Bài của bà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Người từng được kì vọng trở thành nữ thủ tướng của nước này.
Mình chú ý đến cái ADB (thành lập từ trước năm 1975). Chứ AIIB thì còn chưa thực sự bắt đầu (phải tính từ 2015 trở đi)
Từ góc nhìn dân tộc học của mình, tức là góc nhìn từ thực địa, sát thực tế với đời sống của người dân ở các vùng miền, nhất là các tộc người thiểu số, thì đã thấy rõ uy thế của ADB từ khoảng năm 2005. Mọi thứ luận bàn, rồi đến lúc, cứ phải giải quyết quan hệ với ADB.
Bà cựu Bộ trưởng phân tích:
"Sẽ có ích khi so sánh AIIB với ADB. Được thành lập vào năm 1966, ADB luôn luôn do Nhật Bản và Hoa Kỳ lãnh đạo, tổng số vốn của hai nuớc này là 15,7%. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là nguời vay lớn nhất của ngân hàng này, chiếm hơn một phần tư danh mục cho vay (riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm một nửa tổng số, trong khi các công ty Nhật Bản chỉ được thắng khoảng 1% các dự án do ADB tài trợ).
Mình chú ý đến cái ADB (thành lập từ trước năm 1975). Chứ AIIB thì còn chưa thực sự bắt đầu (phải tính từ 2015 trở đi)
Từ góc nhìn dân tộc học của mình, tức là góc nhìn từ thực địa, sát thực tế với đời sống của người dân ở các vùng miền, nhất là các tộc người thiểu số, thì đã thấy rõ uy thế của ADB từ khoảng năm 2005. Mọi thứ luận bàn, rồi đến lúc, cứ phải giải quyết quan hệ với ADB.
Bà cựu Bộ trưởng phân tích:
"Sẽ có ích khi so sánh AIIB với ADB. Được thành lập vào năm 1966, ADB luôn luôn do Nhật Bản và Hoa Kỳ lãnh đạo, tổng số vốn của hai nuớc này là 15,7%. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là nguời vay lớn nhất của ngân hàng này, chiếm hơn một phần tư danh mục cho vay (riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm một nửa tổng số, trong khi các công ty Nhật Bản chỉ được thắng khoảng 1% các dự án do ADB tài trợ).
Có lẽ Trung Quốc đã tính đến miếng bánh to hơn trong khoản tài trợ của ADB nếu họ có cổ phần lớn hơn. Nhưng, theo Yasushi Ando, một trong những nhà đầu tư nhân nổi tiếng nhất của Nhật Bản, khi cho những người vay chủ yếu tiếng nói mạnh mẽ hơn về cách thức làm việc của ngân hàng thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột quyền lợi. Ông cũng chỉ ra rằng trong ngân hàng AIIB, nơi mà Trung Quốc sẽ có số phiếu áp đảo, “các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ giành được tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của chính mình”. "
Lấy về từ trang của dịch giả. Nhưng trong tiêu đề bài thì dịch giả thì đổi AIIB thành ra ADB ? !
---
Ngày 01 tháng 06 năm 2015
Yuriko Koike - cựu Bộ trưởng Quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia của Nhật Bản
Tháng tới, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể đầu tiên, mục đích là bắt đầu hoạt động ngay trước cuối năm nay. Và bây giờ Trung Quốc đã gia tăng gấp đôi nỗ lực nhằm bảo đảm vai trò khống chế ở cái ngân hàng mới đuợc thành lập này bằng cách tăng đầu tư, dự định ban đầu từ 50 tỷ, lên 100 tỷ USD.
Khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn củng cố mức độ xếp hạng tín dụng của AIIB. Nhưng nó cũng có thể là điều kiện cần để Trung Quốc giữ được quyền kiểm soát ngân hàng này, vì số lượng các nước đồng ý tham gia cuộc họp thành lập AIIB đã hóa ra lớn hơn rất nhiều so kì vọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Thực ra, thậm chí ngay cả tăng gấp đôi khoản đầu tư ban đầu cũng sẽ không giúp Trung Quốc nắm phần lớn cổ phần trong ngân hàng cho vay đa phương mới nhất thế giới này. Tuy nhiên, duờng như cổ phần của Trung Quốc, khoảng 30%, sẽ là lớn nhất so với tất cả 57 nước tham gia, mà kết quả là nước này gần như có quyền phủ quyết đối với các quyết định của AIIB.
Điều này càng làm gia tăng mối quan ngại chính của các nhà kinh tế học phát triển và những nguời theo dõi các mối quan hệ quốc tế khi ngày thành lập AIIB đang đến gần. Nó sẽ trở thành ngân hàng của Trung Quốc, do Trung Quốc, và vì Trung Quốc, hay nó sẽ theo đuổi chương trình nghị sự đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB) và các ngân hàng phát triển khu vực, như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB )?
Lời giải thích của Trung Quốc về việc họ hối thúc thành lập AIIB là các nước đang phát triển không được tiếp cận một cách bình đẳng với những khoản vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Có lẽ, điều này còn quan trọng hơn, tiếng nói của họ trong WB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và ADB còn quá yếu. Nhưng đảm bảo có tiếng nói có lẽ không phải là tất cả những điều mà Trung Quốc muốn.
Thời gian gần đây, quân đội Trung Quốc đã áp dụng phương pháp tiếp cận “lấy thịt đè nguời” để xây dựng các cơ sở quân sự ở quần đảo Trường Sa; thực ra là họ đã tạo ra những hòn đảo ở chỗ mà truớc đây chỉ là rạn san hô. Nước này cũng gia tăng những nỗ lực nhằm biến đồng Nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ quốc tế, đòi phải đưa nó vào trong rổ tiền tệ, tạo thành đơn vị tính toán của IMF, tức là có quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right). Một số người Trung Quốc thậm chí còn cho rằng giờ tiêu chuẩn của thế giới không được tính bằng giờ ở Greenwich, Anh, mà ở Bắc Kinh.
Sẽ có ích khi so sánh AIIB với ADB. Được thành lập vào năm 1966, ADB luôn luôn do Nhật Bản và Hoa Kỳ lãnh đạo, tổng số vốn của hai nuớc này là 15,7%. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là nguời vay lớn nhất của ngân hàng này, chiếm hơn một phần tư danh mục cho vay (riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm một nửa tổng số, trong khi các công ty Nhật Bản chỉ được thắng khoảng 1% các dự án do ADB tài trợ).
Có lẽ Trung Quốc đã tính đến miếng bánh to hơn trong khoản tài trợ của ADB nếu họ có cổ phần lớn hơn. Nhưng, theo Yasushi Ando, một trong những nhà đầu tư nhân nổi tiếng nhất của Nhật Bản, khi cho những người vay chủ yếu tiếng nói mạnh mẽ hơn về cách thức làm việc của ngân hàng thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột quyền lợi. Ông cũng chỉ ra rằng trong ngân hàng AIIB, nơi mà Trung Quốc sẽ có số phiếu áp đảo, “các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ giành được tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của chính mình”.
Đối với Trung Quốc, việc có hai ngân hàng phát triển nhắm vào châu Á sẽ cho họ những sản phẩm tốt nhất có thể của thế giới tài chính: chi phí cho tài trợ đầu tư thấp từ ADB, một ngân hàng được các nước phát triển có mức độ tín nhiệm tín dụng cao chống lưng, và có cơ hội sử dụng những quyết định đầu tư của AIIB để lôi kéo các nước láng giềng, làm cho họ trở thành gần gũi hơn về mặt địa chính trị. Ando và các quan chức ở Bộ tài chính của Nhật Bản đang bất bình với sự kiện là Trung Quốc dường như sẽ đạt được mục tiêu của mình với ít hoặc không có sự giám sát nào.
Tất nhiên là Nhật cũng có thể cung cấp công nghệ cao trong hầu hết các cơ hội đầu tư, nhưng giá thường đắt. Vì vậy, có nhiều khả năng là các công ty Trung Quốc sẽ có ưu thế thực sự trong việc đấu thầu cho các dự án do AIIB tài trợ. Đó là lý do vì sao nhiều nhà quan sát lại coi AIIB như là biện pháp nhằm đảm bảo cho các công ty xây dựng Trung Quốc tiếp tục tồn tại vì họ sẽ chẳng đi đâu được một khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái.
Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa quyết định liệu có nên tham gia AIIB hay không. Thủ tướng Shinzo Abe đã lảng trách việc trở thành thành viên sáng lập, ông bảo rằng “không cần vội” vì những vấn đề chi tiết vể quản trị - ví dụ như điều kiện đầu tư, bỏ phiếu, và quyền phủ quyết - vẫn chưa được xác nhận. Trong một cuộc thăm dò ý kiến công chúng, do báo Yomiuri Shimbun tiến hành, 73% số người được hỏi đồng ý rằng quyết định của chính phủ là “thích hợp”.
Tại cuộc họp lần thứ bảy các nhà lãnh đạo các đảo ở Thái Bình Dương, diễn ra vào tháng này, Abe đã cam kết đóng góp hỗ trợ cơ sở hạ tầng các nước châu Á 100 tỷ Yên (812 triệu USD). Nguồn tài chính được cung cấp từ tất cả các hướng có thể là một đề xuất không tồi đối với các nước đang phát triển nghèo nàn, đang có nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng. Nhưng cách tiếp cận của Trung Quốc, tạo ra ngân hàng chuyên đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ liên kết châu Á vào trật tự kinh tế lấy Trung Quốc làm trung tâm, có thể trở thành một cơn ác mộng. Các ngân hàng phát triển tồn tại để đảm bảo độ tin cậy về tài chính, minh bạch trong quá trình ra quyết định, và cân nhắc về môi trường trong dài hạn. Ngân hàng AIIB chưa cam kết thực hiện bất kỳ tiêu chí nào trong số đó.
Yuriko Koike, là cựu Bộ truởng Quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia của Nhật Bản, bà từng là Chủ tịch hội đồng Đảng dân chủ tự do Nhật Bản và hiện là nghị sĩ.
Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/05/vntb-yuriko-koike-ngan-hang-phat-trien.html
The AIIB and Chinese Strategy
Yuriko Koike
Yuriko Koike, Japan's former defense minister and national security adviser, was Chairwoman of Japan's Liberal Democratic Party's General Council and currently is a member of the National Diet.
Read more at http://www.project-syndicate.org/commentary/aiib-chinese-strategy-by-yuriko-koike-2015-05#EgszEyTIT7Syr10S.99
TOKYO – Next month, the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) will hold its first general meeting, the aim being to launch operations before the end of the year. And now China has doubled down on its effort to secure a controlling role in the new bank by increasing its initial investment from a planned $50 billion to $100 billion.
The additional Chinese investment certainly will strengthen the AIIB’s credit rating. But it may also have been necessary for China to maintain control of the bank, because the number of countries agreeing to participate in the AIIB’s launch has turned out to be far higher than China’s leaders expected.
Indeed, even doubling its initial investment will not give China a majority stake in the world’s newest multilateral lender. Still, it appears that China’s share, at around 30%, will be the largest of the 57 participating countries, which could effectively give it a near-veto over AIIB decisions.
That underscores the main concern among development economists and observers of international relations as the AIIB’s birth approaches. Will it turn out to be a bank of China, by China, and for China, or will it pursue a multilateral agenda in the manner of the World Bank and regional development banks like the Asian Development Bank (ADB) and Africa Development Bank (AfDB)?
China’s explanation for its push to establish the AIIB is that developing countries have inadequate access to capital for infrastructure. Perhaps more important, they have an insufficient voice in the World Bank, the International Monetary Fund, and the ADB. But securing a voice is probably not all China wants.
Recently, China’s military has adopted a steamroller-like approach to building military facilities in the Spratly Islands; indeed, it has created islands were once there was nothing but a coral reef. It has also intensified its effort to make the renminbi an international reserve currency, pushing for its inclusion in the basket of currencies that makes up the IMF’s unit of account, the Special Drawing Right. Some Chinese even think that world standard time should no longer be measured at Greenwich, England, but in Beijing.
It is useful in this regard to compare the AIIB with the ADB. Founded in 1966, the ADB has been led ever since by Japan and the United States, owing to their combined total of 15.7% investment in the bank’s capital. Nonetheless, China is the bank’s largest borrower, accounting for more than a quarter of its loan portfolio (China and India alone account for half the total, whereas Japanese companies win only around 1% of bids for ADB financing).
Perhaps China would account for an even larger share of ADB financing if it had a larger stake. But, according to Yasushi Ando, one of Japan’s best-known private-equity figures, giving a major borrower an increased say in how a bank functions would be a clear conflict of interest (link in Japanese). He also points out that in the AIIB, where China is expected to have overwhelming voting power, “Asian countries, especially China and India, will procure funding for their own infrastructure.”
For China, the existence of these two Asia-focused development banks provides the best of all possible financial worlds: low-cost investment funding from the ADB, which is backed by the developed countries’ high creditworthiness, and the opportunity to use the AIIB’s investment decisions to draw its neighbors closer in geopolitical terms. Ando and officials at Japan’s finance ministry are livid that China appears to be achieving its aims with little or no scrutiny.
Japan, of course, can offer a high level of technology in most investment opportunities, but the price is often prohibitive. So there is a high probability that Chinese companies will have a real advantage in bids for AIIB projects. That is why many observers view the AIIB as a way to sustain Chinese construction companies with nowhere else to turn as China’s economy slows.
Japan’s government has not decided whether to participate in the AIIB. Prime Minister Shinzo Abe has put off becoming a founding member, saying that “there is no rush” because governance details – such as investment conditions, voting, and veto rights – have not yet been confirmed. In a public-opinion poll (link in Japanese) conducted by the newspaper Yomiuri Shimbun, 73% of respondents agreed that the government’s decision was “appropriate.”
At this month’s seventh Pacific Islands Leaders Meeting, Abe pledged a contribution of ¥100 billion ($812 million) as infrastructure support for Asian countries. Being offered financing from all directions may not be a bad proposition for impoverished developing countries in need of infrastructure. But China’s approach to creating an infrastructure bank that will knit Asia into a Sino-centric economic order could prove to be a nightmare. Development banks exist to ensure reliability of finance, transparency in decision-making, and long-term environmental considerations. The AIIB has not yet committed itself to fulfilling any of these criteria.
Read more at http://www.project-syndicate.org/commentary/aiib-chinese-strategy-by-yuriko-koike-2015-05#EgszEyTIT7Syr10S.99
0 nhận xét:
Đăng nhận xét