20/05/2015 08:51:00
Hôm thứ bảy, ngày 16 tháng 05 năm 2015 tại quảng trường Gwanghwamun Plaza (Quảng trường Quang Hóa môn) đã diễn ra buổi Lễ Trai đàn Vô Già Hội (무차대회-無遮大會) (Pháp hội Bố thí một cách bình đẳng Tài Thí và Pháp Thí) là niềm vui của Phật giáo đồ Hàn Quốc. Buổi Lễ đã thu hút chư tôn đức Tăng Ni Phật tử và các Tôn giáo bạn và quý quan khách tham dự hơn 300 nghìn người.
Các nhà lãnh đạo Tôn giáo hàng đầu thế giới trong sự hòa hợp liên Tôn, thông qua việc kê khai nguồn gốc, thệ nguyện sẽ mang Thông điệp Hòa bình và hy vọng cho nhân loại. Hòa thượng Jasung, Viện trưởng Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, Chủ tịch Liên Tôn giáo châu Á vì hòa bình (ACRP) công bố việc Thống nhất bán đảo Triều Tiên và chân thành cam kết sẽ tuyên bố nỗ lực cho sự thống nhất.
Hình ảnh hơn 300 nghìn người tham dự lễ, cho thấy Phật giáo Hàn Quốc đã tác động mạnh cho đất nước dân tộc hòa bình thịnh vượng. Trân trọng kính giới thiệu đến quý bạn đọc cùng chia sẻ:
Singapore: Không khí tưng bừng chào đón ngày lễ Phật đản
PhapBaoOrg
Vào ngày 15/5, Hội Phật giáo Singapore tổ chức buổi hòa nhạc chào mừng ngày Phật đản với hơn 6000 người tham dự. Đã có 600 người tham gia biểu diễn các tiết mục nghệ thuật như hát, múa và kịch nói.
Trước tiên, hãy xem người dân Singapore nghĩ gì về ngày Phật đản:
1. Đây là ngày đánh dấu sự ra đời, sự giác ngộ và nhập Niết bàn của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Không chỉ ở Singapore, Phật đản được các tổ chức trên toàn thế giới bởi các Phật tử.
2. Ngày Phật đản được tổ chức vào các ngày khác nhau tùy thuộc vào nền văn hóa và cách sử dụng lịch âm, dương của một số quốc gia. Ở các nước sử dụng lịch phương Tây thì ngày Phật đản thường diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 đối với năm nhuận, tuy nhiên tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì ngày Phật đản là ngày 8 tháng 4 hàng năm.
3. Vào những ngày này, Phật tử thường đến thăm những ngôi chùa của họ trước bình minh và thực hiện một số nghi lễ như cầu nguyện, thắp nến và dâng hoa. Một nghi lễ khác cũng rất quan trọng và khá phổ biến trong ngày Phật đản là nghi thức tắm Phật. Nghi thức này xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ và các nước Trung Á, và đến nay được duy trì trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo trên thế giới, như là một hành động bày tỏ lòng tôn kính đối với sự ra đời của một đấng Giác ngộ. Sau nghi thức tắm Phật, các Phật tử sẽ được nghe những lời dạy đến từ các nhà sư.
4. Phóng sanh cũng được xem là một hoạt động khá phổ biến, thường là chim và các loại cá. Đối với nhiều Phật tử hành động này thể hiện lòng từ bi, thương xót chúng sanh và cầu mong sự giải thoát. Tuy nhiên, những năm gần đây, sự tiến bộ trong nhận thức về sinh thái đã làm hoạt động này giảm đi đáng kể. Năm nay, hội đồng quản lý các công viên quốc gia phối hợp với Hội Phật giáo Singapore đã ra thông cáo bỏ các hoạt động phóng sanh, vì theo nghiên cứu hầu hết các động vật được nuôi nhốt đều không thể tồn tại sau khi thả ra môi trường hoang dã và nếu có tồn tại cũng sẽ làm đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên.
5. Tại Singapore, ngày Phật đản đã được tổ chức vào một ngày nghỉ lễ năm 1955 sau rất nhiều đề nghị. Những năm đầu thế kỷ 20, ngày Phật đản gắn liền với cộng đồng người Srilanka, đây là một sự kiện kéo dài hai ngày thường được tổ chức chung với ngày quốc khánh. Sau thế chiến thứ II, người dân Singapore kiến nghị xem Phật đản là một ngày nghỉ lễ, dẫn đầu phong trào kiến nghị này là Hiệp hội Phật giáo Singapore.
Sau đây là một số hình ảnh hướng về ngày Phật đản của người dân Singapore:
Vào ngày 15/5, Hội Phật giáo Singapore tổ chức buổi hòa nhạc chào mừng ngày Phật đản với hơn 6000 người tham dự. Đã có 600 người tham gia biểu diễn các tiết mục nghệ thuật như hát, múa và kịch nói.
Thủ tướng Lý Hiển Long đi bên cạnh chủ tịch Hội Phật giáo Singapore khi đến tham dự buổi hòa nhạc.
Vào ngày 24/5, hơn 10000 người dân Singapore đã đến sân vận Hougang tham gia buổi lễ cầu nguyện hòa bình trước khi ngày lễ Phật đản được tổ chức vào ngày 1/6.
Các Phật tử cầm trong tay những ngọn nến hình hoa sen và đi vòng quanh sân vận động Hougang để cầu nguyện cho hòa bình và sức khỏe dân tộc.
Đây là một buổi lễ được tổ chức bởi Tổ chức phúc lợi của Phật tử Singapore trước ngày diễn ra lễ Phật đản.
Đài Loan: Gần 200,000 người đồng Khánh mừng Phật đản
(Ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên tăng, vạn chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân, các hoạt động hài hòa, chia sẻ niềm hoan hỷ trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể.
Đến Chúng minh và tham dự có sự Chứng minh đạo sư của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, Khai sơn Quốc tế Phật Quang Sơn, Hòa thượng Tâm Bảo, Trụ trì Phật Quang Sơn, Đài Loan, Hòa thượng Tâm Định, Trụ trì Phật Quang Thái Hoa Tự, Hòa thượng Thối Cư, Hòa thượng Tâm Bồi, Phó Trụ trì Phật Quang Sơn, Pháp sư Minh Quang, Phó hội Trưởng Phật giáo Trung Quốc, Pháp sư Tịnh Diệu, Ủy viên Quốc tế Hội Phật giáo Trung Quốc cùng chư tôn đức Tăng ni các Tự viện trong và ngoài nước đến tham dự lễ.
Đại Lễ Phật đản năm nay có sự hiện diện của cư sĩ Mã Anh Cửu, Tổng thống Đài Loan; cư sĩ Ngô Đôn Nghĩa, Phó Tổng thống Đài Loan; cư sĩ Ngô Bá Hùng, Nguyên Chủ tịch Quốc Dân Đảng (2007-2009), Tổng hội trưởng vinh dự Quốc tế Phật Quang hội; nữ cư sĩ Dư Khôn Từ, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan; nữ cư sĩ Thái Anh Văn, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tiến bộ, Đài Loan (DPP); cư sĩ Kha Văn Triết, Thị trưởng Đài Bắc; cư sĩ Chu Lập Luân, Chủ tịch Quốc Dân đảng, Đài Loan; cư sĩ Úc Mộ Minh, Chủ tịch Tân Đảng, Đài Loan; ông Nagase Tatsuya, ông Nagase Tatsuya, Nghị viên trưởng Itabashi-ku, Tokyo, Nhật Bản; ông Warren và Phu nhân, Phó đại diện Văn phòng Vàng bạc Australia tại Đài Loan; ông Schweitzer, đại diện Văn phòng Kinh tế thương mại Thái Lan tại Đài Loan; Linh mục Irwin, Nhân viên tư vấn Hải địa tham sự tại Tòa thánh sứ quán Trung Quốc; Xiao Guojun, đại diện các Văn phòng Xúc tiến Kinh tế và Văn hóa Du lịch Ý; ông Lô Khắc Trụ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Phúc Trí Văn giáo và các vị khách quý đến tham dự lễ.
Các nước từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Australia, Ấn Độ, Ý, Haiti, Tòa Thánh Vatican cùng các đại biểu Thiên Chúa giáo, Da tô Cơ Đốc giáo, Thánh đồ giáo hội, Nhất Quán đạo, Thiên đức giáo, Hội Phúc Trí văn giáo, đại diện các Tôn giáo khác nhau, Hội hữu nghị thế giới Phật giáo, Hiệp hội Trung Quốc và các truyền thống Tôn giáo, Hội Chữ Thâph đỏ Trung Hoa Dân Quốc, các nhà lãnh đạo cộng đồng, các Hương trấn mô phạm mẫu thân Đài Loan, cùng kết nối tấm lòng tri ân tâm đức Từ bi Trí tuệ của đức Phật và cũng tỏ lòng cảm niệm mẫu thân dưỡng dục chi ân.
Cư sĩ Mã Anh Cửu dẫn lời rằng: “Thiên Chúa không thể chăm sóc tất cả mọi người, chỉ có mẹ mình tạo ra và chăm sóc mình”. Tổng thống vui vẻ nhấn mạnh rằng: “Tổ chức Phật Quang Sơn phát triển mạnh, sản sinh nguồn nhân lực chân chính an định nhân tâm, là lực lượng ôn hòa lớn mạnh, gần đây trận động đất ở Nepal, Phật Quang Sơn thể hiện tinh thần Từ bi, khẩn cấp góp phần cứu hộ thật đáng khen. Phật Quang Sơn phát triển tinh thần nhân đạo, cần nhân rộng tinh thần này cho công chúng”.
Tổng thống khuyên đại chúng rằng: "Việc thiện trên hết không gì hơn là hiếu, điều ác cùng cực không gì hơn là bất hiếu". Từ nghìn xưa cho đến ngày nay hiếu hạnh được xem như khuông vàng thước ngọc để thẩm định giá trị đạo đức của con người.
Cây muốn dừng lại với sự tĩnh lặng trong phút giây, Nhưng gió kia thì lại mãi không ngừng lay động…Khi con mong mỏi được trả ơn dưỡng dục của đấng sinh thành. Thì thật tội nghiệp, thật tội nghiệp gió kia đã mang cha mẹ đi xa mãi… . Sau đó, Tổng thống hát bài: “Sinh nhật khoái lạc”, tiếp theo Tổng thống cùng hòa xướng với đại chúng “Cảm ơn cha mẹ đã sinh ra tôi, nuôi dạy tôi, yêu tôi. . . Cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cho tôi, giúp tôi nên người. . .
Chúng ta phải học tập lòng vị tha và sự cống hiến của những bà mẹ, học sự vô ngã của Phật, bình đẳng độ chúng vô sai biệt”.
Đài Loan là Quốc gia có môi trường ổn định, vì lòng tri ân và trân trọng đặc biệt đối với Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, Ngài là bậc thầy vĩ đại, luôn vô ngã, vị tha, tất cả vì sự mưu cần hạnh phúc cho toàn dân, Ngài là một người siêu nhiên tuyệt diệu”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét