NHỮNG NÉN NHANG LÒNG TƯỞNG NHỚ MỆ NỘI TÔI - CỤ ĐOÀN THỊ DIỆP - NHÂN NGÀY KỴ 13/3/ẤT MÙI
Nhà báo Lê Quang Vinh
Hôm nay, ngày 13/3/Ất Mùi – Đúng 59 năm Mệ Nội tôi – Cụ Đoàn Thị Diệp, bị đại họa Cải cách ruộng đất gây nên cái chết rất thảm thương (13/3/Bính Thân – 23/4/1956). Từ đó, ngày này là Ngày Kỵ (giỗ) Mệ thường niên. Đám tang cụ ngày đó được tôi kể lại trong bài “ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI , NGHỊCH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT”: “Đám tang không có lấy một nén nhang, ngọn nến để đốt, may mà có ánh trăng. Đã là “mười ba” âm, nên trăng khá đầy và sáng. Dưới ánh trăng, Mự tôi thở hổn hển cùng những người đàn bà già và mấy chị yếu ớt, chân mọi người như ríu lại bước thấp bước cao, lê đi rất khó nhọc trong đám đưa thê lương...”. Sau khi “Quà Tặng Xứ Mưa” đăng lên (ngominh | 16 May, 2014, 09:03 | VĂN |) - từ đó đến nay (9 giờ 48’, ngày 1/5/2015) đã có 7313 lượt bạn đọc vào truy cập và 28 ý kiến phản hồi. Bản đăng chuyên mục "TRIỂN LÃM" CCRĐ CỦA QUÀ TẶNG XỨ MƯA (4) ngominh | 12 Sep, 2014, 08:04 , cũng thu hút tới cả ngàn lượt bạn đọc truy cập (9 giờ 55’, ngày 1/5/2015, có 927 lượt người (927 Reads) và 13 ý kiến phản hồi. Nội dung các ý kiến phản hồi của bạn đọc, hầu hết là bày tỏ sự cảm thông, thương xót cho số phận Mệ Nội tôi và phẫn nộ trước những con người làm nên thảm họa CCRĐ, cao điểm là vào những năm 1954 – 1956. Cảm tạ tấm lòng của bạn đọc gần xa, có người là con cháu, bà con họ hàng, người quen - hầu hết là những người chưa có quan hệ gì với gia đình tôi; Lê Quang Vinh đề nghị QTXM đăng lại một số ý kiến bạn đọc của bài báo “ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI , NGHỊCH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT”. Đây là những nén nhang lòng của tất cả chúng ta tưởng nhớ những nạm nhân thảm khốc của CCRĐ, cũng là riêng đối với Mệ Nội tôi trong ngày Kỵ của Cụ.
ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI , NGHỊCH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
ngominh | 16 May, 2014, 09:03 | VĂN | (7313Reads)
[2] Không nên quên quá khứ
Những chuyện quá đau lòng đến rỉ máu như vậy cũng rất nên được nhắc lại để biết được mình quá ấu trĩ, tin tưởng quá đáng vào thằng Tàu đó thôi. Giá không bị mắc mưu đó thì Việt Nam ta bây giờ cũng đã đổi khác nhiều. May mà sau 1975, miền Nam không phải gặp lại sai lầm, tai hại đó. Giờ chúng ta phải cảnh giác cao độ, căm thù kẻ thù xâm lược, để cùng nhau đoàn kết, thương yêu nhau, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc, kiên quyết đáng đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ của nước ta.
[góp ý]| Viết bởi Hồ Đình Khai |16 May 2014, 11:27
[3] Cải cách ruộng đất
Người miền nam chưa biết cãi cách ruộng đất kiễu này, chi biết luật người cày có ruộng thời TT Nguyễn Văn Thiệu, phải viết lại cho mọi người được biết.
[góp ý]| Viết bởi Duy Nguyen |16 May 2014, 12:06
[5] Chuyện cũ nên kể
Mệ của anh còn có cỗ áo quan, vậy là cụ còn có phúc lớn. Tôi quê Hải dương nghe cha, mẹ, anh chị kể lại còn tang thương hơn nhiều! Nhà tôi cũng có mấy anh chị chết đói mà không có cỗ áo chỉ bó chiếu khênh đi, lúc lấp có cái cánh cửa để lên mặt hố. Mấy anh chị con bác tôi phải đi ăn mày ở chợ Trại bên sông Luộc giáp Thái bình nhờ phúc ấm tổ tiên vẫn còn sống đến ngày nay. Mẹ tôi kể những buổi bị lùa đi đấu tố hãi đến già vì không biết lúc nào đến lượt mình. Bác cả tôi bị bác dâu thứ tố điêu hiếp bà ba lần, ông là nhà nho kháng chiến liền bảo bà nhầm rồi thực ra là bẩy lần cơ. Rồi ông còn bị mấy đứa cháu con em gái nuôi lớn khôn vì mồ côi, dựng vợ, gả chồng, cho ruộng làm ăn, thế mà chúng tố là bóc lột ông uất quá tự tử mà không được. Ông bị xử bắn nhưng nhờ có con là liệt sĩ chống Pháp ở đường số 5, ông thoát chết khi đã bị bịt mắt! Sau ông sống nhưng bị trầm cảm hầu như không nói năng gì! Có câu chuyện sau này ông anh con bà cô đã tố, thấy ông đi tù về có mua chục bánh đa tráng vừng đến chơi ông mới thấy vào cổng đã sụp xuống lạy mà rằng:Tôi lạy ông! nếu ông còn thương tôi thì ông đừng nhận tôi nữa kẻo tôi sẽ bị bắn lần nữa! Tay này về sau nghe nói mổ chết không người vuốt mắt và chân tay co quắp, người liệm hãi đến phát khiếp. Bố tôi địa chủ kháng chiến chống Pháp cũng bị xử tù 10 năm,sau 8 năm được tha về và đẻ thêm tôi năm 1965. Nhà cửa, ruộng nương, bát đĩa nồi niêu, giường ghế tịch thu hết! Chỉ còn hai bàn tay trắng! Nhưng nhờ phúc ấm tổ tiên anh em chúng tôi còn lại giờ đều khá cả. Nhưng đúng như anh nói, cái mất về những người bị giết chỉ là nhỏ mặc dù họ là những người con ưu tú của dân tộc, cái mất lớn nhất là văn hóa, luân thường, đạo lý, giường cột nước Việt bị bắn phá tới tận gốc rễ, hầu như di hại cho tới tận bây giờ chưa hết vì tôi cứ suy từ dòng họ nhà mình ra thì biết! Chuyện kể ra thì nhiều lắm! Cho nên nếu chúng ta suy ngẫm, kết nối từ bấy đến giờ sẽ thấy tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh là đáng được tiếp nối nếu muốn nước mình cường thịnh!
[góp ý]| Viết bởi Phùng |16 May 2014, 13:11
[6] Ai?
Nhung ma AI da ruoc tu Tau ve va thuc-hien tren dat nuoc ta !?
[góp ý]| Viết bởi Van Ha |16 May 2014, 13:35
[8] Thời mông muội
Thời CCRĐ ở làng tôi "làng Chi Phong, Thư Trì, Thái Bình" hầu hết những người con ưu tú, những người biết quản lý, là lực lượng làm ra của cải cho xã hội đều bị quy là địa chủ cường hào ác bá, con tố cha, vợ tố chồng xã hội đảo lộn. Kẻ ngu dốt thì làm lãnh đạo, hậu quả để lại thật kinh khủng. Cho đến cách đây mấy năm trong hồ sơ xin việc làm cũng phải đưa vào lý lịch thành phần "bần cố nông"
Vậy những người xưng là đội ngũ tiên phong kia, nắm quyền lãnh đạo đất nước thuộc dạng nao??
Vậy những người xưng là đội ngũ tiên phong kia, nắm quyền lãnh đạo đất nước thuộc dạng nao??
[góp ý]| Viết bởi Vũ Sự |16 May 2014, 18:18
[10] ám ảnh
Hơn 30 năm trước tôi đã không vượt qua được ám ảnh về tội ác CCRD nên đã chia tay mối tình đầu trong nước mắt. Người yêu tôi là con út của 1 thành viên đội cải cách từng dùng đòn gánh đập sẩy thai người con dâu của 1 gia đình bị quy oan địa chủ. Mấy mươi năm rồi nhưng mỗi lần về quê tôi đến thăm, người yêu tôi vẫn bưng mặt khóc đau đớn. Khi viết những dòng này nước mắt tôi cũng rơi. Tôi cứ trăn trở mãi, không biết vì sao từ khi có CS thì con dân bị chết oan khuất nhiều như thế?
[góp ý]| Viết bởi QM |17 May 2014, 08:36
[11] Cương lĩnh đảng đã quyết như thế
Cương lĩnh của đảng CS Việt Nam lấy "Đấu Tranh Giai Cấp" làm nòng cốt, từ 1930 tới nay điều này không thay đổi. Đảng CS Việt nam áp dụng "Đấu Tranh Giai Cấp", lúc mạnh bạo, lúc nới tay, nhưng bản chất cho tới bây giờ vẫn không thay đổi.
Đảng CS Việt nam đã hoàn thành mục tiêu của đảng trong CCRD là cướp ruộng dất và triệt tiêu các giai cấp có thể cản trở những toan tính của đảng. Những thú nhận sai lầm chỉ để xoa dịu tình hình vào lúc đó mà thôi. CCRD dù là tổn thất mất mát tang tóc lớn lao cho dân Việt, nhưng CCRD là một thắng lợi lớn lao của đảng CS Việt Nam.
[góp ý]| Viết bởi Phạm Vân |17 May 2014, 10:34
[12]
Không cải cách ruộng đất thì không phải là cộng sản.
[góp ý]| Viết bởi Bác Ba Phi |17 May 2014, 11:49
[13] Kính gửi Anh Lê Quang Vinh nhân đọc bài "Đám tang mệ nội tôi"
Đọc bài của Anh làm cho em bùi ngùi,trào dâng một nỗi nhớ quê, nhớ nhà. Ngôi nhà ấy Bố Mẹ em đã nuôi tám anh em ăn học trưởng thành và sống nơi các thành thị xa quê, giờ đây Bố tôi lại đìu hiu một mình bám trụ không chịu rời xa quê hương, rời xa ngôi nhà ấy. Khi còn nhỏ cũng đã nghe Bọ Mạ tôi kể về những người bà con bị đấu tố, đến bây giờ trên các đố cửa còn in rõ vết của các câu khẩu hiệu ủng hộ cải cách ruộng đất. Đọc về cái chết của Mệ, nhớ lại cái chết của Mẹ tôi cũng trong ngôi nhà ấy, đó là những ngày nước lũ ngập sâu chưa từng có, từ Hà Nội về đến Ba Đồn tôi phải thuê hẳn một tàu đánh cá xa bờ vào đến tân bìa làng và đi xuồng vào tận cổng nhà, nhưng Mạ tôi rất kiên cường,phải chờ sau hai ngày nước rút và trời hửng nắng Mạ tôi mới mất và khi đó các Con đã về đông đủ, chắc cũng được Mệ Bộ phù hộ mới được trọn vẹn như vậy. Với lòng tiếc thương Mạ vô hạn tôi có làm một bài điếu, nếu được thì Anh bảo với chủ trang web cho đăng nhé.
Quay lại chuyện địa chủ, chắc Anh còn nhớ đối diện bên kia đường là nhà ông Cháu trí. Bố tôi kể rằng hồi đó ông cháu trí nghèo cù bơ cù bất nên được vào đội đấu tố. Ông cháu Trí có đứa con dâu là người Quảng Lộc, họ hàng nhà mình. Tôi còn nhớ có một lần khi còn là sinh viên đại học BKHN về nghỉ hè, đầu hôm ăn xong ra cổng ngắm trăng, Mệ cháu Trí lúc đó đang rửa ở giếng cạnh đường, nghe Mệ cháu Trí chửi con dâu đồ con nhà địa chủ, tôi nói lại"Bác nói thế chứ nhờ nòi giống địa chủ mà Mẹ cháu nuôi cả nhà cháu đi học đại học đấy", Bác ấy nổi giận bảo "thằng Cu, mày nói thế mà không sợ à", tôi bảo "sợ gì hả bác mà cháu còn là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đấy". Bác ấy bảo tổ cha mi rồi đi vào nhà.
Quay lại chuyện địa chủ, chắc Anh còn nhớ đối diện bên kia đường là nhà ông Cháu trí. Bố tôi kể rằng hồi đó ông cháu trí nghèo cù bơ cù bất nên được vào đội đấu tố. Ông cháu Trí có đứa con dâu là người Quảng Lộc, họ hàng nhà mình. Tôi còn nhớ có một lần khi còn là sinh viên đại học BKHN về nghỉ hè, đầu hôm ăn xong ra cổng ngắm trăng, Mệ cháu Trí lúc đó đang rửa ở giếng cạnh đường, nghe Mệ cháu Trí chửi con dâu đồ con nhà địa chủ, tôi nói lại"Bác nói thế chứ nhờ nòi giống địa chủ mà Mẹ cháu nuôi cả nhà cháu đi học đại học đấy", Bác ấy nổi giận bảo "thằng Cu, mày nói thế mà không sợ à", tôi bảo "sợ gì hả bác mà cháu còn là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đấy". Bác ấy bảo tổ cha mi rồi đi vào nhà.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Công Minh |17 May 2014, 14:46
[14]
Trong cai-cach ruong dat, ben canh DCS co co-van Tau chi-dao- Tai sao lai phai nhu the!? De tao nen thanh-cong va chiem-doat quyen-luc, dang CS VN da biet loi-dung suc-manh cua tang lop nhan-dan ngheo nhat cua xa-hoi...Dieu do cho thay dang CS da biet dung "phuong-tien" de dat duoc muc-dich...va sau cai-cach ruong dat, thi bat nong-dan vua co chut ruong dat duoc chia phai vao Hop-tac-xa. Cuoi cung dung la "so-huu toan dan" nhu hom nay!
[góp ý]| Viết bởi Van Ha |17 May 2014, 23:37
[16]
Ngô Minh vẫn không lớn lên được vì đắm đuối trong hận thù khi sự việc đã qua ngót 60 năm và đã có sự nhìn nhận sai lầm, xin lỗi từ Nhà nước. Mới biết, hòa giải dân tộc khó nhường nào!
[góp ý]| Viết bởi Mõ Làng|18 May 2014, 20:33 (Chú thêm của LQV: Ý kiến này không định đưa vào làm gì, vì nó quá lạc lõng; nhưng mấy góp ý của bạn Vũ Luận, Van Ha...có sự "liên quan" nên mới copy vào).
[17] nhỏ như trái nho
Có thật là Mõ Làng không hiểu ý nghĩa của bài viết của bác Lê Quang Vinh và lời tựa của Ngô Minh ?
Bác Lê Quang Vinh và bác Ngô Minh muốn nhấn mạnh đến bài học quan hệ với “đồng chí” Trung Quốc và tai hại do “đồng chí” Trung Quốc đem lại. Bài học đó dù cũ 60 năm hay cũ 600 năm cũng cần nhắc lại để chúng ta không tái phạm lại những sai lầm như thời ấy.
Các bác Lê Quang Vinh và bác Ngô Minh lớn và thâm thuý. Đầu óc nhỏ như trái nho thì mới không hiểu ý các bác.
[góp ý]| Viết bởi Vũ Luận |18 May 2014, 22:16
[19]
Người ông nội là một địa chủ. Ông sinh ra một người con trai được ba tuổi thì người con trai bi tai nạn mù mắt. Vì đứa con trai là con địa chủ cho nên lớn lên vẫn lấy được cô vợ xinh đẹp nết na. Hai vợ chồng sinh được ba người con, hai gái và một trai. Ông nội địa chủ già cả gần đất xa trời nên sang tên đất đai tài sản cho đứa con trai mù rồi mất. Đứa con trai mù trở thành địa chủ. Cải cách ruộng đất (1953- 1956) ông không bị bắn chết nhưng bị tịch thu toàn bộ tài sản rồi bị đẩy cả gia đình khốn khổ ra ngoài đường.Bà vợ xinh đẹp của lão địa chủ mù kiếm được tý gì thì nhường nhịn cho chồng con còn mình thì đói đến suy kiệt mà chết khi đứa con trai tròn ba tuổi! Lão địa chủ mù không thể mù hơn được nữa. Ông đã làm đủ thứ nghề như đan giỏ, đan rổ rá, ông đan cả ban ngày lẫn trong đêm tối, ông đi đơm đó bắt cua tôm cá ra ngồi chợ bán và cả đi giã bột thuê để nuôi ba đứa con thơ dại... Khi lớn hơn một tý đứa con trai dắt lão địa chủ mù đi ăn xin trong thiên hạ còn hai đứa con gái đi ở đợ cho người ta. Đứa con trai của lão địa chủ mù tuy sống trong nghèo khó nhưng lớn lên anh vẫn học hết cấp ba. Vì thành phần địa chủ nên khi học xong cấp ba anh không được đi học tiếp, thậm chí muốn đi bộ đội cũng không được đi! Anh đành phải đi dân công hỏa tuyến để được ra phía chiến trường. Đứa con trai người địa chủ đó là người bạn học cùng lớp 8c trường cấp3 Nam đan1 của tôi. Chúng tôi đã xa nhau bốn mươi sáu năm. Được một số bạn bè giới thiệu blog của tôi anh đã vào đọc thơ và gửi tin nhắn như sau:
"Anh đọc thơ em suốt cả chiều
Ngỡ rằng lục thập bóng liêu xiêu
Đâu biết thơ còn mềm như luạ
Vẫn nhớ thương hoài vẫn cứ yêu"
Chúng tôi đã gặp lại nhau ngày 3/3 vừa qua sau bốn mươi sáu năm xa cách. Tuy nhiên bây giờ anh không dắt bố đi ăn xin như trước nữa. Bố anh đã mất năm 1966 trong đói khổ. Còn anh bây giờ đã là một người rất thành đạt và khá giả.
[góp ý]| Viết bởi Hoa Hong 52 |19 May 2014, 06:21
[22] Cảm xúc về bài báo của Nhà báo LQV
Trong tình hình thời sự của đất nước hiện nay Nhà báo Lê Quang Vinh đã cảnh tỉnh Ban Lãnh đạo đất nước và nhắc nhở người dân về bài học cay đắng của dân tộc đang có nguy cơ lập lại. Bài báo là 1 vũ khí mạnh mẽ góp phần bảo vệ đất nước.
[góp ý]| Viết bởi Hà Huy Sơn |01 Jun 2014, 08:14
[24] Xin loi...!
Ban Mo Lang dung la "thang mo", Giet hang tram-ngan nguoi mot cach MAN RO, dao lon ca dao-duc dan-toc, ca truyen-thong nong-thon hien-hoa ngan nam, xong roi vai ba giot nuoc mat, vai loi xin loi? SAO KHONG CAM DAO MA TU XU DI...Chuyen gi xay den cho nguoi khac thi Ban thay rat nhe phai khong? Tuong tuong xay den truc-tiep that oan-uong, oan-khoc (voi ban) thi the nao nhi?!
[góp ý]| Viết bởi Van Ha |08 Jul 2014, 02:27
[26] Kính chào chú Vinh
Trong bài viết, tác giả có nhắc đến ông Xu Phiến ( Tên thật là Đoàn Phiến ). Ông là một người giầu có, đã bỏ tiền xây một trường học cho làng. Ông đã giác ngộ tham gia cách mạng ( Ban Kinh Tài Tỉnh ). Ông bị Pháp bắt khi đang đi thu mua lương thực cho Cách mạng. Ông bị Pháp mang đi xử bắn năm 1948. Đén nay vân không tìm được xác. Vậy mà CCRĐ cũng không tha cho gia đình ông. Nghe ba mẹ kể lại thấy thương tâm vô cùng. Năm 1985 Ông Đoàn Phiến được công nhận Liệt sĩ. Ông là ông nội anh em chúng tôi. Mạ chú Lê Quang Vinh là em mệ nội tôi.
[góp ý]| Viết bởi Đoàn Tuấn Anh |17 Sep 2014, 22:34 Hôm nay vào lúc 4:11 PM
[27]
Trong bài "Kẻ tử tội của CCRĐ thoát chết nhờ hồn thiêng nữ liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi?" – QTXM (20/10/2014), có đoạn: "Chị Đinh Kế Thị Tường Vi có Thân phụ là cụ Đinh Kế Tác, tục danh “Xu Tác” - Một nhà thầu khoán (Sur veilzan) có tiếng thời Pháp thuộc; rất yêu nước và có nhiều công lao đóng góp đối với quê hương. Cụ cùng nhà thấu khoán và là bạn thân quê ở làng bên Hoà Ninh (nay là xã Quảng Hoà, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tên là Đoàn Phiến, tục danh “Xu Phiến” cùng chung tiền của công sức xây dựng nên Trường tiểu học Élémenter Hoà Ninh cho con em mấy làng vùng Nam phủ Quảng Trạch thời đó: Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước, Phù Trịch, Minh Lệ, La Hà...có nơi học tập".
Thời nhỏ tuổi, tôi hay gánh đôi trình (như vò, bằng đất nung) đến nhà Mệ Phiến xin nước giếng để gánh về nhà dùng. Chòm An Hòa (tên xóm từ thời CCRĐ), có 2 giếng nhiều nước là nhà mệ Phiến và nhà ông Hội Dật. Vào mùa cau, tôi lại được mệ Phiến sai trèo hái cau cho mệ bán. Những năm cuối đời, mệ ở với con trai cả là ông Đoàn Phong ở khu Lao động Tương Mai, Quận Hai Bà Trưng - Hà nội. Nhà tôi cũng cùng khu nên thường qua lại và được Mệ quý lắm. Tôi vốn khéo làm mộc, nên thỉnh thoảng có đóng cho mệ những chiếc đòn nhỏ để ngồi (ghế nhỏ, cao khoảng bằng gang tay). Nay Mệ và bác Đoàn Phong đã thành người "thiên cổ", thật buồn nhớ các Cụ...
Thời nhỏ tuổi, tôi hay gánh đôi trình (như vò, bằng đất nung) đến nhà Mệ Phiến xin nước giếng để gánh về nhà dùng. Chòm An Hòa (tên xóm từ thời CCRĐ), có 2 giếng nhiều nước là nhà mệ Phiến và nhà ông Hội Dật. Vào mùa cau, tôi lại được mệ Phiến sai trèo hái cau cho mệ bán. Những năm cuối đời, mệ ở với con trai cả là ông Đoàn Phong ở khu Lao động Tương Mai, Quận Hai Bà Trưng - Hà nội. Nhà tôi cũng cùng khu nên thường qua lại và được Mệ quý lắm. Tôi vốn khéo làm mộc, nên thỉnh thoảng có đóng cho mệ những chiếc đòn nhỏ để ngồi (ghế nhỏ, cao khoảng bằng gang tay). Nay Mệ và bác Đoàn Phong đã thành người "thiên cổ", thật buồn nhớ các Cụ...
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |20 Dec 2014, 15:50
[28] Chú Vinh chào cháu Đoàn Tuấn Anh!
Chú Vinh chào cháu Đoàn Tuấn Anh!
Mấy dòng ngắn ngủi trên (comment số 27) là chú muốn nhắn gửi cháu. Chú rất muốn biết cháu là con của bác nào? Cha cháu tên là Vinh và mẹ tên là Dậu phải không? Nếu đúng như rứa thì mệ ngoại là mệ "Thông Nhít" ở gần nhà chú đấy. Chú kính chúc ba mẹ và cả nhà thật khỏe, an lành nhé. (Chú Lê Quang Vinh)
Mấy dòng ngắn ngủi trên (comment số 27) là chú muốn nhắn gửi cháu. Chú rất muốn biết cháu là con của bác nào? Cha cháu tên là Vinh và mẹ tên là Dậu phải không? Nếu đúng như rứa thì mệ ngoại là mệ "Thông Nhít" ở gần nhà chú đấy. Chú kính chúc ba mẹ và cả nhà thật khỏe, an lành nhé. (Chú Lê Quang Vinh)
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |20 Dec 2014, 16:04
[1] Tai ương của “Cải cách ruộng đất”, nó tàn ác như vậy!
Đó không chỉ cái uất ức ứ đọng bấy lâu, bùng lên từ nhà báo Lê Quang Vinh, mà từ hàng vạn con người đang mang trong mình dòng máu của những linh hồn bị oan ức trong CCRĐ. 60 năm rồi, đã đến thế hệ thư 3 thứ tư rồi. Những dòng máu căm hờn tội ác CCRĐ cứ nhân lên gấp bội hàng ngày hàng giờ. Cảm ơn nhà báo Lê Quang Vinh, với tấm lòng hiếu thảo vô hạn của mình đối với Mệ Nội kính yêu, đã đứng lên vạch trần tội ác trong CCRĐ. Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều nhà báo, có hoàn cảnh gần như nhà báo Lê Quang Vinh cũng sẽ làm như vậy, vì tình thương, tình hiếu thảo đối với cha mẹ ông bà của mình, của một phần dân tộc mình.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Bá Trinh |12 Sep 2014, 11:36
[2]
Gửi Bác Vinh
“Cải cách ruộng đất” – Cháu còn nhớ trong chương trình môn Lịch Sử cấp 3, cháu đã được biết đến. Biết đến mà không hiểu sâu. Bởi lẽ chương trình lịch sử đó nói quá khái quát, sơ lược; hay bởi lẽ khả năng tiếp thu của cháu lúc đó còn hạn chế; hay bởi cô giáo cũng không muốn học trò hiểu; hay bởi Bộ GD – ĐT cũng không muốn lớp thế hệ trẻ ngày nay hiểu rõ sai lầm 1 thời của Đảng và Nhà nước ta chăng?
Việt Nam tuy là 1 quốc gia nhỏ bé nhưng với lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại sâm, chúng ta đã chiến thắng 2 kẻ thù lớn đó là giặc Pháp và giặc Mĩ. Vẻ vang lắm chứ, tự hào lắm chứ. Nhưng còn “cải cách ruộng đất” thì sao. Đúng như Bác nói: “ Giặc Tàu đã dùng người Việt tiêu diệt người Việt, xã hội Việt Nam vô cùng tài giỏi. Tổn hại của “cải cách ruộng đất” lớn hơn rất nhiều lần những tổn hại trong kháng chiến chống Pháp về người và của, đặc biệt luân thường đạo lý và xã hội. Hậu quả bi thương của hàng triệu gia đình còn nguyên đó cho tới hôm nay”. “Cải cách ruộng đất” – Bài học xương máu quý báu vô cùng cần thiết đối với thế hệ tương lai thì lại bị “cất giấu”. Nó được “cất giấu” quá kĩ để đến bây giờ bọn Tàu có thể xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa nước ta trước sự ngỡ ngàng của thế hệ trẻ như chúng cháu. Bởi từ trước tới giờ chúng cháu được nghe rất nhiều: Trung Quốc là người bạn láng giềng của Việt Nam.
Mỗi một cá nhân hay mỗi một quốc gia muốn phát triển toàn diện phải biết phát huy tối đa lợi thế và khắc phục những nhược điểm, yếu kém. Việt Nam chúng ta khắc phục bằng cách giấu kín nó, bỏ qua nó như vậy ư…
Rất may là có những con người như Bác dám viết lên những sai lầm 1 thời của Cách mạng Việt Nam. Cảm ơn Bác đã cho cháu hiểu rõ “cải cách ruộng đất”. Cảm ơn Bác đã cho cháu được thấy tổn hại đau thương và sống động 1 thời của những người bị quy là “địa chủ”.
Đang giờ làm, tình cờ mở hòm thư cá nhân. Đã lâu quá rồi cháu chưa động đến. Đọc câu chuyện Bác kể, đọc những dòng chữ tả về cái chết của Mệ Nội cháu đã không cầm được nước mắt (Mặc dù mới đầu cháu chưa hiểu rõ cách xưng hô “Mệ Nội” là ai, là người có quan hệ như thế nào với Bác. Đọc trọn vẹn câu chuyện, cháu mới hiểu hết về cách xưng hô quê Bác).
Thật đau đớn. Đây không chỉ là nỗi đau của 1 gia đình, 1 dòng họ mà còn là nỗi đau 1 thời của cả dân tộc Việt Nam. Cần nhìn nhận bài học xương máu này để cảnh giác, đề phòng “người bạn” Tàu. Và cũng cho cháu nói lời xin lỗi. Tình hình Trường Sa, Hoàng Sa giờ thật nóng bỏng vậy mà hôm nay cháu mới mở hòm thư và đọc được những dòng chữ của Bác. Thật đáng buồn và xấu hổ cho kẻ đang chạy theo “cơm áo gạo tiền”, cho kẻ ích kỷ chỉ biết đến gia đình mà không biết nhiều về xã hội như cháu.
“Cải cách ruộng đất” – Cháu còn nhớ trong chương trình môn Lịch Sử cấp 3, cháu đã được biết đến. Biết đến mà không hiểu sâu. Bởi lẽ chương trình lịch sử đó nói quá khái quát, sơ lược; hay bởi lẽ khả năng tiếp thu của cháu lúc đó còn hạn chế; hay bởi cô giáo cũng không muốn học trò hiểu; hay bởi Bộ GD – ĐT cũng không muốn lớp thế hệ trẻ ngày nay hiểu rõ sai lầm 1 thời của Đảng và Nhà nước ta chăng?
Việt Nam tuy là 1 quốc gia nhỏ bé nhưng với lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại sâm, chúng ta đã chiến thắng 2 kẻ thù lớn đó là giặc Pháp và giặc Mĩ. Vẻ vang lắm chứ, tự hào lắm chứ. Nhưng còn “cải cách ruộng đất” thì sao. Đúng như Bác nói: “ Giặc Tàu đã dùng người Việt tiêu diệt người Việt, xã hội Việt Nam vô cùng tài giỏi. Tổn hại của “cải cách ruộng đất” lớn hơn rất nhiều lần những tổn hại trong kháng chiến chống Pháp về người và của, đặc biệt luân thường đạo lý và xã hội. Hậu quả bi thương của hàng triệu gia đình còn nguyên đó cho tới hôm nay”. “Cải cách ruộng đất” – Bài học xương máu quý báu vô cùng cần thiết đối với thế hệ tương lai thì lại bị “cất giấu”. Nó được “cất giấu” quá kĩ để đến bây giờ bọn Tàu có thể xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa nước ta trước sự ngỡ ngàng của thế hệ trẻ như chúng cháu. Bởi từ trước tới giờ chúng cháu được nghe rất nhiều: Trung Quốc là người bạn láng giềng của Việt Nam.
Mỗi một cá nhân hay mỗi một quốc gia muốn phát triển toàn diện phải biết phát huy tối đa lợi thế và khắc phục những nhược điểm, yếu kém. Việt Nam chúng ta khắc phục bằng cách giấu kín nó, bỏ qua nó như vậy ư…
Rất may là có những con người như Bác dám viết lên những sai lầm 1 thời của Cách mạng Việt Nam. Cảm ơn Bác đã cho cháu hiểu rõ “cải cách ruộng đất”. Cảm ơn Bác đã cho cháu được thấy tổn hại đau thương và sống động 1 thời của những người bị quy là “địa chủ”.
Đang giờ làm, tình cờ mở hòm thư cá nhân. Đã lâu quá rồi cháu chưa động đến. Đọc câu chuyện Bác kể, đọc những dòng chữ tả về cái chết của Mệ Nội cháu đã không cầm được nước mắt (Mặc dù mới đầu cháu chưa hiểu rõ cách xưng hô “Mệ Nội” là ai, là người có quan hệ như thế nào với Bác. Đọc trọn vẹn câu chuyện, cháu mới hiểu hết về cách xưng hô quê Bác).
Thật đau đớn. Đây không chỉ là nỗi đau của 1 gia đình, 1 dòng họ mà còn là nỗi đau 1 thời của cả dân tộc Việt Nam. Cần nhìn nhận bài học xương máu này để cảnh giác, đề phòng “người bạn” Tàu. Và cũng cho cháu nói lời xin lỗi. Tình hình Trường Sa, Hoàng Sa giờ thật nóng bỏng vậy mà hôm nay cháu mới mở hòm thư và đọc được những dòng chữ của Bác. Thật đáng buồn và xấu hổ cho kẻ đang chạy theo “cơm áo gạo tiền”, cho kẻ ích kỷ chỉ biết đến gia đình mà không biết nhiều về xã hội như cháu.
[góp ý]| Viết bởi Ha Hoang |16 Sep 2014, 09:50
[3]
Em đã từng được nghe anh đọc bài thơ “Mẹ ơi” của anh, nói về quê hương – trong đó hình ảnh tần tảo của mẹ anh một mình nuôi các con khôn lớn, ở một hoàn cảnh vô cùng khó khăn cả tinh thần lẫn vật chất…; nhà anh đã đã phải làm thịt con mèo ngoan trong nhà để qua cơn đói mà “đau đến mấy mùa”…Lần này lại được đọc “Đám tang mệ Nội tôi” của anh, em rất xúc động. Người dân khổ quá, bỗng chốc bị đẩy vào những hoàn cảnh khốn cùng, họ là những nạn nhân…
[góp ý]| Viết bởi Trần Quốc Trung |16 Sep 2014, 10:01
[4]
Tôi nói, đang ở HN mà.Theo tôi, nếu viết khéo, cài CCRĐ mang hơi hướng hay chính là "sản phẩm" của Tàu lúc này có khi lại thời sự ấy chứ. Đương nhiên đề cập đến CCRĐ cần bớt một số câu chữ đại ngôn mang tính xét lại, lên án. Chỉ nhắc lại như một bài học rút ra. Chẳng hạn những cặp từ sai lầm, tàn ác...mà tìm chữ gam nhẹ hơn thì tôi tin đăng được. Dạo này dùng số ĐT nào, cho lại nhé. Số ĐT của tôi Vũ như cấn.
Chào
Chào
[góp ý]| Viết bởi Bùi Đức Khiêm |16 Sep 2014, 10:09
[5]
Kính bác,
Mới đọc xong “Đám tang mệ Nội tôi, nghịch lý trong Cải cách ruộng đất” của bác. Một bài viết không dài mà biết bao chi tiết ấn tượng. Đồng ý với suy nghĩ của anh: “Tổn hại về luân thường đạo lý và xã hội là quá lớn. Mỗi gia đình vốn tử tế bị nó làm cho vô luân, hư nát, tệ hại”…Riêng về những cảnh báo đối với “Cộng sản” Tàu, chắc tác giả muốn gởi đến gới lãnh đạo tối cao nào đó, cỡ “bí thư BMC” thì cứ vui sống là được rồi bác hỉ! – Thân.
Mới đọc xong “Đám tang mệ Nội tôi, nghịch lý trong Cải cách ruộng đất” của bác. Một bài viết không dài mà biết bao chi tiết ấn tượng. Đồng ý với suy nghĩ của anh: “Tổn hại về luân thường đạo lý và xã hội là quá lớn. Mỗi gia đình vốn tử tế bị nó làm cho vô luân, hư nát, tệ hại”…Riêng về những cảnh báo đối với “Cộng sản” Tàu, chắc tác giả muốn gởi đến gới lãnh đạo tối cao nào đó, cỡ “bí thư BMC” thì cứ vui sống là được rồi bác hỉ! – Thân.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Văn Thọ |16 Sep 2014, 10:12
[6]
Tái hiện một thời đau thương của gia đình, dòng họ và cao hơn là Dân tộc, Đất nước!
[góp ý]| Viết bởi Le Thanh Dat |16 Sep 2014, 10:17
[7]
Bác Vinh ơi, bác viết hay. Cháu đọc và tưởng tượng được cái đấy là cái gì. Đành rằng có những thứ phải ra ngô ra khoai nhưng hãy từ bi chấp nhận những gì không kiểm soát được. CCRĐ cũng có mặt tốt với những người bần cố nông như gđ nhà cháu chẳng hạn.
[góp ý]| Viết bởi Lê Thị Kin Thanh |16 Sep 2014, 10:23
[8]
Hậu họa của CCRĐ (sau này tiếp nữa là các cuộc "Cải tạo tư bản tư doanh"), đã xóa bỏ biết bao thành tựu king tế - văn hóa, mà các thành phần lớp trên trong xã hội đã tạo ra. CCRĐ có những “mặt tốt" ở vài việc như "ruộng đất", "của cải" địa chủ bị tịch thu (thực chất là “ăn cướp”) đem chia “xổi” cho “dân nghèo” – nhưng liền sau đó cũng bị xóa sạch bằng "Con đường Hợp tác hóa nông nghiệp". Nông dân được tổ chức thành từng “đội” ra ruộng đồng làm việc đồng áng mà như đi chơi (chơi là chính – dại gì không chơi (?) nên năng suất lao động cực kỳ tệ hại), cuối buổi làm được “họp” ngay tại bờ ruộng để “bình bầu” công sá ("chấm công") và về nhà thì được "ăn điểm" (ăn “hơi” lấy tiếng thôi trong sổ sách ghi chép của đội trưởng đội sx). Hằng ngày, người nông dân và gia đình của họ, sống được là nhờ mảnh ruộng 5% còn sót lại sau khi toàn bộ ruộng đất của cả gia đình được chia trong CCRĐ, bị cưỡng bức giao gộp vào HTX thành tài sản “Nhà nước” (ruộng đất thàng “công hữu”) cho đến ngày nay với bao nhiêu hệ lụy suốt hơn 60 năm và còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Tổ chức HTX của miền Bắc VN "Xã hội chủ nghĩa" những năm 60 của thế kỷ trước, nó như là "Công xã nô lệ" thời kỳ "tiền Phong kiến".
Ở nước nào muốn tiến lên làm ăn lớn, đều phải CCRĐ. Mỹ làm chuyện này muộn hơn so các nước phương Tây khác. Nhưng không vì thế mà nước Mỹ bị tụt hậu. Họ rút được kinh nghiệm nên làm triệt để, khéo léo hơn rất nhiều và thành quả đưa lại là có được nền kinh tế trong đó "Nông nghiệp - Công nghiệp - Tri thức" đạt trình độ tiên tiến nhất thế giới. Phương Đông như Ấn Độ vào thập niên 70 của TK 20, họ “lồng ghép” nhiều chuyện nữa nên có được "CM Xanh" nổi tiếng toàn thế giới; Thái Lan, Malaisia, Indonexia...đều làm CCRĐ, nhưng không phải cách của TQ và VN.
CCRĐ của Trung Quốc và Việt Nam là đánh đổ giai cấp ưu tú, tiên tiến nhất trong xã hội đã tạo dựng lên nền tảng cơ sở vật chất chủ yếu cho đất nước phát triển ở nông thôn – giai cấp “địa chủ”; giết chóc và cướp phá thành quả của họ; tiêu diệt những manh nha kinh tế mới đang được thực hiện có hiệu quả. Đi đôi với chính sách này, nó còn nỗ lực cao nhất để dựng nên một hình thái xã hội quái thai, cực đoan như trong CCRĐ (chế độ cai trị bằng “cốt cán” - Những thằng được phong lên làm “cốt cán” là những đứa vô học, lưu manh và hung hãn cai quản xã hội nông thôn VN những năm 50 thế kỷ XX), Cách mạng Văn hóa thời Mao Trạch Đông (“Đại cách mạng Văn hóa” là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng "vô chính phủ" ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, diễn ra trong 10 năm từ năm 1966 đến năm 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sốngchính trị, văn hóa, xã hội ở nước dân cư đông nhất thế giới) và cải biến xã hội đạt "đỉnh cao" (một kiểu CCRĐ theo hình mẫu Tàu) là xã hội "Ăng ka" của bọn diệt chủng Pôn Pốt Campuchia (được thiết lập trên toàn quốc từ 17/4/1975; được quân "tình nguyện" VN giúp sức xóa bỏ hoàn toàn ngày 7/1/1979).
Đúng như nhận xét của một bạn đọc: "Bác Lê Quang Vinh và bác Ngô Minh (Blog "Quà tặng xứ mưa") muốn nhấn mạnh đến bài học quan hệ với “đồng chí” Trung Quốc và tai hại của CCRĐ do “đồng chí” Trung Quốc đem lại. Bài học đó dù cũ 60 năm hay cũ 600 năm, cũng cần nhắc lại để chúng ta không tái phạm lại những sai lầm như thời ấy.". (Viết bởi Vũ Luận |18 May 2014, 22:16)
Ở nước nào muốn tiến lên làm ăn lớn, đều phải CCRĐ. Mỹ làm chuyện này muộn hơn so các nước phương Tây khác. Nhưng không vì thế mà nước Mỹ bị tụt hậu. Họ rút được kinh nghiệm nên làm triệt để, khéo léo hơn rất nhiều và thành quả đưa lại là có được nền kinh tế trong đó "Nông nghiệp - Công nghiệp - Tri thức" đạt trình độ tiên tiến nhất thế giới. Phương Đông như Ấn Độ vào thập niên 70 của TK 20, họ “lồng ghép” nhiều chuyện nữa nên có được "CM Xanh" nổi tiếng toàn thế giới; Thái Lan, Malaisia, Indonexia...đều làm CCRĐ, nhưng không phải cách của TQ và VN.
CCRĐ của Trung Quốc và Việt Nam là đánh đổ giai cấp ưu tú, tiên tiến nhất trong xã hội đã tạo dựng lên nền tảng cơ sở vật chất chủ yếu cho đất nước phát triển ở nông thôn – giai cấp “địa chủ”; giết chóc và cướp phá thành quả của họ; tiêu diệt những manh nha kinh tế mới đang được thực hiện có hiệu quả. Đi đôi với chính sách này, nó còn nỗ lực cao nhất để dựng nên một hình thái xã hội quái thai, cực đoan như trong CCRĐ (chế độ cai trị bằng “cốt cán” - Những thằng được phong lên làm “cốt cán” là những đứa vô học, lưu manh và hung hãn cai quản xã hội nông thôn VN những năm 50 thế kỷ XX), Cách mạng Văn hóa thời Mao Trạch Đông (“Đại cách mạng Văn hóa” là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng "vô chính phủ" ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, diễn ra trong 10 năm từ năm 1966 đến năm 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sốngchính trị, văn hóa, xã hội ở nước dân cư đông nhất thế giới) và cải biến xã hội đạt "đỉnh cao" (một kiểu CCRĐ theo hình mẫu Tàu) là xã hội "Ăng ka" của bọn diệt chủng Pôn Pốt Campuchia (được thiết lập trên toàn quốc từ 17/4/1975; được quân "tình nguyện" VN giúp sức xóa bỏ hoàn toàn ngày 7/1/1979).
Đúng như nhận xét của một bạn đọc: "Bác Lê Quang Vinh và bác Ngô Minh (Blog "Quà tặng xứ mưa") muốn nhấn mạnh đến bài học quan hệ với “đồng chí” Trung Quốc và tai hại của CCRĐ do “đồng chí” Trung Quốc đem lại. Bài học đó dù cũ 60 năm hay cũ 600 năm, cũng cần nhắc lại để chúng ta không tái phạm lại những sai lầm như thời ấy.". (Viết bởi Vũ Luận |18 May 2014, 22:16)
[góp ý]| Viết bởi Dũng |16 Sep 2014, 10:34
[9]
Ký ức này quá đau thương nên đã im đậm trong tâm trí chú. Cháu rất ngạc nhiên và khâm phục, mới 9 tuổi mà trí nhớ của chú cực kì tỉ mỉ, chi tiết đắt giá làm cho chúng cháu hình dung rất rõ hoàn cảnh đau thương, khốc liệt của CCRĐ. Nó dồn người ta đến chỗ chết, cô lập,mất hết tinh thần, tình cảm ruột thịt, vật chất...bọn chúng thật dã man.
[góp ý]| Viết bởi Lê Lan Hương |16 Sep 2014, 10:41
[10]
“Mệ chết đói bên cạnh nửa chiếc bánh tráng còn nguyên. Lúc này nửa chiếc bánh ấy có thể cứu sống Mệ nhưng nó đã như nửa vầng trăng khá xa, vầng trăng khuyết tận trên trời cao. Ôi cái bi thương khủng khiếp của kiếp người như Mệ cả thế gian này liệu có ai bằng? Tai ương của “Cải cách ruộng đất”, nó tàn ác như vậy! (*)”
Đoạn này quá xúc động, nó lột tả được nỗi đau xót nghiệt ngã tột cùng,nghịch cảnh trớ trêu...một ngưởi gây dựng nên một gia sản đồ sộ mà cuối đời phải chịu chết đói nhìn "nửa chiếc bánh đa" mà như " nửa vầng trăng...trên trời cao". Và quá đau thương day dứt cho tất cả các con,cháu, chắt... là mộ Cố không biết nơi đâu. Thương Cố quá, Cố ơi!
Đoạn này quá xúc động, nó lột tả được nỗi đau xót nghiệt ngã tột cùng,nghịch cảnh trớ trêu...một ngưởi gây dựng nên một gia sản đồ sộ mà cuối đời phải chịu chết đói nhìn "nửa chiếc bánh đa" mà như " nửa vầng trăng...trên trời cao". Và quá đau thương day dứt cho tất cả các con,cháu, chắt... là mộ Cố không biết nơi đâu. Thương Cố quá, Cố ơi!
[góp ý]| Viết bởi Lê Lan Hương |16 Sep 2014, 10:46
[11]
Kính gửi cậu Lê Quang Vinh !
Bài viết này của Cậu cùng nhiều bài viết khác làm cho chúng cháu biết ơn và hiểu rõ hơn về dòng tộc, về cuộc sống của các đấng sinh thành, điều mà cháu thi thoảng cũng được mẹ kể cho nhưng không thể chi tiết sát sao như tâm huyết của Cậu trút trong từng câu chữ như vậy. Cháu cũng có tâm trạng chung với các anh/chị là vô cùng xót xa, rơi nước mắt và vô vàn câu hỏi tại sao?! Hình ảnh bà Cố già tong teo, răng không có, kiệt sức ngã gục bên cái nón đựng nửa cái bánh đa nướng, tưởng được ăn đến nơi rồi mà không có đủ sức để ăn (chua xót quá cậu ạ) cứ ám ảnh mãi trong đầu cháu. Cô độc quá Cậu ạ. Sao mà lại khắc nghiệt đến vậy, của cải do bàn tay Cố làm ra, gây dựng, đến độ giàu có mà đến nỗi bị chết vì ĐÓI???? Chế độ ngu xuẩn thật tàn khốc, bóc lột đến tận tận cùng con người, cả của cải lẫn tình ruột thịt máu mủ.
Đọc bài viết của Cậu xong cháu càng ý thức được hơn sự gắn kết trong gia đình, họ hàng, và cố gắng dành nhiều thời gian trò chuyện, quan tâm đến mọi người.
Xin cảm ơn Cậu.
Cháu Hiền
Bài viết này của Cậu cùng nhiều bài viết khác làm cho chúng cháu biết ơn và hiểu rõ hơn về dòng tộc, về cuộc sống của các đấng sinh thành, điều mà cháu thi thoảng cũng được mẹ kể cho nhưng không thể chi tiết sát sao như tâm huyết của Cậu trút trong từng câu chữ như vậy. Cháu cũng có tâm trạng chung với các anh/chị là vô cùng xót xa, rơi nước mắt và vô vàn câu hỏi tại sao?! Hình ảnh bà Cố già tong teo, răng không có, kiệt sức ngã gục bên cái nón đựng nửa cái bánh đa nướng, tưởng được ăn đến nơi rồi mà không có đủ sức để ăn (chua xót quá cậu ạ) cứ ám ảnh mãi trong đầu cháu. Cô độc quá Cậu ạ. Sao mà lại khắc nghiệt đến vậy, của cải do bàn tay Cố làm ra, gây dựng, đến độ giàu có mà đến nỗi bị chết vì ĐÓI???? Chế độ ngu xuẩn thật tàn khốc, bóc lột đến tận tận cùng con người, cả của cải lẫn tình ruột thịt máu mủ.
Đọc bài viết của Cậu xong cháu càng ý thức được hơn sự gắn kết trong gia đình, họ hàng, và cố gắng dành nhiều thời gian trò chuyện, quan tâm đến mọi người.
Xin cảm ơn Cậu.
Cháu Hiền
[góp ý]| Viết bởi Phạm Lê Hiền |16 Sep 2014, 10:52
[12]
Cháu đọc đi đọc lại bài viết của Chú mấy lần, đau xót quá Chú ạ. Thưong Cụ Nội quá cuối đời Cụ phải sống thật khổ cực chết đói, khi mất không có ai bên Cụ cả. Chú thật có một trí nhớ tốt mới 9 tuổi đầu mà sau gần 60 năm Chú vẫn kể lại từng chi tiết nhỏ nhất một cách chính xác và tỉ mỉ nhất. Cám ơn Chú đã cho chúng cháu được biết thêm về những ngày cuối đời của Cụ và cái chết đầy đau xót của Cụ. Cháu sẽ in bài viết của Chú gửi cho Mẹ cháu . Chú lại viết tiếp nhiều bài viết về gia đình mình nữa Chú nhé cho chúng cháu được hiểu thêm về Ông, Bà, Ba cháu và tất cả mọi người trong gia đình mình Chú nhé.
[góp ý]| Viết bởi Lê Thu Thủy |16 Sep 2014, 10:56
[13]
Chúng cháu cảm ơn chú đã viết lại kí ức đau thương, nghiệt ngã mà Cố nội phải hứng chịu. Đây cũng là sai lầm, nỗi đau của cả dân tộc, nỗi nhục vô ơn của CS. Không có những người làm ăn giỏi giang như Cố, Bà thì lấy đâu tiền của ủng hộ kháng chiến để cm thành công. Chúng cháu vẫn biết là gia đình mình cả bên nội, bên ngoại phải chịu sự tàn khốc của CCRĐ nhưng khi đọc những dòng này không kìm được nước mắt, thương xót căm giận dâng trào...
[góp ý]| Viết bởi Lê Lan Hương |16 Sep 2014, 11:01
Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=478188
[1] Rất cảm ơn Ngô Minh - QTXM.
Rất cảm ơn Ngô Minh - QTXM.
Mệ Nội tôi chết đói tội nghiệp lắm. Người cụ tong teo nằm trên tấm ván bổ, bên cạnh mê nón có nửa chiếc bánh tráng ai vừa cho, mà không thể đưa vô mồn nhai, vì kiệt sức mất rồi. Hình ảnh ấy ám ảnh cả đời Lê Quang Vinh, như hình ảnh Ba Ngô Văn Thắng với Ngô Minh và gia đình ấy. Được QTXM đăng lên như thế này, an ủi rất nghiều cụ Đoàn Thị Diệp nơi dưới suối vàng và đối với cả đàn con cháu của cụ. TM gia đình: Lê Quang Vinh.
Mệ Nội tôi chết đói tội nghiệp lắm. Người cụ tong teo nằm trên tấm ván bổ, bên cạnh mê nón có nửa chiếc bánh tráng ai vừa cho, mà không thể đưa vô mồn nhai, vì kiệt sức mất rồi. Hình ảnh ấy ám ảnh cả đời Lê Quang Vinh, như hình ảnh Ba Ngô Văn Thắng với Ngô Minh và gia đình ấy. Được QTXM đăng lên như thế này, an ủi rất nghiều cụ Đoàn Thị Diệp nơi dưới suối vàng và đối với cả đàn con cháu của cụ. TM gia đình: Lê Quang Vinh.
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |01 May 2015, 17:18
0 nhận xét:
Đăng nhận xét