[Hà Sơn Ca]
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - CẢ MỘT ĐỜI TẬN TỤY VÌ NƯỚC, VÌ DÂN VÀ LÀ BIỂU TƯỢNG VẸN TOÀN CỦA ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1957.
Không chỉ nói và viết, mà cả cuộc đời người là một tấm gương trọn vẹn về cần, kiệm, liêm, chính.
Trong các di vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh có chiếc túi đựng cơm trong những lần đi công tác.
Nhìn vào di vật lịch sử mà Bác để lại là chiếc túi đựng cơm, một trong những hành trang không thể thiếu của Người trong những chuyến đi công tác. Nó được chia làm nhiều ngăn nhỏ, ngăn thì đựng cơm, ngăn thì đựng thức ăn, đựng nước và một số vật dụng cần thiết khác, mỗi khi có việc phải đi xa, Bác luôn dặn dò các đồng chí phục vụ hãy chuẩn bị thức ăn sẵn cho Bác, tránh làm phiền hà, tốn kém cho địa phương và nhân dân nơi Bác đến.
Ông Đỗ Đức Minh- Phó Giám đốc khu di tích Phủ Chủ tịch kể lại: Bác dặn những người phục vụ cho Bác là đi công tác mang theo cơm của Bác đẻ gặp chỗ nào đẹp, cảnh đồi núi đẹp, sạch sẽ thì dừng lại đó để ăn cơm chứ không ăn cơm ở bất cứ nơi nào. Nghĩa là Bác nói rằng chúng ta phải tiết kiệm đồng thời là không nên làm phiền đến nhân dân.
Dù ở cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước, xong chưa một lần, Bác của chúng ta đòi hỏi bất cứ một đặc quyền, đặc lợi nào cho riêng mình. Tại nơi ở của Người, đồ dùng sinh hoạt chỉ vẻn vẹn có chiếc giường đơn mộc mạc. Một chiếc tủ nhỏ đựng vài chiếc quần áo lụa người mặc hàng ngày. Bộ quần áo kaki người dùng khi tiếp khách hoặc đi công tác. Chuyện kể rằng: Trong một lần chuẩn bị cho người đi công tác nước ngoài, thấy chiếc áo người dùng đã lâu, cổ áo phải thay đến hai lần, các đồng chí phục vụ rất áy náy và xin Bác để may áo mới, nhưng Bác đã không đồng ý. Người giải thích:
“Hoàn cảnh nước ta còn nghèo thì sang trọng với nước bạn thế nào cũng thua, nhưng khi tiết kiệm mới là điều đáng quý”.
Vậy là cùng đôi dép cao su đã mòn gót, chiếc áo cũ lại cùng Người xuất hiện trong vòng tay và sự cảm phục của bè bạn quốc tế. Cả một đời tận tụy vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng vẹn toàn của đạo đức cách mạng, là người làm việc quên mình. Chính vì thế, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét sự xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. Bác luôn thẳng thắn phê bình những cán bộ không biết quý trọng thời gian của mình và của người khác.
Cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng ngời không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà còn cho cả bạn bè Quốc tế nhìn vào mà cảm mến, mà học tập. Nhà báo Xô viết Ôxip Manđenstamnhận xét: "Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá châu Âu mà có lẽ là một nền văn hoá của tương lai”. Nền văn hoá của tương lai chính là những năng lực của một dân tộc có thể hội nhập với thế giới mà vẫn giữ được giá trị của chính mình, gắn lợi ích của cá nhân với cộng đồng, gắn lợi ích của dân tộc mình với nhân loại trên cơ sở của nguyên lý “Không có gì quý hơn độc lập và tự do”./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét