[Anh hùng xa lộ]
Vừa qua, ngày 30-4-2015, các dân biểu Mỹ thuộc hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng Hòa đã trình lên Quốc hội dự luật mang tên "Luật về Nhân Quyền Việt Nam 2015". Nội dung dự luật này nêu rõ: Washington cần gia tăng sức ép để Việt Nam cải thiện về nhân quyền trước khi đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại song phương; gắn liền vấn đề nhân quyền với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong đó, Thượng nghị sĩ Christopher Smith (Đảng Cộng Hòa) là chủ tịch tiểu ban đặc trách về vấn đề nhân quyền, trực thuộc Ủy ban đối Ngoại của Hạ viện Mỹ đã nhận định rằng: “Hạ viện Mỹ cần nhanh chóng thông qua dự luật về nhân quyền Việt Nam 2015, vì trong năm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam có triển vọng kết thúc đàm phán về hiệp định TPP. Hiệp định đó mở ra triển vọng đem lại nhiều lợi ích thương mại cho phía Việt Nam”.
Thượng nghị sĩ Christopher Smith phát biểu về vấn đề nhân quyền Việt Nam
Nghiêm trọng hơn, Christopher Smith còn cho rằng: “tình trạng nhân quyền tại Việt Nam còn rất tồi tệ và người Mỹ không thể bảo lãnh cho những hành vi tra tấn, bắt giam phóng viên, các nhà lãnh đạo tôn giáo, giới bảo vệ người lao động, các tiếng nói bảo vệ dân chủ hay bảo vệ quyền tự do trên mạng”. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ nhận thấy những nội dung của Dự luật về nhân quyền Việt Nam năm 2015 mà Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đệ trình lên Quốc hội Mỹ có nhiều điểm mâu thuẫn và trái ngược với những gì đang diễn ra ở Việt Nam.
Thứ nhất, Christopher Smith cho rằng: “tình trạng nhân quyền tại Việt Nam còn đang rất tồi tệ”. Trên thực tế, ngày 13/11/2013, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 đã bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 và Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất-với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng.
Thứ hai, Christopher Smith cho rằng: “Washington cần gia tăng sức ép để Việt Nam cải thiện về nhân quyền trước khi đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại song phương; gắn liền vấn đề nhân quyền với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. Trong khi đó, ngày 26-7-2013, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Thống Barack Obama đã thông qua nội dung của quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam- Mỹ trong đó có nêu rõ: “Cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay. Hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thành viên TPP khác, trong khi tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện”. (1)
Thứ ba, Dự luật cho rằng: “người Mỹ không thể bảo lãnh cho những hành vi tra tấn, bắt giam phóng viên, cáchà lãnh đạo tôn giáo, giới bảo vệ người lao động, các tiếng nói bảo vệ dân chủ hay bảo vệ quyền tự do trên mạng”. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam đã ký tham gia gia công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người tại New York ngày 7/11/2013 và đến ngày 28/11/2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết phê chuẩn công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Vậy tại sao các dân biểu Mỹ cần can thiệp vào vấn đề này để làm gì?
Ngoài ra, Mỹ cho rằng Việt Nam bắt giam những nhà dân chủ, nhân quyền, những người bất đồng chính kiến vô cớ, …Vậy các dân biểu Mỹ hãy tự hỏi mình xem nếu ở nước Mỹ mà công dân lợi dụng quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, tín ngưỡng, tôn giáo để kích động biểu tình, lật đổ chính quyền, đe dọa đến an ninh quốc gia thì các “Ngài” có bảo lãnh cho số đối tượng ấy không? Hay các ngài coi đấy là hoạt động khủng bố, phá hoại và cần phải đấu tranh?
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ bản chất thật sự của cái mà gọi là Dự luật “Luật về hhân quyền Việt Nam năm 2015” đã vi phạm nội dung đối tác toàn diện Việt Nam- Mỹ: vi phạm nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đồng thời, Dự luật cũng phản ánh không đúng thực trạng tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.
(1): http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/viet-nam-my-xac-lap-quan-he-doi-tac-toan-dien-2855759.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét