CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1953 – 1957) – ĐÂU LÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ - KỲ 2

[Con đường phía trước]


KỲ 2: CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT – CON SỐ VÀ SỰ THẬT

Mỗi khi nói về cải cách ruộng đất, các phương tiện truyền thông, các trang website, blog phản động thường luôn miệng rêu rao đây là là “cuộc tắm máu”, “cuộc diệt chủng lớn nhất ở Việt Nam trong lịch sử”, “là minh chứng rõ ràng nhất về tội ác của chính quyền cộng sản”… Điển hình là thời gian qua, xuất hiện liên tục các bài viết trên các blog Danlambao, Quanlambao,… trên trang facebook của Đảng Việt Tân, Hội anh em dân chủ phê phán cuộc cải cách ruộng đất của Đảng trong giai đoạn 1953 -1956. Tổng hợp tất cả các bài viết, chúng ta có thể thấy luận điệu của chúng tập trung vào các vấn đề sau:

- Thứ nhất, chúng đã vẽ ra con số thật ấn tượng: trong cải cách ruộng đất “Đảng cộng sản đã mở rộng các cuộc đấu tố trên quy mô lớn, dẫn đến cái chết của 675 ngàn người dân vô tội, tương đương với 5% dân số miền Bắc lúc bấy giờ”. Nghe thật kinh hoàng, bởi lẽ nếu là thật thì cải cách đã “xóa sổ” số người tương đương với dân số ở 1 đến 2 tỉnh ở miền Bắc lúc đó!!! Vậy con số đó có thật sự chính xác?


Nhân dân đấu tranh chống giai cấp địa chủ trong cải cách ruộng đất

Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ công bố số người chết trong cải cách ruộng đất. Hiện nay, chỉ còn một số số liệu dựa trên những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài hoặc chính từ hồi ký của những đối tượng “trở cờ” (như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên) nhưng ta đã thấy những sự chênh lệch khủng khiếp so với con số mà “các nhà dân chủ” đưa ra thời gian qua. Theo Giáo sư sử học James P. Harrison cũng viết trong cuốn The Endless War: Vietnam Struggle For Independence, Columbia University Press, 1989, trang 149: "Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu kỹ về sau đã ước tính là con số những người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc là vào khoảng 1500 cộng với 1500 bị cầm tù”. Trong khi đó, trong công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác: Gareth Porter: từ 800 đến 2500 người, của Edwin E.Moise vào khoảng 5000 người, của Trương Như Tảng, David Chanoff và Đoàn Văn Toại trong cuốn A Viet Cong Memoir: nhiều ngàn (thousands).  Chính ngay cả Vũ Thư Hiên, một thành phần trở cờ, trở thành đối tượng phản động lưu vong cũng phải lên tiếng phản bác sự xuyên tạc của các “nhà dân chủ, yêu nước”:

 “Người ta thường nói tới con số 15 ngàn người. Tôi nghỉ con số hơn thổi phồng. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị xử bắn (những xã có số người bị bắn lên tới 3 hoặc 4 rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người bị chết ( kể cả trong chỉnh đốn tổ chức, tính cả người bị bức tử ) nằm trong khoảng 4000 đến 5000 người”. 

Vậy con số hàng trăm ngàn người chết mà các đối tượng phản động nêu trong thời gian qua từ đâu? Qua nghiên cứu, rất có thể, chúng lấy từ tài liệu tuyên truyền của CIA và chính quyền ngụy quyền trong giai đoạn 1954 -1960, khi khẳng định con số người chết có thể lên tới hàng trăm ngàn người. Tuy nhiên, những số liệu đó bị chính các nhà nghiên cứu nước ngoài bác bỏ: Noam Chomsky và Edward S. Herman viết trong cuốn The Political Economy of Human Rights, Vol. I, South End Press, Boston, 1979, trang 342:

"Nguồn thông tin căn bản về những con số giết chóc lớn trong cuộc cải cách ruộng đất ở Bắc Việt là từ những người của CIA hoặc Bộ Thông Tin Tuyên Truyền Saigon. Theo một người Việt Công giáo nay sống ở Pháp, Trung Tá Nguyễn Văn Châu, Chỉ Huy Cơ Quan Chiến Tranh Tâm Lý Trung Ương của quân đội Saigon từ 1956 đến 1962, số nạn nhân bị "tắm máu" trong cuộc cải cách ruộng đất là "100% dựng lên" bởi cơ quan tình báo Saigon”; “một chiến dịch có hệ thống dùng các tài liệu ngụy tạo để bôi nhọ đối phương”. Giáo sư sử học James P. Harrison cũng viết trong cuốn The Endless War: Vietnam Struggle For Independence, Columbia University Press, 1989, trang 149 cũng viết: “hầu hết, những con số tuyên truyền của Saigon về vấn đề này là những con số phóng đại nếu không phải là hoàn toàn dựng đứng.

Vậy có thể khẳng định rõ ràng rằng, những con số mà các đối tượng sử dụng để làm bằng chứng rêu rao về “cuộc tắm máu”, “cuộc diệt chủng lớn nhất trong lịch sử” hoàn toàn là bịa đặt, là sử dụng lại thủ đoạn chiến tranh tâm lý mà bọn Mỹ ngụy sử dụng để chống phá chế độ suy cho cùng cũng chỉ là “bình mới, rượu cũ” mà thôi.

Thứ hai, chúng đưa ra luận điệu “sau khi gây ra cái chết cho hàng trăm ngàn người dân vô tội, Đảng chưa một lần xin lỗi hoặc có chăng chỉ là diễn kịch, giở trò nhằm che giấu tội ác”. Thật là nực cười hết mức, tôi tự hỏi giọng điệu này xuất phát từ những cái đầu bị những đồng đôla tanh tưởi tẩy não, nhồi sọ hoàn toàn hay từ những kẻ bị “tâm thần chính trị”, không biết soi xét lịch sử??? Ngược lại lịch sử, ngay sau khi cuộc cải cách ruộng đất mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, nhất là tình trạng đấu tố tràn lan, gây oan sai cho một số người dân, trong đó cả những người có công với cách mạng, Đảng Lao Động Việt Nam đã nghiêm khắc nhìn nhận sai lầm và nhanh chóng có hành động sửa sai, khắc phục hậu quả.

+ Tháng 2/1956, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 đã công bố các sai lầm của cải cách ruộng đất, sau đó 3/1956, Tổng bí thư Trường Chinh đã ký Chỉ thị “Về công tác chỉnh đốn tổ chức” trong đó chỉ rõ khuyết điểm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục khuyết điểm trong cải cách ruộng đất.

+ Ngày 18/8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm. Ngày 24/8/1956, báo Nhân Dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch cải cách ruộng đất.

+ Tháng 9/1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: đ/c Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, đ/c Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, đ/c Lê Văn Lương ra khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng, đ/c Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ở các cơ sở nhiều cán bộ mắc sai lầm cũng đều bị xử lý kỷ luật ở các mức độ khác nhau. Công tác sửa sai được tiến hành trong cả năm 1957. Theo tổng kê đến tháng 9/1957, chiến dịch sửa sai đã phục hồi danh dự và trả lại tài sản khoảng 70-80% số người bị kết án.

Như vậy, khi nhận ra sai lầm, khuyết điểm, Đảng đã nghiêm khắc nhìn nhận, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Công tác kỷ luật đối với các cán bộ làm sai với chủ trương, đường lối của Đảng được tiến hành mạnh mẽ, nghiêm khắc, không bao che, nhân nhượng. Hành động của Đảng như câu trả lời mạnh mẽ nhất đập tan luận điệu xuyên tạc, phá hoại của các đối tượng phản động trong và ngoài nước thời gian qua.

- Thứ ba, các phương tiện truyền thông chống cộng, chống Việt Nam ở trong và ngoài nước luôn rêu rao rằng cải cách ruộng đất là sai lầm, chỉ là “cuộc tắm máu”, “tự diệt chủng”,… mà phủ nhận hoàn toàn thành tựu mà cải cách đã đạt được. Đây là quan điểm hết sức sai lầm, bởi lẽ, mặc dù mắc một số sai lầm, nhưng có thể khẳng định, thành quả của cải cách ruộng đất là không thể phủ nhận, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của miền Bắc. Trải qua 5 đợt cải cách ruộng đất, 8 đợt giảm tô tại 3653 xã ở miền Bắc, kết quả đã phát động quần chúng giảm tô trong tám đợt bao gồm 1875 đã chia 810.000 hécta ruộng đất, 1,8 triệu nông cụ, hơn 10 vạn trâu bò, hàng vạn nhà cửa cho hơn 2 triệu hộ nông dân, tức 72,8% tổng số hộ nông dân ở miền Bắc. Sau cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ đã bị xóa bỏ hoàn toàn, ruộng đất đã thuộc về tay nông dân. Nhiệm vụ “người cày có ruộng” đã hoàn thành ở miền Bắc, có ý nghĩa xã hội quan trọng với những thành công to lớn về cả chính trị, kinh tế và quân sự, là động lực trực tiếp góp phần đưa đến thắng lợi của của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, tạo tiền đề để miền Bắc đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội


Chia ruộng cho nông dân trong cải cách ruộng đất

Lịch sử đã chứng minh, trong những bước “chuyển mình” của xã hội từ cũ kỹ, lạc hậu tiến lên con đường tiến bộ văn minh đều không thể tránh được những sai lầm thiếu sót, nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam, Đảng,Chính phủ còn non trẻ, đội ngũ cán bộ, đảng viên còn mỏng, trình độ còn hạn chế, trong khi trình độ nhận thức của nhân dân còn thấp, mâu thuẫn giai cấp tích tụ hàng nghìn năm chưa được giải quyết triệt để… Tuy nhiên, khi nhận thấy những sai lầm trong quá trình lãnh đạo của mình, Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc nhận sai lầm, nhanh chóng có biện pháp để khắc phục và thực tế, hậu quả của những sai lầm được khắc phục. Điều này thể hiện sự trưởng thành, tinh thần tự phê bình của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo Việt Nam, đúng như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một đảng mà giấu diếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có và tìm mọi cách mà sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Nhìn lại lịch sử, liệu rằng đã có chính quyền ở các nước phương Tây mà “các nhà dân chủ” tôn thờ đã mạnh dạn tự đứng ra nhận khuyết điểm như Đảng Cộng Sản Việt Nam hay chưa? Liệu chính quyền Mỹ đã bao giờ xin lỗi về cái chết của hàng triệu người dân vô tội ở Nhật Bản, Việt Nam, Irac, Iran…, liệu Ixaren có bao giờ xin lỗi về cái chết của hàng triệu người Palextin vô tội hay không. Hay chỉ bởi vì họ là nước lớn, họ có nhiều tiền nên có quyền ngang nhiên cướp đoạt mạng sống của người khác, trà đạp lên đạo lý, luật pháp của thế giới. Đó có phải là “lý tưởng” mà các “nhà dân chủ, yêu nước luôn hướng tới”!!!
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét