Trung Quốc: Mỹ có thể gây tai nạn ở biển Đông
Chiếc P8-A Poseidon, máy bay trinh sát tối tân nhất của Mỹ, bị hải quân Trung Quốc "thách thức" trong vòng nửa tiếng và nhiều lần yêu cầu máy bay này rời đi hôm 20/5.
24.05.2015
Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói rằng quân đội Trung Quốc đã xua đuổi máy bay của Mỹ theo đúng luật, đồng thời cho rằng Hành Động của Mỹ là một mối đe dọa an ninh đối với các hòn đảo và bãi đá của Trung Quốc.
Ông Hồng nói: “Những hành động như vậy có thể gây tai nạn. Đó là hành động thiếu trách nhiệm, nguy hiểm và gây huy hại cho sự ổn định và hòa bình khu vực. Chúng tôi hết sức không hài lòng, và kêu gọi Mỹ nghiêm túc tuân thủ luật lệ quốc tế, tránh có những hành động khiêu khích và gây rủi ro”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tiếp: “Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ khu vực liên quan và thực thi các biện pháp phù hợp để ngăn chặn hành động gây hại tới sự an toàn của các hòn đảo và bãi đá của Trung Quốc cũng như bất kỳ vụ tai nạn trên biển và trên không nào”.
Hải quân Trung Quốc đã "thách thức" chiếc P8-A Poseidon, máy bay trinh sát tối tân nhất của Mỹ, trong vòng nửa tiếng và nhiều lần yêu cầu máy bay này rời đi hôm 20/5.
"Tôn trọng chủ quyền"
Trong khi đó, khi được hỏi về vụ việc giữa Trung Quốc và Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói hôm 21/5: “Chúng tôi kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông; đồng thời tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo đúng quy định của luật pháp quốc tế và Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982; không làm phức tạp thêm tình hình”.
Mỹ luôn tuyên bố không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đông, nhưng khẳng định quyền lợi quốc gia đối với tuyến hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới tại vùng biển này.
Những tuần qua, quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về các hoạt động lấp biển, xây đảo của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp ở biển Đông.
Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Việt Nam trong tuần, Phó Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Trung Quốc đã “đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Đông bằng cách hành động lấp biển”.
Theo Reuters, MOFA, VOA
Trung-Mỹ tiếp tục căng thẳng về tuần tra
- 22 tháng 5 2015
Trung Quốc nói sẽ tiếp tục theo dõi không phận và hải phận trên Biển Đông trong khi Hoa Kỳ nói hoạt động tuần tra của họ là hợp pháp.
Mới đây khi máy bay tuần tra của Mỹ bay trên Biển Đông, hải quân Trung Quốc đã ra lời cảnh báo.
Một nhóm phóng viên của kênh truyền hình CNN hôm 20/5 đã chứng kiến cảnh hải quân Trung Quốc cảnh cáo tám lần khi máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ bay trên khu vực Đá Chữ thập trong quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tiến hành việc xây dựng đảo nhân tạo.
Nói về căng thẳng này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 21/5 kêu gọi các nước liên quan "có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải và hàng không ở biển Đông... không làm phức tạp thêm tình hình".
Trước đó một lúc, trong cuộc họp báo hàng ngày tại Bắc Kinh, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố Trung Quốc ''có quyền theo dõi không phận và hải phận nhằm bảo ̣đảm an ninh quốc gia và ngăn chặn tai nạn hàng hải".
Tại Washington, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf thì nói: ''Tôi đã xem video [cảnh tuần tra và bị cảnh báo]. Tôi không thấy đó là đối đầu. Đúng là phía Trung Quốc có ra cảnh báo miệng. Không rõ dựa trên cơ sở nào mà họ cảnh báo như vậy".
''Máy bay quân sự của Hoa Kỳ hoạt động theo luật lệ quốc tế trong những khu vực tranh chấp ở Biển Đông."
Bà Harf khẳng định: "Hoa Kỳ đã và sẽ tiếp tục hoạt động theo đúng quyền tự do và sử dụng đúng luật vùng biển thuộc Biển Đông".
'Đây là hải quân Trung Quốc... Hãy đi đi'
Trong vụ mà CNN ghi lại được, khi máy bay Mỹ đang bay trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở vùng biển tranh chấp, sóng liên lạc qua radio từ phía Trung Quốc phát tiếng nói: “Đây là hải quân Trung Quốc... Quý vị hãy đi đi!”.
Những hình ảnh do máy bay P8-A Poseidon và sau đó được CNN chiếu lại cho thấy hoạt động xây dựng và nạo vét sôi động trên những hòn đảo nhân tạo này trong lúc tàu hải quân Trung Quốc đang có mặt gần đó.
Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc giải mật hình ảnh video của hoạt động xây dựng của Trung Quốc và đoạn băng thu âm lời cảnh cáo đối với máy bay Mỹ.
Căng thẳng này đang làm dấy lên quan ngại rằng có thể sẽ lại xảy ra sự kiện đối đầu như hồi năm 2001 khi chiến đấu cơ của Trung Quốc đâm phải máy bay do thám của Mỹ làm phi công Trung Quốc tử nạn còn phi hành đoàn Mỹ thì bị bắt giam trên đảo Hải Nam.
Chủ nhật, 24/05/2015
Tin tức / Việt Nam
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi tự chế trong vụ tranh chấp Biển Đông
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, 22/5/2015.
23.05.2015
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông tự chế, giữa lúc căng thẳng trong khu vực leo thang với những vụ đối đầu giữa máy bay trinh sát của Mỹ với hải quân Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm nay, ông Ban Ki Moon cho biết ông “đã hối thúc các bên liên quan tự chế tối đa để tình hình không leo thang tới mức căng thẳng.” Ông nói thêm rằng “Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này thông qua đối thoại hoà bình.”
Nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc phát biểu như vậy vài ngày sau khi hải quân Trung Quốc xua đuổi một chiếc máy bay trinh sát của Mỹ bay trên những bãi cạn ở quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang ráo riết xây đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự.
Hôm thứ tư vừa qua, Phó Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken đã đả kích Trung Quốc về điều ông gọi là “tìm cách tạo ra đất đai có chủ quyền từ những lâu đài trên cát và vẽ lại ranh giới trên biển, làm xói mòn sự tin tưởng khu vực và gây phương hại tới niềm tin của giới đầu tư.”
Nguồn: UN, AP
Tin tức / Việt Nam
Quan hệ Việt-Trung: Bằng mặt, không bằng lòng?
Ảnh chụp từ trang web của Bộ Quốc phòng Việt Nam cho thấy Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn nắm chặt cả hai bàn tay của nhau tại lễ đón, trong khi các quan chức khác của hai nước đứng nhìn.
19.05.2015
Tin cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn lần đầu tiên hội đàm tại biên giới trên bộ hôm 15/5 vừa qua.
Các bức ảnh đăng tải cho thấy hai vị lãnh đạo nắm chặt cả hai bàn tay của nhau, trong khi các quan chức khác của hai nước đứng nhìn.
Báo chí trong nước dẫn lời ông Thanh nói rằng cuộc giao lưu hữu nghị Việt – Trung trên biên giới lần hai “thể hiện quyết tâm cao trong hợp tác quốc phòng gữa hai nước, cho thấy Việt Nam và Trung Quốc hết sức coi trọng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc trích lời ông Thường nói rằng Bắc Kinh trân trọng mối quan hệ với Việt Nam, và sẽ triển khai sự đồng thuận đạt được giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc trích lời ông Thường nói rằng Bắc Kinh trân trọng mối quan hệ với Việt Nam, và sẽ triển khai sự đồng thuận đạt được giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ lâu Trung Quốc không phải là nước xã hội chủ nghĩa, mà nó là nước đại Hán. Cho nên là chuyện nó lấn át được Việt Nam nó cứ lấn át. Lấn được bước nào thì cứ lấn. Cái chuyện mà lúc nó chơi cái này, nó thỏa hiệp cái này, làm ra vẻ hòa hoãn cái này, trong khi đó nó lại chơi cái chuyện khác thì là chuyện tất nhiên. Biên giới trên bộ thì Bộ trưởng hai bên gặp nhau, thỏa thuận, ra vẻ hòa bình, hữu nghị lắm, nhưng trên biển họ vẫn gây sự, cấm đánh bắt cá ở vùng biển của Việt Nam...
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được trích lời nói thêm rằng phía Bắc Kinh sẽ coi trọng phương châm 4 tốt giữa hai nước: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu kỳ cựu về quan hệ Việt – Trung, cho biết quan hệ giữa hai nước láng giềng từng được coi là “môi hở, răng lạnh” đã “chuyển sang một giai đoạn mới, khác hẳn ngày xưa”. Cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam nói thêm:
“Từ lâu tôi đã bác bỏ nhận định cho rằng Trung – Việt cùng là nước xã hội chủ nghĩa cuối cùng còn lại vì từ lâu Trung Quốc không phải là nước xã hội chủ nghĩa, mà nó là nước đại Hán. Cho nên là chuyện nó lấn át được Việt Nam nó cứ lấn át. Lấn được bước nào thì cứ lấn. Cái chuyện mà lúc nó chơi cái này, nó thỏa hiệp cái này, làm ra vẻ hòa hoãn cái này, trong khi đó nó lại chơi cái chuyện khác thì là chuyện tất nhiên. Biên giới trên bộ thì Bộ trưởng hai bên gặp nhau, thỏa thuận, ra vẻ hòa bình, hữu nghị lắm, nhưng trên biển họ vẫn gây sự, cấm đánh bắt cá ở vùng biển của Việt Nam. Theo tôi, không thế thì không phải là Trung Quốc.”Ngoài việc tiến hành thảo luận song phương, ông Thanh và ông Thường còn trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Nhà văn hóa Hữu nghị biên giới Việt – Trung.
Tin cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc còn trao tặng cho người đồng cấp phía Việt Nam một chiếc bình gốm mà báo chí trong nước nói là “đặc trưng phong cách Trung Hoa”.
Hai nhà lãnh đạo quân sự Việt – Trung còn chứng kiến cuộc tuần tra chung của lực lượng biên phòng hai phía.
Một bạn đọc có tên là Giả Nai bình luận trên trang web của VOA Việt Ngữ: “Đang lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng, Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan 981 vào vùng lãnh hải Việt Nam... mà bộ trưởng bộ quốc phòng CSVN vẫn coi trọng hợp tác quân sự với Trung Quốc, xem việc chiếm lấn lãnh hải Việt Nam tựa như không có gì xảy ra!...”
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định thêm về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt – Trung:
“Mặt trên bộ mà yên được với Trung Quốc thì cũng tốt hơn là để cho họ gây sự, họ quấy rối. Phải nói thật như thế. Tôi làm về Trung Quốc từ lúc còn trẻ tới bây giờ tôi ngoài 80 tuổi rồi, tôi thấy là mệt lắm. Nếu để họ quấy rối, gây chuyện với mình trên biên giới trên bộ thì nhiều chuyện lắm. Cho nên nếu mà yên ổn được thì cứ yên. Còn mặt nào chưa yên được thì phải chịu, phải đấu tranh với nhau thôi”.
“Đang lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng, Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan 981 vào vùng lãnh hải Việt Nam... mà bộ trưởng bộ quốc phòng CSVN vẫn coi trọng hợp tác quân sự với Trung Quốc, xem việc chiếm lấn lãnh hải Việt Nam tựa như không có gì xảy ra!...”
Các hoạt động tại một phần đường biên giới trên bộ dài khoảng hơn 1.000 km diễn ra trong bối cảnh tranh chấp biển Đông nóng lên thời gian qua, với việc Trung Quốc tiếp tục công khai các hoạt động lấn biển tại các khu vực tranh chấp.
Chưa rõ là hai vị lãnh đạo quân đội hai nước có bàn về những tranh chấp trên biển hay không. Báo chí Việt Nam không đề cập tới điều này.
Liên quan tới giàn khoan dầu gây tranh cãi từng đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều tập kỷ hồi năm ngoái đang hiện diện trên biển Đông, Việt Nam tuyên bố “đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển."
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới đây đã hoan nghênh phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ về chủ đề “Bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ tại Biển Hoa Đông và Biển Đông”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét