CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1953 - 1957) - ĐÂU LÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ

[Con đường phía trước]

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong các dịp lễ lớn của Đảng, Nhà nước, khi các bác dân chủ “cạn bài” để đả kích chế độ, bôi xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, thì các bác ý lại “quay ngoắt” về lịch sử lôi bài cũ ra “nhai lại” - đó là nói về “tội ác của cộng sản trong cải cách ruộng đất giai đoạn 1953 - 1957” và coi đó là “cuộc diệt chủng man rợ nhất trong lịch sử Việt Nam”!!!. Thật hài hước, những con số mà các bác “rận chủ” đưa ra đều từ các báo cáo đã qua công nghệ “thổi phồng” nhằm phục vụ cuộc chiến tranh tâm lý của CIA, Ngụy quyền Sài Gòn; các bài viết hồi ký của những kẻ “phản cờ” như Bùi Tín, Trần Đĩnh,… rồi lại thêm một ít “mắm, muối” (thứ mà luôn tồn tại ở miệng lưỡi của chính các bác “rận chủ”) khiến câu chuyện mà bọn chúng nghĩ ra trở nên rất đau thương, bi đát. Vậy sự thật về “cuộc cải cách ruộng đất” trong giai đoạn từ 1953 đến 1957 như thế nào, nó có thực sự bi đát, đau thương như lời các bác “rận chủ” kia không???

KỲ 1: TẠI SAO LẠI CÓ CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 1953 - 1957

Để hiểu tại sao năm 1953, Đảng Lao Động Việt Nam ban hành chủ trương tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trước và sau cách mạng tháng 8/1945.

Ruộng đất từ ngàn đời nay luôn là ước mơ, là động lực của biết bao thế hệ nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, người nông dân đã bị bọn địa chủ phong kiến câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp cướp đoạt trắng trợn ruộng đất - tư liệu sản xuất của mình. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở nước ta đất trồng trọt chỉ có 4,3 triệu hécta, trong đó, khoảng 71,2 % diện tích do giai cấp địa chủ phong kiến và tư bản thực dân (vốn chỉ chiếm gần 5% dân số) chiếm hữu. Trong khi đó, giai cấp nông dân Việt Nam chiếm hơn 90 % dân số chỉ chiếm gần 30 % số diện tích ruộng đất, có tới 62,2 % số hộ nông dân không có ruộng. Mức chiếm hữu ruộng đất như trên tạo cho giai cấp thống trị có đầy đủ phương tiện vật chất để áp bức bóc lột nông dân, làm tuyệt đại đa số nông dân ta sống trong cảnh bần cùng, đói rách và dân tộc ta bị kìm hãm trong vòng nghèo nàn, lạc hậu. Từ bối cảnh đó, xã hội Việt Nam đã nảy sinh, tồn tại hai mâu thuẫn gay gắt: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Yêu cầu cấp bách hàng đầu của cách mạng lúc này là giải quyết song song hai vấn đề: độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.



Cuộc sống khổ cực của nông dân Việt Nam trước năm 1945

Như vậy, có thể nói, để có thể đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, thì vấn đề quan trọng cốt lõi là phải quan tâm quyền lợi của giai cấp nông dân, phải gắn độc lập dân tộc với ruộng đất cho dân cày. Có như vậy, mới tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc bền vững, biến đó thành động lực đưa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tới thắng lợi. Tuy nhiên, chỉ đến khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời thì vấn đề ruộng đất và vấn đề lợi ích của giai cấp nông dân mới được nhận thức đúng vị trí quan trọng của nó và được đặt thành một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã chỉ rõ: “Cách mạng Việt Nam là tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản" (Cương lĩnh chính trị 2/1930) và "cách mạng tư sản dân quyền, nó phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược là đánh đế quốc giành độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân. Vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa" (Luận cương chính trị, tháng 10/1930). Với chủ trương đúng đắn đó, ngay sau khi ra đời, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, đưa phong trào cách mạng lên cao mà đỉnh cao nhất là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám (8/1945) lịch sử.

Sau khi giành chính quyền, Đảng Cộng Sản, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng giải quyết vấn đề ruộng đất cho giai cấp nông dân. 

Từ năm 1945 đến 1953, cùng với việc lãnh đạo quân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, từng bước giải quyết ruộng đất cho nông dân: tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp để chia cấp cho nông dân, chia cấp lại công điền, công thổ cho nông dân, tạm giao ruộng đất của địa chủ, việt gian và địa chủ vắng mặt cho nông dân… Tuy nhiên, do cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, điều kiện khó khăn, vùng giải phóng còn chưa được mở rộng,… do vậy, hiệu quả của các chính sách này chưa cao, chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến chưa bị thủ tiêu, khẩu hiệu "người cày có ruộng" chưa được giải quyết cǎn bản, giai cấp địa chủ vẫn tồn tại..

Bước sang năm 1953, tình hình cách mạng Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực. Vùng tự do của ta được mở rộng; cách mạng Việt Nam thoát khỏi thế bao vây, cô lập; quân đội ta giữ vững và phát huy thế chủ động trên chiến trường. Sự phát triển của cuộc kháng chiến là điều kiện để ta thực hiện tốt hơn chính sách ruộng đất cho giai cấp nông dân, nhất là trong khi những biện pháp ta thực hiện trong giai đoạn trước không còn phát huy tác dụng. Mặt khác, sự chuyển biến tích cực của cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn cuối đòi hỏi sức người, sức của cho tiền tuyến càng trở nên cấp thiết, điều đó đòi hỏi phải không ngừng bồi dưỡng lực lượng nhân dân mà giai cấp nông dân chiếm đa số, cải thiện đời sống nông dân.

Như vậy, tiến hành “cải cách ruộng đất”, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” là yêu cầu cấp bách của lịch sử, nhằm đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn, đáp ứng lợi ích cấp thiết của đại bộ phận nhân dân, nhất là đối với giai cấp nông dân. Nắm bắt yêu cầu đó của lịch sử, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IV (1/1953) sau đó là Hội nghị Trung ương Đảng tháng V (11/1953) đã khẳng định tính cấp thiết của tiến hành cải cách ruộng đất, thông qua Cương lĩnh ruộng đất và ban hành Luật cải cách ruộng đất (12/1953). Luật cải cách ruộng đất đã nhấn mạnh mục đích cải cách ruộng đất nhằm “thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển”. Đồng thời, xác định “lực lượng thực hiện cuộc cải cách trên là dựa vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt”.

Như vậy, có thể khẳng định, chủ trương tiến hành “cải cách ruộng đất” của Đảng Lao Động Việt Nam trong năm 1953 là đúng, là đáp ứng yêu cầu của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấp nông dân Việt Nam. Nó khẳng định quyền làm chủ của người nông dân trên mảnh ruộng của mình đang canh tác, biến mơ ước của người nông dân từ ngàn xưa trở thành hiện thực. Bất cứ ai khi xem xét một cách toàn diện bối cảnh lịch sử của quyết định này đều không thể phủ nhận tính đúng đắn, cách mạng và thực tiễn của nó. Tuy nhiên, không biết vì không hiểu gì về lịch sử đất nước hoặc cố tình không quan tâm đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là quyền lợi của giai cấp nông dân, nên khi đề cập vấn đề này, các nhà “rận chủ” đều cố lờ đi tới tính đúng đắn của chủ trương cải cách ruộng đất, mà chỉ “nhăm nhăm” thêu dệt, thổi phồng những hạn chế của công cuộc cải cách này để phục vụ mưu đồ chia rẽ dân tộc của chúng.

(Còn tiếp)
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét