VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TRONG ĐÀM PHÁN TPP

[Anh hùng xa lộ]

Trước hết, chúng ta có thể hiểu TPP là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Phạm vi của Hiệp định sẽ bao gồm hầu hết các lĩnh vực có liên quan tới thương mại, trong đó có nhiều lĩnh vực mới như môi trường, lao động, các vấn đề xuyên suốt liên quan đến thương mại như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa và nhỏ,…


Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên và các nước đang Đang đàm phán gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh của TPP vào năm 2010.

Cho tới nay, Hiệp định TPP đã trải qua 7 vòng đàm phán, lần lượt được tổ chức tại các quốc gia thành viên là Úc (vào tháng 3 năm 2010), Hoa Kỳ (tháng 6 năm 2010), Bru-nây (tháng 10 năm 2010), Niu-di-lân (tháng 12 năm 2010), Chi-lê (tháng 2 năm 2011), Xinh-ga-po (tháng 3 năm 2011) và Việt Nam (tháng 6 năm 2011). Trong đó, năm 2009, Việt Nam đã quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. 

Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán TPP với các quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ thì vấn đề nhân quyền luôn được các thành viên trong Đoàn đàm phán đưa ra thảo luận trong khi nó không liên quan gì đến nội dung của TPP. Điển hình như ngày 15/05/2015, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về nhân quyền nêu rõ trước báo chí tại Washington khẳng định rằng: “Việt Nam phải cải thiện hơn nữa vấn đề nhân quyền, nếu muốn tham gia Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. Đồng thời cũng nhận định rằng trong quan hệ với Việt Nam, Mỹ luôn coi nhân quyền là vấn đề trọng tâm”.


Trợ Lý Ngoại trưởng Mỹđặc trách Dân chủ, Nhân quyền Tom Malinowski.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa vấn đề tự do chính trị và nhân quyền với viễn cảnh Hà Nội tham gia Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được Washington tích cực đàm phán với các đối tác trong khu vực này. Ông cho rằng: “Hiệp định TPP là đòn bẩy quan trọng của Washington để thúc đẩy Việt Nam tiến hơn nữa theo hướng mở cửa chính trị” Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy Mỹ đang lợi dụng Đàm phán TPP để gây sức ép đối với Việt Nam trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, can thiệp thô bạo vào nội bộ công việc của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 25/7/2013 trong đó nêu rõ: “ Nguyên tắc trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.(1)

Ngoài ra, trước đó, ngày 7/5/2015, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham gia vòng đối thoại thường niên về nhân quyền với Việt Nam. Trước khi bước vào vòng đàm phán, phái đoàn của ông đã có cuộc tiếp xúc công khai với đại diện của hơn 10 tổ chức “Xã hội Dân sự” tại Việt Nam. Đây là những tổ chức xã hội dân sự không hợp pháp và thường xuyên có hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam, chống Đảng, Nhà nước. Điển hình như các tổ chức: Hội Anh em dân chủ; Câu lạc Bộ nhà báo tự do, Văn đoàn độc lập, Phụ nữ nhân quyền Việt Nam…Đây là một hành động thể hiện sự thiếu thiện chí, không tôn trọng tiến trình Đàm phán Hiệp định TPP của Hoa Kỳ, ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao của 2 nước.


Một số tổ chức Xã hội dân sự ở Việt Nam có hoạt động vi phạm pháp luật

Vì vậy, là một thành viên tham gia quá trình Đàm phán TPP, Hoa Kỳ nên tôn trọng những gì đã được thể hiện trong tuyên bố “Đối tác toàn diện Việt Nam – Ho
a Kỳ”, tránh để các đối tượng phản động lợi dụng để chống phá, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Hoa Kỳ trên thế giới.

(1) Nguồn: http://laodong.com.vn/doi-ngoai/tuyen-bo-chung-cua-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-va-tong-thong-hoa-ky-barack-obama-129539.bld

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét