LỄ HỘI ĐÈN HOA SEN NAM HÀNLễ hội đèn lồng hoa sen là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul. Lễ hội năm nay còn có sự hiện diện của lãnh đạo Phật giáo hơn 20 quốc gia đến dự Hội Nghị Hòa Bình Thế Giới và Thống Nhất Nam-Bắc Hàn, trong đó có phái đoàn của Phật giáo Việt Nam. Chúng tôi tới Nam Hàn ngay vào dịp lễ Phật Đản. Phật đản vẫn được coi là ngày quốc lễ, ngày lễ quốc gia. Dân Đại Hàn tưng bừng mừng lễ Phật đản mặc dầu hiện nay số phần trăm tín hữu Tin Lành và Thiên Chúa giáo La Mã cộng lại ở Nam Hàn đã vượt trội số Phật tử. Buổi tối hôm nay ngày 19 tháng 5 năm 2012, chúng tôi đi “rước đèn” dự lễ Hội Đèn Hoa Sen hay Liên Đăng Hội, Yeon Deung Hoe (Lotus Lantern Assembly hay Festival). Phật tử tụng kinh cầu nguyện trong buổi lễ. Các Tăng sĩ chuẩn bị cho lễ diễu hành. Một Phật tử mang y phục truyền thống chuẩn bị cho lễ diễu hành. (Kim Hong-Ji/Reuters) Đoàn Phật tử Việt Nam diễu hành. Đèn lồng hình hoa sen, loài hoa biểu trưng cho sự thanh tịnh theo Phật giáo Lồng đèn có chữ Phật Tại chùa Bongeunsa có triển lãm lồng đèn và dậy cách làm lồng đèn bằng giấy bản Đại Hàn Hanji này. Mỗi chiếc đèn với giá cúng dường tối thiểu 20 Mỹ kim. Cũng xin nói thêm, nếu muốn, ta có thể mua đèn treo thường trực ở các ngôi chùa để cầu nguyện, cầu xin, tạ ơn, làm phước… với một giá nào đó tùy theo loại đèn. Ngày rằm, mùng một, ngày lễ hội đèn được nhà chùa thắp lên. Hình thức cúng dường này là một cách gây quĩ cho chùa rất đáng nên làm. Các chùa Việt Nam nên bắt chước. Trước là cúng dường, trang trí chùa, sau là gây quĩ. Ngoài ra cũng có hội chợ Phật giáo với hàng trăm gian hàng với sự tham dự của Phật giáo Đại Hàn và của nhiều nước trên thế giới. Chưa bao giờ chúng tôi dự một lễ rước đèn Phật đản vĩ đại như thế này. Buổi lễ qui tụ tất cả các giáo phái, chùa chiền, thiền viện của Phật giáo trên toàn cõi Nam Hàn và thế giới. Bắt đầu vào lúc 8 giờ tối, phát xuất từ sân vận động Đại Học Phật giáo Đông Quốc (Dongguk) đi qua khu Đông Đại Môn (Dongdaemun) tới chùa Jogyesa (조계사), ngôi chùa chính của giáo phái lớn nhất Nam Hàn hiện nay. Một dòng trường giang đèn và xe hoa. Một biển người, ước tính là có trên 300.000 người tham dự đêm nay. Lồng đèn thiên hình vạn trạng, muôn mầu muốn sắc. Mỗi chiếc đèn mang một tâm hồn và ý nghĩa riêng. Lễ Đèn Hoa Sen minh họa đủ mọi mặt của Phật giáo nói chung nhưng nhất là của Phật giáo Đại Hàn. Mầu sắc Phật giáo Đại Hàn khác biệt với Phật giáo ở các nơi khác. Lễ Hội Đèn Hoa Sen dĩ nhiên đèn hoa sen là chủ điểm. Hoa sen đủ mầu, đủ sắc.\ Đủ loại hoa sen: Hoa sen búp Hoa sen hé nở Hoa sen mới nở Hoa sen nở rộ, mãn khai đài hột sen Lá sen Dĩ nhiên nhân mùa Phật Đản, lễ Đèn Hoa Sen phải minh họa diễn tả lại sự tích, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ lúc hoàng hậu Maya nằm mơ thấy con voi trắng rồi thụ thai ngài. lúc mới sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni (ảnh của tác giả). Cho tới khi ngài nhập nát bàn. Dĩ nhiên với nhiều vị Phật khác, Phật đi với Rồng ứng với tượng Nước (ảnh của tác giả) Phật đi với voi ứng với tượng Gió, không gian và các Bồ Tát, La Hán, Thần Hộ Pháp, Tứ Thiên Vương khác… . Các linh vật liên hệ với Phật giáo thế giới và Phật giáo Đại Hàn . Voi Phương Rồng Phượng Rồng trắng Cá hóa long Nghê Sư tử Dĩ nhiên cũng phải có những xe hoa minh họa giáo lý, triết thuyết Phật giáo. Tiêu biểu nhất là câu nói “Ta là Phật đã thành, người là Phật chưa thành”. Dĩ nhiên lễ hội Đèn Hoa Sen mang đậm mầu sắc văn hóa Phật Giáo Đại Hàn như thấy qua các màn trình diễn văn hóa dân tộc Đại Hàn của các tham dự viên và của các tăng ni. Những trang phục cổ truyền Đại Hàn gọi là Hàn Phục (Hanbok) (Hanbok; bok biến âm với Hán Việt phục, với Việt ngữ bọc là lớp bao, bao bọc. Áo quần là lớp vỏ bọc che thân. Theo b=v, ta có bọc = vóc, một thứ vải; vải vóc). của phái nữ: của phái nam của vua chúa Ca vũ nhạc dân tộc. Hiển nhiên không thể không có vũ nhạc trống đặc thù pangut của Đại Hàn liên hệ với đồng bóng (Sự Tương Đồng Giữa Cổ`Sử Đại Hàn với Cổ Sử Việt). “Bốc đồng” 2015 |
About Unknown
Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
Bài viết liên quan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét