HOA MỸ VIỆT

  
 

Báo Trung quốc cảnh báo một cuộc chiến trên biển Đông

RFA-25-05-2015
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    Trung quốc biểu dương lực lượng trên biển đông với hàng không mẫu hạm và các tàu hộ tống (2014)
    Trung quốc biểu dương lực lượng trên biển đông với hàng không mẫu hạm và các tàu hộ tống (2014)
    People’s Liberation Army Navy Image
    Liên quan đến chuyến bay thám thính của Hoa Kỳ trên không phận biển Đông, hôm nay phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã gửi công hàm ngoại giao để phản đối, gọi việc làm của Hoa Kỳ và vô trách nhiệm và gây nguy hiểm.
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn nói rằng tự do hàng không và hàng hải không có nghĩa là được quyền tự ý đưa máy bay hoặc tầu vào hải phận hoặc không phận của nước khác, nhắc lại vùng trời mà chiếc phi cơ thám thính của Mỹ đã bay qua là không phận của Hoa Lục.
    Mặt khác, bài bình luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo số ra ngày hôm nay ở Bắc Kinh viết rằng chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là điều khó có thể tránh khỏi, nếu Washington tiếp tục đòi hỏi Hoa Lục phải ngưng ngay các công trình xây dựng trên những vùng đảo mà tờ báo nói rằng chủ quyền thuộc về Trung Quốc.
    Bài bình luận viết thêm rằng không ai muốn thấy chiến tranh với Mỹ xảy ra, nhưng Trung Quốc luôn ở thế sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống. 
    http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/chi-lodg-compl-wt-us-ov-sp-pla-05252015092308.html

    On Friday, May 22, 2015 8:03 AM,

    "Mỹ đang bên bờ Thế chiến III với Trung Quốc"
    Tỷ phú đầu tư George Soros nói, tình trạng kinh tế Trung Quốc khiến ông nghĩ tới khả năng thế chiến mới có thể bùng phát.
    *** Xin suy-nghĩ xem đề nghị dưới đây của tỷ phú George Soros CÓ HỢP LÝ??**

    Mỹ, Trung Quốc, xung đột, thế chiến
    Chi tiêu quân sự ở Trung Quốc tăng vọt khi nước này cố gắng chuyển từ kinh tế xuất khẩu sang nền kinh tế theo hướng phục vụ nhu cầu trong nước, ông Soros phát biểu tại hội nghị của Ngân hàng Thế giới.
    Nếu bước đi đó thất bại, các lãnh đạo Trung Quốc có khả năng sẽ xúc tiến một cuộc xung đột với nước ngoài, có thể là với một đồng minh của Mỹ, để giữ sự đoàn kết quốc gia và giữ vững quyền lực, báo Sputnik của Nga dẫn lời ông Soros.
    "Nếu có một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và một đồng minh quân sự của Mỹ, ví dụ như Nhật Bản, thì sẽ không phải là phóng đại khi nói chúng ta đang ở ngưỡng một thế chiến thứ 3", tờ Market Watch trích lời ông Soros cho hay.
    Tỷ phú này kêu gọi Mỹ đưa ra một sự nhượng bộ lớn và cho phép Nhân dân tệ gia nhập nhóm các đồng tiền của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Và theo đó, Nhân dân tệ trở thành đối thủ tiềm năng với đôla Mỹ, với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu.
    Đổi lại, Trung Quốc cũng phải nhượng bộ trong cải tổ kinh tế, ví dụ, chấp nhận các quy luật, ông Soros nói.
    Việc cho phép đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trở thành đồng tiền thị trường sẽ tạo nên mối quan hệ ràng buộc giữa hai hệ thống, tỷ phú này lập luận. Một thỏa thuận như vậy rất khó song giải pháp thay thế có thể là thảm họa với thế giới.
    "Nếu không có điều này, có mối nguy thực sự xảy ra. Đó là Trung Quốc sẽ liên kết với Nga về chính trị, quân sự và từ đó mối nguy Thế chiến 3 trở nên thực tế hơn và điều này rất đáng lo".
    Hoài Linh

    Báo Mỹ: Nếu phải giao tranh, tiền đồn TC ‘không chịu nổi một ngày’

    Nguồn: Vượt Tường Lửa
     Trong bài viết đăng trên tạp chí War Is Boring hôm 21/5, tác giả Kyle Mizokami tự tin Mỹ có đủ hỏa lực để loại bỏ hệ thống tiền đồn của Tàu Cộng trên Biển Đông chỉ trong vài giờ.



    Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan lớp Ohio, Hải quân Mỹ tại cảng Busan, Hàn Quốc (ảnh tư liệu)


    Theo ông Mizokami, năm vừa qua Tàu cộng đã có những thái độ "rất bất thường" trên Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh đã và đang xây dựng trái phép đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm với mục đích đặt căn cứ quân sự, trong đó có sân bay.


    Nhà phân tích này ví hệ thống tiền đồn trên các đảo nhân tạo do Tàu cộng xây dựng như một "sợi xích" kết nối với Bắc Kinh, với đầy đủ trang thiết bị từ radar dò tìm hay máy bay chiến đấu đến vệ tinh theo dõi và tàu ngầm bảo vệ.


    Trong trường hợp chiến sự nổ ra, "sợi xích" này sẽ đóng vai trò xác định vị trí các tàu nước ngoài, đặc biệt là những chiến hạm lớn như hàng không mẫu hạm, và nếu cần thiết có thể đánh chìm. Tuy nhiên, theo ông Mizokami, hệ thống tiền đồn này của Bắc Kinh "mỏng manh dễ vỡ" hơn nhiều so với một hàng không mẫu hạm di động.




    Kyle Mizokami Chuyên gia an ninh quốc phòng châu á.
    Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của Trung Quốc sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.


    Ông Mizokami lấy ví dụ về căn cứ do Tàu cộng chiếm đóng và xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền Việt Nam). Do vị trí chiến lược giữa Biển Đông, đây cũng chính là căn cứ quân sự tối tân nhất của Bắc Kinh.


    Năm 2011, Tàu cộng xác định Đá Chữ Thập là "trung tâm chỉ huy chính". Kể từ đó, tiền đồn này được đầu tư phát triển thành một căn cứ quân sự đích thực. Đến nay, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập đã có thể lắp đặt đường băng dài 3km, đủ để "chứa chấp" gần như bất kỳ loại máy bay nào của quân đội Trung Quốc.


    Theo ông Mizokami, Tàu cộng có hai lý do để mở rộng căn cứ quân sự như vậy.


    Thứ nhất, Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông, nhưng Quân đội Giải phóng Nhân dân Tàu Cộng (PLA) rõ ràng không thể có đủ nguồn lực cũng như vị trí địa lý thuận lợi để tuần tra trên toàn bộ không gian đó.


    Thứ hai, Tàu cộng lại muốn tăng diện tích đảo nhân tạo để chứa được máy bay không người lái, phương tiện có thể giúp Bắc Kinh tuần tra mà không phải huy động nhiều sức người.


    "Không ăn thua"


    Theo ông Mizokami, tuy hệ thống tiền đồn này rất hữu dụng với Tàu cộng trong việc tuần tra thời bình, nhưng trong trường hợp xảy ra giao tranh với quân đội Mỹ, "sợi xích" của Bắc Kinh sẽ không phát huy mấy tác dụng.






    Cựu Giám đốc CIA Mỹ Michael Morell


    Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ-Tàu là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn Tàu cộng không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình.


    Vấn đề lớn nhất của các đảo đá nhân tạo đó là chúng không thể di chuyển như các hàng không mẫu hạm. Tọa độ cố định của các "mắt xích" này khiến việc công kích trở nên rất dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại vũ khí cự ly dài phát triển.


    Một ví dụ, theo ông Mizokami, là việc tàu USS Michigan thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hoàn toàn có khả năng phá hủy căn cứ quân sự của Tàu công trên Đá Chữ Thập chỉ trong vài phút.


    "Một đợt tấn công với 10 hỏa tiển hành trình Tomahawk-D là đủ để tiêu diệt hết máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho xăng dầu, và kho vũ khí trên Đá Chữ Thập. Trong khi đó tàu USS Michigan đang mang theo tới 154 hỏa tiễn hành trình Tomahawk" – ông Mizokami cho biết thêm.
     

    Hỏa tiễn hành trình Tomahawk


    Chuyên gia này cũng nói thêm, Tàu cộng có thể sử dụng hệ thống đối không HongQing-9 trên các đảo nhân tạo. Nhưng ông cho rằng một lực lượng đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận và vô hiệu hóa hệ thống hỏa tiển này.


    "Tóm lại, những căn cứ quân sự này tuy rất quan trọng với Tàu cộng, nhưng cũng có thể bị công kích tương đối dễ dàng. Trong thời chiến, "tuổi thọ" của chúng có lẽ chỉ được tính bằng ngày, nếu không muốn nói là giờ" -ông nhận định.


    Tuy nhiên, ở thời điểm tương đối "trời yên biển lặng" như hiện tại, ông Mizokami cho rằng "sợi xích" của Tàu cộng vẫn tương đối hữu dụng trong việc tuần tra trên Biển Đông.


    "Những tiền đồn cỡ nhỏ kiểu này sẽ tiếp tục là một phần không thể thiếu trong chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng với công nghệ quân sự phát triển như bây giờ, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không cho xây dựng thêm nhiều ’mắt xích’ trong tương lai".


    Ai sẽ thắng nếu xảy ra chiến tranh Tàu-Mỹ?


    Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên tầm với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều.


    Nói trắng ra: một cuộc chiến Mỹ – Tàu cộng sẽ là địa ngục trần gian. Nhiều khả năng Thế chiến thứ ba sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Nhiều người đã tiên đoán như thế. Sẽ có hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ người, chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế toàn cầu bị sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thể giới xảy ra xung đột vũ trang.


    Nhưng may mắn là, cũng có thể tương lai đen tối ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Nói vậy không có nghĩa là thế giới có thể hoàn toàn an tâm. Bởi vì những nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn bên trong mối quan hệ căng thẳng giữa Tàu cộng và Hoa Kỳ. Bỏ qua những vấn đề gây nhức nhối hiện tại như ISIS, Ukraine, Syria hay bất cứ điều gì đang trở thành tâm điểm hiện nay. Mối quan hệ giữa Mỹ và Tàu cộng mới là mối quan tâm lớn nhất của thời đại này. Vậy bằng cách nào mà Tàu cộng có thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ và các lực lượng đồng minh?


    Nhờ vào quãng thời gian đầu tư qui mô lớn kéo dài suốt hơn 20 năm qua, quân đội Tàu cộng đã không còn là một quân đội hạng ba yếu ớt mà đã trở thành bộ máy quân sự mạnh thứ hai trên hành tinh này. Và với trọng tâm là các hệ thống vũ khí quân sự hiện đại, Tàu cộng dường như đang phát triển những công cụ chiến tranh cần thiết để chuẩn bị cho cuộc chiến (nếu có) với Mỹ. Có thể nói phương châm hiện nay của Bắc Kinh: chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ.


    Bài viết này sẽ xem xét những thách thức mà Tàu cộng sẽ đối mặt khi chống lại Hoa Kỳ nếu xung đột thực sự xảy ra. Trong khi Bắc Kinh chắc chắn đã có những thứ cần thiết để "nói chuyện" với Washington khi chiến tranh nổ ra, những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt cũng không phải là ít. Quân đội nhân dân Trung Hoa sẽ phải đối mặt trực diện với lực lượng quân sự mạnh hàng đầu của hành tinh này – hay một số người còn gọi là đầu máy chiến đấu nguy hiểm nhất mọi thời đại. Vậy những nhân tố nào sẽ giúp cho Hoa Kỳ đánh bại Tàu cộng?





    Những căn cứ nổi của Hoa Kỳ


    Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những loại vũ khí kỹ thuật cao mới. Tàu cộng cũng sở hữu những hỏa tiễn diệt hàng không mẫu hạm – điều luôn khiến nhiều người băn khoăn. Tàu cộng cũng đang cho xây dựng hàng không mẫu hạm, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhiều loại hỏa tiễn hành trình, hạt nhân và tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, hay máy bay không người lái… Có thể nói Tàu cộng cũng đang sở hữu rất nhiều vũ khí hiện đại, ít nhất là trên lý thuyết.


    Nhưng khi chiến tranh thực sự nổ ra, liệu Bắc Kinh có thể sử dụng hiệu quả tất cả những vũ khí tối tân ấy? Làm thế nào để Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động một lúc tất cả các trang thiết bị trong tình huống thật? Chắc chắn Bắc Kinh đang phát triển quân đội theo tầm cỡ thế giới, nhưng những người lính của nó liệu có thể điều hành tất cả các thiết bị thành thạo? Bắc Kinh có thể huấn luyện binh lính của họ một cách hiệu quả hay không? Câu trả lời là: bạn có thể nắm trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới, nhưng nếu bạn không biết cách điều khiển nó thì tất cả chỉ là một mớ hỗn độn, tạp quân mà thôi.


    Theo Ian Easton, một chuyên gia của dự án Project 2049, một nhánh của The Diplomat, nhận định:


    "Vai trò của phần mềm ‘software’ (huấn luyện quân sự và sự sẵn sàng của quân đội) là rất quan trọng. Trong một cuộc tập trận mùa hè vào năm 2012, một đơn vị chiến lược của quân đội Tàu cộng đã bị căng thẳng cao độ vì gặp phải khó khăn khi đối phó với các đầu đạn trong một hầm ngầm phức tạp. Họ đã phải dùng thời gian trong cuộc tập trận 15 ngày chiến tranh mô phỏng để chiếu phim và tổ chức hát karaoke cho các binh sĩ. Trên thực tế, đến ngày thứ chín của cuộc tập trận, một đoàn nghệ thuật dân tộc đã được đưa vào trong một cơ sở kín khác để giúp những người lính đang nhớ nhà giải toả tâm trạng."


    Easton tiếp tục:


    "Trong khi những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một nỗ lực tuyên truyền to lớn của Tàu cộng, nhằm mục đích thuyết phục thế giới rằng Tàu cộng đang nắm giữ một lực lượng quân sự hùng mạnh mà thế giới cần phải kính phục, thế giới đôi khi quên mất rằng Trung Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội nhân dân Trung Hoa – không giống như quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, hay các đối thủ nặng ký khác trong khu vực – thực chất không phải là một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó chỉ là một tay sai, một cánh vũ trang của Đảng Cộng sản Tàu cộng CCP. Thật vậy, tất cả các sĩ quan của quân đội Trung Hoa đều là thành viên của CCP và tất cả các đơn vị từ nhỏ đến lớn đều có một quan chức chính trị được bổ nhiệm vào để kiểm soát, giữ cho quân đội luôn ‘đi theo đường lối của đảng’. Vì vậy, tất cả các quyết định quan trọng trong quân đội đều được đưa ra bởi đảng Cộng sản – vốn thống trị bởi các cán bộ chính trị, chứ không phải là các chuyên gia quân sự."


    Vậy, trong những tình huống khẩn cấp, cần phải có những phản ứng nhanh chóng để đưa ra các quyết định kịp thời khi mà những quả bom bắt đầu rơi ở Tàu cộng, Bắc Kinh có thể phản ứng kịp hay không? Nếu cho rằng trường hợp cuộc tập trận năm 2012 được nêu trên chỉ là một trường hợp cá biệt, thì nhân tố quân đội Tàu cộng chỉ là tay sai của đảng Cộng sản cầm quyền thực sự đóng một vai trò then chốt.


    Không có cách nào tốt hơn để một quân đội hiện đại đạt đến mức độ nguy hiểm trong chiến đấu bằng cách ‘cùng nhau chiến đấu’. Chia sẻ thông tin tình báo và phối hợp các lực lượng của mình (không quân, hải quân…) là cách tốt nhất để chiến đấu chống lại những mục tiêu quân sự khó nhằn. Đó là điều mà quân đội Hoa Kỳ và nhiều cường quốc khác đang tiêu tốn rất nhiều thời gian, năng lượng và tài nguyên vào để phát triển.


    Tàu cộng cũng đang hướng tới một mục tiêu như vậy. Nhưng cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về khả năng tham chiến của quân đội Tàu cộng. Trong một báo cáo mới đây của RAND Corporation – một viện nghiên cứu chính sách bất vụ lợi – có tựa đề "Hiện đại hoá quân sự của quân đội Tàu cộng không đầy đủ", các tác giả đã chỉ ra một số điểm nghi ngờ quan trọng khi nói đến khả năng phối hợp tham chiến của quân đội Tàu cộng:


    "Nhiều nhà chiến lược Tàu cộng đã xác định rằng việc quân đội nước này không có khả năng tiến hành các hoạt động tích hợp ở mức độ mong muốn chính là khó khăn lớn nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi nó muốn triển khai sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới. Chính các chuyên gia quân sự của Tàu cộng cũng phải thừa nhận rằng giữa quân đội Tàu cộng và các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, vẫn còn có một khoảng cách khá xa."


    Khi nói đến công nghệ quân sự, đi đầu và sáng tạo luôn là chìa khoá quan trọng. Hoa Kỳ có vẻ như luôn nắm giữ vị trí đi đầu trong việc sáng tạo các kỹ nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi được đặt ra trong dài hạn đối với Tàu cộng: liệu quân đội nước này có thể bắt kịp xu hướng trong trò chơi công nghệ này hay không? Đây có lẽ là một khó khăn to lớn khác đối với Tàu cộng trong thời gian dài 10 – 20 năm trong tương lai. 
    Chúng ta đều biết Tàu cộng có một hồ sơ quy mô về khả năng theo dõi, sao chép, ăn cắp hay nói một cách lịch sự là ‘mượn’ các thiết kế của nhiều hệ thống chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, những bản sao sẽ không bao giờ hoàn hảo được như bản chính. Thậm chí, sử dụng một bản thiết kế sao chép đôi khi còn khó nhằn hơn là tự mình thiết kế. Chỉ cần một sơ sẩy trong quá trình sao chép cũng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc bị bại trận trên chiến trường. Trong những thập niên tiếp theo, Bắc Kinh sẽ cần phải trau dồi và phát triển nhiều hơn nữa các nhân tài để có thể đọc được các bản thiết kế tinh vi của các hệ thống quân sự phức tạp mà Tàu cộng sao chép được từ các lực lượng quân sự khác. Tàu cộng cũng sẽ cần phải liên tục cập nhật những kỹ thuật mới để duy trì và cải thiện các trang thiết bị đẳng cấp thế giới mà nó đã mượn hay ăn cắp thiết kế. Thời gian sẽ cho cả thế giới thấy được liệu Tàu cộng có phải là một mối họa hay không.


    Các tốt nhất để làm tốt đẹp bất cứ một việc gì chính là phải thực hành nó thường xuyên, nguyên tắc này cũng áp dụng cho quân sự. Hiển nhiên là quân đội Tàu cộng có thể tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào mà nó muốn, nhưng giành được chiến thắng hay không lại là một chuyện khác. Chỉ trừ khi một lực lượng đã có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, ngoài ra lực lượng đó sẽ chỉ mãi trong giai đoạn học tập. Trên thực tế, Bắc Kinh đã không tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến quy mô lớn nào từ sau cuộc chiến kéo dài gần một tháng với Việt Nam vào năm 1979.


    Những kinh nghiệm từ một cuộc xung đột hơn ba mươi lăm năm trước không thể áp dụng thành công vào một cuộc chiến đầy vũ khí tối tân với Hoa Kỳ. Thiếu hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ là một rào cản lớn đối với Tàu cộng. Đối với Bắc Kinh, Washington đã trở thành một lão làng trong chiến tranh khi liên tục tham chiến ở nhiều chiến trường trên thế giới. 
    Những cuộc chiến mới mà quân đội Mỹ tham gia trong vài thập niên gần đây đã mang lại những cơ hội cho quân đội nước này thử nghiệm các thiết bị quân sự mới, những chiến thuật mới. Sửa chữa những gì chưa phù hợp và điều chỉnh chiến thuật cho tương lai. Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt trong ngắn hạn hay dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên cơ so với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Không chắc chắn rằng Tàu cộng không thể làm điều đó, vì thực tế Bắc Kinh có thể gây nên những thiệt hại đáng kinh ngạc đối với lực lượng Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến. Thậm chí Bắc Kinh còn có thể giành được chiến thắng nếu nó gặp được điều kiện thuận lợi.


    Nhưng trước mắt, trong trò chơi chạy đua vũ trang thì rõ ràng Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu. Bắc Kinh có thể nhận sự thạm bại nặng nề ngay trong cuộc so găng quân sự với Hoa Kỳ!


    Nếu Mỹ không cứng rắn, TC sẽ làm tình hình Biển Đông tồi tệ
    Tình hình Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột giữa Tàu cộng và một bên khác là một nguy cơ hiển hiện.


    Chuyên gia Gregory Poling từ Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington đã trao đổi với Dân trí điều này trước việc Mỹ cho biết đang xem xét việc đưa tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Tàu cộng đang bồi đắp ở Biển Đông. Theo đó Gregory Poling cho rằng, Tàu cộng đã tuyên bố nước này không định lập ADIZ ở Biển Đông, nhưng trên thực tế Bắc Kinh có thể làm thế bất kỳ lúc nào. "Rõ ràng là, việc tăng cường tuần tra và các khả năng ngăn chặn – có thể được hỗ trợ bởi một đường băng ở bãi Chữ Thập và có thể cả tại bãi Xu Bi – cũng như việc tăng cường radar và các khả năng nhận thức chủ quyền hàng hải khác có thể giúp Trung Quốc áp đặt ADIZ ở Biển Đông", Gregory Poling nói.



    Chuyên gia này cho rằng Bắc Kinh từng cố gắng đưa các vật liệu xây dựng tới cụm Hồ Tràm (thuộc quần đảo Trường Sa) vào năm 2012. Hành động đó có thể đánh dấu sự leo thang căng thẳng và có nguy cơ làm tổn hại nghiêm trọng vẻ bề ngoài mà Tàu cộng cố gắng thể hiện là nước này đang đàm phán một cách có trách nhiệm về việc thực thi DOC và thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).


    Thực thể cần được theo dõi chặt chẽ là bãi Én Đất. Hiện chưa nước nào thực sự kiểm soát bãi đá này. Theo đó Gregory Poling cho biết Mỹ đang cân nhắc điều tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông. Một hoạt động như vậy không phải là sự phô trương lực lượng quân sự và cũng không vi phạm luật pháp hay các quy định quốc tế. Mỹ thực hiện hàng chục hoạt động tự do hàng hải như vậy khắp thế giới mỗi năm, trong đó có các vùng biển mà Tàu cộng, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt cộng tuyên bố chủ quyền. Rõ ràng là nếu Tàu cộng xem một hoạt động hợp pháp như vậy là gây hấn thì khi đó xung đột có thể xảy ra.


    Tình hình tại Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột giữa Tàu cộng và một bên khác là điều có thể xảy ra. Nếu Mỹ không bắt đầu tìm kiếm mạnh mẽ hơn các biện pháp nhằm hối thúc Bắc Kinh làm rõ các tuyên bố hàng hải và hành xử với tư cách là một bên có trách nhiệm đối với các tranh chấp, khi đó tình hình sẽ tiếp tục tồi tệ thêm", chuyên gia Gregory Poling cảnh giác.


    Úc không ngồi im


    Không riêng gì Mỹ, mới đây The Epoch Times đưa tin, Úc có thể điều máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông cùng Mỹ thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Tàu cộng.


    Việc đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Biển Đông đang được Peter Jennings, Chủ tịch Ban Cố vấn chính phủ của Thủ tướng Úc khuyến cáo. Khuyến nghị từ Jennings phản ánh một chiến lược chiến tranh với Tàu cộng đã từng được đặt ra trong một chương bí mật trong bạch thư quốc phòng Úc năm 2009. Chi tiết này được tiết lộ năm 2012 trong cuốn sách của nhà báo Úc David Uren.


    Ngay từ trong kế hoạch 2009 Jennings đã đưa ra là Úc điều động máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông nhằm ngăn Tàu cộng kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng này.

    Theo Jennings, Mỹ sẽ phải đâm thủng những tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không của Tàu cộng bằng việc điều tàu chiến, máy bay đi qua nó và Úc cần phải làm theo. Mới đây hãng Reuters cũng cho biết, Nhật Bản có thể tham gia cùng Mỹ tuần tra tại Biển Đông nhằm đáp ứng lại thách thức trong khu vực khi Tàu cộng quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    http://bacaytruc.com/
     

    Trung Quốc công bố chiến lược quân sự 


    Trung Quốc sẽ tập trung vào tăng cường sự hiện diện quân sự bên ngoài lãnh hải, theo một văn bản chiến lược mới công bố.
    Lực lượng hải quân của nước này sẽ tập trung vào “bảo vệ các vùng biển rộng” hơn là chỉ “phòng vệ vùng biển ven bờ”.
    Trung Quốc cũng sẽ tăng tốc trong việc phát triển lực lượng mạng để giải quyết các “đe dọa an ninh nghiêm trọng”, theo văn bản của Quốc vụ viện cho biết.
    Trung Quốc vốn vẫn bị cáo buộc đưa ra các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ khá hung hăng trên biển Đông, khiến Washington quan ngại.
    Sách Trắng quân sự 2015 nhấn mạnh bốn lĩnh vực đặc biệt quan trọng: đại dương, vũ trụ, hạt nhân và không gian ảo. Chính sách hải quân gần đây cuả Trung Quốc gây ra tai tiếng nhất.
    Trong vài năm qua, Trung Quốc cũng tập trung vào xây dựng lực lượng hải quân và cho phát triển tàu sân bay và đầu tư mạnh vào tàu ngầm và các loại tàu chiến khác.
    Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một số đảo trên biển Đông, mà Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tranh chấp.
    Ở quần đảo Trường Sa, quan chức Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã tạo ra mặt bằng khoảng 800 hectares từ năm 2014, để có thể dùng làm đường băng.


    Phát ngôn viên Dương Vũ Quân công bố cuốn Sách Trắng trong cuộc họp báo hôm 26/05
    Sách Trắng về chiến lược quân sự cũng đưa ra cảnh báo trước những đe dọa về quyền và lợi ích mà Trung Quốc phải đối mặt.
    Trung Quốc “sẽ chỉ tấn công khi bị tấn công, nhưng sẽ phản công” và nhắc tới “những hành động khiêu khích của các láng giềng ngoài biển” và “các phe bên ngoài tự liên hệ vào vấn đề biển Nam Trung Hoa”.
    Cùng ngày công bố Sách Trắng, Tân Hoa xã đưa tin về kế hoạch xây hai ngọn hải đăng cao 50 mét ở rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.
    Trong cuộc họp báo công bố văn bản, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân nói: “Nhìn từ góc độ chủ quyền, việc Trung Quốc phát triển xây dựng trên các đảo của mình hoàn toàn không khác gì so với các loại xây dựng khác trên khắp đất nước.”
    Ông nói xây dựng trên đảo “có lợi cho toàn bộ cộng đồng quốc tế” vì giúp Trung Quốc trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường.
    Trung Quốc chỉ trích Washington sau khi một máy bay do thám của Hoa Kỳ bay trên khu vực gần quần đảo Trường Sa hồi tuần trước, và cả hai bên cùng cáo buộc phía bên kia gây ra bất ổn.
    Sách Trắng mang tựa đề ‘Chiến lược quân sự của Trung Quốc’ cũng nói lực lượng không quân sẽ chuyển ưu tiên từ phòng vệ không phận lãnh thổ thành tấn công và phòng vệ với khả năng quân sự rộng lớn hơn.

    Hải quân TQ 'dọa' máy bay Mỹ trên Biển Đông

    • 21 tháng 5 2015


    Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây đường băng trên Đá Chữ Thập

    Hải quân Trung Quốc đã cảnh báo một máy bay do thám của Mỹ phải rời đi ở Biển Đông đến tám lần, phóng viên của kênh truyền hình CNN có mặt trên máy bay của Mỹ cho biết.
    Lúc đó, máy bay Mỹ đang bay trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở vùng biển đang có tranh chấp.

    ‘Quý vị hãy đi đi’

    Theo tường thuật thì sau khi các phi công Mỹ đáp trả rằng họ đang bay trên không phận quốc tế, sóng liên lạc qua radio từ phía Trung Quốc phát tiếng nói: “Đây là hải quân Trung Quốc... Quý vị hãy đi đi!”
    Chiếc máy bay đó là chiếc P8-A Poseidon, máy bay do thám tân tiến nhất của Mỹ. Khi đó nó đang bay ở độ cao 4.500 mét, tức là độ cao thấp nhất của nó, theo CNN.
    Sự cố này, cùng với việc gần đây Trung Quốc cũng cảnh báo máy bay quân sự Philippines rời khỏi các khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, cho thấy Bắc Kinh đang muốn thực thi một khu vực đặc quyền quân sự trên những hòn đảo mà họ đang xây.
    Một số chuyên gia an ninh đã lo ngại về nguy cơ đối đầu trên vùng biển này, nhất là sau khi một quan chức Mỹ hồi tuần trước nói rằng Lầu Năm Góc đang xem xét đưa máy bay và tàu quân sự vào vùng biển này để khẳng định quyền tự do hàng hải.
    Những hình ảnh do máy bay P8-A Poseidon và sau đó được CNN chiếu lại cho thấy hoạt động xây dựng và nạo vét sôi động trên những hòn đảo nhân tạo này trong lúc tàu hải quân Trung Quốc đang có mặt gần đó.
    CNN cho biết đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc giải mật hình ảnh video của hoạt động xây dựng của Trung Quốc và đoạn băng thu âm lời cảnh cáo đối với máy bay Mỹ.

    ‘Quyết tâm bảo vệ lợi ích’




    Vụ việc xảy ra khi chiếc P8-A Poseidon đang bay trên những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng
    “Chúng tôi vừa bị thách thức 30 phút trước và thách thức này đến từ Hải quân Trung Quốc,” Đại úy Mike Parker, chỉ huy máy bay do thám Mỹ, nói với CNN trên máy bay.
    “Tôi tin rằng lời thách thức này đến từ trên đảo, từ cơ sở này,” Parker nói trong khi chỉ về phía một trạm radar cảnh báo sớm trên Đá Chữ Thập, vốn có tên quốc tế là Fiery Cross.
    Cơ sở trên Đá Chữ Thập này, trong số đó có một đường băng dài 3.000 mét, có thể đưa vào hoạt động vào cuối năm nay, một tư lệnh Mỹ nói với Reuters mới đây.
    Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định ‘chủ quyền’ của Trung Quốc đối với bãi đá này. Ông Vương nói Trung Quốc ‘quyết tâm bảo vệ lợi ích của họ’.
    Trước đó, Trung Quốc cũng từng lên tiếng họ hoàn toàn có quyền thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông nhưng tình hình hiện tại chưa cho phép.
    Vùng nhận dạng phòng không được một số quốc gia sử dụng để thiết lập sự kiểm soát bên ngoài biên giới quốc gia của họ. Các máy bay dân sự và quân sự khi đi vào vùng này được yêu cầu phải khai báo nếu không sẽ bị máy bay quân sự chặn lại.
    Vào lúc máy bay do thám P8-A Poseidon đang bay trên Biển Đông thì phi công của một máy bay của hãng Delta Airlines đang bay trong khu vực cũng đã nhận được lời cảnh báo từ phía Trung Quốc. Người phi công này đã thông báo máy bay của ông ta là máy bay thương mại. Phía Trung Quốc đã trấn an người phi công này và chuyến bay của hãng Delta vẫn bay tiếp theo lịch trình, theo CNN.
     http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/05/150521_china_warns_us_spy_plane_scs
     
     Căn cứ trên Biển Đông ‘giúp TQ áp đảo về quân sự’
    • 9 giờ trước


      Hình ảnh vệ tinh chụp Bãi Đá Chữ Thập đang được Trung Quốc xây đắp

      Việc Trung Quốc có các hoạt động xây đắp đảo trên Biển Đông sẽ giúp nước này có ‘khả năng áp đảo về quân sự’ nếu xảy ra xung đột trên vùng biển này trong tương lai, một nhà nghiên cứu về Biển Đông nói với BBC.
      Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã cải tạo các bãi đá mà họ chiếm được trên Biển Đông thành những hòn đảo lớn mà trên đó họ đã xây dựng đường băng cho máy bay hạ cất cánh như trên Bãi Chữ Thập.
      Mới đây, máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ khi bay gần đến các hòn đảo nhân tạo này của Trung Quốc đã bị hải quân Trung Quốc nhiều lần yêu cầu phải rời đi, theo tường thuật của kênh truyền hình CNN.

      ‘Nguy cơ đối với Việt Nam’

      Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.

    null
    Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Lê Trung Tĩnh, thành viên Nhóm Nghiên cứu Biển Đông ở Pháp, nói việc Trung Quốc xây đắp đảo nhân tạo ‘đặt ra nguy cơ đối với Việt Nam rất rõ ràng’.
    “Nếu diễn ra xung đội nhỏ hoặc xung đột lớn thì khả năng họ giành phần thắng là rất cao khi họ đã có bàn đạp là sân bay quân sự như vậy,” ông Tĩnh nói.
    “Không chỉ riêng với Việt Nam, điều này còn đặt ra nguy cơ lớn đối với những nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc – những nước có đường giao thông đi qua Biển Đông – đặc biệt là Mỹ với mong muốn đưa tàu chiến hoặc là máy bay qua vùng biển này hoàn toàn không thể thực hiện được vì sự hiện diện quân sự của Trung Quốc,” ông nói thêm.
    Theo ông Tĩnh phân tích thì Trung Quốc ‘có ba mục tiêu’ khi bồi đắp đảo với quy mô lớn trên Biển Đông.
    “Thứ nhất họ khẳng định một lần nữa tuyên bố chủ quyền trên những vùng đảo trên Biển Đông,” ông nói.
    “Thứ hai khi họ biến những thực thể này vốn là những thực thể chìm trong lúc thủy triều cao thành những đảo có thể sinh sống được và có thể cho máy bay lên xuống được sẽ dẫn đến việc những thực thể này trong chừng mực nào đó cho phép họ có được vùng biển ví dụ như lãnh hải, thềm lục địa theo Công ước Quốc tế về Luật Biển.”

    “Đó là cơ sở cho họ đòi hỏi vùng biển lớn hơn để có thể tiến đến cụ thể hóa đường chữ U rõ ràng hơn,” ông nói thêm.
    “Thứ ba là họ thiết lập được một loạt căn cứ dân sự và quân sự để kiểm soát Biển Đông một cách cụ thể rõ ràng trên thực địa.”
    “Đến bây giờ Trung Quốc vẫn nói rằng họ tôn trọng tự do hàng hải nhưng rõ ràng họ làm như vậy để đến một lúc nào đó họ kiểm soát hoàn toàn, ví dụ như gần đây khi Mỹ cho tàu hoặc máy bay vào thì họ đã phản đối rất dữ dội,” ông giải thích, “Điều này cho thấy tôn trọng tự do hàng hải là cách nói ban đầu của Trung Quốc để xoa dịu tạm thời quốc tế và khó có người nào tin được chuyện đó.”

    Khả năng ADIZ?

    Máy bay do thám của Mỹ đã bị hải quân Trung Quốc yêu cầu phải rời đi trên Biển Đông Theo ông Tĩnh thì Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây đắp này ‘rất có tính toán, một cách đồng bộ, hiệu quả, rõ ràng’ mặc dù có dấu hiệu cho thấy ‘có sự loạc choạc giữa cánh quân sự và cánh ngoại giao’.
    Khi được hỏi có phải Trung Quốc xây đắp như vậy là để đặt thế giới vào tình trạng đã rồi hay không, ông Tĩnh cho rằng nếu như vậy thì ‘thế giới không còn được điều chỉnh bởi luật pháp nữa’.
    “Điều này dẫn đến cái lý của kẻ mạnh lúc nào cũng chiến thắng,” ông nói.
    “Dẫu gì đi nữa Việt Nam, Philippines và các nước trên thế giới cũng phải có cách tiếp cận để phản đối việc Trung Quốc đang thực hiện hiện nay trên mọi mặt, trên thực địa, ngoại giao và công pháp quốc tế,” ông nói thêm.
    Khi được hỏi về khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như họ đã từng làm trên Biển Hoa Đông, ông Tĩnh nhận định là ‘rất cao’.
    Nếu Trung Quốc thiết lập được ADIZ, thì tất cả các máy bay khi đi vào vùng trời này phải báo cáo với Trung Quốc.
    “Họ không cần phải thực hiện điều đó với thế giới hay với Mỹ. Họ chỉ cần thực hiện điều đó với những nước trong khu vực có tranh chấp là đủ rồi,” ông nói.
    “Từ từ họ sẽ có mặc cả khác nhau với những nước lớn hơn để đạt được mong muốn của họ,” ông nói thêm.
     http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/05/150525_china_reclamation_risks


     Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam
    • 25 tháng 5 2015
    Ông Ashton (Ash) Carter làm bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ từ tháng 2/2015
    Các nguồn tin cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter theo kế hoạch sẽ thăm Việt Nam đầu tuần tới.
    Nguồn tin của BBC nói ông Carter sẽ tới Việt Nam vào ngày 31/5 từ Singapore, nơi ông tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La.
    Chi tiết chuyến thăm còn được giữ kín, nhưng ông được tin sẽ ở thăm Việt Nam hai ngày.
    Ông bộ trưởng sẽ có các cuộc hội kiến với lãnh đạo chính phủ, nhà nước và quân đội Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước cựu thù.
    Trong các cuộc tiếp xúc, chủ đề Biển Đông cũng được trông đợi sẽ nằm cao trên bàn nghị sự, nhất là sau khi Hoa Kỳ đã có các động thái phản đối cách hành xử hung hăng và quá trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Ông bộ trưởng được trông đợi sẽ nhắc lại rằng Hoa Kỳ cổ súy tự do đi lại tại khu vực này.
    Năm 2012, ông Leon Panetta, người lúc đó là bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, cũng có chuyến thăm Việt Nam ngay sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La.
    Không rõ lần này ông Carter có tới thăm Cam Ranh như ông Panetta đã làm trong chuyến thăm lịch sử của mình hay không.

    Quan hệ với Trung Quốc

    Tham dự Đối thoại Shangri-La lần này còn có hai Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Jack Reed.
    Bộ trưởng Leon Panetta có 'chuyến thăm lịch sử' tới Cảng Cam Ranh năm 2012
    Khác với Bộ trưởng Carter, hai ông tới Singapore từ Việt Nam, nơi họ có chuyến thăm trong tuần này.
    Ông McCain là dân biểu Cộng hòa tiểu bang Arizona và là chủ tịch Ủy ban Quân lực thuộc Thượng viện Hoa Kỳ trong khi ông Reed, dân biểu Dân chủ Đảo Rhode, là thành viên cao cấp của ủy ban này.
    Thông cáo từ văn phòng của ông Reed nói hai ông sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội và TP HCM để "thảo luận các vấn đề an ninh và kinh tế khu vực" châu Á-Thái Bình Dương.
    Bên cạnh hai nhân vật chủ chốt này, đoàn Hoa Kỳ còn có thêm thượng nghị sỹ Joni Ernst (đảng Cộng hòa, bang Iowa), và Dan Sullivan, (đảng Cộng hòa, bang Arkansas).
    Một điều đáng chú ý là hai ông McCain và Reed đều chia sẻ quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Hôm thứ Năm tuần trước, hai ông đã gửi thư lên Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter yêu cầu rút lại lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân “Rim of the Pacific” — gọi tắt là RIMPAC — tại Hawaii năm 2016.
    Bức thư của hai ông thượng nghị sỹ gọi quyết định mời Trung Quốc là sai lầm và "trước hành động khiêu khích của CHND Trung Hoa tại biển Hoa Đông và Biển Đông, chính phủ Mỹ cần xem xét các phương án chính sách khiến Trung Quốc phải trả giá về thái độ gây bất ổn chứ không phải khen thưởng họ".
    Các hoạt động cơi nới xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực.
    Tờ Wall Street Journal hôm 12/5 đưa tin Lầu Năm Góc đang cân nhắc điều chiến đấu cơ và hải quân tới khu vực tranh chấp trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây.
     http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/05/150525_ashcarter_vietnam

    Phó Tổng thống Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang thách thức thế giới

    Chủ Nhật, 24/05/2015 | 08:19 GMT+7

    Thuộc chuyên đề: Biển Đông lại dậy sóng

    Phó Tổng thống Joe Biden trong bài nói chuyện với sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ đã mô tả điều này.

    » Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi Lầu Năm Góc trừng phạt Trung Quốc
    » Video: Điều máy bay trinh sát Trung Quốc - bước 'nắn gân' dạo đầu của Mỹ

    Theo đó hãng theo Reuters dẫn lời ông Biden cho biết: “Mỹ không đứng về bất kỳ nước nào, nhưng chúng ta ủng hộ giải pháp giải quyết tranh chấp một cách công bằng, hòa bình, vì tự do hàng hải. Các nguyên tắc này đang bị các hoạt động của TQ ở Biển Đông thách thức".

    Máy bay không người lái Global Hawk của Mỹ được điều động đến Biển Đông


    Buổi nói chuyện thu hút 1.070 sinh viên, Phó Tổng thống Mỹ mô tả biển tiếp tục là một đấu trường của những xung đột tiềm năng và quan trọng hơn bao giờ hết với an ninh quốc gia.
    “Căng thẳng đang lên cao", ông Biden nhấn mạnh. "Nhưng các bạn sẽ ở đó để gìn giữ hòa bình".


    Ông nói, rất nhiều sĩ quan hải quân mới sẽ được điều động tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương để góp phần quản lý những thách thức đang trỗi dậy trước khi chúng phát sinh thành xung đột.


    Mỹ đã quyết liệt phản đối việc Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Hoa Đông, tuy nhiên ông McCain cho rằng chính quyền của ông Obama phải làm nhiều hơn nữa để răn đe Trung Quốc trong việc thiết lập vùng nhận diện phòng không thứ hai.


    Trước đó, hôm 21/5, lên tiếng về việc Hải quân TQ nhiều lần cảnh báo máy bay giám sát của Mỹ khi hoạt động ở gần khu vực các bãi ngầm mà TQ đang cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Lầu Năm Góc Steven Warren khẳng định, Mỹ không công nhận yêu sách chủ quyền của TQ xung quanh các kết cấu nhân tạo và "chúng tôi sẽ tiếp tục các sứ mệnh tuần tra thông thường của mình"


    Cũng liên quan đến hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều nhà lập pháp của Mỹ đề nghị chính quyền Tổng thống Barack Obama có các biện pháp trừng phạt để ngăn chặn Bắc Kinh.


    Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện, đã nhiều lần lên tiếng đề nghị chính quyền của Tổng thống Obama hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới của Mỹ (RIMPAC-2016) ở vùng biển Thái Bình Dương ngoài khơi Honolulu vào mùa Hè năm 2016.


    Các chính khách Mỹ lo ngại rằng với cách làm như hiện nay, trong đó có việc ráo riết bồi lấp các đảo nhỏ, xây dựng các tháp phòng không, thậm chí cả đường băng ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ chiếm cứ được vùng biển chiến lược này mà không cần phải phát động một cuộc chiến tranh.

    » Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi Lầu Năm Góc trừng phạt Trung Quốc
    » Video: Điều máy bay trinh sát Trung Quốc - bước 'nắn gân' dạo đầu của Mỹ
    » Trung Quốc ngang ngược cấm biển: 'Đưa ra cơ quan tài phán quốc tế'
    » Trung Quốc tìm cách phá hoại máy bay không người lái Mỹ ở Biển Đông
    http://vtc.vn/pho-tong-thong-my-cao-buoc-trung-quoc-dang-thach-thuc-the-gioi.311.555041.htmuồn: Đất Việt
     
    Mỹ - Trung chạm trán Trường Sa, CSVN chưa chi đã run sợ

    Hoàng Trần (Danlambao) - Sau khi CNN công bố đoạn video máy bay quân sự Hoa Kỳ áp sát Trường Sa¸ chạm trán hải quân Trung Cộng hôm 20/5/2015, người phát ngôn bộ ngoại giao CSVN Lê Hải Bình đã vội vàng lên tiếng yêu cầu các nước liên quan, trong đó có Hoa Kỳ ‘không làm phức tạp thêm tình hình’.

    "Chúng tôi kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông…, không làm phức tạp thêm tình hình", ông Lê Hải Bình phát biểu trong cuộc họp báo hôm 21/5/2015.

    Cùng ngày, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi ngang ngược tuyên bố Trung Cộng “có quyền theo dõi không phận và hải phận nhằm bảo ̣đảm an ninh quốc gia”.

    Chiến đấu cơ Hoa Kỳ chạm trán hải quân Trung Cộng

    Những tuyên bố này được đưa ra sau khi CNN công bố một đoạn phóng sự đặc biệt, ghi lại cảnh máy bay quân sự Hoa Kỳ áp sát quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nơi đang bị Trung Cộng chiếm đóng và xây dựng căn cứ quân sự.

    Đây cũng là lần đầu tiên quân đội Hoa Kỳ cho phép phóng viên được đi theo phi hành đoàn trong một nhiệm vụ trinh sát. Hình ảnh ghi lại cho thấy bãi Đá Chữ Thập của Việt Nam đang bị Trung Cộng bồi đắp, cải tạo với tốc độ chóng mặt.


    Chỉ trong vòng 2 năm, từ một rạn san hô thấp hơn mặt nước biển, bãi Đá Chữ Thập đã bị biến thành một căn cứ quân sự rộng 8km vuông, tương đương với tổng diện tích của 1500 sân bóng đá. Trên đảo nhân tạo này còn có cả một sân bay quân sự với đội tàu chiến túc trực đông đảo.

    Máy bay do thám và săn ngầm P8-A của Hoa Kỳ khi áp sát khu vực này đã bị hải quân Trung Cộng cảnh báo và xua đuổi đến 8 lần khi thực hiện nhiệm vụ hôm 20/5/2015. 

    Trong video, có thể nghe rõ âm thanh hải quân Trung Cộng xua đuổi máy bay Mỹ bằng giọng gắt gỏng qua sóng radio:

    “Máy bay quân sự nước ngoài, đây là hải quân Trung Cộng. Các ông đang đi vào vùng cảnh báo quân sự của chúng tôi. Hãy rời khỏi ngay lập tức”, “Đi đi”.

    Đây cũng là lần đầu tiên âm thanh về cuộc chạm trán giữa quân đội hai nước được công bố với công chúng.

    Hoa Kỳ không được làm phức tạp thêm tình hình?

    Sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Biển Đông sẽ giúp chặn đà xâm lược của Trung Cộng. Trong đó, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất. 

    Tuyên bố của ông Lê Hải Bình yêu cầu các nước liên quan, trong đó có Hoa Kỳ ‘không làm phức tạp thêm tình hình’ chẳng khác nào là một thông điệp quay lưng đối với với các nỗ lực của Hoa Kỳ tại Biển Đông.

    Thay vì lên án hành vi leo thang xâm lược của Trung Cộng, những phát biểu chung chung như trên thể hiện rõ thái độ ra vẻ không liên quan của những chế độ hèn nhát.

    Phải chăng, CSVN đã chấp nhận đầu hàng Trung Cộng một cách vô điều kiện?

    Dù vậy, bất chấp những tuyên bố ngang ngược của Trung Cộng và thái độ sợ hãi của đảng CSVN, bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay tương tự trong tương lai.

    "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động theo đúng quyền tự do và sử dụng đúng luật vùng biển thuộc Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf khẳng định.

    danlambaovn.blogspot.com

     
    TRUNG QUÔC SẮP CHIẾM VIỆT NAM
     Trung Quốc sẽ CHIẾM trọn VIỆT NAM theo kịch bản đã Cam Kết của Hội Nghị Thành Đô 1990, và nước VN sẽ mãi mãi là một KHU VỰC TỰ TRỊ giống như Tây Tạng hiện nay.
    Tướng Phùng Quang Thanh và Bí Thư Đảng CSVN sẽ kêu gọi Quân Đội "ĐẦU HÀNG ĐỂ TRÁNH ĐỔ MÁU".

    Thùy Trang đã cho ít nhất gần 10 người trên FB, những bạn bè thân quen để xem Video Clip (FULL) về Hệ Thống Đường Hầm của Trung Quốc Tại Hà Tĩnh.

    Sau khi liên lạc với các sĩ quan QĐND YÊU NƯỚC (Giấu Tên), những người đã cung cấp cho Thùy Trang Video clip, cho biết là Hệ Thống Đường Hầm và Vũ Trang của Trung Quốc đã được Tình Báo Hoa Nam nằm trong Quân Đội CSVN giúp chuyển vào.

    Kịch bản sẽ là:

    (1) Trung Quốc sẽ GÂY HẤN ngoài Biển Đông và QĐND sẽ đánh trả, sau đó TQ lấy cớ dàn trận qui mô để chiếm VN.

    (2) Khi Trung Quốc đánh vào Việt Nam với quân số và vũ khí có sẵn trên đất liền, toán quân gần 50.000 nhân công giả dạng sẽ nhanh chóng cô lập và cắt đứt từng Quân Khu một. Vào lúc đó Tướng Phùng Quang Thanh và Bí Thư Đảng CSVN sẽ kêu gọi Quân Đội "ĐẦU HÀNG ĐỂ TRÁNH ĐỔ MÁU".

    (3) Trung Quốc sẽ CHIẾM trọn VIỆT NAM theo kịch bản đã Cam Kết của Hội Nghị Thành Đô 1990, và nước VN sẽ mãi mãi là một KHU VỰC TỰ TRỊ giống như Tây Tạng hiện nay.

    (4) Đây là Lý do vì sao Hà Nội và Huế muốn nhanh chóng chặt bỏ Cây Xanh để mở đường cho Máy May Tiêm Kích và Vệ Tinh Trung Quốc hoạt động hữu hiệu hơn với các mục tiêu dưới đất. Các bạn phải hiểu rằng lúc xảy ra chiến tranh thì sẽ có nhiều đội quân thuộc QĐND KHÔNG buông súng ĐẦU HÀNG dễ dàng.

    Đây là những gì Thùy Trang NGHE và biết ĐƯỢC, còn tin hay không thì TÙY BẠN. Nhiệm vụ của mình là nói hết những gì mình biết được, không thêm, không bớt.

    (*) Vì lý do An Toàn của Thùy Trang và người đưa Clip, mình sẽ KHÔNG đưa Full Clip cho người "LẠ" (Đừng mất công hỏi). Xin đừng gửi link cho Thùy Trang vì mình sẽ block bạn để tránh click nhầm.

    Thân Ái

    Nguyễn Thùy Trang 

    <




    Share on Google Plus

    About Unknown

    Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
      Blogger Comment
      Facebook Comment

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét