Tin mới của Dân trí.
---
28/05/2015 - 00:03
Hà Nam: Đào đất xây bể nước, phát hiện hũ tiền cổ hơn 50 kg
Dân trí Trong lúc đào đất để xây bể nước phục vụ gia đình, anh Hải và nhóm thợ đào phải chiếc hũ sành, khi mở chiếc hũ sành ra thì phát hiện bên trong chứa toàn tiền xu cổ.
Số tiền cổ trên được gia đình anh Lương Mạnh Hải (SN 1976, ở thôn Lảnh Trì, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) phát hiện khi đang đào đất để làm móng bể chứa nước mưa.
Anh Hải cho biết, vào sáng ngày 22/5, anh cùng nhóm thợ đào đất trước khu vườn nhà mình để làm móng bể chứa nước mưa, đến 9h sáng cùng ngày, nhóm thợ đào phải một hũ sành nằm sâu 80cm dưới mặt đất. Do hũ sành này để lâu ngày dưới lòng đất, lại bị lực tác động nên vỡ ra.
Số tiền cổ gia đình anh Hải phát hiện được lên đến 50kg
Sau khi đưa được chiếc hũ lên, anh Hải kiểm tra thấy trong hũ toàn là tiền cổ, số tiền nặng đến hơn 50kg. Toàn bộ số tiền có hình tròn, lỗ vuông, đường kính 2,4 cm, dày 0,1 cm, mặt tiền có chữ Hán. Do để trong lòng đất lâu ngày, nên số tiền này bị bám khá nhiều đất. Tuy nhiên khi rửa sạch, các đồng xu vẫn còn nguyên vẹn và rõ chữ.
Các đồng tiền có hình tròn, lỗ vuông, đường kính 2,4 cm, dày 0,1 cm, mặt tiền có chữ Hán
Do bận công việc nhà nên anh Hải cũng chưa kịp nhờ người xác minh niên đại số tiền trên. Nhưng qua tìm hiểu trên mạng, so sánh với một số hình ảnh, nhận định ban đầu của anh Hải đây là tiền Trung Quốc được đúc từ thời Bắc Tống (năm 960 – 1227).
Khu vực nơi gia đình anh Hải đào được số tiền cổ
Sau khi biết anh Hải đào được tiền cổ, một số người mua thu mua phế liệu đã đến hỏi mua, nhưng anh Hải không bán vì đang chờ xác minh chính xác niên đại của số tiền cổ trên. Anh Hải cũng cho biết cách đây chừng vài năm gần nhà anh có một gia đình đào được rất nhiều tiền xu cổ, nhưng sau đấy gia đình này bán số tiền xu đó cho người thu mua phế liệu.
Đức Văn
---
Tin thêm
II. 2015 ở Hà Nam
Bổ sung 1 (31/5/2015): Bài của Lao Động.
http://laodong.com.vn/xa-hoi/ha-nam-dao-mong-xay-be-phat-hien-chum-chua-hon-50kg-tien-co-330920.bld
I. 2013 ở Vĩnh Phúc
II. 2015 ở Hà Nam
Bổ sung 1 (31/5/2015): Bài của Lao Động.
Hà Nam: Đào móng xây bể, phát hiện chum chứa hơn 50kg tiền cổ
Hơn 50 kg tiền cổ đã được phát hiện khi đào móng làm bể nước
Trong lúc đội thợ đào móng xây bể chứa nước tại nhà anh Lưu Mạnh Hải, thôn Lảnh Trì, xã Mộc Nam (Duy Tiên - Hà Nam) đã vô tình phát hiện một cái chum bằng đất nung thời xưa bên trong chứa rất nhiều đồng xu.
Anh Hải cho biết: “khoảng 9h30 phút sáng ngày 22.5, trong lúc tôi cùng với đội thợ xây đang cặm cụi đào móng để làm bể nước sinh hoạt cho gia đình, đào được khoảng được 80 cm thì bất ngờ phát hiện một chum có màu nâu nhìn thấy bên trong chum có rất nhiều đồng tiền cổ”.
Anh Hải bcầm trên tay mảnh vỡ chum chứa tiền cổ |
Khi đào xong hũ tiền cổ lên, anh Hải đã mang toàn bộ số tiền trong chum đem ra rửa sạch sẽ và mang vào nhà cân, tổng toàn bộ số tiền xu cổ trong chum nặng hơn 50 kg, đủ các loại tiền.
Theo quan sát, số tiền mà gia đình anh Hải đào được có lỗ vuông, hình tròn, dày 10 cm, đường kính 2,4 cm được khắc bằng chữ Hán cổ. Tuy nhiên do thời gian, nhiều đồng tiền cổ bị oxi hóa vẫn còn kết dính vào nhau. Tuy toàn bộ số tiền xu trên được chôn sâu dưới lòng đất khá lâu nhưng vẫn còn nhìn rõ dòng chữ Hán được khắc nổi trên đó.
Tiền cổ đã được rửa sạch |
Một số người dân sống trong xã nghe tin gia đình anh Hải đào được cái hũ có chứa đồng tiền cổ cũng đã tò mò đến tận mục sở thị những đồng tiền cổ đó.
Nơi phát hiện tiền cổ đã được xây thành bể |
Hiện tại, anh Hải đã báo với các cơ quan ban ngành vào cuộc để xác định niên đại của những đồng tiền mà anh phát hiện được.
http://laodong.com.vn/xa-hoi/ha-nam-dao-mong-xay-be-phat-hien-chum-chua-hon-50kg-tien-co-330920.bld
I. 2013 ở Vĩnh Phúc
Tiền cổ ở Văn Tiến, một sưu tập đặc sắc(01/08/2013) | |
Tháng 7/2010 trong khi đào móng xây dựng nhà, ông Đỗ Văn Lượng, thôn Yên Nội, xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc đã phát hiện một hũ tiền cổ. Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành khảo sát tại thực địa và sưu tầm được 40 kg. Tiền được chôn dưới đất, ở độ sâu khoảng 0,6-0,7m, để trong một hũ sành màu nâu xám, đã bị vỡ thành nhiều mảnh. Tiền có hình tròn, lỗ vuông, đường kính 2,2-2,4 cm, dày 0,1 cm, mặt tiền có chữ Hán kiểu chân phương và chữ triện. Do để trong lòng đất lâu ngày, nên một phần nhiều đã bị gỉ xanh, dính lẫn nhiều đất, mờ chữ tuy nhiên căn cứ vào số lượng tiền còn đọc được chúng tôi bước đầu khẳng định sưu tập này rất đặc sắc bao gồm các loại tiền Việt Nam và Trung Quốc có niên đại từ thời Đường (Trung Quốc - thế kỷ VIII đến thời hậu Lê (thế kỷ XVIII), trong số này nổi bật là sưu tập tiền cổ thời Cảnh Hưng (1740-1786) với 8 loại tiền khác nhau. Tiền cổ Việt Nam: Tiền Vĩnh Thọ thông bảo: Thời Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Thọ (1658-1662), mặt tiền có 4 chữ Hán Vĩnh Thọ thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Vĩnh Thịnh thông bảo: Thời Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1720), mặt tiền có 4 chữ Hán Vĩnh Thịnh thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Cảnh Hưng đại bảo: Thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), mặt tiền có 4 chữ Hán Cảnh Hưng đại bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Cảnh Hưng chí bảo: Thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), mặt tiền có 4 chữ Hán Cảnh Hưng chí bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Cảnh Hưng tuyền bảo: Thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), mặt tiền có 4 chữ Hán Cảnh Hưng tuyền bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Cảnh Hưng thông bảo: Thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), mặt tiền có 4 chữ Hán Cảnh Hưng thông bảo ( ) kiểu chữ triện, đọc chéo. Tiền Cảnh Hưng thông bảo: Thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), mặt tiền có 4 chữ Hán Cảnh Hưng thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo, chữ “bảo” ( ) viết giản thể. Tiền Cảnh Hưng trọng bảoT: Thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), mặt tiền có 4 chữ Hán Cảnh Hưng trọng bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Cảnh Hưng cự bảo: Thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), mặt tiền có 4 chữ Hán Cảnh Hưng cự bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Cảnh Hưng chính bảo: Thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), mặt tiền có 4 chữ Hán Cảnh Hưng chính bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền cổ Trung Quốc: Tiền Khai Nguyên thông bảo: Thời Đường Huyền Tông (713-741) mặt tiền có 4 chữ Hán Khai Nguyên thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Thái Bình thông bảo: Thời Tống Thái Tông, niên hiệu Thái Bình (976-984), mặt tiền có 4 chữ Hán Thái Bình thông bảo ( ), kiểu chân phương đọc vòng theo chiều kim đồng hồ. Tiền Thuần Hoá nguyên bảo: Thời Tống Thái Tông, niên hiệu Thuần Hoá (990-994), mặt tiền có 4 chữ Hán Thuần Hoá nguyên bảo ( ), kiểu chân phương đọc vòng theo chiều kim đồng hồ. Tiền Chí Đạo nguyên bảo: Thời Tống Thái Tông, niên hiệu Chí Đạo (995-997), mặt tiền có 4 chữ hán Chí Đạo nguyên bảo ( ), kiểu chân phương đọc vòng theo chiều kim đồng hồ. Tiền Hàm Bình nguyên bảo: Thời Tống Chân Tông, niên hiệu Hàm Bình (998-1003), mặt tiền có 4 chữ Hán Hàm Bình nguyên bảo ( ), kiểu chân phương đọc chéo. Tiền Cảnh Đức nguyên bảo: Thời Tống Chân Tông, niên hiệu Cảnh Đức (1004-1007), mặt tiền có 4 chữ Hán Cảnh Đức nguyên bảo ( ), kiểu chân phương đọc vòng theo chiều kim đồng hồ. Tiền Tường Phù nguyên bảo: Thời Tống Chân Tông, niên hiệu Tường Phù (1008-1016), mặt tiền có 4 chữ Hán Tường Phù nguyên bảo ( ), kiểu chân phương đọc vòng theo chiều kim đồng hồ. Tiền Thiên Hy thông bảo: Thời Tống Chân Tông, niên hiệu Thiên Hy (1017-1021), mặt tiền có 4 chữ Hán Thiên Hy thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc theo chiều kim đồng hồ. Tiền Nguyên Phong thông bảoT: Thời Tống Thần Tông, niên hiệu Nguyên Phong (1067-1085), mặt tiền có 4 chữ Hán Nguyên Phong thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc theo chiều kim đồng hồ. Tiền Hy Ninh nguyên bảo: Thời Tống Thần Tông, niên hiệu Hy Ninh (1067-1085), mặt tiền có 4 chữ Hán Hy Ninh nguyên bảo ( ) kiểu chân phương, đọc theo chiều kim đồng hồ. Tiền Sùng Trinh thông bảo: Thời Minh, niên hiệu Sùng Trinh (1628-1643), mặt tiền có 4 chữ Hán Sùng Trinh thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Thuận Trị thông bảo: Thời Thanh, niên hiệu Thuận Trị (1644-1661), mặt tiền có 4 chữ Hán Thuận Trị thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Khang Hy thông bảo: Thời Thanh, niên hiệu Khang Hy (1662-1722), mặt tiền có 4 chữ Hán Khang Hy thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Lợi Dụng thông bảo: thời Thanh, Trung Quốc do Ngô Tam Quế đúc năm 1694, mặt tiền có 4 chữ Hán Lợi Dụng thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Ung Chính thông bảo: Thời Thanh, niên hiệu Ung Chính (1723-1735), mặt tiền có 4 chữ Hán Ung Chính thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Tiền Càn Long thông bảo: Thời Thanh, niên hiệu Càn Long (1736-1795), mặt tiền có 4 chữ Hán Càn Long thông bảo ( ) kiểu chân phương, đọc chéo. Việc phát hiện sưu tập tiền cổ ở Văn Tiến có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội và sự giao thương buôn bán trên địa bàn phủ Tam Đái xưa trong thời kỳ phong kiến đồng thời góp phần làm phong phú thêm các địa điểm phát hiện cũng như sưu tập tiền cổ Việt Nam, Trung Quốc tại bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH
Cơ quan chủ quản: Sở văn hóa,Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc
Địa chỉ: Số 2 đường Hai Bà Trưng - phường Đống Đa - TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
ĐT:0211.3862.505 * Fax:0211.3847.773 * Email: sovhttdl@vinhphuc.gov.vn * Tổng biên tập: Trần Văn Quang
Giấy phép số: 13/GP-TTĐT ngày: 31/01/2013 của Cục Quản lý Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
http://sovhttdl.vinhphuc.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/noidung/tapchivanhoavinhphuc/Lists/vhttdlvpso3nam2011/&ListId=f66c3ee3-ccd4-4f30-847c-7bf8325d4a8f&SiteId=9f3ee531-a9c6-41dd-8943-1f6e9a358dcf&ItemID=2&SiteRootID=b5596a76-2d31-4937-8e7e-80c266d2563d
0 nhận xét:
Đăng nhận xét