Hồi còn là một học trò. Năm thứ Nhất trường Trung học Qui Nhơn, 12 tuổi, tôi đã mê văn thơ của Thi sĩ Tản Đà, và đã ao ước được biết ông. Lúc đó ông là “Thần tượng” của tôi. Nhưng vì còn trẻ con, và mới tấp tểnh làm Thơ, tôi đã có đôi chút tự ti mặc cảm, và khi học ở Hà Nội năm 1928, tôi không dám tìm đến nhà Thi sĩ. Tôi vẫn yêu cái hình vẽ “gánh văn lên bán chợ Trời” trên các bìa sách của “Tản Đà thư cục”, bán rất chạy vào những năm 1925-1930. Tôi cắt hình đó dán trên bàn học của tôi.
Lòng cứ ước muốn gặp Thi sĩ một lần “để xem mặt mũi ông ra sao”, nên một hôm, vào khoảng 1930, đi qua phố Hàng Da, xế nhà ông Phạm Quỳnh, tôi thấy trên tường một căn nhà có treo tấm bảng “An Nam Tạp Chí”, tôi liền đánh bạo giả vờ vào mua một quyển “Giậc mộng con” để thấy mặt nhà Thi sĩ. Tôi bước vào không thấy ai. Sẵn tính tò mò, tôi ngó trên một chiếc bàn kê sát vách, một điếu hút thuốc lào bằng tre, thứ “điếu cày” bình dân, bên ạnh một cái đèn liu riu, vài que đóm bỏ bừa bãi, với một mảnh giấy trắng. Tôi lén dòm trên giấy hai câu thơ viết chữ loằng ngoằng, tôi đọc thật lẹ, và còn nhớ mãi đến bây giờ:
Đi ra rồi lại đi vào,
Vẩn vơ chỉ tốn thuốc lào mà thôi
Tôi nhịn cười không được, bật cười to lên. Bỗng từ trong nhà, bước ra một ông mái tóc lâm râm, cúp rẽ một bên, áo lương thâm dài cũ mèm, quần trắng hơi bẩn, mang đôi giày mòn mỏi. Đôi mắt ông sáng quắc, nhìn tôi. Tôi lễ phép chấp hai tay cúi đầu chào, theo lối người Bắc:
- Lạy cụ ạ.
Ông gật đầu:
- Tôi không dám, cậu hỏi gì?
- Thưa cụ, cháu muốn mua quyển… “Giấc mộng lớn”.
- “Giấc mộng lớn” hay “Giấc mộng con”? Cậu lầm đấy, chỉ có quyển “Giấc mộng con” chứ không có “Giấc mộng lớn”.
- Dạ thưa cụ, “giấc mộng” gì cũng được ạ.
- Giấc mộng gì cũng hết cả!
Tôi bỡ ngỡ hỏi thẳng cụ:
- Thưa cụ, xin lỗi cụ, cụ có phải là Thi sĩ Tản Đà không ạ?
- Phải.
Tôi mừng quá. Nhưng không hiểu sao, đứng trước Nhà Thơ bằng thịt và bằng da mà tôi hằng kính phục, tôi bối rối không biết nói gì nữa. Tôi cúi đầu chào từ biệt:
- Lạy cụ ạ!
Tôi đi ra. Ông Nguyễn Khắc Hiếu đứng yên, nhìn tôi. Chắc ông cũng không hiểu là cậu học trò này muốn gì.
Tôi sung sướng và hãnh diện, đã thấy mặt nhà thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Tôi khoe cùng các bạn học của tôi.
Năm năm qua. Sau khi tuần báo “Phụ nữ” của bà Nguyễn Thị Thảo đăng bài thơ “Gởi Trương Tửu” của tôi, một buổi chiều, tôi đến chơi ở tòa báo, ngõ Hội Vũ, đang ngồi trò chuyện với cô thư kí quen thân (Cô này hiện ở Sài Gòn, là vợ ông Hoàng Nguyên, cựu Giám đốc Báo chí Bộ Thông tin dưới thời Ngô Đình Diệm.) bỗng thi sĩ Tản Đà từ ngoài bước vào. Một chiếc khăn đóng đã mòn viền, đáng lẽ đội trên đầu ông lại đeo tòn ten trong cánh tay. Vẫn chiếc áo lương thâm cũ giống chiếc áo mà tôi đã thấy ông mặc năm năm trước. Ông hỏi cô thư kí:
- Có ông Nguyễn Vỹ ở tòa báo không?
Cô bạn liền cười, chỉ tôi:
- Thưa cụ, Nguyễn Vỹ đây ạ.
Ông ngạc nhiên ngó tôi:
- Thế hả!... Cái ông này, tôi nhớ… quen quen… Tôi có gặp ông ở đâu nhỉ?
- Dạ thưa cụ, cháu chưa được hân hạnh gặp cụ ạ.
- Ông muốn đi chơi với tôi không? Ông có rảnh không?
- Dạ thưa cụ, cháu rảnh ạ.
- Thế thì chúng ta đi?
Ông đưa tôi lên tàu điện, phố hàng Bông. Nửa giờ sau đến một gian nhà ở ấp Thái Hà, Nhà của ông. Ông lấy chai rượư ra và hai cái cốc. Tôi không biết uống rượu, bất cứ là rượu gì, dù là rượu bia. Nhưng vì xã giao tôi không tiện nói ra, và sợ phật ý nhà Thi sĩ đã có tiếng là Lưu linh Việt Nam. Tôi cứ để mặc ông rót rượu ra cốc, thầm nghĩ rằng cũng đêm năm ngoái được hân hạnh ngồi hầu chuyện với cụ Phan Bội Châu trên sông Hương, cụ thì uống liên miên mà tôi cứ phải giả vờ nâng li lên môi nhấp một chút xíu cho có lễ phép, suốt đêm chưa cạn một li.
Ông Tản Đà bảo một chú bé chạy đi mua nhanh hai gói lạc rang (đậu phụng rang) để uống rượu.
Ông bắt đầu hỏi tôi:
- Tôi thích bài thơ Gởi Trương Tửu của ông, nên mời ông uống rượu. Trương Tửu là ai?
- Thưa cụ, bạn của cháu ạ.
- Ông ấy biết uống rượu không?
- Dạ, tên anh ấy là Trương Tửu, thì cụ khỏi hỏi! Vả lại dòng dõi Trương Phi đấy ạ.
- Hôm nào ông rủ ông ấy đến uống rượu với tôi.
- Dạ.
- Nhưng tôi giận ông lắm vì một câu trong bài thơ của ông. Tôi định gặp ông thì tôi bảo.
- Thưa cụ, câu nào ạ?
- Sao ông lại bảo: Nhà văn An Nam khổ như chó?” Ông so sánh nhà văn chúng ta với kiếp chó, mà ông không hổ thẹn ư?
- Thưa cụ, nếu cháu so sánh nhà văn với chó, thì chó nó thẹn, chớ sao nhà văn lại thẹn?
Ông Tản Đà làm thinh nốc hết li rượu, rồi rót luôn một li nữa.
Mặt ông vẫn chưa đỏ. Bỗng dưng ông phì cười, tiếng cười nổ lên đột ngột và kêu to, làm tôi giật mình. Xong, ông nói, không ngó tôi:
- Ông làm tôi buồn cười! Ông Tản Đả hay nói: buồn cười.
Rồi ông rưng rưng nước mắt…
Tự nhiên tôi cũng muốn khóc như ông. Mặt Tản Đà đỏ như quả gấc.
Hôm gặp gỡ đầu tiên ấy, Tản Đà có trao tôi bài thơ “Còn Chơi”, bảo tôi họa vận:
- Chưa ai họa bài này. Ông họa chơi cho vui, mà phải theo nguyên vận nhé!
Tôi chưa dám nhận lời, vì chưa đọc bài thơ.
Vài tháng sau, có việc đi Thái Hà Ấp tôi đến thăm Tản Đà và trao ông bài thơ “Hết Chơi” của tôi họa bài “Còn Chơi” của ông. Tôi bảo:
- Rất hân hạnh, nếu được tiên sinh đáp lại.
Một thời gian, Tản Đà nghèo túng quá, xoay sang nghề thầy tướng. Thi sĩ thuê một căn nhà rẻ tiền ở Bạch Mai, (Route de Huế) mở phòng xem “Quẻ Dịch”. Chính nơi đây, nhà thơ Việt dịch một ít thơ Đường bán cho báo Phong Hóa. Tiên sinh phàn nàn rằng tiền nhuận bút của Phong Hóa không đủ để uống rượu. Nhưng tiền nhuận bút nào đủ để Tản Đà uống rượu?
Phòng xem tướng Quẻ Dịch của Tản Đà không được đông khách lắm. Lí do rất dễ hiểu. Nhà thơ say rượu suốt ngày, có thì giờ đâu xem tướng cho thân chủ? Ngày Chủ nhật nhiều ông Công chức đưa vợ đến xem một quẻ, vì mến tài Văn chương nhiều hơn là vì tin tưởng tài xem tướng của Thi sĩ. Ông say rượu, nói tầm bậy tầm bạ, thân chủ cười, gật đầu khen hay, rồi rút lui.
Bốn tháng sau, tôi đi với Lan Khai xuống Bạch Mai để thử tài bói Quẻ Dịch của Tản Đà như thế nào, hai đứa có đem theo một chai rượu và một gói đồ nhắm để biếu Thi sĩ. Nhưng phòng xem tướng của Tản Đà đóng cửa im ỉm – Gõ mãi không có ai mở. Mấy người hàng xóm bảo:
- Ông Cụ ngủ suốt ngày, có khi đến khuya mới thức dậy.
Chúng tôi gởi lại rươu và gói quà, nhờ một bà hàng xóm trao lại Tiên sinh.
Sau, Tản Đà dọn về lại Ngã Tư Sở, số nhà 71. Thi sĩ ở đây cho đến ngày tận số.
Cùng với gia quyến ông, chúng tôi, số nhà Văn không quá 10 người, tiễn Thi sĩ về “giấc mộng” cuối cùng và vĩnh viễn, một buổi sáng tháng 5-1939.
Sau khi Tản Đà chết, bà vợ góa của Thi sĩ bị ở trong tình trạng túng thiếu thật là bi đát. Một số anh em nhà Văn có quyên một món tiền nhỏ, do Nguyễn Tuân đưa lên biếu bà.
Bà Nguyễn Khắc Hiếu là chị ruột của Nguyễn Tiến Lãng, rể của Phạm Quỳnh, một nhà Văn chuyên viết Pháp văn, và lúc bấy giờ làm quan Nam Triều. Nguyễn Tiến Lãng có vận động với nhà cầm quyền Pháp để giúp cho chị của ông một phương tiện sinh nhau. Bà được lĩnh hai môn bài rượu và thuốc phiện của Nha Thương Chánh để kiếm lời độ nhật.
Nhiều người cho đó là một chuyện hài hước lí thú, ví nhớ lại lúc bình sanh, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có làm bài thơ phản đối độc quyền Rượu của Nha Thương Chánh (rượu Ty của Pháp) và đòi cho dân được nấu rượu tự do:
Yêu cầu cho khắp Nước Nhà,
Rượu Ti bãi hết, rượu ta cất tràn,
Tránh cho dân nỗi lầm than,
Bã chôn, men giấu, nhà Đoan[1] nhạt bừa…
Tha hồ rượu sớm trà trưa,
Nghiêng chai dốc chén say sưa tối ngày.
Tuy nhiên, dư luận trong giới Văn học Hà Nội rất thông cảm cho hoàn cảnh quẫn bách của bà quả phụ Nguyễn Khắc Hiếu. Không ngờ nhờ hai môn bài đó, mà nếp sống của Bà Hiếu lại khá giả hơn lúc sinh tiền của Thi sĩ.
Nhiều bạn làng Văn biết rằng hồi em vợ của Tản Đà là Nguyễn Tiến Lãng còn làm Bí thư cho René Robin, và rất được viên Toàn quyền này tín dụng, Lãng muốn đem ông anh rể vào làm việc trong văn phòng Tu Thư của Phủ Toàn quyền, để cho ông một chức nghiệp có lương tháng sống đầy đủ đàng hoàng. Nhưng Thi sĩ Tản Đà từ chối. Theo lời Khái Hưng kể lại với tôi, khi nghe tin này, tác giả “Hồn bướm mơ tiên”, có tặng nhà Thơ một món tiền khá khá để tỏ lòng mến phục.
Nhưng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cao hứng làm mấy chầu rượu, dốc túi sạch sành sanh!
Thơ Tản Đà
Tản Đà không phải là một nhà Nho thông thái. Ông cũng không có Tây học nhiều. Vì ông sinh ra giữa lúc giao thời, Hán học gần suy tàn, Tây học mới bắt đầu phát triển. Nhưng ông chịu ảnh hưởng của Hán học nhiều hơn về pdi thi phú, và theo lời ông nói với tôi, ảnh hưởng sâu đậm nhất là của bà thân mẫu, tên là Nghiêm, một ả đào hát nổi danh một thời về văn chương và sắc đẹp. Thi sĩ Tản Đà rất có hiếu với bà mẹ nghệ sĩ ấy. Trên chuyến tàu điện về Thái Hà Ấp, ông “tâm sự” với tôi:
- Mẹ tôi thường dạy tôi: “Mẹ đặt tên con là Hiếu, là mẹ muốn con giữ mãi mãi chữ “hiếu” đối với mẹ”. Ấy thế, lớn lên tôi nghĩ rằng có lẽ Mẹ tôi có mặc cảm là một cô đào hát, nên sợ tôi khinh thường. Nhưng tôi luôn luôn giữ tình mẫu tử chí hiếu với Mẹ tôi vì… ông biết vì sao không?
- Dạ, vì tình mẹ con.
- Đành rằng như thế, nhưng vì tôi cảm thấy rõ ràng tâm hồn thơ của tôi chính là thừa hưởng tâm hồn nghệ sĩ của mẹ tôi. Không phải mẹ tôi sinh ra Nguyễn Khắc Hiếu, mà mẹ tôi sinh ra thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu. Ông hiểu không?
- Dạ, hiểu lắm.
*
Hầu hết thơ của Nguyễn Khắc Hiếu, nhất là những câu thơ hay nhất của ông, đều tiết lộ tâm hồn lãng mạn thanh thoát, đặc biệt của miền Bắc hồi đầu tki 20, còn đượm nhiều hương vị thuần túy nông thôn Miền Bắc, chưa bị xâm nhập bởi ảnh hưởng của thơ Tây.
“Nước Non nặng một lời thế,
Nước đi mãi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời hẹn ước thề non,
Nước đi đi mãi, non còn đứng trông…”
…
“… Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, hoa trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời…”
.v. v…
Đó đúng là chất thơ Nguyễn Khắc Hiếu.
Chất thơ đặc biệt nông thôn miền Bắc đã lộ ra trong những câu ca dao như:
“Chiều chiều ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ”.
Rượu, và Ngông, chỉ là yếu tố phụ thuộc, trang trí, dùng làm bối cảnh của Thơ văn Tản Đà mà thôi.
*
Vì tính chất lãng mạn thuần túy đó, mà Phạm Quỳnh đả kích Tản Đà, trong một bài giới thiệu tàn nhẫn và ngạo mạn đăng trong Nam Phong Tạp Chí. Phạm Quỳnh, bút hiệu Thượng Chi, lấy văn chương hàn lâm (littérature académique), nghĩa là văn chương trưởng giả, quí phái, để hạ giá văn chương lãng mạn của Tản Đà mà ông nhận định là dễ dãi, nông cạn, có vẻ hoa mĩ bề ngoài, không có bề sâu.
Chúng tôi, đám thanh niên yêu thơ Tản Đà, chính vì khía cạnh thuần túy thơ mộng của thơ Tản Đà, không chấp nhận lối phê bình lệch lạc và có tính cách ganh ghét, của ông Chủ Nhiệm Nam Phong Tạp Chí, một nhà văn quá đạo mạo phong kiến, không có phong độ của con nhà văn nghệ.
Nguyễn Khắc Hiếu rất hận về bài phê bình của ông Thượng Chí, và ghét Phạm Quỳnh từ đó.
Tôi có hỏi Nguyễn Khắc Hiếu:
- Tiên sinh có thưởng thức thơ Pháp không?
Ông tỏ vẻ buồn:
- Tôi tiếc không được học tiếng Pháp nhiều như các ông và không hiểu được thơ Pháp. Nhưng đọc mấy bài dịch của ông Nguyễn Văn Vĩnh, và mấy bài dịch thơ Le Lac của Lamaritine đăng trong Nam Phong, tôi thấy thơ Pháp cũng lãng mạn khiếp đi chứ!
Tôi cười vì lối nói chuyện có vẻ ngây ngô của nhà thơ duyên dáng đáng yêu.
Nguồn: Văn thi sĩ tiền chiến. “Chứng dẫn một thời đại” của Nguyễn Vỹ. NXB Văn học, 2007.
1. Đoan (tiếng Pháp: Dounae) tiếng bình dân thông dụng nói về Nha Thương Chánh
Lòng cứ ước muốn gặp Thi sĩ một lần “để xem mặt mũi ông ra sao”, nên một hôm, vào khoảng 1930, đi qua phố Hàng Da, xế nhà ông Phạm Quỳnh, tôi thấy trên tường một căn nhà có treo tấm bảng “An Nam Tạp Chí”, tôi liền đánh bạo giả vờ vào mua một quyển “Giậc mộng con” để thấy mặt nhà Thi sĩ. Tôi bước vào không thấy ai. Sẵn tính tò mò, tôi ngó trên một chiếc bàn kê sát vách, một điếu hút thuốc lào bằng tre, thứ “điếu cày” bình dân, bên ạnh một cái đèn liu riu, vài que đóm bỏ bừa bãi, với một mảnh giấy trắng. Tôi lén dòm trên giấy hai câu thơ viết chữ loằng ngoằng, tôi đọc thật lẹ, và còn nhớ mãi đến bây giờ:
Đi ra rồi lại đi vào,
Vẩn vơ chỉ tốn thuốc lào mà thôi
Tôi nhịn cười không được, bật cười to lên. Bỗng từ trong nhà, bước ra một ông mái tóc lâm râm, cúp rẽ một bên, áo lương thâm dài cũ mèm, quần trắng hơi bẩn, mang đôi giày mòn mỏi. Đôi mắt ông sáng quắc, nhìn tôi. Tôi lễ phép chấp hai tay cúi đầu chào, theo lối người Bắc:
- Lạy cụ ạ.
Ông gật đầu:
- Tôi không dám, cậu hỏi gì?
- Thưa cụ, cháu muốn mua quyển… “Giấc mộng lớn”.
- “Giấc mộng lớn” hay “Giấc mộng con”? Cậu lầm đấy, chỉ có quyển “Giấc mộng con” chứ không có “Giấc mộng lớn”.
- Dạ thưa cụ, “giấc mộng” gì cũng được ạ.
- Giấc mộng gì cũng hết cả!
Tôi bỡ ngỡ hỏi thẳng cụ:
- Thưa cụ, xin lỗi cụ, cụ có phải là Thi sĩ Tản Đà không ạ?
- Phải.
Tôi mừng quá. Nhưng không hiểu sao, đứng trước Nhà Thơ bằng thịt và bằng da mà tôi hằng kính phục, tôi bối rối không biết nói gì nữa. Tôi cúi đầu chào từ biệt:
- Lạy cụ ạ!
Tôi đi ra. Ông Nguyễn Khắc Hiếu đứng yên, nhìn tôi. Chắc ông cũng không hiểu là cậu học trò này muốn gì.
Tôi sung sướng và hãnh diện, đã thấy mặt nhà thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Tôi khoe cùng các bạn học của tôi.
Năm năm qua. Sau khi tuần báo “Phụ nữ” của bà Nguyễn Thị Thảo đăng bài thơ “Gởi Trương Tửu” của tôi, một buổi chiều, tôi đến chơi ở tòa báo, ngõ Hội Vũ, đang ngồi trò chuyện với cô thư kí quen thân (Cô này hiện ở Sài Gòn, là vợ ông Hoàng Nguyên, cựu Giám đốc Báo chí Bộ Thông tin dưới thời Ngô Đình Diệm.) bỗng thi sĩ Tản Đà từ ngoài bước vào. Một chiếc khăn đóng đã mòn viền, đáng lẽ đội trên đầu ông lại đeo tòn ten trong cánh tay. Vẫn chiếc áo lương thâm cũ giống chiếc áo mà tôi đã thấy ông mặc năm năm trước. Ông hỏi cô thư kí:
- Có ông Nguyễn Vỹ ở tòa báo không?
Cô bạn liền cười, chỉ tôi:
- Thưa cụ, Nguyễn Vỹ đây ạ.
Ông ngạc nhiên ngó tôi:
- Thế hả!... Cái ông này, tôi nhớ… quen quen… Tôi có gặp ông ở đâu nhỉ?
- Dạ thưa cụ, cháu chưa được hân hạnh gặp cụ ạ.
- Ông muốn đi chơi với tôi không? Ông có rảnh không?
- Dạ thưa cụ, cháu rảnh ạ.
- Thế thì chúng ta đi?
Ông đưa tôi lên tàu điện, phố hàng Bông. Nửa giờ sau đến một gian nhà ở ấp Thái Hà, Nhà của ông. Ông lấy chai rượư ra và hai cái cốc. Tôi không biết uống rượu, bất cứ là rượu gì, dù là rượu bia. Nhưng vì xã giao tôi không tiện nói ra, và sợ phật ý nhà Thi sĩ đã có tiếng là Lưu linh Việt Nam. Tôi cứ để mặc ông rót rượu ra cốc, thầm nghĩ rằng cũng đêm năm ngoái được hân hạnh ngồi hầu chuyện với cụ Phan Bội Châu trên sông Hương, cụ thì uống liên miên mà tôi cứ phải giả vờ nâng li lên môi nhấp một chút xíu cho có lễ phép, suốt đêm chưa cạn một li.
Ông Tản Đà bảo một chú bé chạy đi mua nhanh hai gói lạc rang (đậu phụng rang) để uống rượu.
Ông bắt đầu hỏi tôi:
- Tôi thích bài thơ Gởi Trương Tửu của ông, nên mời ông uống rượu. Trương Tửu là ai?
- Thưa cụ, bạn của cháu ạ.
- Ông ấy biết uống rượu không?
- Dạ, tên anh ấy là Trương Tửu, thì cụ khỏi hỏi! Vả lại dòng dõi Trương Phi đấy ạ.
- Hôm nào ông rủ ông ấy đến uống rượu với tôi.
- Dạ.
- Nhưng tôi giận ông lắm vì một câu trong bài thơ của ông. Tôi định gặp ông thì tôi bảo.
- Thưa cụ, câu nào ạ?
- Sao ông lại bảo: Nhà văn An Nam khổ như chó?” Ông so sánh nhà văn chúng ta với kiếp chó, mà ông không hổ thẹn ư?
- Thưa cụ, nếu cháu so sánh nhà văn với chó, thì chó nó thẹn, chớ sao nhà văn lại thẹn?
Ông Tản Đà làm thinh nốc hết li rượu, rồi rót luôn một li nữa.
Mặt ông vẫn chưa đỏ. Bỗng dưng ông phì cười, tiếng cười nổ lên đột ngột và kêu to, làm tôi giật mình. Xong, ông nói, không ngó tôi:
- Ông làm tôi buồn cười! Ông Tản Đả hay nói: buồn cười.
Rồi ông rưng rưng nước mắt…
Tự nhiên tôi cũng muốn khóc như ông. Mặt Tản Đà đỏ như quả gấc.
Hôm gặp gỡ đầu tiên ấy, Tản Đà có trao tôi bài thơ “Còn Chơi”, bảo tôi họa vận:
- Chưa ai họa bài này. Ông họa chơi cho vui, mà phải theo nguyên vận nhé!
Tôi chưa dám nhận lời, vì chưa đọc bài thơ.
Vài tháng sau, có việc đi Thái Hà Ấp tôi đến thăm Tản Đà và trao ông bài thơ “Hết Chơi” của tôi họa bài “Còn Chơi” của ông. Tôi bảo:
- Rất hân hạnh, nếu được tiên sinh đáp lại.
Một thời gian, Tản Đà nghèo túng quá, xoay sang nghề thầy tướng. Thi sĩ thuê một căn nhà rẻ tiền ở Bạch Mai, (Route de Huế) mở phòng xem “Quẻ Dịch”. Chính nơi đây, nhà thơ Việt dịch một ít thơ Đường bán cho báo Phong Hóa. Tiên sinh phàn nàn rằng tiền nhuận bút của Phong Hóa không đủ để uống rượu. Nhưng tiền nhuận bút nào đủ để Tản Đà uống rượu?
Phòng xem tướng Quẻ Dịch của Tản Đà không được đông khách lắm. Lí do rất dễ hiểu. Nhà thơ say rượu suốt ngày, có thì giờ đâu xem tướng cho thân chủ? Ngày Chủ nhật nhiều ông Công chức đưa vợ đến xem một quẻ, vì mến tài Văn chương nhiều hơn là vì tin tưởng tài xem tướng của Thi sĩ. Ông say rượu, nói tầm bậy tầm bạ, thân chủ cười, gật đầu khen hay, rồi rút lui.
Bốn tháng sau, tôi đi với Lan Khai xuống Bạch Mai để thử tài bói Quẻ Dịch của Tản Đà như thế nào, hai đứa có đem theo một chai rượu và một gói đồ nhắm để biếu Thi sĩ. Nhưng phòng xem tướng của Tản Đà đóng cửa im ỉm – Gõ mãi không có ai mở. Mấy người hàng xóm bảo:
- Ông Cụ ngủ suốt ngày, có khi đến khuya mới thức dậy.
Chúng tôi gởi lại rươu và gói quà, nhờ một bà hàng xóm trao lại Tiên sinh.
Sau, Tản Đà dọn về lại Ngã Tư Sở, số nhà 71. Thi sĩ ở đây cho đến ngày tận số.
Cùng với gia quyến ông, chúng tôi, số nhà Văn không quá 10 người, tiễn Thi sĩ về “giấc mộng” cuối cùng và vĩnh viễn, một buổi sáng tháng 5-1939.
Sau khi Tản Đà chết, bà vợ góa của Thi sĩ bị ở trong tình trạng túng thiếu thật là bi đát. Một số anh em nhà Văn có quyên một món tiền nhỏ, do Nguyễn Tuân đưa lên biếu bà.
Bà Nguyễn Khắc Hiếu là chị ruột của Nguyễn Tiến Lãng, rể của Phạm Quỳnh, một nhà Văn chuyên viết Pháp văn, và lúc bấy giờ làm quan Nam Triều. Nguyễn Tiến Lãng có vận động với nhà cầm quyền Pháp để giúp cho chị của ông một phương tiện sinh nhau. Bà được lĩnh hai môn bài rượu và thuốc phiện của Nha Thương Chánh để kiếm lời độ nhật.
Nhiều người cho đó là một chuyện hài hước lí thú, ví nhớ lại lúc bình sanh, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có làm bài thơ phản đối độc quyền Rượu của Nha Thương Chánh (rượu Ty của Pháp) và đòi cho dân được nấu rượu tự do:
Yêu cầu cho khắp Nước Nhà,
Rượu Ti bãi hết, rượu ta cất tràn,
Tránh cho dân nỗi lầm than,
Bã chôn, men giấu, nhà Đoan[1] nhạt bừa…
Tha hồ rượu sớm trà trưa,
Nghiêng chai dốc chén say sưa tối ngày.
Tuy nhiên, dư luận trong giới Văn học Hà Nội rất thông cảm cho hoàn cảnh quẫn bách của bà quả phụ Nguyễn Khắc Hiếu. Không ngờ nhờ hai môn bài đó, mà nếp sống của Bà Hiếu lại khá giả hơn lúc sinh tiền của Thi sĩ.
Nhiều bạn làng Văn biết rằng hồi em vợ của Tản Đà là Nguyễn Tiến Lãng còn làm Bí thư cho René Robin, và rất được viên Toàn quyền này tín dụng, Lãng muốn đem ông anh rể vào làm việc trong văn phòng Tu Thư của Phủ Toàn quyền, để cho ông một chức nghiệp có lương tháng sống đầy đủ đàng hoàng. Nhưng Thi sĩ Tản Đà từ chối. Theo lời Khái Hưng kể lại với tôi, khi nghe tin này, tác giả “Hồn bướm mơ tiên”, có tặng nhà Thơ một món tiền khá khá để tỏ lòng mến phục.
Nhưng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cao hứng làm mấy chầu rượu, dốc túi sạch sành sanh!
Thơ Tản Đà
Tản Đà không phải là một nhà Nho thông thái. Ông cũng không có Tây học nhiều. Vì ông sinh ra giữa lúc giao thời, Hán học gần suy tàn, Tây học mới bắt đầu phát triển. Nhưng ông chịu ảnh hưởng của Hán học nhiều hơn về pdi thi phú, và theo lời ông nói với tôi, ảnh hưởng sâu đậm nhất là của bà thân mẫu, tên là Nghiêm, một ả đào hát nổi danh một thời về văn chương và sắc đẹp. Thi sĩ Tản Đà rất có hiếu với bà mẹ nghệ sĩ ấy. Trên chuyến tàu điện về Thái Hà Ấp, ông “tâm sự” với tôi:
- Mẹ tôi thường dạy tôi: “Mẹ đặt tên con là Hiếu, là mẹ muốn con giữ mãi mãi chữ “hiếu” đối với mẹ”. Ấy thế, lớn lên tôi nghĩ rằng có lẽ Mẹ tôi có mặc cảm là một cô đào hát, nên sợ tôi khinh thường. Nhưng tôi luôn luôn giữ tình mẫu tử chí hiếu với Mẹ tôi vì… ông biết vì sao không?
- Dạ, vì tình mẹ con.
- Đành rằng như thế, nhưng vì tôi cảm thấy rõ ràng tâm hồn thơ của tôi chính là thừa hưởng tâm hồn nghệ sĩ của mẹ tôi. Không phải mẹ tôi sinh ra Nguyễn Khắc Hiếu, mà mẹ tôi sinh ra thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu. Ông hiểu không?
- Dạ, hiểu lắm.
*
Hầu hết thơ của Nguyễn Khắc Hiếu, nhất là những câu thơ hay nhất của ông, đều tiết lộ tâm hồn lãng mạn thanh thoát, đặc biệt của miền Bắc hồi đầu tki 20, còn đượm nhiều hương vị thuần túy nông thôn Miền Bắc, chưa bị xâm nhập bởi ảnh hưởng của thơ Tây.
“Nước Non nặng một lời thế,
Nước đi mãi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời hẹn ước thề non,
Nước đi đi mãi, non còn đứng trông…”
…
“… Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, hoa trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời…”
.v. v…
Đó đúng là chất thơ Nguyễn Khắc Hiếu.
Chất thơ đặc biệt nông thôn miền Bắc đã lộ ra trong những câu ca dao như:
“Chiều chiều ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ”.
Rượu, và Ngông, chỉ là yếu tố phụ thuộc, trang trí, dùng làm bối cảnh của Thơ văn Tản Đà mà thôi.
*
Vì tính chất lãng mạn thuần túy đó, mà Phạm Quỳnh đả kích Tản Đà, trong một bài giới thiệu tàn nhẫn và ngạo mạn đăng trong Nam Phong Tạp Chí. Phạm Quỳnh, bút hiệu Thượng Chi, lấy văn chương hàn lâm (littérature académique), nghĩa là văn chương trưởng giả, quí phái, để hạ giá văn chương lãng mạn của Tản Đà mà ông nhận định là dễ dãi, nông cạn, có vẻ hoa mĩ bề ngoài, không có bề sâu.
Chúng tôi, đám thanh niên yêu thơ Tản Đà, chính vì khía cạnh thuần túy thơ mộng của thơ Tản Đà, không chấp nhận lối phê bình lệch lạc và có tính cách ganh ghét, của ông Chủ Nhiệm Nam Phong Tạp Chí, một nhà văn quá đạo mạo phong kiến, không có phong độ của con nhà văn nghệ.
Nguyễn Khắc Hiếu rất hận về bài phê bình của ông Thượng Chí, và ghét Phạm Quỳnh từ đó.
Tôi có hỏi Nguyễn Khắc Hiếu:
- Tiên sinh có thưởng thức thơ Pháp không?
Ông tỏ vẻ buồn:
- Tôi tiếc không được học tiếng Pháp nhiều như các ông và không hiểu được thơ Pháp. Nhưng đọc mấy bài dịch của ông Nguyễn Văn Vĩnh, và mấy bài dịch thơ Le Lac của Lamaritine đăng trong Nam Phong, tôi thấy thơ Pháp cũng lãng mạn khiếp đi chứ!
Tôi cười vì lối nói chuyện có vẻ ngây ngô của nhà thơ duyên dáng đáng yêu.
Nguồn: Văn thi sĩ tiền chiến. “Chứng dẫn một thời đại” của Nguyễn Vỹ. NXB Văn học, 2007.
1. Đoan (tiếng Pháp: Dounae) tiếng bình dân thông dụng nói về Nha Thương Chánh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét