Nữ trí thức Vẹm bị Singapore tạm giữ vì tội trộm đồ siêu thị.
Cơ quan chức năng Singapore vừa tạm giữ một nữ trí thức ở TP. HCM vì nghi ngờ trộm cắp trong siêu thị. Bà đi mua sắm tại siêu thị và cầm một món đồ trị giá khoảng 300 SGD nhưng lại không trả tiền. Nhiều khả năng, bà này sẽ bị đưa ra xét xử tại quốc đảo Sư Tử.
Ăn cắp ở nước ngoài về Việt Nam bán.
Cơ quan chức năng Singapore vừa tạm giữ một nữ trí thức ở TP. HCM vì nghi ngờ trộm cắp trong siêu thị. Theo VTC News, bà này được TP HCM cử đi học ngoại ngữ ngắn hạn tại Singapore. Khi lớp học sắp kết thúc, bà đi mua sắm tại siêu thị và cầm một món đồ trị giá khoảng 300 SGD nhưng lại không trả tiền. Nhiều khả năng, bà này sẽ bị đưa ra xét xử tại quốc đảo Sư Tử.
Vụ việc 5 người Việt Nam ở Thái Lan bị bắt vì ăn cắp các món đồ hiệu trị giá tới hàng trăm ngàn baht (100.000 baht tương đương 3.000 USD) cũng đang gây xôn xao dư luận. Năm người này bao gồm 3 nữ và 2 nam, độ tuổi từ 24 đến 39.
Báo The Nation dẫn lời cảnh sát Thái cho biết, những người này lấy trộm 64 món đồ xa xỉ trong trung tâm mua sắm ở thành phố Chiang Mai rồi bọc chúng lại bằng giấy bạc để tránh sự phát hiện của cổng từ kiểm tra. Dự định sau khi lấy trộm, họ sẽ đem những món này về Việt Nam bán với giá rẻ hơn.
Trước đó, đã có nhiều người Việt ăn cắp bị phát hiện ở nước ngoài khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ. Thậm chí, có trường hợp người Việt có học thức, có vai vế, cũng bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản của người bản xứ.
Cách đây không lâu, 6 người Việt (gồm cả nam và nữ) ăn cắp quần áo hiệu Uniqlo bị cơ quan chức năng Nhật Bản bắt giữ. Nhóm người này đã hơn 100 lần thực hiện hành vi trộm đồ. Khi điều tra về tài khoản của một phụ nữ trong nhóm, cảnh sát phát hiện nhiều giao dịch hàng hóa trị giá tới 10 triệu yên (tương đương 1,9 tỷ đồng). Họ trộm đồ từ nhiều cửa hàng ở những khu vực khác nhau và bán hàng thông qua các trang mạng xã hội.
Điều đáng nói, đây không phải là vụ đầu tiên người Việt ăn cắp ở Nhật bị phát hiện. Hồi đầu năm 2014, một nữ tiếp viên hàng không của Việt Nam cũng bị phía Nhật bắt giữ vì bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.
Vào tháng 12/2013, bốn thanh niên người Việt cũng bị phát hiện đang ăn cắp quần áo, mỹ phẩm tại một siêu thị ở Tokyo. Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo.
Thống kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy, số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại nước này, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Như vậy chỉ trong vòng 4 năm, số người Việt đi chôm chỉa rồi bị bắt giữ tăng gấp 4 lần, chỉ riêng tại Nhật.
Và 6 tháng đầu năm 2013, đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Không chỉ ở Nhật, ở các quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Thái Lan… cũng đã có trường hợp người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản.
Theo báo Thanh Niên Online, cảnh sát Thái Lan ngày 25/3/2013 đã bắt một người Việt bị tình nghi là ăn cắp hơn 200 mặt hàng thuộc loại hàng hiệu ở trong trung tâm hàng thời trang cao cấp Central World, Bangkok. Những mặt hàng này bao gồm quần, áo, mũ, túi xách, được xác định có giá trị hơn 140 triệu đồng.
Tháng 8/2014, cảnh sát Malaysia đã bắt 3 đàn ông người Việt chuyên đột nhập các cửa hàng để ăn trộm. Ba người này được cho là có liên quan đến 9 vụ đột nhập các cửa hàng làm thất thoát hơn 57.000 USD.
Ăn cắp ở nước ngoài về Việt Nam bán.
Cơ quan chức năng Singapore vừa tạm giữ một nữ trí thức ở TP. HCM vì nghi ngờ trộm cắp trong siêu thị. Theo VTC News, bà này được TP HCM cử đi học ngoại ngữ ngắn hạn tại Singapore. Khi lớp học sắp kết thúc, bà đi mua sắm tại siêu thị và cầm một món đồ trị giá khoảng 300 SGD nhưng lại không trả tiền. Nhiều khả năng, bà này sẽ bị đưa ra xét xử tại quốc đảo Sư Tử.
Vụ việc 5 người Việt Nam ở Thái Lan bị bắt vì ăn cắp các món đồ hiệu trị giá tới hàng trăm ngàn baht (100.000 baht tương đương 3.000 USD) cũng đang gây xôn xao dư luận. Năm người này bao gồm 3 nữ và 2 nam, độ tuổi từ 24 đến 39.
Báo The Nation dẫn lời cảnh sát Thái cho biết, những người này lấy trộm 64 món đồ xa xỉ trong trung tâm mua sắm ở thành phố Chiang Mai rồi bọc chúng lại bằng giấy bạc để tránh sự phát hiện của cổng từ kiểm tra. Dự định sau khi lấy trộm, họ sẽ đem những món này về Việt Nam bán với giá rẻ hơn.
Trước đó, đã có nhiều người Việt ăn cắp bị phát hiện ở nước ngoài khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ. Thậm chí, có trường hợp người Việt có học thức, có vai vế, cũng bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản của người bản xứ.
Cách đây không lâu, 6 người Việt (gồm cả nam và nữ) ăn cắp quần áo hiệu Uniqlo bị cơ quan chức năng Nhật Bản bắt giữ. Nhóm người này đã hơn 100 lần thực hiện hành vi trộm đồ. Khi điều tra về tài khoản của một phụ nữ trong nhóm, cảnh sát phát hiện nhiều giao dịch hàng hóa trị giá tới 10 triệu yên (tương đương 1,9 tỷ đồng). Họ trộm đồ từ nhiều cửa hàng ở những khu vực khác nhau và bán hàng thông qua các trang mạng xã hội.
Điều đáng nói, đây không phải là vụ đầu tiên người Việt ăn cắp ở Nhật bị phát hiện. Hồi đầu năm 2014, một nữ tiếp viên hàng không của Việt Nam cũng bị phía Nhật bắt giữ vì bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.
Vào tháng 12/2013, bốn thanh niên người Việt cũng bị phát hiện đang ăn cắp quần áo, mỹ phẩm tại một siêu thị ở Tokyo. Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo.
Thống kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy, số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại nước này, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Như vậy chỉ trong vòng 4 năm, số người Việt đi chôm chỉa rồi bị bắt giữ tăng gấp 4 lần, chỉ riêng tại Nhật.
Và 6 tháng đầu năm 2013, đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Không chỉ ở Nhật, ở các quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Thái Lan… cũng đã có trường hợp người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản.
Theo báo Thanh Niên Online, cảnh sát Thái Lan ngày 25/3/2013 đã bắt một người Việt bị tình nghi là ăn cắp hơn 200 mặt hàng thuộc loại hàng hiệu ở trong trung tâm hàng thời trang cao cấp Central World, Bangkok. Những mặt hàng này bao gồm quần, áo, mũ, túi xách, được xác định có giá trị hơn 140 triệu đồng.
Tháng 8/2014, cảnh sát Malaysia đã bắt 3 đàn ông người Việt chuyên đột nhập các cửa hàng để ăn trộm. Ba người này được cho là có liên quan đến 9 vụ đột nhập các cửa hàng làm thất thoát hơn 57.000 USD.
Xấu hổ khi dùng hàng hiệu xách tay ăn cắp
Tại nước ngoài, không khó để bắt gặp những tấm biển cảnh báo hành vi ăn cắp bằng tiếng Việt tại những nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng,…
Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Sau đó, vào tháng 7/2014, trên mạng xã hội cũng đăng tải bức ảnh chụp biển cảnh báo ăn cắp trong một shop thời trang tại Nhật khiến nhiều người Việt xấu hổ. Bức ảnh được chụp tại một cửa hàng thời trang tại Wako-shi, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Trên tờ cảnh báo có ghi dòng chữ: “Hệ thống camera giám sát đang hoạt động” bằng tiếng Việt.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của một số người Việt.
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài, bởi lòng tham của một số cá nhân.
Trước tình trạng này, nhiều người đã kêu gọi cộng đồng người Việt trong nước không dùng những hàng xách tay mà không rõ nguồn gốc. Việc làm này sẽ bớt được tình trạng ăn trộm, ăn cắp bởi không có người mua, thì việc trộm cắp để bán chui sẽ bị hạn chế dần và biến mất hẳn.
Tại nước ngoài, không khó để bắt gặp những tấm biển cảnh báo hành vi ăn cắp bằng tiếng Việt tại những nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng,…
Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Sau đó, vào tháng 7/2014, trên mạng xã hội cũng đăng tải bức ảnh chụp biển cảnh báo ăn cắp trong một shop thời trang tại Nhật khiến nhiều người Việt xấu hổ. Bức ảnh được chụp tại một cửa hàng thời trang tại Wako-shi, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Trên tờ cảnh báo có ghi dòng chữ: “Hệ thống camera giám sát đang hoạt động” bằng tiếng Việt.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của một số người Việt.
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài, bởi lòng tham của một số cá nhân.
Trước tình trạng này, nhiều người đã kêu gọi cộng đồng người Việt trong nước không dùng những hàng xách tay mà không rõ nguồn gốc. Việc làm này sẽ bớt được tình trạng ăn trộm, ăn cắp bởi không có người mua, thì việc trộm cắp để bán chui sẽ bị hạn chế dần và biến mất hẳn.
Những bức ảnh gây chấn động về sự xấu xí của một số người Việt
By on May 22, 2015
Ăn cắp, buôn bán hàng cấm, lấy đồ ăn quá dư thừa trong những buổi tiệc buffet cho đến sự tranh giành, chen lấn hay đổ rác bừa nơi công cộng… những hành động của một số ít đã đã làm xấu mặt người Việt trên nhiều nước bạn.
Ngày 15/5 vừa qua, tại khu vực Lyublino, nơi tập trung đông người Việt ở Moscow, cảnh sát đã bắt được 2 công dân VN đang có ý định tiêu thụ đầu của một con hổ Amur, một loài vật quý trong Sách Đỏ. Hai đối tượng cố chống cự song đã bị khống chế và còng tay vào hàng rào của khu chợ Lyublino. Hai người đàn ông này bị bắt đúng lúc họ định bán đầu một con hổ Amur qua quảng cáo trên báo. Ảnh: msk.kp.ru
Tháng 4/2014, Nippon TV (Nhật Bản) đã đưa tin kèm đoạn video quay tại hiện trường cảnh 2 nghi phạm người Việt bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi ăn cắp mỹ phẩm tại một cửa hiệu ở tỉnh Kagawa. Theo bản tin của Nippon TV, 2 nghi phạm nói trên (nam giới, 23 tuổi và 25 tuổi) bị cảnh sát Nhật bắt khi đang cố gắng chạy trốn. Hai nghi phạm này thuộc nhóm 5 người Việt Nam bị cảnh sát Nhật theo dõi từ tháng 12/2013 vì hành vi ăn trộm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại các nhà thuốc ở 2 thành phố Muragame và Mitoyo, tỉnh Kagawa. Ảnh: TNO
Hình ảnh được cư dân mạng chia sẻ mới đây, được cho là chụp tại Wako-shi, Nhật. Ảnh: Internet
Tấm biển cảnh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản này được cư dân mạng cũng như truyền thông đưa lại rất nhiều lần. Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu… thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. Ảnh: Internet
Câu chuyện cái ô của bác Gen cũng gây chấn động một thời trên mạng. Chuyện rằng bác Gen Kitagawa đến Trường Nhật ngữ An Narimasu với chiếc ô của mình. Đến khi bác về, trời mưa, bác không tìm thấy chiếc ô ở nơi bác để nó – góc riêng cho mọi người để ô ở trường. Bức xúc, bác Gen viết một mẩu giấy, dán ở nơi để ô, nội dung: “Bác Kitagawa ghét HS VN vì có người lấy cái ô của bác!”.
Hàng loạt người xông vào… kết bạn với bác Gen Kitagawa để xin lỗi và bày tỏ sự xấu hổ của người Việt khi trong cộng đồng Việt Nam lại có người xấu đến mức trộm cả cái ô của bác. Có người kêu gọi ai đã lấy ô của bác nên mang trả lại để rồi sau đó thêm nhiều người xót xa khi chẳng có chiếc ô nào được trả về. Chỉ một số ít người đặt câu hỏi với bác Gen Kitagawa về cơ sở khiến bác kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác. Không chứng minh được, bác Gen đã ngỏ lời xin lỗi trên trang cá nhân, tháo bỏ mẩu giấy của mình và thay bằng một mẩu giấy khác…
Nội dung mẩu giấy mới: “Kẻ lấy cái ô của bác ở đây chắc sung sướng không bị ướt. Mầy vui mừng thì cười lên đi. Trong lúc mầy cười tao phải khóc mà!”. Không kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác nữa, nhưng bác Gen vẫn viết bằng tiếng Việt.
Thêm một cảnh báo khác ở Nhật: Tuyệt đối không lấy ô và giày của người khác để dùng”. Ảnh: Internet
Không chỉ ở Nhật Bản, mà Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt. Ảnh: Internet
Bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: ‘Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)’. Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc. Ảnh: Internet
Một bức ảnh khác cảnh báo tiếng Việt về thói vứt rác bừa bãi của người Việt ở Hàn Quốc. Ảnh: Internet
Bức ảnh được cho là chụp ở Lào, cảnh báo thói đi vệ sinh bừa bãi bằng tiếng Việt. Ảnh: Internet
Tấm biển với dòng chữ tiếng Việt chưa chuẩn cú pháp dành nhắc nhở những người thiếu ý thức khiến bao người Việt nhìn thấy phải cúi đầu xấu hổ. Ảnh: Internet
Những hình ảnh tranh giành đồ ăn, lấy đồ ăn nhiều vô tội vạ cũng gây tai tiếng cho người Việt. Ảnh: Internet
Tại Thái Lan… Ảnh: Internet
Tại Singapore… Ảnh: Internet
tại Lào. Ảnh: Internet
Trong cuộc sống, đôi khi chính những hành động của người lớn đã vô tình dạy con trẻ những điều xấu. Như người mẹ này, thản nhiên lấy rau câu đút cho con ăn trong siêu thị. Ảnh: Phunuonline
Một người mẹ khác vô tư lấy sản phẩm của siêu thị (ở Saigon) cho con giấu vào túi áo. Liệu chị có dạy đứa trẻ kiềm chế được lòng tham khi nhìn thấy món đồ mình thích? Ảnh: Phunuonline
Theo Vietnamnet
3.000 thiếu niên Việt Nam bị đưa sang Anh làm nô lệ
Ảnh chụp đăng trên báo The Guardian nói về số phận của các thiếu niên Việt Nam và nạn buôn người (Martin Godwin /guardian.co.uk)
Trung bình mỗi tháng, có khoảng 30 thiếu niên Việt Nam sang Anh Quốc qua các đường dây nhập cảnh bất hợp pháp. Các nạn nhân nô lệ mới bị cưỡng bách lao động trồng cần sa, giúp việc nhà hay rơi vào các tổ chức mãi dâm. Những con mồi béo bở này mang về cho các tổ chức xã hội đen khoảng 75 triệu bảng Anh.
Trong một bài điều tra dài đăng vào ngày hôm qua 23/05/2015, báo The Guardian cho biết đã gặp nhiều nhân chứng từ những người trong cuộc cho đến giới hoạt động nhân quyền. Ít nhất khoảng 3.000 lao động nhập cư người Việt Nam đến Anh từ lúc còn là trẻ thơ qua các đường dây tội ác.
Trung bình, mỗi trẻ em phải trả cho đường dây buôn người khoảng 25.000 bảng Anh để được đưa qua châu Âu và cuối cùng vượt biển Manche sang Anh Quốc. Để trả số nợ này, các trẻ em bất hạnh phải làm việc như nô lệ trong các ngôi nhà trồng cần sa, tiệm làm móng tay, xưởng may quần áo, giúp việc nhà hoặc làm nghề bán dâm.
Giới hoạt động nhân quyền cảnh báo chính phủ Anh Quốc là các băng đảng người Việt đang tuyển mộ và sử dụng trẻ em cho các hoạt động tội ác khác như buôn súng lậu, chế tạo thuốc kích thích và mãi dâm.
Theo ông Philip Ishola, cựu giám đốc Hiệp Hội Chống Buôn Người tại Anh Quốc, hiện có khoảng 3.000 trẻ em Việt Nam bị các băng đảng người Việt bóc lột. Còn theo Parosha Chandran, chuyên viên Liên hiệp quốc về nạn buôn người, con số này có thể cao hơn gấp bốn lần số liệu chính thức, lên tới 13.000 trẻ em Việt Nam tại Anh.
Một nhân chứng tên Hiền, trong bài báo của The Guardian kể lại em bị một người tự xưng là chú bắt đi lúc em lên năm tuổi. Sau 5 năm trôi nổi ở châu Âu, em qua tới Anh. Trong vòng nhiều năm dài, Hiền phải làm việc nhà, nấu ăn, giặt giũ cho một nhóm người Việt, thường bị chủ nhân đánh đập, ép uống rượu cho say và làm nhiều chuyện khác mà em “không thể nóira”.
Trong thời gian này, Hiền gặp nhiều trẻ Việt Nam khác mà theo lời kể của những em bé này thì các em phải đi làm “để trả nợ cho gia đình”. Hiền đã bị bắt trong một vụ đột kích của cảnh sát Anh vào một “nông trại” trồng cần sa của các đường dây người Việt.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150524-3000-thieu-nien-viet-nam-bi-dua-sang-anh-lam-no-le/
Đường nghìn tỷ ở Sài Gòn tiếp tục lún sâu gần 30 cm
Dù nhiều lần nâng cấp sửa chữa nhưng đoạn đường Mai Chí Thọ tại ngã tư Lương Định Của (quận 2) vẫn sụt lún tạo nên những đoạn sống trâu , gây nguy hiểm cho phương tiện qua lại.
Đường nghìn tỷ tại TP.HCM tiếp tục lún, trồi nhựa
Mặc dù được nâng cấp nhiều lần, đoạn Mai Chí Thọ giao cắt với Nguyễn Thị Định thuộc đại lộ Đông Tây (quận 2, TP.HCM) vẫn xảy ra tình trạng sụt lún, nhựa trồi lên từ 15-20 cm
Dọc đại lộ Mai Chí Thọ (tên cũ là đại lộ Đông Tây) và đường Đồng Văn Cống (tên cũ là tỉnh lộ 25B) xuất hiện nhiều rãnh sâu, có đoạn sâu hơn 30 cm khiến xe container, xe tải, ôtô du lịch gầm thấp qua lại rất khó khăn, dễ xảy ra va quệt khi chuyển làn. |
Có đoạn mặt đường tạo thành những cái hố sâu, nhựa trồi lên gần đụng cả gầm xe ôtô loại 4 chỗ |
Nhiều chỗ bị lún, lớp bêtông nhựa trồi lên khiến mặt đường nham nhở khiến các phương tiện bị xóc rất mạnh khi đi qua. |
Các rãnh lún này chia cắt mặt đường thành những làn khác nhau. Nhiều xe 4 chỗ không thể di chuyển ở những rãnh này vì lo bị chạm gầm. |
Thậm chí, những hố, rãnh sâu còn làm lạc tay lái của những lái xe chưa quen cung đường này. |
Tại hội thảo "Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa" tổ chức tại TP.HCM, kỹ sư Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM cho biết, mặt đường Mai Chí Thọ bị lún là do bê tông nhựa không đạt chuẩn. |
Dòng xe container chạy ngày đêm ra vào cảng Cát Lái kiến cho mặt đường ngày càng hư hại nghiêm trọng. " Sau 22 giờ mỗi đêm, nhiều xe tải, container chở sắt cuộn, gỗ; bột... thường xuyên chở quá tải, có xe thường xuyên chở trên 60 tấn", một CSGT cho biết. |
Các sống trâu trên mặt đường nhiều khi khiến người đi xe máy lạc tay lái, rất dễ xảy ra tai nạn do va quẹt với các phương tiện đi cùng chiều. |
Nhiều tài xế cho biết, mỗi lần di chuyển trên hai tuyến đường này là mỗi lần họ phải toát mồ hôi, hai mắt luôn căng lên vì phải quan sát đoạn đường phía trước để tránh ổ gà, ổ voi. |
Đại lộ Mai Chí Thọ (đại lộ Đông Tây cũ, đoạn từ đường Đồng Văn Cống đến nút giao Cát Lái) được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010. Sau thời gian ngắn đã xảy ra tình trạng sụt lún, trồi nhựa, nặng nhất vào tháng 5/2012. Đến nay chủ đầu tư đã 5 - 6 lần sửa chữa nhưng vẫn tiếp tục lún nặng. Là tuyến huyết mạch để các phương tiện vào cảng Cát Lái hay qua cầu Phú Mỹ về Miền Tây nhưng việc sụt lún, xuống cấp trầm trọng khiến con đường này trở thành nỗi sợ hãi của cánh lái xe. Đã có nhiều tai nạn xảy ra ở tuyến đường này. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét