bản Bphone mạ vàng 22.209.000 VNĐ tường chừng chỉ dành cho các "đại gia", thì giờ đây cũng được người dùng trong nước đón nhận nồng nhiệt.
Tất nhiên, đây vẫn chưa phải là những con số cuối cùng về lượng đặt hàng của Bphone trong ngày hôm nay. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin về Bphone trong những bài viết tiếp theo.
http://soha.vn/kinh-doanh/bkav-thu-ve-gan-68-ty-dong-nho-bphone-chi-trong-2-gio-mo-ban-20150603094920302.htm



Thứ ba, 2/6/2015 | 17:12 GMT+7

Gần 5.000 chiếc Bphone được đặt mua trong hai giờ


Bkav cho biết, với tốc độ này, đến cuối ngày, họ sẽ bán được khoảng 12.000 chiếc Bphone.

Bphone bắt đầu được mở bán từ 10h đến 22h ngày 2/6. Trong 10 phút đầu tiên đã xảy ra hiện tượng nghẽn mạng trên hệ thống của tập đoàn này vì rất đông người mua và người xem sản phẩm truy cập cùng lúc. 
Bphone-008-4920-1433239923.jpg
Phiên bản 16 GB được đặt mua nhiều nhất.
Tính đến 12h, đã có 4.800 máy được đặt mua qua hệ thống online của Bkav. Công ty này khẳng định, con số này được thống kê sau khi đã loại trừ các đơn đặt hàng "ảo".
Trong số đó, phiên bản 16 GB có lượng đặt hàng nhiều nhất, chiếm gần 50%. "Có một điều ngoài dự kiến của chúng tôi là bản mạ vàng. Ban đầu chúng tôi cho rằng chỉ khoảng vài % khách hàng sẽ đặt hàng. Nhưng hiện số lượng đã lên đến gần 20%", đại diện tập đoàn này chia sẻ.
TP. HCM đang là khu vực có số lượng đơn hàng lớn nhất, tiếp đến là Hà Nội rồi tới các tỉnh thành như Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Ninh. Các khách hàng đặt mua sản phẩm sớm nhất sẽ nhận Bphone vào đầu tuần sau. Những người đặt muộn hơn có thể nhận máy khoảng 2-3 tuần sau đó.
FB-01-3886-1433239923.jpg
Lỗi hệ thống khiến phí vận chuyển bị tính sai. Bkav đã cập nhật lại thông tin, phí ship chỉ tính theo đơn hàng, không tính theo số lượng máy. Nguồn: FB Dao Toan.
Bkav miễn phí vận chuyển hàng tại Hà Nội và TP HCM trong khi phí giao hàng đến các tỉnh thành khác là 200.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều người đặt mua cho biết, dù đăng ký ở Hà Nội và TP HCM, họ vẫn bị thu phí và tính theo số lượng máy (ví dụ mua 5 chiếc Bphone bị thu 1 triệu đồng tiền vận chuyển). Bkav cho hay đây chỉ là sai sót của hệ thống đặt hàng trực tuyến và họ đã sớm cập nhật lại thông tin, tức chỉ tính phí theo số đơn hàng chứ không theo số lượng sản phẩm.

Châu An
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/gan-5-000-chiec-bphone-duoc-dat-mua-trong-hai-gio-3227958.html





Bổ sung 3 (2/6/2015):


Thứ Ba, 02/06/2015 - 09:55

CEO Bkav: Tim Cook sang Việt Nam chưa chắc sản xuất được smartphone

Xuất hiện trong sự kiện ra mắt điện thoại Bphone với những mĩ từ dành cho chiếc smartphone đầu tay của mình, CEO Nguyễn Tử Quảng đã tạo ra nhiều luồng quan điểm trái chiều, đặc biệt là đúng hay không đúng đây là sản phẩm “made in Việt Nam”.


CEO Nguyễn Tử Quảng đã trao đổi với PV về những tham vọng, những chiến lược của Bphone trong bài phỏng vấn dưới đây:
Phóng viên: Chào anh, anh nghĩ thế nào khi Bphone được bàn luận ở khắp nơi và câu “không thể tin được” của anh trở thành từ khóa hot nhất trên mạng hiện nay?
CEO Nguyễn Tử Quảng: Không thể tin nổi, thật tuyệt vời! (cười)
Nhiều hãng smartphone lớn như Nokia, Blackberry... gặp khó khăn hoặc phải rút khỏi thị trường vì cạnh tranh quá khốc liệt. Tại sao anh lại vẫn kiên trì đầu tư cho nghiên cứu phát triển smartphone khi mà thành công là rất mong manh?
Đơn giản bởi vì đối với chúng tôi, tiền không phải là mục tiêu hàng đầu. Phải làm điều gì đó tốt đẹp cho xã hội và phù hợp với đam mê của mình. Đó mới là tôn chỉ của chúng tôi. Tiền sẽ chỉ là hệ quả, là phương tiện giúp chúng tôi có thể làm tốt hơn thế nữa. Chúng tôi có 1 khẩu hiệu làm kim chỉ nam cho toàn tập đoàn ngay từ những ngày mới thành lập “Hãy làm việc hết mình, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn”.
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng tại sự kiện ra mắt Bphone ngày 26/5.
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng tại sự kiện ra mắt Bphone ngày 26/5.

Như anh thấy đấy, sau khi Bphone ra mắt có nhiều ý kiến nghi ngại về chất lượng sản phẩm công nghệ cao Made in Vietnam. Anh sẽ nói gì để thuyết phục họ lựa chọn Bphone mà không còn phải lăn tăn về bất kỳ vấn đề gì?
Chính vì nhiều người Việt còn hoài nghi với sản phẩm của Việt Nam, nên chúng tôi càng quyết tâm để thay đổi điều đó. Nếu không làm được thì Việt Nam sẽ rất khó mà phát triển trong tương lai. Mọi người có thể thấy dự án smartphone của chúng tôi là lớn, là quan trọng nhưng mục tiêu lớn hơn của chúng tôi là thay đổi suy nghĩ tự ti của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam. Con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam không hề tầm thường, đó là điều tôi muốn khẳng định. Các dự án này của chúng tôi là một trong những hành động giúp chúng ta khẳng định điều đó.
Chắc là bạn cũng đã nhìn thấy cái cách mà chúng tôi đang làm. Chúng tôi đã sản xuất ra một sản phẩm cao cấp với giá thành hợp lý, chúng tôi có một chiến lược về truyền thông hiện đại không thua kém bất kỳ tập đoàn lớn nào trên thế giới. Như vậy, để các bạn thấy những gì mà tất cả những tập đoàn lớn nhất trên thế giới làm được thì người Việt Nam cũng có thể làm được. Chúng ta chỉ thiếu sự tự tin, thiếu sự tin tưởng vào chính mình, tin vào chính dân tộc mình. Tôi không sinh ra vào lúc chiến tranh, tôi sinh ra ngay sau chiến tranh, nhưng qua lịch sử tôi thực sự thấy rằng dân tộc Việt Nam không hề tầm thường và chúng tôi muốn chứng minh điều đó trong thời bình, trong lĩnh vực công nghệ. Chúng tôi muốn rằng mọi thanh niên Việt Nam hãy tự tin và chúng ta sẽ làm được những điều như cha ông đã làm nhưng là trong thời bình, trong xây dựng phát triển. Và dĩ nhiên, với câu chuyện mà tôi đang nói đến thì việc cạnh tranh chiến thắng các thương hiệu ngoại trở nên nhỏ nhoi và nó chỉ là hệ quả của công việc của chúng tôi chứ không phải mục tiêu hàng đầu.
Nhiều người đặt vấn đề Bphone có phải là sản phẩm mang trí tuệ Việt hay không, ông có thể chia sẻ tỷ lệ nội địa hoá của Bphone?
Ở sản phẩm Bphone, tỉ lệ nội địa hoá là trên 70% tập trung chủ yếu ở khâu thiết kế kiểu dáng, thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, thiết kế phần mềm, lắp ráp sản phẩm… Phần nhập ngoại là các linh kiện điện tử như chip, ram, camera, điện trở, tụ điện… Như vậy phần giá trị gia tăng lớn nhất của 1 chiếc smartphone là do chúng tôi làm chủ, còn lại là của các nhà cung cấp linh kiện phụ trợ. Phương thức này giống như cách mà Apple hay Samsung đang làm.
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng tại sự kiện ra mắt Bphone ngày 26/5.

Nhiều ý kiến nói Bphone chẳng có gì đáng chê, chỉ chê anh “nổ” về Bphone nhiều quá, thậm chí “dám” tuyên bố hơn cả các smartphone đình đám nhất hiện nay. Như thế chẳng khác nào “con hát mẹ khen hay”. Anh thấy thế nào?
Cha mẹ luôn thấy con mình tuyệt vời nhất là điều hiển nhiên, nhưng sự khác biệt ở đây là sau khi có sản phẩm chúng tôi phải bố trí để mọi người trải nghiệm và sau đó là đưa ra thị trường. Khi đó, mọi sự nhận xét còn khắt khe hơn nữa. Mọi lời tôi nói sẽ ngay lập tức được kiểm chứng nên chúng tôi không thể đùa về điều đó. Bạn cũng biết dự án này chúng tôi cũng đã miệt mài hơn 4 năm đến hôm nay mới có thể ra mắt nên tôi khẳng định là chúng tôi không thể đùa với việc đó được.
Trước Bphone cũng có nhiều doanh nghiệp Việt giới thiệu smartphone thương hiệu Việt. Vậy tại sao với Bphone anh lại nói là Việt Nam đã thoát khỏi vùng trũng công nghệ?
Nếu xét về chi tiết thì có nhiều điều để nói và phần nào qua buổi lễ ra mắt mọi người cũng đã thấy, nhưng tổng quan bạn có thể thấy thế này. Các dự án về điện thoại thương hiệu Việt tại Việt Nam theo cách thông thường thì về bản chất đó là các dự án về thương mại. Đối với câu chuyện của Bphone thì đó là một dự án về nghiên cứu, sản xuất và dĩ nhiên nó không thể thiếu thương mại. Cho nên về bản chất là khác nhau hoàn toàn.
Thực tế thì có doanh nghiệp Việt đã bỏ cuộc chơi smartphone rồi, hoặc cũng không phải là ưu tiên đầu tư. Còn Bkav thì sao? Giả sử Bphone thất bại anh có tiếp tục đầu tư cho smartphone nữa không, có đầu tư cho các thiết bị thông minh khác không?Vì như tin rò rỉ trên các diễn đàn tôi thấy Bkav có cả đăng ký kiểu dáng máy tính bảng?
Tham gia vào lĩnh vực này là chúng tôi đã phải có những kế hoạch dài hạn và chuyên nghiệp, ngay tại thời điểm này thì nhiều bản thiết kế, các chương trình sản xuất thử nghiệm cho những sản phẩm tiếp theo đã được thực hiện, để tránh bị “rò rỉ” thông tin tôi xin phép chưa tiết lộ cụ thể.
Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi lớn hơn nhiều việc sản xuất một sản phẩm cụ thể. Để một tập đoàn phát triển bền vững, trường tồn thì bạn cần mục tiêu lớn hơn, triết lý lớn hơn. Mục tiêu của chúng tôi ở đây là xây dựng tập đoàn công nghệ thành công trên toàn cầu. Thông qua đó, để người Việt Nam tự tin hơn, Việt Nam có nhiều tập đoàn như vậy và trở thành một nước phát triển trong tương lai. Chỉ những mục tiêu lớn như vậy mới giúp chúng ta vượt qua mọi thách thức. Và đó là lý do tại sao dù hoàn cảnh ở Việt Nam là rất khó khăn trong mọi mặt, nhưng chúng tôi vẫn đưa ra được sản phẩm đẳng cấp hàng đầu thế giới. Như vậy nhìn thẳng vào sự thật thì chúng tôi đã phải nỗ lực hơn nhiều lần so với các nhà sản xuất khác như Apple hay Samsung. Nói vui chứ Tim Cook có sang Việt Nam, với điều kiện của Việt Nam hiện nay thì chưa chắc đã sản xuất được smartphone.
Vâng, còn một câu hỏi hơi cá nhân một chút là những năm gần đây anh vắng bóng ở mọi sự kiện công nghệ, trả lời báo chí, khác hẳn so với trước đó. Anh hẳn có lý do nào đặc biệt?
Bkav là tập đoàn công nghệ và mỗi một lĩnh vực của Tập đoàn có một phó chủ tịch phụ trách như mảng phần cứng, mảng phần mềm, mảng an ninh mạng, mảng chống mã độc, thương mại điện tử… chưa kể các mảng, lĩnh vực khác về kinh doanh như Maketing, truyền thông… họ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực và có thể thay mặt tập đoàn trả lời, tham gia các sự kiện. Thực tế, Bkav vẫn giữ truyền thống nhiệt tình, chân thành trong việc cung cấp thông tin với báo giới, đặc biệt là những thông tin có ích cho xã hội.
Như trong buổi ra mắt sản phẩm tôi đã nói: Trong một hoàn cảnh khó khăn, không thuận lợi, Bkav đã phải nỗ lực hơn các tập đoàn của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản gấp nhiều lần, thật không đơn giản để làm được và nó cần sự tập trung cao của người lãnh đạo tập đoàn. Trong thâm tâm, tôi luôn khát khao, muốn người Việt Nam biết rằng người Việt Nam không tầm thường và đó là động lực lớn để tôi luôn tập trung vào công việc. Và tôi biết rằng ở VN hiện nay, chỉ có thể bằng thực tế, bằng sản phẩm hữu hình mới có thể chứng minh được điều đó.
Bạn thấy đấy, tôi ít xuất hiện những vẫn thường xuyên được gọi là nổ, nếu mà tôi xuất hiện thường xuyên thì không hiểu sẽ còn thế nào nữa (cười).
Vì sao anh chọn lễ ra mắt Bphone để xuất hiện trở lại?
Thực ra tôi không chọn để xuất hiện trở lại mà đó là công việc của tôi.
Chúc Bkav thành công với Bphone
Thanh Tân
http://dantri.com.vn/suc-manh-so/ceo-bkav-tim-cook-sang-viet-nam-chua-chac-san-xuat-duoc-smartphone-1079938.htm






Bổ sung 2 (30/5/2015):

Bphone tích hợp cả hệ thống định vị của Trung Quốc


30/05/2015 12:55

(TNO) Bên cạnh hệ thống định vị GPS (Mỹ) và GLONASS (Nga) khá phổ biến, “thật không thể tin nổi” rằng Bphone cũng tích hợp hệ thống định vị Beidou (Bắc Đẩu) mới mẻ của Trung Quốc. Vậy hệ thống định vị Bắc Đẩu là gì?

Bphone tích hợp cả hệ thống định vị của Trung Quốc - ảnh 1Sơ đồ vệ tinh Trung Quốc và Mỹ xung quanh Trái đất tính đến ngày 28.12.2011 mô tả bởi Analytical Graphics STK Software

Bắc Đẩu là dự án hệ thống định vị độc lập do Chính phủ Trung Quốc phê duyệt vào năm 2006. Hệ thống này được phát triển với mục đích giải quyết cả vấn đề dân sự lẫn quân sự, hứa hẹn giúp thay thế việc sử dụng GPS trong các hoạt động theo dõi xe buýt tại các hệ thống giao thông.



Hệ thống Bắc Đẩu đầu tiên có tên Hệ thống thử nghiệm định vị vệ tinh Bắc Đẩu (BeiDou Satellite Navigation Experimental System), còn được gọi là Bắc Đẩu 1, bao gồm 3 vệ tinh, cung cấp dịch vụ chuyển hướng chủ yếu cho các khách hàng ở Trung Quốc và các vùng lân cận, trong đó vệ tinh đầu tiên được phóng lên vào năm 2000.



Hệ thống Bắc Đẩu thứ hai có tên COMPASS, còn được gọi là Bắc Đẩu 2, là một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu bao gồm 35 vệ tinh, nhưng vẫn còn đang được tạo dựng. Bắc Đẩu 2 bắt đầu hoạt động với phạm vi toàn Trung Quốc trong tháng 12.2011, khi đó sử dụng khoảng 10 vệ tinh. Theo kế hoạch hệ thống sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng các khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2012 và toàn cầu vào năm 2020 sau khi phóng đủ 35 vệ tinh (với 5 vệ tinh nằm trên quỹ đạo địa tĩnh 36.000 km trên đường xích đạo, 3 vệ tinh trong quỹ đạo nghiêng - địa tĩnh và 27 trong quỹ đạo trung bình).


Tính đến tháng 3.2015, Bắc Đẩu hoạt động với 14 vệ tinh trong quỹ đạo, bao gồm Trung Quốc và các quốc gia xung quanh.


Bắc Đẩu tương thích với hệ thống định vị GPS của Mỹ, hệ thống Galileo của châu Âu và hệ thống GLONASS của Nga, cho phép người sử dụng định vị chính xác trong phạm vi 10 m (GLONASS chỉ đạt phạm vi chính xác 20 m), tốc độ đo từ 200 cm/giây trở lên và cung cấp thông tin về thời gian với sai số chỉ là 2 phần trăm triệu giây.



Sự ra đời của Bắc Đẩu đã giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào hệ thống GPS của Mỹ, đặc biệt khi nói đến các hoạt động liên quan đến quốc phòng. Hiện tại nó được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc trong các lĩnh vực giao thông, đánh bắt hải sản trên biển, dự báo thời tiết, giám sát các công trình thủy điện và giảm nhẹ thiên tai.



Rõ ràng, sự xuất hiện của Bắc Đẩu sẽ tạo ra ảnh hưởng rất lớn trong thị trường công nghệ. Khi mở rộng thị trường, Bắc Đẩu có thể mang lại doanh thu khoảng 63 tỉ USD/năm.
Bphone tích hợp cả hệ thống định vị của Trung Quốc - ảnh 2Bên cạnh GPS và GLONASS, Bphone của Bkav còn trang bị hệ thống định vị Bắc Đẩu - Ảnh: T. Luân
Vấn đề đặt ra là, khi Bắc Đẩu “phủ sóng” toàn cầu sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất chipset và thiết bị đầu cuối chuyển sang việc xây dựng các chip đa năng, có khả năng tiếp nhận nhiều hệ thống định vị khác nhau, với Bphone là một ví dụ. Điều này có thể dẫn đến việc làm suy yếu các biện pháp bảo vệ tại các khu vực trên thế giới.
Đây là những lo ngại mà Chính phủ Mỹ và 28 quốc gia Liên minh châu Âu đặt ra trước sự xuất hiện của ngày càng nhiều hệ thống định vị trên thế giới, trong đó Mỹ có GPS, còn châu Âu có Gelileo. Các quốc gia này đã cùng ký kết hiệp định không sử dụng hệ thống định vị để cản trở hoạt động thương mại hàng hóa của nhau, dựa trên quy tắc chi phối hoạt động mua sắm của chính phủ. Tuy nhiên, cả Trung Quốc (Bắc Đẩu) và Nga (GLONASS) không tham gia vào hiệp định này.
Vào tháng 10.2014, Tổng cục Đo đạc, Lập bản đồ và Thông tin địa lý Trung Quốc cho biết sẽ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước Đông Nam Á, để quảng bá Bắc Đẩu.
Trao đổi với Thanh Niên Online, bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc truyền thông của Bkav cho biết, đúng là Bphone có trang bị hệ thống định vị Beidou (Bắc Đẩu) nhưng theo kế hoạch ban đầu của chúng tôi thì đây chỉ là bản bán cho thị trường quốc tế (tức dùng cả ba hệ thống định vị - PV). Trong khi đó, bản Bphone bán trong nước sẽ chỉ sử dụng hai hệ thống định vị là GPS (Mỹ), GLONASS (Nga).
Thành Luân - Kiến Văn

http://www.thanhnien.com.vn/cong-nghe-thong-tin/bphone-tich-hop-ca-he-thong-dinh-vi-cua-trung-quoc-568339.html




Bổ sung 1 (30/5/2015):

tac-gia-0-5331-1432886120.jpg
Tác giả Nguyễn Đức Sơn đang là Giám đốc Chiến lược thương hiệu Richard Moore Associates.

Thứ bảy, 30/5/2015 | 00:19 GMT+7

Bphone - chọn làm số hai hay oai như số một?


Sẽ là khôn ngoan nếu Bkav lựa chọn chiến lược người số 2 (Runner-up) khi gia nhập thị trường smartphone, thay vì cố khẳng định mình là số một.

Bản sắc thương hiệu thường bị ảnh hưởng bởi tính cách của người đứng đầu. Virgin phá cách như Richard Brandson. Starbucks nhân văn như Howard Schultz. trong khi Apple sáng tạo như Steve Jobs. Không ngạc nhiên khi Bphone vừa được Bkav trình làng theo phong cách "nổ" của CEO Nguyễn Tử Quảng.
Lặp lại những từ ngữ như "không thể tin nổi", "thật là tuyệt vời", "nhất thế giới"... trong buổi ra mắt Tử Quảng và các đồng sự không giấu giếm tham vọng đưa sản phẩm này trở thành smartphone số một tại thị trường Việt Nam.
Nhưng để làm được điều đó, sản phẩm của họ cần đỉnh nhất về công nghệ và được khao khát nhất về mặt thương hiệu.
Để có được yếu tố đầu tiên, Bkav đã cố gắng đưa vào Bphone những công nghệ mới nhất, song kết quả thực tế ra sao, vẫn cần chờ khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, chứ không chỉ căn cứ trên những lời hoa mỹ.
Ở vế còn lại, như thế nào là một thương hiệu được khao khát là điều những người làm Bphone cần giải đáp. Liệu người dùng sẵn sàng dành cả tháng lương nhịn ăn nhịn mặc để sở hữu Bphone? Liệu họ sẽ mua Bphone mà không chút đắn đo về giá, miễn là có tiền? Liệu họ sẽ mua nó như một phương tiện để thể hiện cái tôi cá nhân (self-expression) thay vì chỉ để nghe gọi và lướt web?...
Nokia từng vật vã trả lời câu hỏi đó. Blackberry cũng vậy. Ngay cả một thương hiệu nhảy vọt như Samsung những năm gần đây cũng đang phải tìm tòi một cách vất vả. Nổi tiếng với tuyên ngôn "Stay hungy. Stay foolish", huyền thoại Steve Jobs với trí tuệ của mình và 5.000 sáng chế của người khác mới đủ sức biến sự "đói khát" và "rồ dại" của tuyên ngôn thành sản phẩm "số một" hiện nay là iPhone.
Nếu nhìn vào thực tế, Bphone rất khó có được vị trí này.
Bphone-6490-1432798791.jpg
Nguyễn Tử Quảng trong lễ ra mắt Bphone. Ảnh: Tuấn Hưng
Trong trường hợp như vậy, người ta có thể nghĩ tới một chiến lược theo phong cách của thương hiệu Runner-up (thương hiệu số 2), dù lựa chọn này cũng rất gian nan khi đối thủ ở phân khúc smartphone tầm trung có không ít tên tuổi châu Á như Oppo hay HTC, đồng thời cũng không "ton sur ton" với cá tính của CEO Bkav.
Khi thương hiệu cho thuê xe của Mỹ - Avis áp dụng chiến lược định vị trở thành thương hiệu số hai (với slogan rất nổi tiếng We try harder) họ đã rất thành công. Tinh thần của họ là sự khiêm nhường. Họ nói với người Mỹ rằng họ chỉ là số 2 (trên thực tế họ chưa phải) nên họ sẽ nỗ lực hơn, sẽ cố gắng hơn, phấn đấu hơn. Người Mỹ, vốn luôn cổ vũ cho sự khác biệt và cạnh tranh, thích điều này. Sau chiến dịch, Avis đã trở thành số 2 như họ muốn.
Với Bphone, người sáng lập đã "nổ" rất to, rất kêu với các tính từ, động từ mạnh dành cho sản phẩm của mình. Bên cạnh hiệu ứng gây tranh cãi tốt, nhiều người sẽ ủng hộ Bphone với mong muốn cổ vũ cho thương hiệu Việt thực sự xứng đáng. Xứng đáng về nội lực, ý chí vươn lên, song vẫn cần một cách làm thông minh đúng mực.
Nếu Bkav áp dụng chiến lược số hai với tinh thần cầu thị "we try harder", số lượng ủng hộ Bphone sẽ tăng lên rất nhiều. Chỉ có điều, cách họ nói về Bphone có thể gây tác dụng ngược."Tuyệt phẩm đỉnh cao thế giới!" - Bphone đang nói về mình như vậy. Nếu quả vậy, họ nên đưa ra giá gấp đôi iPhone.
Kể cả những người phấn khích cổ vũ cho Bkav, họ cũng đủ thông minh biết đâu là sự thật. Smartphone là nhóm sản phẩm công nghệ. Khách hàng trước khi bỏ tiền thường soi xét các thông số rất kỹ. Không nhiều người đủ giàu để bỏ ra 10 triệu đồng không chút cân nhắc tính toán.
Chỉ qua một buổi ra mắt, Nguyễn Tử Quảng đã tạo ra câu cửa miệng "không thể tin nổi" cho công chúng chế nhạo. Những câu nói "Số một", "trên đỉnh thể giới" trớ trêu thay lại là điều "không thể tin nổi".
Thành công trong việc thổi Bphone trở thành tâm điểm chú ý của dư luận song dù mục tiêu cuối cùng là gì, Bkav vẫn cần bán điện thoại. Để làm vậy, doanh nghiệp có một lựa chọn không tồi - định vị "số hai", kèm theo một mức giá để số đông có thể mua được. Tuy nhiên, Bkav đang làm ngược lại với giọng điệu của một bá vương và mức giá có thể khiến không ít người chùn tay.

Nguyễn Đức Sơn
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/bphone-chon-lam-so-hai-hay-oai-nhu-so-mot-3225093.html
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét